MeoTrangMeoDenMeoRungMeoMa

 

Mèo trắng, mèo đen, mèo rừng, mèo mả

" Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột ".

Đặng Tiểu B́nh

 

Câu nói quá nổi tiếng. Có người cho đó là triết lư, chí ít là triết lư chính trị. Vậy, về mặt triết lư nó có nghĩa ǵ ?

Làm ǵ cũng được, miễn sao đạt mục tiêu.

a/ Có lẽ chẳng nên bàn lại vấn đề cố hữu này. Ngay khi mục tiêu "tốt đẹp", ít nhất là trong thâm tâm người hành động, dùng  hay chấp nhận măi phương tiện tồi tệ để đạt nó th́, kể cả khi thành công, mục tiêu đă biến chất. Toàn bộ hay quá nhiều quá tŕnh dẫn tới kết quả đă cơ bản tồi tệ th́ thành quả kết tinh chúng trong hiện thực cũng tồi tệ, dẫn tới những hậu quả tai hại khó lường. Quá tŕnh VN từ ba thuộc địa của Pháp đi tới một nước độc lập, thống nhất đă có quá nhiều ví dụ kinh hoàng ! Hậu quả của chúng vẫn kéo dài tới hôm nay.

Đây là "triết lư" Trung Quốc thời tiền thượng cổ ! V́ ngay từ thời Đông Châu Liệt Quốc, người Trung Quốc đă biết lải nhải đạo đức của Tam Hoàng Ngũ Đế để xây dựng một xă hội văn minh.

Đây là "triết lư" của loài người "tiền văn hoá" ở khắp nơi. Xưa và nay !

Đây, ít nhiều, vẫn là triết lư của đại bộ phận chính trị gia đời nay v́, hôm nay, chúng ta vẫn đang sống trong thời tiền sử của nhân loại :

Ư này là của Karl Marx, đại khái thế này : khi con người chưa làm chủ một cách có ư thức những quan hệ kinh tế xă hội do nó tạo ra nhưng lại quyết định thân phận của nó một cách bất ngờ th́ nó vẫn phải sống một cách lệ thuộc, nó chưa là người tự do, tự ḿnh sáng tạo và thực hiện cuộc đời xứng đáng với ḿnh, dĩ nhiên trong sự ưng thuận của người đời, hè hè… Nó vẫn nô lệ một quá tŕnh vận động mà nó không hiểu, do đó không hướng dẫn được. Nó vẫn phải sống trong thời tiền sử của nhân loại.

Theo "ư thức hệ" Marx, lịch sử đích thực của loài người sẽ bắt đầu khi loài người thoát khỏi sự lệ thuộc trên. Điều ấy đ̣i hỏi nó phát triển khoa học và kỹ thuật, làm chủ thiên nhiên , trên cơ sở đó, làm chủ chính ḿnh bằng cách hiểu và điều hành một cách nhân hoà những quan hệ xă hội tạo ra nó và cho phép nó thực sự làm người hay không – v́ con người là tổng hợp những quan hệ xă hội của nó (với người đời xưa, người đời nay và… người mai sau, xuyên qua ngôn ngữ và hành-động ! PHĐ). Hăo huyền đến thế là cùng ! Nhưng đố ai tiêu diệt nổi giấc mơ này ! Tự do kiểu Marx là như thế.

 

b/ Cách nói lơ lửng trên cho phép lờ đi, thậm chí xoá bỏ, một điều cơ bản : mục tiêu thật là ǵ ? có đáng cho ta đeo đuổi không ?

Đối với sự phát triển có thực của Trung Quốc những năm qua, tôi "tóm tắt" thế này.

Mấy anh lănh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đă ư thức rơ :

1/ Xây dựng một thượng tầng kiến trúc "xă hội chủ nghĩa" (chính trị, luật pháp, giá trị văn hoá, thơ văn, triết lư, tư tưởng et tutti quanti – Marx gọi toàn bộ những món ấy là… ư thức hệ) trên cơ sở một nền kinh tế lạc hậu, tiền tư bản, là… chuyện hăo. Rất macxít !

