Kinh tế đi trước, chính trị theo đuôi, lư thuyết tắt giọng
Chủ nhật 7-08-2011, anh hùng hảo hán cai quản kinh tế và chính trị quốc gia của Châu Âu, Mỹ và Nhật đă hội họp túi bụi, căng thẳng, lo âu, để t́m cách ngăn cản một khủng hoảng tài chính mới bùng nổ v́ "các thị trường tài chính" mất tín niệm đối với quyền lực chính trị của các quốc gia Tây Âu.
Bộ mặt mới nhất của phương thức sản xuất (mode de production, khái niệm theo định nghĩa của Marx), h́nh thành chưa tới 20 năm nay.
Kinh tế đi trước, chính trị theo đuôi dưới h́nh thái ư thức hệ (chính trị, luật pháp, văn hoá thống trị, e tutti quanti). Một khi quyền lực kinh tế tư bản đă toàn cầu hoá, nghĩa là đă có khả năng chi phối đời sống kinh tế ở mức toàn cầu, quyền lực chính trị quốc gia ắt bất lực. Hoàn cảnh ấy thôi thúc sự h́nh thành một quyền lực chính trị tương ứng cũng có tính chất toàn cầu. Trong quá khứ, mỗi cuộc khủng hoảng lớn, có ít nhiều tính toàn cầu, của nền kinh tế tư bản đă khai sinh ra một h́nh thái quyền lực chính trị loại ấy : Société des Nations, ONU, những G7, G8, G20, e tutti quanti.
Chuyện phải đến sẽ đến.
Nó sẽ đến dưới h́nh thái nào ? Trời cũng không đoán được.
Xuyên qua những cuộc khủng hoảng cụ thể nào, với nhịp độ nào ? Chắc chắn không c̣n theo chu kỳ 10 năm, 5 năm như những cuộc khủng hoảng trước kia. V́, dưới h́nh thái tài chính, sự vận động của tư bản không lệ thuộc cơ sở vật chất của sản xuất c̣n được gọi là kinh tế thực (économie réelle), nó có thể chớp mắt chuyển hướng. Quyền lực chính trị hiện nay cơ bản vẫn phân tán dưới h́nh thái quốc gia, đương nhiên ́ ạch đi sau. Tuy vậy, cứ coi tốc độ h́nh thành những G7, G8, G20 hay những hội nghị khẩn cấp như cuộc họp trên… th́ thấy.
Nó sẽ có nội dung nào ? Cơ bản là phục vụ đ̣i hỏi của những thị trường tài chính. Cứ coi cách xử lư hai cuộc khủng hoảng tài chính gần nhất th́ thấy. Thủ lĩnh chính trị của các nước tư bản hùng cường nhất của Tây Âu họp nhau bàn tán không có mục đích nào khác ngoài : t́m lại sự tin cậy của các thị trường tài chính và giải pháp duy nhất của họ là : trực tiếp hay gián tiếp bào ṃn mức sống ăn ngon mặc đẹp, có tri thức, sức khỏe và văn hoá của bàn dân để… trả nợ cho các thị trường tài chính, ḥng tiếp tục… vay nợ. Điều ấy được gọi là đường lối kinh tế nghiêm khắc hay khắc nghiệt hay cả hai (politique de rigueur). Văn chương hết xảy !
V́ sao họ chỉ có khả năng ấy thôi ? V́, chưa kể tới quyền lợi cá nhân, tả hay hữu, trong lĩnh vực này, khả năng tư duy của họ đă lệ thuộc hoàn toàn ư thức hệ thống trị : họ đă được đào tạo trong cùng một ḷ. Chuyện sau đâu có t́nh cờ : tại Pháp, 30 mươi năm qua, chính trị gia tả và hữu thay nhau nắm chính quyền đều cơ bản tiến hành cùng một đường lối kinh tế ! Có lúc anh tả c̣n hữu hơn cả anh hữu : chính Mitterrand là người đă dám cắt sự gắn bó giữa tăng lương và phá giá ; chính DSK, trong chính phủ Jospin, là người đă chiếm giải vô địch trong lĩnh vực tư hữu hoá những hăng quốc doanh rất… có lời, cho phép tiền lời chui vào túi tư nhân và giá cả sản phẩm tăng vèo vèo đúng theo "quy luật" Cung-Cầu của nàng tiên kinh tế thị trường tư bản.
Đối với bàn dân, họ hứa hẹn : sẽ có chính sách tăng trưởng kinh tế để giải quyết khủng hoảng xă hội. Một lời hứa hăo, tôi đă bàn trong bài Một cuộc tranh luận hăo (oép Diễn Đàn - Forum và amvc). Ai không thích mau quên có thể nhớ : từ sau chiến tranh thế giới 2, kinh tế của các nước tư bản Tây Âu không ngừng tăng trưởng để… dẫn tới t́nh trạng ngày nay !
