Le Symphatisant, thân phận làm người gốc Việt ở thế kỷ 21

Lâu rồi, tôi không hứng đọc tiểu thuyết. Tiểu thuyết PhuLăngXa đoạt giải Goncourt, sau nhiều năm đọc, thấy  nhàm chán, không đọc nữa. Tiểu thuyết Mẽo đoạt giải Pulitzer, đọc vài năm, cũng chán nốt. Tiểu thuyết Ziao Chỉ, hỡi ơi, cũng vậy. Xin lỗi, xin lỗi mọi người tứ xứ, tuổi già hạt lệ như sương

Tôi đă già. Khả năng cảm nhận qua chữ nghĩa điều mới ở con người, cuộc đời, khả năng yêu, đă bị bào ṃn. Tôi chỉ c̣n biết nh́n đời qua quá khứ ngôn ngữ đă hiu hắt khô cứng ở ḿnh. Điều này tự nhiên, từ thể xác đến linh hồn. Tuy đau thực. Đành vậy ?

Ít khi có dịp đọc, tuy qua bản dịch tiếng Pháp, tiểu thuyết đầu tay bằng tiếng Mẽo của một tác giả xuất thân Ziao Chỉ, không những đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng trứ danh khác, c̣n được những nhà phê b́nh liệt vào loại tác giả cỡ Hemingway, Faulkner, Steinbeck… Tác phẩm lại được nhà phê b́nh đặt ngang giá với 1984 của Orwell hay Phương Tây, không có ǵ mới của Erich Maria Remarque ! E tutti quanti. Sách vừa được xuất bản tại Pháp, tôi bèn t́m đọc. Và không thất vọng.

Đọc bản dịch tiếng Pháp, trước tiên, xin có đôi lời với dịch giả. Tôi cũng đă từng là dịch giả từ tiếng Việt sang tiếng Pháp mà. Tuy, ngoài Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, tôi chưa hề có dịp dịch một tiểu thuyết cỡ này. Hai tác phẩm đều hay, trong hai lĩnh vực khác nhau.

Bản dịch Le sympathisant của Clément Baude hay, đọc liên miên không chán, ít khi vụng, tuy cũng có nơi, có thể v́ quá "chung thuỷ" với bản gốc.

Thí du, trang 50, đoạn cuối trang :

Après que le général se fut éloigné pour retrouver madame et leurs enfants, je dis, Mais qu'est-ce qui se passe ?

Câu văn tiếng Pháp rất chỉnh trong cách xử lư thời gian. Tiếng Mỹ và tiếng Pháp khá gần nhau về mặt này tuy tiếng Mỹ không có kiểu chia động từ chi li như tiếng Pháp. Tôi nghĩ câu văn gốc Mỹ cũng đại loại như vậy. Nếu thế thực, đáng tiếc. Đây là cách thể hiện thời gian trong văn phạm duy lư h́nh thức của tiếng Pháp, chẳng dính dáng ǵ hết với thời gian trong ngôn ngữ sống của con người. Tại sao không "hồn nhiên" dịch :

Le général s'était éloigné pour retrouver madame et leurs enfants, je dis, Mais qu'est-ce qui se passe ?

Thậm chí : 

Le général s'éloigna pour retrouver madame et leurs enfants, je dis, Mais qu'est-ce qui se passe ?

Dịch qua tiếng Việt, có thể là : 

Sau khi ông tướng rời xa để gặp lại bà và các con của ông, tôi nói, Có chuyện ǵ thế ? 

Ông tướng bỏ đi, t́m gặp bà và các con, tôi nói, Có chuyện ǵ thế ? 

Nội dung  như nhau. Văn phong khác hẳn. Đây không là vấn đề kỹ thuật mài câu dũa chữ. Là cách thể hiện thời gian ở một con người.

V́ thế, bàn chuyện này đến chết cũng không hết chuyện. Nội dung cơ bản là : dịch giả có phải là một tác giả, một nhà văn  hay không ?

Không = nó chỉ là một cái máy dịch kiểu Robot của Google hay Microsoft, tạm thời c̣n kém ở mức nào thôi. Ai quyết định đánh gíá đó ? Kinh tế thị trường và các chuyên gia trong ngành phê b́nh, mới đây có đầy bài trên báo chí.

Có = nó phải và đành gánh vác thân phận làm người khi hạ bút để dịch văn thành văn. Độc giả quyết định. Có khi… hè hè.

Cốt truyện

Đây là truyện về một con người hai mặt, bị người đời định nghĩa là đứa "con hoang". Chàng cũng chấp nhận ḿnh đáng được định nghĩa như thế. Tiếng Pháp dùng từ bâtard, có âm hưởng khinh miệt, bài chừ kiểu : đồ chó hoang. Ta phải hiểu từ bâtard như một khái niệm trong triết lư và văn chương của Sartre, đặc biệt trong vở kịch trác tuyệt le Diable et le Bon Dieu. Nội dung của vở kịch ấy không khác nội dung của Le sympathisant bao nhiêu. Trong tác phẩm của Sartre, nội dung ấy giới hạn ở đấu tranh tư tưởng, ư thức hệ giữa 4 giai cấp ở thời Trung cổ (Moyen Âge) tại nước Đức, dưới sự thống trị tinh thần của một Đấng Thiêng Liêng chung. Trong tác phẩm của Nguyễn Thanh Việt, nôi dung ấy ph́nh ra ở mức toàn cầu trong nhiều chiều kích của con người ở thế kỷ 20 và ngày nay.