Họ lên án chủ nghĩa "duy ư chí" của Mao. Rất đúng, nói riêng. Nói chung th́ không đúng.

Có nhiều kiểu "duy ư chí". Thái độ "duy ư chí" của Lenine, mặt nào đó, cũng rất Macxít. Trong nghĩa này : tuy con người là sản phẩm của lịch sử, với tất cả những giới hạn lịch sử về mọi mặt, nó cũng là kẻ làm nên lịch sử. Chứ c̣n ai hay cái ǵ khác làm ra lịch sử ? Điều ấy có nghĩa là nó tự do. Nhưng, trong hành động, nó chỉ tự do ở một mức độ nào đó do hoàn cảnh lịch sử rằng buộc. Đúng, nó có thể muốn làm ǵ th́ làm. Nhưng nó sẽ vỡ mặt khi nó muốn thực hiện điều bất khả thi trong hoàn cảnh lịch sử của nó.  Điều ấy, người đời gọi là "khoa học", ngay cả trong thế giới nhân văn ! Ngược lại, trên cơ sở đó, mọi hoàn cảnh lịch sử cụ thể đều mở ra nhiều khả năng phát triển khả thi. Tự do và duy ư chí đặc thù Lenine là như thế : "biện chứng là phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể". Chàng đă chứng minh điều ấy nhiều lần trong đời hành động của chàng. Thí dụ.

a/ Đầu thế kỷ 20, trong cuộc tranh luận với Kautsky và các đảng xă hội Châu Âu, chàng công nhận : trong lư thuyết suông, không có ǵ cấm cản sự h́nh thành một h́nh thái siêu đế quốc (super-impérialisme) của chủ nghĩa tư bản (ư tưởng của Kautsky, hiện nay đang có ṃi hiện thực ?) khiến con người nên chờ một thời cơ cách mạng nhẹ nhàng hơn trong tương lai. Nhưng phân tích cụ thể t́nh h́nh cụ thể thời ấy th́ Lenine cho rằng khả năng chiến tranh thế giới giữa các đế quốc tư bản là chắc chắn ; những đường lối "bảo vệ hoà b́nh" đều hăo. Khi chiến tranh đă nổ, và nó sẽ nổ, không do giai cấp công nhân gây ra, những người cộng sản và giai cấp công nhân nên dựa vào sự hỗn loạn và sụp đổ của các nhà nước tư bản để giật lấy chính quyền. Quả nhiên, chàng thực hiện được điều chàng đă ước đoán, tuy thoạt nh́n th́ nó chẳng khả thi tí nào : một đảng không bao nhiêu người, không có quân đội, không có tiền và vũ khí mà cướp chính quyền như chơi ở một nước Nga khổng lồ – nhưng là mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản thời đó.

b/ Trotsky hùng hổ "nguyên tắc", "lập trường", không chấp nhận hiệp ước Brest-Litovsk. Lenine thản nhiên tuyên bố : đó là một hiệp ước nhục nhă, nhưng ta không có quân đội, không có khả năng chống lại đế quốc Đức, vậy ta phải nuốt nhục kư để bảo vệ chính quyền của ta ở những nơi c̣n bảo vệ được, dựa vào nó để xây dựng lực lượng và tiếp tục đấu tranh. Kết quả ra sao, ai cũng biết.

c/ năm 1921, khi kinh tế Liên Xô lâm nguy cơ sụp đổ, chàng đưa ra đường lối NEP, đại loại cho phép h́nh thành một h́nh thái kinh tế tư bản nhưng dưới sự "lănh đạo" của nhà nước vô sản. Và tuyên bố xanh rờn :

« […] nous ne sommes pas assez civilisés pour pouvoir passer directement au socialisme, encore que nous en ayons les prémisses politiques » (Wikipedia, NEP).

"[…] chúng ta chưa đủ văn minh để có thể tiến thẳng tới chủ nghĩa xă hội, mặc dù chúng ta đă có những yếu tố ban đầu về mặt chính trị".

"Chủ nghĩa duy ư chí" của Lenine khác chủ nghĩa duy ư chí của Mao là thế : rất biện chứng.

