LanhDamTrongHanhDong

 

Lănh đạm trong hành động

 

Đọc hai từ lănh đạm, ta liền hiểu : lănh đạm đối với người khác, chẳng coi ai ra ǵ cả. Quán tính của chữ nghĩa trong đầu ta khiến ta nghĩ vậy, không tự do đối với chính ḿnh.

Trong bối cảnh tư duy của tôi, chúng không thể có nghĩa ấy : đă lănh đạm với người khác th́ chơi, nói chuyện, làm việc với người ấy làm ǵ ? Trong bối cảnh sinh sống ở Tây Âu, ta dễ dàng tránh mặt nhau khi cần.

Lănh đạm, trước tiên nghĩa là lănh đạm đối với chính ḿnh, không quan trọng hoá ḿnh tới mức khi phải vứt bỏ hay làm lại điều ǵ th́ đâm ra bực bội người khác, không thấy được rằng nạn nhân đầu tiên của sự bực bội ấy là… chính ḿnh.

Khi làm được việc ǵ, ta làm ngay. Nếu phải bỏ đi, ta bỏ, không luyến tiếc. Nếu đáng làm lại và có thời giờ và hoàn cảnh thích hợp để làm lại, ta làm lại. Nếu không có thời giờ hay hoàn cảnh thích hợp để làm lại ngay, ta để sang một bên, chờ dịp khác. Thế thôi.

Sự lănh đạm trong hành động có chút hơi hám… Phật giáo, gắn liền với hai khái niệm gốc của tư tưởng ấy : vô ngă, vô thường.

Có lẽ nguồn gốc xa xôi của nó là tư tưởng của người Ấn Độ trong Bhagavad Guita :

5. Không ai có thể thực sự ngưng hành động dù chỉ một khắc, mọi người buộc phải hành động không thể thoái thác được, do những gouna sinh ra từ tự nhiên.[1]

19. Do đó, ngươi hăy luôn luôn thực hiện một cách dửng dưng (détachement, vô tư) điều phải thực hiện ; v́ khi hành động một cách vô tư con người đạt tới sự Tuyệt hảo.[2]

Nhưng, theo tôi, quan trọng nhất là : sự lănh đạm giải phóng ta khỏi đủ thứ thành kiến, cho phép ta phát hiện điều mới ở người khác, ở đời.

Ngoài ra, đừng nỡ phủ nhận thân xác phàm tục của ḿnh nhe. Không có nó, làm ǵ có tư duy, triết lư, tôn giáo và… thơ văn ? Hè hè.

2009-01-29



[1] 5. Nul ne peut rester même un instant réellement sans agir, chacun est condamné sans recours à l'action, par les gouna nés de la nature.

Bhagavad Guita, Centre d'études supérieures indiennes, Ashram de Shri Aurobindo, Pondichéry, 1947, trang 20.

 

[2] 19. Donc accomplis toujours sans attachement l'action qui doit être accomplie ; car en agissant sans attachement l'homme atteint le Suprême.

Bhagavad Guita, Centre d'études supérieures indiennes, Ashram de Shri Aurobindo, Pondichéry, 1947, trang 21.