Ḷng tin cậy của nàng tiên thị trường
Chưa bao giờ nàng tàn nhẫn như mấy năm nay tại Châu Âu. Chí ít nàng đă bắt 3 vị nguyên thủ quốc gia từ chức : José Luis Zapatero (Tây Ban Nha), Brian Cowen (Ireland), Georges Papandréou (Hy Lạp). Chưa bao giờ nàng trực tiếp điều khiển vận mệnh của các quốc gia và bàn dân Châu Âu như hôm nay, bất cần lá phiếu dân chủ của bất cứ ai, bất cần chủ quyền dân tộc. Chưa bao giờ nàng cho thấy rơ đến thế này : chính trị, chính khách chỉ là những phương tiện vô hồn, vô tâm, vô t́nh, vô nhân của nàng.
Nàng là ai mà ghê thế ? Không ai biết. Người ta chỉ biết nàng qua những phát ngôn viên không chính thức của nàng : thị trường chứng khoán, thị trường vay nợ, những hăng chấm điểm tài chính, những chính trị gia như Berlusconi, e tutti quanti, những gourou trên media…
Hôm nay, Silvio Berlusconi, thủ tướng Ư, mất ḷng tin cậy của nàng, "những thị trường" (les marchés), đành rút lui khỏi chính trường.
Không mấy ai tôn thờ nàng hơn Berlusconi, luôn luôn làm tất cả để chiều chuộng nàng, để được nàng tin cậy. Thế mà nàng nỡ mất ḷng tin với chàng !
Tự nhiên thôi. Tất cả ở một sự hiểu nhầm do chữ nghĩa tạo ra. Khốn nạn thay, ta chỉ có thể suy nghĩ bằng chữ nghĩa thôi, và chữ nghĩa ta dùng để suy nghĩ thường không do ta định nghĩa ! "Những thị trường" (Báo Le Monde), theo kiểu suy luận hiện nay trên media, chẳng là ǵ cả ngoài những con số. Con số tự nó không có ư nghĩa. Thí dụ : anh Hy Lạp quỵt 50% nợ th́ có quyền sống. Quỵt 100% th́ thế nào ? Phải chết, và không v́ lư do lôgíc nào cả. Con số chẳng "tin cậy" ǵ ngoài con số. Những thị trường chẳng tin cậy ǵ ngoài chính ḿnh – nếu câu này có ư nghĩa, điều tôi không tin và cũng chẳng ai đảm bảo được ! Đ̣i hỏi nó tin tưởng Berlusconi là chuyện hăo. Xả thân để được nó tin tưởng là chuyện hăo.
Chỉ ngày nào con người kiên quyết làm chủ vận mệnh của ḿnh, kiên quyết làm chính trị để làm người th́ các thị trường mới bất lực, có thể tức khắc ! Nhưng, để làm được việc ấy, phải hiểu được thân phận ḿnh hôm nay là v́ sao, phải có một cuộc cách mạng văn hoá toàn diện, trong đó cách mạng về tư duy kinh tế là quyết định, ôi Marx ! Hè hè…
Đă có một vài dấu hiệu đây đó. Tiếc thay, ta và con ta ít có khả năng thấy điều ấy. Lỗi tại ai ? Trước hết, tại chính ḿnh.
2011-11-09