2/ Thế th́, con đường duy nhất để tăng trưởng kinh tế là con đường… tư bản !

Động cơ và động lực của nó là : tối đa bóc lột sức lao động, tước đoạt giá trị thặng dư, tập trung nó vào một số ít tay để tích lũy vốn ở mức cần thiết cho phép công nghiệp hoá nền kinh tế et tutti quanti. Thực tế, sự phát triển kinh tế vừa qua và hiện nay của Trung Quốc dựa vào đội quân thất nghiệp dự bị khổng lồ nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản : khoảng 350 triệu "lao công", có người coi như những nô lệ mới ở đời nay !

Bước đầu, kho sức lao động rẻ tiền và cam chịu ấy cho phép Trung Quốc lôi cuốn vốn tư bản khắp thế giới vào Trung Quốc, tạo công ăn việc làm. Thuế thu được, một mặt dùng để nuôi đảng và guồng máy Nhà nước, mặt khác chui vào túi con cháu các vị lănh đạo, biến họ thành những anh tư bản đỏ đầu tiên.

Bước sau là tư bản hoá nền kinh tế. Rồi chính trị hoá, văn hoá hoá chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Hôm nay, coi như Trung Quốc đă trải qua giai đoạn tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Nó đă có :

a/ một giai cấp tư bản đích thực, tỉ phú lúc nhúc như lợn con, chỉ thua Mỹ, có khả năng cạnh tranh với các anh tư bản lớn trên thế giới, thậm chí mua IBM (Lenovo), Marionnaud… đương đầu với Google…

b/ một giai cấp tiểu tư bản đích thực. Cứ vào siêu thị xem Made in China th́ thấy.

c/ một giai cấp tiểu tư sản, một tầng lớp trung lưu đông đảo, có tri thức và kỹ năng hiện đại. Khoảng 250 triệu người, theo một số nguồn.

d/ một anh tư bản nhà nước khổng lồ. Đây là h́nh thái tư bản đặc thù Trung Quốc. Rất khác tư bản nhà nước ở các nước dầu lửa. Ở đó, nhà nước gắn với một gia đ́nh, một ḍng họ, một bộ tộc, nó là nhà nước của tư nhân. Ở Trung Quốc, nó là nhà nước quan lại của một đảng có 66 triệu đảng viên và 3,5 triệu tổ chức quần chúng (Google) !

e/ một giai cấp công nhân tự-thân, chưa biết v́-ḿnh, con rất gần với giai cấp nông dân cũng đang ở h́nh thái ấy.

3/ Từ tư bản rừng đi tới tư bản văn minh ?

Với một "hạ tầng cơ sở" như thế, với khuynh hướng tư bản hoá không cưỡng lại được của nó, "thượng tầng kiến trúc" hiện hữu không thể tồn tại măi được. Những anh lănh đạo Trung Quốc ư thức rơ điều ấy. Họ rất macxít ! Học măi trường Đảng để giành quyền giành ghế, cũng c̣n lại chút ǵ chứ !

Về thực chất, chế độ hiện nay ở Trung Quốc là tư bản rừng. Không có nghĩa là vô tổ chức, ngược lại. Mafia có tổ chức lắm chứ ! Nghĩa là : không dựa vào những giá trị nhân bản của một nước văn minh. Những vấn đề cơ bản đều phải giải quyết trong bóng tối bằng quyền lực, bạo lực, bưng bít thông tin, gian dối nhau và gian dối chính ḿnh et tutti quanti. Chế độ ấy có thể tồn tại hàng chục năm, không thể ổn định măi được, không thể dẫn tới một xă hội ôn hoà nhờ sự đồng thuận tối thiểu vững chắc của các tầng lớp nhân dân về một số giá trị văn hoá nền tảng.

