Kinh tế chính trị học[1], một khái niệm cũ kỹ đột ngột hiện đại ?
Suốt thập niên 50-60, ở PhuLăngXa, trong "thị trường ư thức hệ"[2], người ta nỗ lực phổ biến ư tưởng : chính trị là chính trị, là một môn khoa học đặc thù, ai không tin cứ hỏi Đại học Sciences Politiques[3] ở Paris, một ḷ đào tạo gốc chính khách PhulăngXa, hữu và tả ; kinh tế là kinh tế, là một môn khoa học đặc thù, ai không tin cứ hỏi những Đại học Sciences Économiques[4] ở Paris và khắp nơi trên đất PhuLăngXa.
Trên cơ sở đó, từ thời Margaret Thatcher (1979) – Ronald Reagan (1980) tới gần đây, ở Tây Âu, người ta lên án Chính trị (Nhà nước) can thiệp vào Kinh tế và đ̣i hỏi Nhà nước rút lui khỏi lĩnh vực kinh tế để Kinh tế được tự do phát huy uy lực tuyệt vời của nó nhằm phục vụ Sự tăng trưởng kinh tế và Người tiêu dùng. Càng ít Nhà nước càng tốt ! Đó là khẩu hiệu lừng danh thống trị tư duy kinh tế thời thượng ở Tây Âu mấy chục năm qua. Bùi tai hết xảy. Hè hè… Ở PhuLăngXa, tả (Đảng Xă Hội) cũng như hữu (Đảng Gaulliste) đều đă thực hiện nó. Kết quả là… hôm nay.
Hôm nay, ở Châu Âu, thế nào ?
1/ Lá phiếu dân chủ của bàn dân chẳng c̣n giá trị ǵ cả.
2/ "Những thị trường", ai thế ? quyết định ai xứng đáng làm nguyên thủ một quốc gia. Cứ coi t́nh h́nh chính trị vừa qua ở Hy Lạp và Ư th́ thấy.
Lư thuyết cho rằng thể chế dân chủ tư sản mở đường cho phát triển kinh tế, ở Châu Âu ngày nay, là chuyện hăo. Ở Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, Singapour xưa, hay Trung Quốc nay, càng hăo hơn.
*
Thể chế tư bản ra đời với một mâu thuẫn nội tại cơ bản :
1/ con người[5] tự do và b́nh đẳng về mặt chính trị : one man one vote. Vài năm một lần.
– tuy trong lịch sử thật của từng nước th́ cũng phải đổ mồ hôi, đổ máu mới có được.
– đặc biệt khi phải "nhân loại hoá" khẩu hiểu thành : one human being one vote (quyền bầu cử của mấy nàng tiên).
2/ con người tự do và bất b́nh đẳng về mặt kinh tế, về mặt quyền lực, trong đời sống hàng ngày.
Thị trường tư bản là một cơi rừng xanh. Như thế này.
V́ trăm thứ lư do, kể cả tài cá biệt của tôi (hiếm lắm), tôi nắm trong tay phương tiện sản xuất cho phép anh lao đông hữu hiệu để sống. Nếu anh muốn sống, anh làm công cho tôi theo điều kiện của tôi. Nếu anh không vừa ḷng, anh tự do đi chơi chỗ khác. Điều kiện của tôi, quá dễ hiểu, anh có quyền từ chối, là anh làm cho tôi với lương của một thằng Tàu, Ấn Độ, Ziao Chỉ, có kiến thức, kỹ năng ngang hàng anh. Nhưng rẻ hơn anh chí ít 10 lần. Thôi, v́ chút t́nh đồng bào, tôi trả cho anh thêm 10%. Hè hè…
Mâu thuẫn cơ bản ấy, có ngày sẽ phải giải quyết : nó không dính dáng ǵ với những lư thuyết khoa học kinh tế linh tinh. Nó là đời sống thực của con người thực ở một tŕnh độ văn hoá của một thời đại.
Chính trị, trong nghĩa sâu sắc cao cả của nó bao gồm mọi mặt này : miếng cơm manh áo, t́nh thương đồng loại, sinh loại, lư trí và giá trị, tóm lại : kinh tế, sự chăm lo cho môi trường sinh sống, và tinh thần làm người. Ở mức tổng hợp, nó là một vấn đề văn hoá.
Với tŕnh độ văn hoá trung b́nh hiện nay của bàn dân, dân ta c̣n có khả năng làm chính trị chăng ?
Ta nghi lắm. Và buồn.
2011-11-19
[1] Khái niệm phổ biến ở Tây Âu, thế kỷ 19, đặc biệt trong tư tưởng của Marx.
[2] Khái niệm của riêng tôi. Xin lỗi độc giả. Đại khái thế này : nói ǵ cũng được, cũng chứng minh bùi tai được, miễn sao có lợi nhuận (tiền và danh vọng) cho riêng ḿnh, v́ thuận nên bán được cho quyền lực kinh tế thống trị thị trường. Đúng ngay cả trong lĩnh vực triết, thế mới đểu, mới kinh hoàng ! Hè hè…
[3] Những khoa học chính trị
[4] Những khoa học kinh tế
[5] Con của người, bất kể cái hay đực ! Nhưng đây chỉ là giấc mơ hăo của tôi thôi.