Khi dịch thơ thành thơ

Bài thơ sau từng có nhiều dịch giả Việt Nam : 

http://www.thivien.net/Guillaume-Apollinaire/C%E1%BA%A7u-Mirabeau/poem-bf6WrvyKKdKX5RoR4vuOFQ

 

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

            Et nos amours

       Faut-il qu'il m'en souvienne

La joie venait toujours après la peine

 

     Vienne la nuit sonne l'heure

     Les jours s'en vont je demeure

 

Les mains dans les mains restons face à face

            Tandis que sous

       Le pont de nos bras passe

Des éternels regards l'onde si lasse

 

     Vienne la nuit sonne l'heure

     Les jours s'en vont je demeure

 

L'amour s'en va comme cette eau courante

            L'amour s'en va

       Comme la vie est lente

Et comme l'Espérance est violente

 

     Vienne la nuit sonne l'heure

     Les jours s'en vont je demeure

 

Passent les jours et passent les semaines

            Ni temps passé 

       Ni les amours reviennent

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

 

     Vienne la nuit sonne l'heure

     Les jours s'en vont je demeure

 

Guillaume Apollinaire (1880 - 1918)

[phđ nhấn mạnh]

 

Chân Phương đă dịch diệp khúc trong bài thơ như sau : 

Rồi đêm đến, tiếng đồng hồ reo

Tháng ngày trôi, tôi vẫn là tôi.

http://amvc.fr/Damvc/ChanPhuong/ThiCa/CauMirabeau.mp4

 

Hôm ấy, trong vườn nhà tôi, mấy người bạn nghe Chân Phương hát diệp khúc ấy đều sững sờ thấy dịch như thế là tuyệt.

Tôi cũng thấy vậy.

Dịch thơ, tất nhiên phải trọn nghĩa, ráng truyền được t́nh cảm và tâm hồn nhà thơ qua âm hưởng càng hay và, với nhà thơ cỡ Apollinaire, thể hiện được thái độ của một con người đối với thân phận làm người ở đời của ḿnh th́ mới trọn vẹn. Nghĩa là : dịch thơ thành thơ

Chân Phương đă làm được điều ấy khi dịch : je demeure thành tôi vẫn là tôi. Bất ngờ và quá hay.

Apollinaire viết ǵ ? Như sông Seine dưới cầu Mirabeau, mọi chuyện ở đời đều trôi đi và không bao giờ trở lại, nghĩa là : biến mất, tiêu vong, vĩnh viễn. Thời gian đă qua và t́nh yêu cũng vậy.

Tuy vậy, Apollinaire lại khẳng định : 

Đêm cứ đến, giờ cứ điểm[1] [phđ]

Tháng ngày trôi, tôi… vẫn là tôi.

 

Dịch như thế, Chân Phương thể hiện thái độ của một con người đối với cả thời gian, không gian và sự tồn tại của chính ḿnh trong không-thời gian ấy. Khái niệm ở đây không đơn thuần có nghĩa là tồn tại trong triết kinh điển (Être, je suis). Cái tôi này không chỉ thôi, nó c̣n là chính ḿnh. Ngày nào tôi vẫn là tôi th́ không gian kia, thời gian nọ, với những sự kiện đă xảy ra ở đời một con người, sẽ không trôi đi, biến mật, tiêu vong vĩnh viễn. Ngược lại, nó vĩnh viễn sống dưới dạng một bài thơ, khi c̣n có người đọc và thương yêu nó. Với Chân Phương, nó c̣n biến thành và sống dưới dạng một bản t́nh ca Ziao Chỉ. Hè hè.

Chân Phương không chỉ là nhà thơ, học giả, nghệ sĩ. Chàng c̣n mê triết. Đằng sau kiểu dịch này, rơ ràng có sự ám ảnh của một câu hỏi triết của muôn đời : tồn tại, tiêu vong, vĩnh cửu, hư vô, e tutti quanti.

2016-09-30

 



[1] Vienne la nuit sonne l'heure

Tiếng Pháp chia th́ rắc rối vào bậc nhất. Có kiểu chia th́ hiếm được dùng gọi là subjonctif présent. Nó khiến cho động từ mang âm hưởng mệnh lệnh, khiêu khích hay… đành vậy… Apollinaire chia th́ kiểu này ở đây, hẳn cố ư.