"Triết lư" "mèo trắng mèo đen" có chức năng che giấu nội dung thực của quá tŕnh phát triển kinh tế, chính trị của Trung Quốc mấy thập kỷ vừa qua. Cũng chỉ để lừa bàn dân Trung Quốc thôi, chứ người đời cũng đă rơ, tuy hơi muộn : tư bản toàn trị. Không minh bạch và tử tế bằng ư tưởng này của Nguyễn Khắc Viện ở cuối đời ḿnh : ta đành đi vào con đường tư bản, nhưng đảng ta cũng nên lợi dụng quyền lực chính trị hiện có của ḿnh để khiến bước đường ấy bớt đau khổ cho người lao động. Thế mới là ư ngay, lời thẳng, ai cũng hiểu và làm được trong chừng mực nào đó. Đương nhiên, ao ước ấy, lâu dài, hăo. Nhưng trước mắt, trong một khoảnh thời gian nào đó, có biết bao chuyện đáng làm trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xă hội, giáo dục, văn hoá, luật pháp, et tutti quanti… thừa để thoả măn một đời hành-động. Đời người ngắn thôi mà, làm được điều ǵ tử tế hôm nay, cứ làm.

Triết lư duy ư chí của Mao Trạch Động đă khiến kinh tế Trung Quốc sụp đổ. "Triết lư" "mèo trắng mèo đen" của Đặng Tiểu B́nh đă đưa Trung Quốc tới "chế độ" tư bản rừng. Lịch sử tự nhiên ở khắp nơi cũng thế thôi, cần ǵ triết với lư ! Nội dung văn hoá đích thực của nó là thế, cần ǵ phải lư luận lôi thôi mới hiểu được ! Vấn đề của mấy anh lănh đạo Trung Quốc ngày nay là, từ đó, t́m ra con đường đi tới tư bản văn minh, tư bản có văn hoá, do đó mà tự nó ổn định, tư bản dựa trên những giá trị của những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu[1] đă từng chinh phục nhân loại.

Khả thi chăng ? Đây là chuyện đáng t́m hiểu, suy ngẫm.

Tư bản Âu Châu cũng đă từng có giai đoạn tư bản rừng với hai bộ mặt khác nhau.

a/ ở các thuộc địa, rừng rú đích thực, trong nghĩa thông thường :

Cha trốn ra Ḥn Gay cuốc mỏ

Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu

Bán thân đổi mấy đồng xu

Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!

(Tố Hữu. Thế đấy, ngay Tố Hữu cũng đă từng là một thanh niên Ziao Chỉ yêu nước thương ṇi, nằm tù mà vẫn làm thơ Ziao Chỉ. Trước khi biến thành quan lại CSZC.)

Chẳng khác ǵ mấy anh "lao công" ngày nay cho lắm.

b/ ở trong nước tư bản

Có lúc dă man thật : trẻ con 5 tuổi có thể phải lao động cho chủ 12-14 giờ mỗi ngày để lĩnh một ngày công. Nhưng luôn luôn bị luật pháp rằng buộc. Luật pháp ấy dựa vào những giá trị nền tảng của xă hôi ghi trong hiến pháp. Nền tảng ấy khẳng định một số nguyên lư, trong đó có :

– mỗi con người là một cá thể độc lập nhưng có bản chất như nhau.

– trong bản chất ấy, có tự do và lư tính.

Do đó, mọi người b́nh đẳng với nhau, mọi người đều phải được hưởng những quyền bất khả đoạt (inaliénable) của con người (gắn với bản chất người "tự nhiên" của nó, khiến nó người).

Cộng với những nguyên lư khác, quyền tư hữu chẳng hạn. Những nguyên lư ấy được gom dưới từ ngữ "nhân quyền", ngọn cờ ư thức hệ của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 20.

Luật pháp là phương tiện thực hiện nhân quyền, đảm bảo cho mọi người được hưởng chúng như nhau. V́ thế, không ai có quyền đứng trên pháp luật và pháp luật không được trái phép với hiến pháp.

