Lại chủ nghĩa Mác-Lenin Ziao Chỉ

“Cuộc sống đă chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đă thuộc về quá khứ (một quá khứ thật oanh liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch), mà không thuộc về hiện tại, lại càng không thuộc về tương lai. Ở một mức độ nào đó, “số phận” của nó cũng giống như “số phận” của Nho giáo ngày xưa”. [1]

1/ Nếu viết như sau, ta "ok" :

“Cuộc sống đă chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin Ziao Chỉ đă thuộc về quá khứ (một quá khứ thật oanh liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch), mà không thuộc về hiện tại[2], lại càng không thuộc về tương lai. 

2/ Nho giáo ngày xưa không biết thế nào, nhưng Nho giáo ngày nay sẽ không sớm tiêu tan đâu, nhất là ở Ziao Chỉ Quận. Những ai đang bị nó hành hạ, ắt biết. Trước mắt, nếu nó tiêu vong, cơ bản là nhờ sự thống trị của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hoá trong đời sống hàng ngày của bàn dân.

3/ Dù sao, điều này đúng : Nho giáo xưa và nay đều không có khả năng hiểu phương thức sản xuất tư bản, nhất là khi nó đă biến thành một thứ chủ nghĩa lai căng, nửa tư bản nửa dân chủ nhân quyền kiểu ư thức hệ của thời Khai Minh, e tutti quanti. Do đó Nho giáo không có khả năng cưỡng lại chủ nghĩa tư bản.

Bản thân những gourou đă và đang ca ngợi anh tư bản toàn cầu hoá cũng vậy. Cứ coi cuộc khủng hoảng tư tưởng và sự bất lực của tư duy kinh tế - chính trị học ngày nay ở Tây Âu cũng đủ thấy. Hơn nửa thế kỷ qua, hết Keynes lại ṃ tới néo-liberal, rồi sờ lại Keynes, để đi từ khủng hoảng này qua khủng hoảng khác…

Cho tới bây giờ không có học thuyết kinh tế - chính trị nào giúp ta hiểu được sức mạnh vô biên (giới) của kinh tế tư bản, đồng thời thấy được những mâu thuẫn chí tử của nó, ngoài học thuyết kinh tế - chính trị của Marx.

Tiếc thay "hiểu được những giới hạn của một thời đại không giảm bớt được nỗi đau phải sống nó". [3] Hè hè.

2013-08-22



[1] Nguyễn Kiến Giang

http://www.diendan.org/viet-nam/qua-trinh-du-nhap-mac-lenin

[2] Ôi, nó c̣n lù lù ở Việt Nam ngay hôm nay, đă mất đi đâu ? Không lẽ hiện tại của bàn dân Ziao Chỉ chỉ có thể là hiện tại trong đầu tác giả khi viết câu văn này ? Chống tư tưởng đích thực của Marx, lắm lúc cũng phiền.

[3] PHĐ, Yêu, http://amvc.fr, theo trí nhớ.