Khoa học ơi là khoa học, nhân văn ơi là nhân văn !
Khoa học chính xác của Tây Âu đă thống trị tư duy khoa học của loài người suốt 3 thế kỷ vừa qua. Rất xứng đáng.
Nhưng Tây Âu đă thống trị tư duy tư tưởng của loài người không chỉ nhờ tư duy khoa học chính xác. Có mấy ai thực sự hiểu nổi ? Cơ bản là nhờ tư duy của họ trong "khoa học nhân văn" (sciences humaines), nghĩa rộng : kinh tế, xă hội, tâm lư, tiềm thức, quản lư, văn học, triết, luật, thơ văn et tutti quanti ! Ai mà chẳng hiểu ngay !
Nước Pháp, tuy chỉ c̣n là một làng nho nhỏ trong thế giới toàn cầu hoá kiểu tư bản này và theo đuôi Mỹ trong nhiều lĩnh vực, cũng đă từng và vẫn là một trong những tài tử đáng kể của món "khoa học nhân văn".
Những sếp của nó hiện nay đă vận dụng khoa học ấy như thế nào để đạt kết quả nào ?
Hăng France Télécom (số 1 trong ngành viễn thông Pháp, xưa kia là quốc doanh, nay đă tư hữu hoá từ lâu, nói theo kiểu Ziao Chỉ : đă xă hội hoá) bỗng nhiên đại náo media nhờ thành tích này : năm 2007-2009, 32 nhân viên tự tử ; từ tháng 1 tới ngày nay (9-4-2010), 12 người tự tử. T́nh h́nh thê thảm tới mức "viện kiểm sát" (parquet) phải mở một cuộc điều tra.
Theo báo Le Monde[1] :
"Quan trọng hơn cả, trong khi chờ đợi cuộc điều tra dứt khoát khẳng định điều này, viện kiểm sát tin những phê phán rất trầm trọng của thanh tra lao động đối với toàn bộ "chính sách cải tổ tổ chức và cải tổ quản lư" đă được xí nghiệp tiến hành từ 2006 để giảm số nhân viên, chi phí, và tăng năng suất. Ngoài những trục trặc riêng lẻ của cơ quan này hay cơ quan nọ, ngoài sự tuyệt vọng cá biệt của người làm thuê này hay người làm thuê kia, đó là trách nhiệm của một hệ thống [xử lư] trong lôgích và phương thức hành động của nó."
Mais surtout, sous réserve que l'enquête le confirme désormais, le parquet donne crédit aux critiques très sévères formulées par l'inspection du travail contre l'ensemble de "la politique de réorganisation et de management" menée depuis 2006 par l'entreprise pour réduire ses effectifs et ses coûts et améliorer sa productivité. Au-delà de dysfonctionnements isolés dans tel ou tel service, au-delà de la détresse singulière de tel ou tel salarié, c'est un système qui est mis en cause, dans sa logique et ses modalités.
Một trong những người đă tự tử để lại một lá thư tố cáo phương pháp "quản lư bằng khủng bố" (management par la terreur)[2].
Ai đă từng lao động với tư cách làm thuê cho chủ tư nhân, ở một vị chí "lănh đạo" trong một hăng tư bản lớn của Pháp và do đó được huấn luyện để điều hành và "khuyến khích" (motiver) nhân viên (kể cả : đi chỗ khác chơi, hè hè) đều biết "lôgích và phương thức hành động" ấy như thế nào ; người có tí ti văn hoá lại biết thêm : chúng dựa vào lư thuyết "khoa học" nào, cơ bản từ những lư thuyết gia Mẽo nào !
Kết quả ? Từ 1996 đến 2009, số người làm thuê ở France Télécom giảm từ 161 700 người xuống 103 000 người.
Ai đă từng quan tâm tới những đợt "cải tổ" lừng danh các xí nghiệp ở các nước tư bản Tây Âu trong 20 năm qua sẽ không ngạc nhiên tí nào : mỗi lần "cải tổ" là đuổi chí ít 10% người làm thuê. Bắt 9 anh (và ưu tiên đuổi các chị) làm công việc của 10 anh, nhất là với phương tiện làm việc hiện đại hơn, khi ngày lao động của cán bộ, theo luật pháp, không định mức thời gian, có khó ǵ ? Ngay tôi, thằng chẳng hiểu biết ǵ hết về "khoa học nhân văn" và những ngành nghề khác nhau ở đời, tôi cũng làm được. Không nói phét nhé, tôi đă từng làm điều ấy, tuy chưa hề đuổi ai, chỉ v́ đám "commerciaux" (buôn bán) kư hợp đồng bậy, hè hè. Có lẽ mấy anh hùng hảo hớn, lừng danh nghề "cắt đầu" đă tiến hành chuyện ấy cho các xí nghiệp lớn trên thế giới, cũng thế thôi ! Họ chẳng hiểu biết quái ǵ về ngành nghề của một xí nghiệp, nhưng sau khi nhậm chức, chỉ nội 1 năm, họ đă đuổi 10% nhân viên mà xí nghiệp không sập xuồng. Chủ cổ phiếu tăng lời liền. Họ th́ hưởng lương và tiền thưởng hậu hĩ. Rồi họ đi qua xí nghiệp khác, tắt đèn làm tiếp. Đến mức có lúc báo chí Mỹ phải đăng danh sách các vị thiện nghệ chặt đầu (coupeurs de têtes). Kinh thật.
