Trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, câu hỏi này đáng đặt : một khi hành động thiết thực của chính quyền Mỹ chửi ư thức hệ kinh tế chính thống của nó th́ có vấn đề đáng suy ngẫm ? Không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật kinh tế thôi. Dù sao kinh tế đâu phải là vật lư, dù là lượng tử hay tương đối. Nó là quan hệ rất "vật chất" hàng ngày trong cơi trung mô giữa người với người trong cuộc đồng sinh, cứ đi mua một khúc bánh ḿ th́ thấy. Nói nghe hơi bần tiện, không xứng với "khoa học" kinh tế tí nào. Nhưng đó là thực tế của nước Pháp : sau thế chiến thứ 2, giá bánh ḿ ở Pháp do... nhà nước quyết định. Tới 1978 (sic) mới được thả lỏng ! Tới 1986 (resic), mới được tự do kinh tế thị trường. Thế là thông minh, chẳng mấy ai kêu ca cả.
Nếu quan hệ kinh tế chỉ có cơ sở duy nhất hoặc quyết định nhất là niềm tin của cá nhân này hay cá nhân nọ, chưa kể tới cái cá nhân quái đản mang tên "thị trường", v́ h́nh như nó cũng có... tâm lư, th́ ta nên dẹp tính khoa học của môn kinh tế học.
Những biện pháp ngày nay của các chính quyền Mỹ và Châu Âu "đúng hay sai", sẽ thành công hay thất bại, tôi không quan tâm lắm v́, như mọi người, tôi chẳng có thể làm ǵ khác ngoài gánh chịu. Ba bốn năm nữa th́ tôi có quyền đi bầu, nhưng đă quá muộn. Nhưng điều này, tôi có thể tạm tin được : kẻ lănh đủ nặng nề nhất (hiện tại và tương lai) không phải những người cả gan đánh cá tiền và đời ḿnh với sự rủi ro của thị trường mà là bàn dân hiền lành vừa không có bản lĩnh vừa không có điều kiện để đánh cá, chỉ biết làm ăn cần cù lương thiện để sống thôi. Điều ấy gọi là ǵ, tôi không biết, nhưng không thể gọi là khoa học được.
Theo tôi, đây là đề tài nghiên cứu thực sự khoa học về vấn đề này, ai làm được đáng lănh một giải "Nobel kinh tế" có giá trị khác hẳn cái giải Nobel kinh tế của hai ngài Mỹ đă dùng phương tŕnh toán bí hiểm để làm ch́m xuồng một fond d'investissement Mỹ :
Vẽ một sơ đồ, dĩ nhiên là trừu tượng, đơn giản hoá, nhưng những kẻ ngoại đạo như tôi hiểu được về mặt lôgích h́nh thức thôi, cho thấy quá tŕnh vận động của những lượng tiền có đối chiếu hàng hoá (một căn nhà đă xây = 1 triệu $ thực thụ chẳng hạn) và, song song, sự vận động và tăng trưởng đă có thực của những lượng "tiền" ảo (toàn bằng giấy mực kế toán) khổng lồ dẫn tới t́nh trạng hôm nay. Với kho dữ liệu sẵn có, người ta dùng nó để ghi nợ lẫn nhau từng giờ từng phút từng giây mà, có khó khăn ǵ ? Chẳng cần biết ai tin ai như thế nào, chỉ cần ghi nhận và phân tích những sự kiện đă rồi mà thôi. Về mặt phương tiện, đâu cần tới cái CERN (trung tâm nghiên cứu những hạt cơ bản, lớn nhất trên thế giới) của đám vật lư lư thuyết ! Về mặt tŕnh bày, mấy nhà vật lư tŕnh bày thuyết lượng tử và tương đối, một người zốt đặc cán mai trong lĩnh vực này như tôi, vẫn có cảm tưởng ḿnh hiểu được. Hai tháng nay, tôi đọc nhiều bài vở của kinh tế gia tứ xứ về đề tài này, tôi chẳng hiểu ǵ cả. Thế th́ có vấn đề... lư luận. Ít nhất là đối với tôi, tôi không có khả năng lư luận tới mức cao siêu của các ngài ngay cả khi các ngài viết cho kẻ ngoại đạo đọc. Điều ǵ tôi không hiểu nổi, tôi chưa tin.
2008-10-09