V́ sao trong hiến pháp các nước tư bản Tây Âu lại có những nguyên lư hoàn toàn trái ngược với lôgích vận động của tư bản như thế ? Trong lôgích vận động của tư bản, mục tiêu duy nhất và cuối cùng là tước đoạt tối đa – với bất cứ giá nào –, giá trị thặng dư do lao động của người khác tạo ra để tăng tỷ lệ lợi nhuận cho chủ tư bản. Chẳng đạo đức, môi trường ǵ hết ráo. Chính những anh "thủ lĩnh công nghiệp" (capitaines d'industrie) lừng danh cũng thoải mái tuyên bố : nhiệm vụ của tôi là kiếm lời, làm kinh tế, không là làm chuyện xă hội.

Trong vô vàn lư do, có thể có :

a/ lư do văn hoá.

Ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Hy Lạp và La Mă (chế dộ chính trị dân chủ), chế độ pháp quyền (La Mă), "truyền thống" lạ lùng gắn tư duy triết với tư duy khoa học (Hy Lạp).

b/ lư do ư thức hệ.

Niềm tin tuyệt đối rằng sự phát triển của lư trí khoa học trong mọi lĩnh vực của tư duy, kể cả kinh tế học, tâm lư học, xă hội học và… triết (sic), sẽ giải quyết hết những bệnh tật của xă hội. Ư thức hệ này đă thống trị văn hoá Tây Âu từ thế kỷ 18 cho tới ngày nay (tuy không c̣n tuyệt đối như trước).

c/ lư do… lịch sử[2].

Mục đích của cách mạng tư sản, ở Pháp chẳng hạn, là lật đổ nhà nước phong kiến, thay vào đó một nhà nước tư sản, tạo điều kiện chính trị cho kinh tế tư bản thoải mái phát triển theo lôgích nội tại của nó, cho giai cấp tư bản thoải mái bóc lột sức lao động trong xă hội. Không phải chuyện đùa, chỉ lư sự thôi mà làm được : nhà nước quân chủ Pháp thời ấy là một "sức mạnh vật chất" không xoàng tí nào, ngay Voltaire cũng phải chạy mặt. Muốn lật nó, phải có lực lượng. Giai cấp tư sản Pháp lúc đó, tuy đă thắng thế về mặt kinh tế và tư tuởng, không có lực lượng vũ trang, không thể dựa vào sức ḿnh mà lật đổ được nhà nước quân chủ và giật được chính quyền. Nó phải dựa vào lực lượng… quần chúng. Đa số quần chúng, nhất là những kẻ dám thí mạng để thoát thân bần cùng, thuộc giai cấp… công nhân và nông dân. Muốn tập hợp được lực lượng cần thiết để đánh gục chính quyền quân chủ, giai cấp tư sản phải đưa vào cương lĩnh chính trị của nó quyền lời của giai cấp công nhân và nông dân, ít nhất dưới h́nh thái trừu tượng nhất (lừa nhau mà), h́nh thái khẩu hiệu bảo vệ những giá trị nhân bản và quyền lợi cho mọi người. Nó đă ít nhiều làm được chuyện ấy v́, đúng thế, bản thân những giai cấp công nhân và nông dân ở thời đó, cũng như nó, đều bị chế độ quân chủ phong kiến đàn áp, bóc lột. Mặt khác, nó – và những ư thức hệ gia của nó – chân thật tin rằng điều ǵ tốt cho anh tư bản cũng tốt cho mọi người. Mọi người có cùng bản chất mà…

Nhưng sau khi nó lật đổ nhà nước quân chủ phong kiến, lên nắm chính quyền th́ đấu tranh giai cấp giữa nó và giai cấp công nhân liền phát triển, ngày càng gay gắt, khiến nó phải đồng minh với giai cấp phong kiến, nhưng ở vị trí bề trên, tạo ra những chế độ chính trị quái đản với "ông vua tư sản" (le roi bourgeois) et tutti quanti.

