Một kiểu lư luận hăo

 

Một cuộc tranh luận hăo

 

Diễn Đàn – Forum vừa đăng bài :

Tiến thoái lưỡng nan

Trần B́nh Cập nhật : 04/12/2010 18:04

"Outsource" hay không? Một vấn đề đang được các nhà kinh tế Mỹ tranh căi.

Ông Trần B́nh thuật lại một cuộc tranh luận ở Mỹ tại đại học Harvard trong lĩnh vực kinh tế học.

Cuộc tranh luận khá điển h́nh cho một kiểu suy luận phổ biến rất ăn khách.

Tôi không là chuyên gia hay học giả trong lĩnh vực kinh tế học[1]. Kiến thức của tôi về môn này vỏn vẹn một bằng cử nhân Pháp, thập niên… 60, đôi điều học lỏm trong Tư bản luận của Karl Marx, vài quyển sách tôi đọc sau đó. Xin nói trước để độc giả cần kiến thức kinh tế "hiện đại" "vững chắc" đỡ mất thời giờ.

Bài này liều t́m hiểu và đánh giá kiểu suy luận của các học giả Mỹ đă tham gia tranh luận. Ta t́m hiểu một kiểu suy luận thôi, ở đây là suy luận về kinh tế, nhưng đối với nhiều môn "khoa học" nhân văn ("sciences" humaines) khác th́ cũng na ná. V́ thế, tôi sẽ không trích tên ai.

*

Vấn đề là ǵ ?

1/ Outsourcing có làm giảm ưu thế cạnh tranh của nước Mỹ (và các nước tư bản Tây Âu) đối với các nền kinh tế mới nổi, điển h́nh là Trung Quốc, Ấn Độ, và Brésil không ?

Outsourcing phải hiểu trong nghĩa rộng này :

"Trước tiên cần xác định phạm vi của cuộc thảo luận không chỉ giới hạn ở nghĩa hẹp của từ outsource, tức là thuê nước ngoài làm gia công hay cung cấp dịch vụ, mà c̣n bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài."

2/ Những luận cứ phản bác

a/ Ưu thế cạnh tranh không tuỳ thuộc lao động rẻ tiền, tuỳ thuộc khả năng sáng tạo sản phẩm cao cấp (nhờ kiến thức khoa học) và dịch vụ cao cấp (từ dịch vụ ở đây nhập nhằng, không có định nghĩa rơ ràng. Cuộc tranh luận kinh tế học nào mà chẳng thế, đành vậy…)

" Outsource có thể giúp cho chuyên viên thoát ra khỏi các công việc lặp lại hàng ngày để có thể tập trung vào các hoạt động phát minh và giao dịch với khách hàng."

Tóm lại : ta (Mỹ) cứ dùng lao động tay chân hay tri thức thấp rẻ tiền của những nước khác sản xuất thay ta và hưởng lời chút đỉnh. Riêng ta th́ tập trung sáng tạo và bán sản phẩm hay dịch vụ cao cấp để hưởng phần lớn.

b/ nước Mỹ chỉ cần giữ thế thượng phong trong lĩnh vực sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp mới. Điều ấy có thể đảm bảo được nhờ khoa học kỹ thuật tiên tiến và năng khiếu sáng tạo đặc thù của người Mỹ.

2/ Luận điểm bảo vệ

"Một quan điểm phi lư, nhưng thịnh hành suốt 25 năm qua là nước Mỹ có thể lớn mạnh trong vai tṛ của trung tâm sáng tạo, c̣n việc sản xuất sản phẩm mà quốc gia này phát minh và thiết kế là phần việc của các nước khác. Quan điểm này dựa trên giả định hoàn toàn sai lầm rằng có thể tách rời R&D (nghiên cứu và phát triển) với sản xuất."[2]

"Để có thể sáng tạo, bạn cần có những phản hồi hai chiều. Bạn cần chuyển giao kiến thức từ R&D vào sản xuất, ngược lại bạn cũng cần phải đưa kiến thức từ sản xuất trở lại R&D. Hoạt động sản xuất sẽ h́nh thành hiểu biết về quy tŕnh và thiết kế sản phẩm."

"Một hệ lụy quan trọng là một khi năng lực sản xuất chuyển nhượng sang một quốc gia khác th́ năng lực thiết kế và R&D cũng dần dà theo sau."