V́ sao khả năng hành động của thủ lĩnh chính trị – kinh tế đầu đàn của các quốc gia Tây Âu chỉ có thế thôi ? V́ một trăm thứ lư do chỉ có thể hiểu nổi bằng chủ nghĩa phức tạp (complexité) mà chẳng mấy ai biết là cái quoái ǵ, hè hè… Thôi đành đơn giản hoá vậy. Chí ít có 5 lư do :
1/ Sự cấu kết hữu cơ giữa anh tư bản và tầng lớp chính khách tại các nước tư bản. (Marx kinh viện).
2/ Sự cấu kết hữu cơ giữa anh tư bản và tầng lớp cán bộ quản lư cấp cao (hiện tượng mới so với thời Marx).
3/ Sự thống trị của ư thức hệ tư bản trên hệ thống giáo dục trong lĩnh vực kinh tế học. Hầu như tuyệt đối, Nobel or not.
4/ Sự thống trị trên nguồn thông tin kinh tế.
5/ Sự thống trị trên media.
Ai nắm cùng lúc 5 quyền lực này ? Anh tư bản tài chính. Thế cũng tạm đủ để trói chặt mọi người. Chế độ toàn trị hoàn hảo (vừa khách quan vừa chủ quan đối với mọi người) có thể sẽ là con đẻ của chủ nghĩa tư bản dưới ngọn cờ dân chủ tư sản (one man one vote) và những giá trị Tự do – B́nh đẳng – Nhân ái, kiểu Marx b́nh luận trong Tư Bản Luận.
Đặc biệt nhức đầu : như Marx nói, tư bản tự nó là một sản phẩm xă hội (produit social) trong nghĩa : do lao động của một tập thể lớn người tạo ra và khiến nó tiếp tục vận động. Nhưng anh tư bản tài chính lại có nhiều h́nh thái cụ thể khác nhau. Tạm kê :
1/ Tư bản tư nhân đích thực, có mặt có tên : các vị tỷ phú tứ xứ.
2/ Tư bản có tên nhưng không có mặt : các vốn "chủ quyền" (fonds souverains) như kho tiền của Trung Quốc chẳng hạn.
3/ Hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu anh tư bản tí hon, vô danh vô diện, vô quyền : những anh lao động hộc bơ hàng ngày để kiếm cơm bữa nhưng đă được hăng ḿnh phục vụ "tặng" cho ít cổ phiếu thay tiền lương, những anh vẫn c̣n khả năng mua tí ti cổ phiếu để thu hoạch cổ tức hay tham gia cuộc zui đánh bạc trên thị trường cổ phiếu, những người đă trao tiền dành dụm một đời lao động cho các hăng quản lư lương hưu trí để đảm bảo tương lai về già của ḿnh. E tutti quanti.
Thôi th́ gom hết vào một khái niêm "tự nhiên" dường như ai cũng hiểu được cho đỡ phải suy nghĩ : các thị trường tài chính.
Chán thật.
Đ̣i hỏi của các thị trường tài chính… vô tận, v́ lôgích vận động của nó chỉ có lượng thôi, kể cả những lượng tiền ảo không hiện thực dù chỉ là dưới dạng một mẩu giấy xanh xanh, chỉ có trong sổ sách thôi. Nhưng sức chịu đựng của con người có hạn v́, ngoài những giá trị văn hoá, nó có chất, dù chất ấy thu hẹp vào chất sống ở mức thấp nhất[1]. Không chịu đựng được nữa, nó sẽ nổi loạn. Cứ coi những cuộc biểu t́nh vừa qua tại các nước Âu Châu và Israël th́ thấy. Nổi loạn thôi. Không là cách mạng, quá tŕnh thay thế một cơ chế chính trị bằng một cơ chế chính trị khác để khai sinh một quá tŕnh phát triển kinh tế phục vụ bàn dân lao động, một phương thức sản xuất mới. Điều ấy hiện nay là một giấc mơ mù mờ. Tuy vậy, tôi mong rằng vẫn c̣n nhiều người t́m hiểu kinh tế học tiếp tục mơ. Chí ít cũng lâu lâu được nghe một tiếng chuông bớt nhàm chán trong lĩnh vực này. Lắm lúc nhà kinh tế học cũng nên quên "khoa học" khá đặc biệt của ḿnh, nổi hứng làm thơ. Có thể không hay lắm nhưng chẳng chết ai đâu. May thay, trong mỗi người Việt đều có một nhà thơ…
Lại một tay ăn không ngồi rồi, chẳng có kiến thức, giải pháp nào, chỉ chửi cho sướng miệng ? Cũng có thể. Nhưng ư thức rằng ḿnh chưa có khả năng hiểu nên bất lực c̣n hơn là xả thân vào những niềm tin vu vơ xuyên qua những khái niệm mù mờ.
Đành vậy ? Cũng có thể. Nhưng biết đâu ư thức trên sẽ mở đường cho một lối tiếp cận và suy luận khác.
2011-08-08