Nhân vật chính, giữ vai người kể, không có tên, là chó hoang ở nhiều mặt : 

- chủng tộc : con lai của một người Pháp và một cô gái nhà quê Việt Nam.

- đạo đức, luân lư, pháp luật : con không cha của một vị linh mục Thiên Chúa Giáo (prêtre catholique) không  được quyền có quan hệ t́nh dục với tha nhân.

- văn hoá : sinh trưởng ở Việt Nam, nhưng được đào tạo tại Mỹ, chuyên ngành : t́m hiểu văn hoá, tâm lư, cách tiếp cận thế giới của người Mỹ. Trong đầu chàng có hai văn hoá không ngừng chửi nhau.

- ư thức hệ : chàng là đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng lại thích kiểu suy luận khoa học, duy lư và nhiều giá trị như tự do cá nhân, kiểu sống thoải mái, phóng khoáng của thế giới tư bản.

- t́nh bạn : chàng có hai người bạn nối khố, đă cùng nhau cắt máu ăn thề, sống chết có nhau. Một người là cán bộ cộng sản trực tiếp lănh đạo chàng, người kia là lính cộng hoà không đội trời chung với Việt Cộng.

- đời sống và hành động : chàng làm gián điệp cho Đảng Cộng Sản Ziao Chỉ, hoạt động ở Mỹ với tư cách nhân viên thân cận và tin cậy của một vị tướng Việt Nam Cộng Hoà đang chuẩn bị phục quốc từ Thái Lan, với sự giúp đỡ của một chuyên viên của CIA. Trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với người khác, chàng luôn luôn phải ăn nói, ứng xử như một người căm thù cộng sản và, khi cần, sẵn sàng ám sát người vô tội và người tả khuynh.

- V.v.

Xây dựng một nhân vật như thế, thực không dễ.

Văn phong

Đặc sắc nhất là nụ cười bằng chữ nghĩa. Ai ai cũng thấy ngay. Châm biếm đối với đủ thứ tập quán, thành kiến trong đủ thứ lĩnh vực, của người đời và của… chính ḿnh ! Nội dung có nhiều lúc nghiêm túc, thậm chí nghiêm trọng. Nhưng h́nh thức lại nhẹ nhàng, tế nhị, zui zui.

Nội dung đích thực

Đầu truyện, trang 44, tác giả gán cho ông Hồ Chí Minh câu : 

Qu'y a-t-il de plus précieux que l'indépendance et la liberté ?  Rien.

Tạm dịch : 

Có ǵ quư hơn độc lập và tự do ? Không ǵ cả.( hoặc Không có hay Không) .

Tôi chựng lại : ngày 17-7-1966, trong Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước, "Bác" Hồ (như tác giả viết) khẳng định : 

Không có ǵ quư hơn độc lập, tự do”

Tạm dịch thôi, v́ không đơn giản như vậy.

Với thân phận xuất thân và tŕnh độ học vấn của ḿnh, chắc chắn tác giả biết chính xác khẩu hiệu (một khái niệm gốc trong tiểu thuyết này) mà ông Hồ Chí Minh đă tạo ra trong thời điểm đổ lửa, đổ máu đó. Tại sao tác giả biến lời khẳng định (bắt đầu bằng từ Không, ngôn từ đặc trưng cho sự phủ định !) thành một câu hỏi và một câu trả lời ? Chắc chắn tác giả có ngụ ư.

Quả vậy. Phải đọc hết chương áp chót ta mới hiểu được ngụ ư của tác giả, mới lờ mờ nắm bắt được nội dung không đơn giản của toàn bộ tiểu thuyết này. Cực hay.

Trong thời đại này, đại bộ phận nhân loại tin tưởng rằng một ngôn từ, một khái niệm đều thể hiện một cái ǵ hay điều ǵ có thực. Chúng c̣n có thể mang lại cho con người kiến thức, sự hiểu biết và những giá trị cao quư nhất của thế giới tinh thần đặc thù của loài người, lôi cuốn họ hành hạ, chém giết nhau, tạo ra một thế giới phi nhân khủng khiếp. Đối diện với thế giới ấy, thế giới của chúng ta hôm nay, nên, cần đọc và nghiền ngẫm tiểu thuyết này. Thật đáng đồng tiền, bát gạo.

Với tiếng Việt, dịch thế nào để lột được ư nghĩa phong phú, sâu sắc của từ Rien trong tiểu thuyết này ? 

2017-09-07