Có cần phải gian lao cặm cụi học và tin tưởng sắt đá những "khoa học nhân văn" của Harvard et tutti quanti, kiếm cho bằng được một bằng tiến sĩ ở đó, mới hiểu được điều này chăng ? Tôi không tin lắm. Những "khoa học" ấy đang khủng hoảng mà… Chỉ cần đọc Tư duy về tiền tệ từ thời kinh điển tới ngày nay[3] của Châu Âu và chiêm ngưỡng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, cũng đủ thấy ! "Nhiệm vụ lịch sử" của phương thức sản xuất tư bản là : vận dụng khoa học và kỹ thuật để tăng năng suất lao động và, trên cơ sở ấy, tăng tỷ lệ bóc lột sức lao động (tỷ lệ tước đoạt giá trị thặng dư), tăng tỷ lệ lời cho chủ tư bản. Thế thôi. Do đó, bất cứ cuộc "cải tổ" xí nghiệp nào trong 20 năm qua ở Tây Âu cũng có mẫu số chung này : việc th́ thêm nhưng nhân viên phải thực hiện nó th́… giảm. Đơn giản thế thôi.
Điểm mới ở thời điểm này là ǵ ? Xưa kia, v́ nó áp đảo cả thế giới về mặt khoa học và kỹ thuật trong sản xuất, các xí nghiệp tư bản Tây Âu có thể thoải mái cải tổ đủ thứ, người lao động nó đuổi, cuối cùng cũng t́m ra công ăn việc làm trong một lĩnh vực khác trong đó các hăng tư bản Tây Âu vẫn có vai tṛ tiên phong trên thế giới. Bây giờ th́ không như thế. Xưa kia, tích lũy tư bản phải trả bằng máu trong nhiều năm tháng và nó đi đôi với khả năng tiếp thu kiến thức. Ngày nay, chỉ trong khoảnh khắc một đời, người ta vẫn có thể tiếp thu kiến thức của nhân loại ở mức đáng kể trong mọi lĩnh vực của tư duy. Thế th́ anh thợ hăng xe Renault đă thất nghiệp sẽ khó kiếm được việc trong một lĩnh vực khác tại Pháp : trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào mà anh có thể lao động, ở Trung Quốc và một đống nước khác, kể cả Việt Nam, có người làm được, với lương rẻ bằng 1/10 lương anh. Anh kỹ sư tin học, trong những việc không tuỳ thuộc văn hoá, tập quán, luật lệ của Pháp, chỉ tuỳ thuộc kiến thức khoa học hay kỹ thuật thôi, cũng thế nốt. Trừ khi anh chấp nhận qua Ấn Độ sống và ăn lương như một anh kỹ sư Ấn Độ, anh có nhiều khả năng thất nghiệp và trở thành "vấn đề" cho xă hội tư bản Pháp : không có chỗ đứng ở đời PhuLăngXa (tư bản).
Những điều trên dễ hiểu. Thậm chí dễ chấp nhận, dúng theo lư tưởng "universel" của thời "Khai sáng", hè hè…
Dễ hiểu một cách trừu tượng như trong những luận án ở đại học.
Nhưng làm thế nào cho bàn dân PhuLăngXa hiểu và chấp nhận được trong đời thực ? Trong cả 2 nghĩa : chấp nhận làm và chấp nhận chịu hành động của người khác. Dù sao cũng không c̣n là khái niệm khơi khơi nữa, mà là hành động do chính ḿnh tiến hành hay chịu đựng. Đó là đời ḿnh. Ḿnh chẳng có thể có đời thực nào khác. Chẳng thích thú ǵ.