Trong thế kỷ 20, với thế chiến thứ nhất do nó gây ra và sự h́nh thành của Liên Xô, rồi với thế chiến thứ hai, cũng do nó gây ra và sự h́nh thành khối các nước "xă hội chủ nghĩa", đồng thời sự bùng nổ của các phong trào chống đế quốc, giải phóng dân tộc ở khắp địa cầu, song song với sự lớn mạnh của các đảng cộng sản ở Châu Âu, nó lâm vào nguy cơ bị tiêu diệt. Để thoát nguy cơ ấy, nó phải :

a/ ráo riết vận dụng khoa học vào kỹ thuật sản xuất, quản lư, kinh doanh. Đây là sở trường hay, như Marx nói, là nhiệm vụ lịch sử của nó.

b/ chia chác một phần giá trị thặng dư cho giai cấp công nhân và những tầng lớp lao động khác, khiến cuộc sống vật chất của họ đỡ cơ cực, cải thiện nhanh chưa từng thấy.

c/ nới rộng những quyền tự do mà trước kia phải trả bằng máu mới có được (biểu t́nh, đ́nh công, tuyên truyền, thông tin, et tutti quanti).

Lư thú thay, những điều mà nó miễn cưỡng làm, lại trở thành ngọn cờ ư thức hệ hữu dụng của nó để chống lại những chế đội toàn trị hay độc tài chống nó (dù chỉ v́ chủ nghĩa dân tộc) đang h́nh thành trên thế giới, dựa trên những nền kinh tế lạc hậu và văn hoá của thời trung cổ dù khoác áo ư thức hệ "xă hội chủ nghĩa".

Tiên sư, mấy thằng trí thức tả khuynh như ta thời ấy phải dám gánh trách nhiệm này với người đời, hè hè…

Đó là 30 năm phát triển vinh quang (30 glorieuses) của chế độ tư bản ở Châu Âu. Những nước tiêu biểu nhất là các nước Bắc Âu với đường lối và ư thức hệ xă hội chủ nghĩa dân chủ (social démocratie).

Có thể đây là tiếng hát nhân bản cuối cùng của con thiên nga. (Le chant du cygne). Cuối thập niên 1980, chủ nghĩa tư bản, nghĩa là kinh tế tư bản với ư thức hệ đặc thù của nó, toàn thắng. Đầu thập niên 1990, nó không c̣n phải thoả hiệp với bất cứ ai nữa. Nó có thể thoải mái phát triển theo đúng lôgích nội tại của nó : lợi nhuận tối đa cho chủ tư bản[3], bóc lột sức lao động tối đa, với bất giá nào. Ai cưỡng lại, nó đập, cách này cách nọ, tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh lịch sử và văn hoá. Ngọn cờ tự do – nhân quyền trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển ấy ! Tán dóc chơi chơi với bàn dân và trí thức trời ơi đất hỡi của bản xứ th́ được, dựa vào niềm tin và tấm ḷng nhân đạo "lỗi thời" của chúng, bằng ngôn từ thôi, để vớt ít lá phiếu th́ càng hay, càng "chính trị", chứ thực sự bảo vệ nó ở đời tư bản th́… chết. Khi muốn khai thác sức lao động rẻ mạt, hoàn toàn không được ai bảo vệ, có khi c̣n ngược lại, của Trung Quốc, khi muốn bán hàng hoá vào thị trường khổng lồ này (thị trường xe hơi số một trên thế giới) mà cứ lải nhải tự do, nhân quyền th́… ô hô ai tai ! Chế độ chính trị phù hợp nhất với lôgích vận động của tư bản, chính là chế độ tư bản rừng ở Trung Quốc ! V́ thế, tư bản quốc tế rất mê, chỉ lâu lâu phàn nàn cho có lệ đối với "dân ḿnh", c̣n ngày ngày vẫn làm ăn ở Trung Quốc và mong muốn được làm ăn măi như thế. Chứ anh Trung Quốc lại bắt các hăng tư bản ngoại quốc trực tiếp hay gián tiếp đầu tư ở Trung Quốc trả lương cho ra hồn người, đóng bảo hiểm xă hội và quỹ hưu trí cho "lao công" th́… chán thật, phi "kinh tế", phi "khoa học" quá ! Hè hè…

Hậu quả của sự phát triển tư bản này ở Pháp là : "vô sản hoá" và "bần cùng hoá" bàn dân "nước ḿnh". Lại Karl Marx, chán thật !

Ở Pháp, gần một nửa vốn của 40 công ty tiêu biểu cho tư bản "Pháp" (CAC40) nằm trong tay người ngoại quốc.

