Lại nàng tiên « kinh tế thị trường »
Tư bản thuần tuư ư thức hệ
Tư bản tài chính là h́nh thái thuần tuư ư thức hệ (idéologie, định nghĩa của Hannah Arendt : logique d’une idée) của tư bản, tiền đẻ ra tiền, theo công thức :
A → A + A’ (Tư bản luận, Marx)
Trong lư luận « khoa học » kinh tế của những trường phái thống trị tư duy kinh tế ngày nay trên thế giới, A’ là phần thưởng xứng đáng cho những chủ vốn v́ họ dám hy sinh tiêu thụ trước mắt của họ và chấp nhận rủi ro khi họ ứng vốn cho phép sản xuất phát triển.
Nguyên lư h́nh thức trên, như mọi nguyên lư h́nh thức, không có nội dung cụ thể. Mặt nào đó, nó phi thời gian tính. Chính v́ thế, khi con người dựa vào nó để hành động, họ cho phép chuyện này xảy ra : trong một chớp mắt, 1 tỷ đôla có thể đẻ ra một vài tỷ đôla !
T́nh h́nh mấy tháng nay cho thấy tính « khoa học » của các lư luận trên hăo đến thế nào.
1/ Trong một chớp mắt, tiêu thụ chỉ một người đàn bà thôi c̣n chưa kịp, nói chi tới tiêu thụ 1 tỷ đôla. Nhưng vẫn có thể khiến hàng triệu người sa cơ thất thế, lún vào cảnh bần cùng ô nhục.
2/ Những người thực sự trả giá cho rủi ro là những ai ? Mấy ông chủ ngân hàng ? Mấy chàng lăng tử tài chính ? Mấy lư thuyết gia của chúng ? Quá rơ !
Buồn thay.
Trí nhớ là nỗi đau hằng ngày của con người. V́ ta c̣n nhớ ta là người Việt mà hôm nay ta khốn nạn đến thế này.
Khả năng quên là liều thuốc thánh giúp ta tồn tại và tự hào như ta tồn tại và tự hào đến hôm nay.
Mai, khi đă quên chính ḿnh, ta tiếp tục ?
Hè hè…
2009-03-29
Một niềm tin lỗi thời từ… khá lâu !
Nhiều lần người đời đă thương hại hay mỉa mai bảo tôi : học thuyết kinh tế của Marx đă lỗi thời, đó là học thuyết của thế kỷ 19.
Gần đúng vậy. Chỉ có điều những người ấy chưa hề biết điều này : những học thuyết kinh tế hiện đại mà họ ca ngợi c̣n… lỗi thời hơn nữa ! Chúng đều dựa vào hai niềm tin có từ thời tiền Marx :
a/ "Bàn tay vô h́nh của thị trường"
Cứ để nó tự do thao tác, nó sẽ đưa nhân loại lên thiên đường hay, chí ít, đến thế giới đẹp nhất có thể có thực ở thế gian này.
b/ Kinh tế phát triển nhờ các cá nhân lỗi lạc : tài năng và ḷng dũng cảm, thậm chí liều lĩnh chấp nhận rủi ro, ư chí hy sinh tiêu thụ trước mắt hay ôm của cải của những vĩ nhân, để làm giàu. Et tutti quanti.
Xin mời bạn đọc chiêm ngưỡng hai nguyên lư ấy hoành hành đời thực người thực mấy hôm nay.
Chẳng có ǵ vui cả. Hàng trăm triệu người khốn khổ đến thế này th́ vui sao được ? Ngay cả khi điều ấy cho thấy ḿnh chưa đến nỗi ngu. Chán thật.
2009-03-08
Lôgích hành động của "Bàn tay vô h́nh" của nàng tiên "Thị Trường"
Ngày thứ bẩy 7 tháng 3, chính phủ Anh thông báo sẽ bảo lănh 290 tỷ Euros cho các tài sản nhiễm độc của nhóm ngân hàng Lloyds Banking Group (LBG). Ngược lại, LBG hứa sẽ cho các gia đ́nh và xí nghiệp Anh vay thêm 31 tỷ Euros trong 2 năm tới.
Dùng tiền của dân để bảo lănh giấy lộn của ngân hàng th́ vô hạn định và có thể toi hết trong chớp mắt, bất cứ lúc nào. Hứa hẹn của ngân hàng th́ rất có hạn và chưa chắc ǵ sẽ làm. Cứ coi t́nh h́nh vừa qua và hôm nay tại khắp Tây Âu th́ thấy !