Để làm điều ấy một cách hữu lư, lại cần "khoa học nhân văn", cần một môn "khoa học" tổng hợp một trăm thứ hằm bà lằn, từ xă hội học vô bờ bến đến phân tâm học huyền bí (psychanalyse) xuyên qua tâm lư học (psychologie) đủ mọi h́nh thái, trường phái, gọi tắt là : khoa học quản lư nhân sự (science de la gestion des ressources humaines, ngày nay dùng toán khá nhiều đấy). Đúng là một môn "khoa học" gốc : như đă nói, muốn tăng tỷ lệ lời phải tăng tỷ lệ giá trị thặng dư do sức lao động tạo ra và tăng tỷ lệ chiếm đoạt giá trị thặng dư ấy ; tất cả trụ vào… người lao động làm thuê !
Sau đây, một "slide" trong chương tŕnh huấn luyện của France Télécom để hướng dẫn cán bộ hành động thực hiện sự cải tổ quản lư nhân sự trong xí nghiệp.
"Khoa học" quản lư nhân sự mà France Télécom đă thực hiện với sự cố vấn và chỉ huy của các hăng chuyên nghiệp về vấn đề này, vận dụng học thuyết của Freud (les phases du deuil, [vượt] những chặng đường tang tóc, tôi dịch vội, xin lỗi chuyên gia nhé) như thế đấy. Hè hè…
Nó khẳng định một chính sách ứng xử rất có ư thức (và hữu hiệu !) với con người làm thuê : phải bẻ găy sự kháng cự của nó, dồn nó vào trạng thái bất kháng (absence de ressort), tuyệt vọng (désespoir), "trầm uất" (dépression). Từ đó đưa nó vào trạng thái an phận (résignation). Sau đó, biến nó thành nhân viên được format (dập khuôn) một cách hữu dụng. Tất cả dựa vào bát cơm manh áo : không phục tùng th́ sẽ ră răng !
Riêng với France Télécom, trong thời gian nói trên, hơn 1/3 người làm thuê đă không biến thành người mà France Télécom muốn (theo lư thuyết khoa học nhân văn của nó) nên không c̣n có mặt trong France Télécom nữa (có lẽ họ không muốn vậy, đi thất nghiệp thích thú sao được ! nhưng France Télécom lại rất muốn vậy). Chẳng biết họ đă trở thành loại người như thế nào. Trong những người c̣n lại th́ từ 2 năm nay tự tử kinh hoàng, chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế xă hội PhuLangXa. Sức người có hạn mà…
Chế độ toàn trị bắt đầu như thế này đấy. Không là toàn trị kiểu "cộng sản" thế kỷ 20. Là toàn trị kiểu tư bản. Nó đang bành trướng ở Ziao Chỉ Quận, "văn minh" chữ nghĩa hơn nhiều nhưng toàn trị là cái chắc : thống trị con người từ bên ngoài bằng cơm áo và từ bên trong bằng ngôn từ và kiểu suy luận.
"Khoa học nhân văn" Tây Âu, bàn chơi chơi, rất thi vị. Có khi lại giúp ta trở thành học giả đối với bàn dân Ziao Chỉ tứ xứ ! Ứng dụng nó vào hành động thực với người đời thực th́ hơi khác, hè hè…
Dĩ nhiên, tôi chỉ nói tới thứ "khoa học nhân văn" thời thượng mà cả thế giới toàn cầu hoá này ít nhiều biết và quy phục.
Tây Âu vẫn c̣n nhiều thứ không "khoa học" nhưng nhân văn đích thực mà ta nên biết tới.
2010-04-10
Sửa : 2010-04-29
[1] (http://www.lemonde.fr/opinions/article/2010/04/09/les-suicides-a-france-telecom-devant-la-justice_1331212_3232.html#ens_id=1268114)
A l’attention de ma famille
Et de mes collègues de travail
Le 13/07/2009
Merci de diffuser
cette lettre à mes collègues de travail
et aux délégués du personnel
Je me suicide à cause de mon travail à France Télécom. C’est la seule cause. Urgence permanente, surcharge de travail, absence de formation, désorganisation totale de l’entreprise. Management par la terreur !
Cela m’a totalement désorganisé et perturbé. Je suis devenu une épave, il vaut mieux en finir. (...) J’insiste là-dessus, c’est bien le travail qui a provoqué ça et donc c’est France Télécom qui est responsable de mon suicide.
Michel D.*
PS : Je sais que beaucoup de personnes vont dire qu’il y a d’autres causes que le travail (je suis seul, non marié, sans enfant, etc.). Certains sous-entendent aussi que je n’acceptais pas de vieillir. Mais non, avec tout ça je me suis toujours bien débrouillé. C’est bien le travail l’unique cause.
* Son nom a été volontairement tronqué.
[3] La pensée monétaire de l'âge classique à nos jours, Le Monde-Flammarion, Paris 2010.