Năm 2006, 1/8 người sống dưới mức nghèo chính thức "seuil officiel de pauvreté" (Wikipedia) : 7,9 người sống với dưới 880€/tháng (2006) ; ½ trong số đó sống với dưới 720€/tháng và trong lợi tức của 10% nghèo nhất, 42% do  trợ cấp xă hội.

Dường như bây giờ, 2010, c̣n tồi hơn.

Kinh thật. Nhưng nếu Pháp là Trung Quốc, không có lịch sử đấu tranh giai cấp của ḿnh trong thời đại tư bản h́nh thành và phát triển, th́ đám người kia đă trở thành "lao công" kiểu Trung Quốc, không đáng bàn tới, chí ít là trong các lư thuyết kinh tế khoa học  nghiêm chỉnh, và chủ tư bản "Pháp" chẳng cần dẹp xí nghiệp ở Pháp để xây xí nghiệp ở Trung Quốc. Giấc mộng của các hiệp sĩ tư bản đó.

Bản thân văn hoá của thời Khai sáng (thế kỷ 18, Châu Âu) cũng đang biến thành chướng ngại vật cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đúng theo lôgích nội tại của nó. Do đó, nói chung, đường lối của các chính trị gia Tây Âu, tả cũng như hữu, từ khi khối "xă hội chủ nghĩa" tự sụp đổ – đáng lắm, hè hè –, là, trong thực tế hàng ngày, một cách rất hợp pháp, xoá bỏ những thỏa hiệp giai cấp mà tư bản đă phải chấp nhận trong suốt thế kỷ 20 và, trong ư thức hệ, biện minh cho hành động phi nhân đạo của tư bản đă toàn thắng ngày nay.

4/ Câu hỏi

Chế độ Trung Quốc ngày nay, về "hạ tầng cơ sở" là tư bản. Về thượng tầng kiến trúc là quyền lực rừng quan lại truyền thống của Trung Quốc. Về văn hoá, tư tưởng, th́ "mèo trắng, mèo đen"…, thế nào cũng được, chẳng là ǵ cả.

Tư tưởng của Khổng Tử có thế mang lại cho nó nền tảng văn hoá cần thiết cho một chế độ chính trị hiện đại và văn minh lâu bền khổng ? Tôi không tin lắm. Tư tưởng của Thế kư khai sáng có thể mang lại cho nó nền tảng ấy không ? Tôi không tin lắm : ngay tại các nước tư bản Tây Âu, tư tưởng ấy đă trở thành đối tượng thù nghịch của chủ nghĩa tư bản.

Nói như Marx, bản thân chế độ tư bản Tây Âu đă khai sinh ra nền tảng của một nền văn minh lớn hơn ư thức hệ đặc thù của nó. Nay, để tiếp tục tồn tại và phát triển như nó là, nó phải phủ nhận nền văn minh do chính nó tạo ra. Nhại ư thức hệ chính thức công khai lỗi thời của nó – ngay cả đối với chính nó –, chẳng ích ǵ. Thà đi theo lôgích vận động "phi ư thức hệ" kinh hoàng của nó, lời hơn. Đó là điều Trung Quốc đă làm và đă thành công. Nhưng rồi th́ cũng chẳng thể nào thoát được mâu thuẫn đang khiến nó khắc khoải.

Để kết thúc bài này, v́ tôi đă viết nó nhân đọc một bài suy ngẫm của một người Việt về thân phận làm người Việt hôm nay, so sánh VN với Trung Quốc, tôi xin liều một ư sau, rất macxít, lỗi thời.

Người Ziao Chỉ ḿnh có thói quen nghĩ rằng ngôn từ là sự thật hay, chí ít, cũng có khả năng trở thành sự thật. Một chữ, là thầy ; nửa chữ cũng là thầy ! Đúng quá ! Chính Engels đă viết : mặt nào đó, con người là một thực thể duy tâm (idéaliste), trong nghĩa này : ở nó, ăn ngủ đụ ỉa đều phải thông qua óc năo. Và óc năo đó vận động theo văn hoá của người đời, xưa và nay.