Không hiểu "Bàn tay vô h́nh" của nàng tiên "Thị Trường" đă nắm cổ chính phủ Anh (đảng "xă hội") như thế nào mà nó đem số tiền khổng lồ ấy để mua một lời hứa có nhiều khả năng hăo thay v́ bảo lănh cho dân và xí nghiệp Anh vay với tỷ lệ lời phải chăng trong 10 năm liền tù t́ chứ không chỉ 2 năm ! Phải chăng v́ nó thiếu "nhân tài" biết can đảm cho vay tiền của người khác ? Nó đă từng và sẽ có biết bao công chức hôm trước từ chức th́ hôm sau trở thành sếp ngân hàng liền mà ! Vả chăng, mất cả ch́ lẫn chài vào túi dân và xí nghiệp Anh chẳng hơn mất hút mà không biết về tay ai à ?
Bắt dân làm con tin để tống tiền nhà nước nhanh và nhiều đến thế này th́ giỏi thật !
Làm sếp ngân hàng hôm nay đă quá ta !
2009-03-07
Bắt con tin, một h́nh thái khủng bố "mới"
Cách đây không lâu, sếp hăng xe hơi Renault đă trắng trợn nạt nhà nước Pháp : anh mà lôi thôi, tôi dỡ nhà máy đi nước khác, tôi đuổi công nhân Pháp đi thất nghiệp. Nhà nước Pháp đành cúi đầu.
Hôm nay, hăng xe hơi General Motor, sau khi đă nhận 13,4 tỷ đôla của chính phủ Mỹ, đ̣i thêm 30 tỷ nữa và doạ : anh không cho th́ tôi tuyên bố phá sản (luật pháp Mỹ cho phép các công ty phá sản ngưng trả nợ trong khi điều chỉnh tổ chức, kinh doanh…). NÓ mà ngưng trả nợ th́… hỡi ơi, kinh tế Mỹ có nguy cơ… sập xuồng !
Trong "thị trường lao động" toàn cầu hoá, quân đội lao động thất nghiệp dự trữ (Marx) có đến cả tỷ người. Ở mỗi nước Tây Âu cũng có vài triệu. Điều ấy cho phép các sếp tư bản dùng giai cấp công nhân, lao động thuê làm con tin.
"Quyền lao động" ghi trong Hiến Pháp các nước dân chủ tư sản đang trở thành lỗi thời như quyền lănh đạo của đảng cộng sản trong những nước "xă hội chủ nghĩa" Đông Âu xưa.
"Bàn tay vô h́nh" của nàng tiên Thị Trường Thị Nở đang điều chỉnh kinh tế thị trường toàn cầu hoá với "vũ khí" ấy : những con người chỉ có quyền sống khi bán được sức lao động của ḿnh cho ai ai khác.
Với quân đội lao động thất nghiệp dự trữ to lớn kia, nó khỏi lo thất nghiệp, khỏi lo thiếu tiền thuê cộng tác viên phục vụ hay ca ngợi nó, tương lai nó c̣n dài lắm. Cứ để nó tự do ban phước lành cho nhân loại th́ tương lai của nó và những người phục vụ nó vĩnh cửu. Bởi v́, trong lôgích vận hành của nó, càng đưa khoa học và trí tuệ của con người vào sản xuất th́ đội quân ấy càng tăng, thế thôi.
May thay, ta đă chết trước. Đó là niềm an ủi đê hèn của ta. Ta cũng chỉ là con của người trong thời tiền sử của nhân loại thôi.
Đau quá, em ơi. Sao hôm nay anh thèm biết làm thơ quá ! Hè hè.
2009-03-06
Bàn tay vô h́nh của nàng tiên Thị Trường
Lúc này nó tàn nhẫn quá !
Hàng trăm triệu người mất nhà mất cửa, mất công ăn việc làm, nói chi đến hạnh phúc, tự do, tương lai ca hát.
Không biết nó đang điều chỉnh cái ǵ cho ai đây ? Những ai, Nobel kinh tế or not, đă từng vinh danh ca ngợi nó, làm ơn làm phúc giải thích cho ta sáng mắt một tí.
Thôi, cũng không nên bi quan : nó không tàn nhẫn với mọi người. Thế nào cũng có ngày nó sẽ hồi tâm và lại tử tế với tất cả, kể cả chính ta.
Chỉ có điều lúc này mà ca ngợi nó th́ khó ăn khách quá !
Đành đợi ít lâu, khi tai qua nạn khỏi, khi người đời, một lần nữa, quên.
Mất khả năng quên, không ai sống được.
Hè hè…
2009-03-04