Ở Trung Quốc, văn hoá của người đời, xưa và nay, cơ bản là văn hoá Đại Hán. Thế thôi. Nó có mặt phù hợp với quá tŕnh tư bản hoá Trung Quốc, mặt con người lệ thuộc những giá trị của Thánh hiềnThiên tử, thay v́ "tự nhiên", "khoa học", "duy lư" ở Tây Âu. Không có ǵ đáng cho ta, người Ziao Chỉ quan tâm hết – khi người đời cho phép ta làm người Ziao Chỉ trong thời đại này.

Nó chẳng thể nào phù hợp với văn hoá Ziao Chỉ, dù văn hoá Ziao Chỉ, có thể tới 75% (về mặt ngôn từ), là văn hoá Tiểu Hán. Nó chỉ có thể tiêu diệt văn hoá Ziao Chỉ thôi.

Vậy, trong thời đại này, ta c̣n muốn làm người Ziao Chỉ không ?

Riêng tôi khẳng định : có. Ngay trong thời đại chủ nghĩa tư bản thống trị cả nhân loại về nhiều mặt dưới nhiều h́nh thái ư thức hệ, God bless America or Đại Hán Mèo trắng mèo đen et tutti quanti.

V́ sao ?

V́, tất cả những thứ ấy, ta có khả năng tiếp nhận, hiểu, tiêu hoá, biến hay không thành giá trị hoặc công cụ hành động của chính ḿnh để làm ḿnh. Khi chúng ta vẫn c̣n một cái ḿnh. Cái ḿnh khiến cho ngày nay, sau bấy nhiêu thế kỷ kinh hoàng, trên quả đất này vẫn c̣n một dân tộc gọi là Việt Nam và một tiếng nói gọi là tiếng Việt. Cái ḿnh ấy phải vươn lên ngang tầm thời đại, và có thể hơn nữa, mới tồn tại được trong thị trường kinh tế tư bản toàn cầu hoá này. "Triết lư" "mèo trắng mèo đen" chẳng thể nào giúp nó làm chuyện ấy.

Điên thật, hè hè…

2010-02-27

 



[1] Nhà cầm quyền Trung Quốc đang muốn dùng triết lư của Khổng Tử làm nền tảng văn hoá cho chế độ chính trị của họ. Nếu triết lư ấy có khả năng góp phần tạo ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và h́nh thái kinh tế xă hội tư bản đă cho phép Tây Âu thống trị thế giới th́ nó đă làm điều ấy ở Trung Quốc từ lâu rồi. Tuy vậy, trong chức năng chấn áp tư tưởng, nó hữu dụng cho chủ nghĩa tư bản : con người là sản phẩm của lịch sử mà, và lịch sử Trung Quốc không nhỏ, không ngắn tí nào. Dĩ nhiên, tôi không đả kích cả gói tư tưởng của Không Tử ! Ngay Ky Tô giáo cũng đă giữ vai tṛ ấy ở Tây Âu suốt thế kỷ 19 mà.

[2] Quyển Marx et Engels, Manifeste du Parti communiste, Les livres qui ont changé le monde, nxb Le Monde – Flammarion, đăng lại tác phẩm Le 18 Brumaire de Louis Bonaparte của Marx. Trong tác phẩm này, Marx cho thấy người ta có thể hành động thực sự v́ mục đích ǵ trong khi vẫn tưởng tượng và nói tới những giá trị khác chẳng liên quan tới mục đích thực của hành động. Than ôi, lại biện chứng !

[3] Và,

a/ một tầng lớp tư bản chức năng cần thiết cho sự vận hành của tư bản v́ bản thân anh tư bản sở hữu thường không có khả năng điều khiển hữu hiệu vốn tư bản của ḿnh.

b/ một tầng lớp tư bản ư thức hệ để bịa ra những lư lẽ giúp bàn dân nuốt trôi thân phận hẩm hiu của ḿnh. Một vấn đề "nư nuận" lớn hiện nay, nằm ngoài đề tài của bài này.