"duy tŕ các năng lực sản xuất trong nước không những thiết yếu cho việc phát huy khả năng sáng tạo mà c̣n để tạo ra công ăn việc làm, nhờ vào thành quả của các phát minh." 

"Về mặt quản trị doanh nghiệp, chiến lược phát triển không thể bị chi phối nặng nề bởi những mục tiêu ngắn do áp lực của thị trường tài chánh (các báo định kỳ) mà cần phải cân đối với yêu cầu đầu tư dài hạn và lợi ích lâu dài."

Một kiểu suy luận phổ biến

Tuy bảo vệ những lập luận trái ngược nhau, kiểu lư luận của hai bên như nhau, rất điển h́nh.

a/ lồng một khung suy luận cũ, ít nhiều có giá trị trong một bối cảnh lịch sử nhất định, lên một hiện tượng mới.

b/ hồn nhiên "đồng nhất" hay "thống nhất" hai phạm trù, tuy có liên quan với nhau nhưng rất khác nhau, của tư duy.

c/ bàn về hành động của con người mà quên béng động cơ của con người khi hành động.

Hai phạm trù bị đồng nhất ở đây là : Công ty tư bảnnước Mỹ, qua khái niệm ưu thế cạnh tranh [của cả hai, như một ! Sic].

Điều này bắt đầu ngay từ… câu hỏi. Ai cũng biết, hỏi là trả lời. Hoặc hoặc không[3], thế nào cũng được, thiếu ǵ lư lẽ bùi tai : nào là kiến thức khoa học, kỹ thuật, nào là năng khiếu sáng tạo, nào là nạn thất nghiệp, cái ǵ cũng dùng được để biện minh cho luận điểm này hay luận điểm ngược lại. "Khách hàng" thoải mái mua theo sở thích của ḿnh.

Khái niệm ưu thế cạnh tranh gắn liền với công ty tư bản như hồn với xác, bất kể dưới h́nh thái nào : sản xuất, dịch vụ, tài chính, e tutti quanti. Cạnh tranh ở đây là cạnh tranh với công ty tư bản khác trong thị trường, kể cả công ty tư bản quốc doanh. Không là cạnh tranh giữa các nhà nước trong tư cách nhà nước. Xưa nay, các nhà nước "cạnh tranh" với nhau bằng quân sự hay ngoại giao[4] ! Không có quân đội hùng hậu th́ chỉ có ngoại giao hăo thôi. Quan hệ giữa hai loại cạnh tranh trên như thế nào ? Ngày nay c̣n lại ǵ ? Hạ hồi phân giải.

V́ thế, từ lâu, khuynh hướng hành động cơ bản của giai cấp tư bản Tây Âu là phá bỏ mọi biên giới kinh tế, biến cả thế giới thành một thị trường tự do, tư hữu hoá tất cả các công ty quốc doanh, chí ít cũng ép chúng hoạt động như một công ty tư bản b́nh thường, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, trừ khi là… giúp nó cạnh tranh, cách này cách khác, với khả năng đặc thù của một nhà nước[5].

Lôgíc vận động của công ty tư bản, ai cũng biết : lợi nhuận tối đa, nhanh nhất, chiếm hữu "phần thị trường", tiêu diệt và thu mua anh tư bản yếu kém hơn và, như Khổng Minh dạy… cứ thế, cứ thế ! Tất cả những chuyện khác đều phi kinh tế, phù phiếm, không là mục tiêu của họ. Họ đă cơ bản thành công trong một lĩnh vực : thị trường sản phẩm, OMC. Họ đang thành công và ráo riết tiến lên trong một lĩnh vực khác ở Châu Âu : tư hữu hoá các công ty quốc doanh hay, chí ít, bóp nghẹt tính quốc[6] doanh của chúng. C̣n một lĩnh vực cơ bản, chưa thể trực tiếp đụng tới, vẫn phải xuyên qua quyền lực chính trị của các quốc gia : thị trường sức lao động thế giới.

Đối với họ, khuynh hướng trên không thể đảo ngược : nó khớp với bản chất của phương thức sản xuất tư bản. Đúng hơn, nó là hậu quả "cần thiết" của lôgíc vận động của tư bản. Như một vị nào đó nói : không làm như thế th́ chỉ có chết !

Trong lịch sử phát triển của h́nh thái kinh tế chính trị tư bản, đă có lúc ưu thế cạnh tranh của các công ty tư bản gắn liền với phạm trù nước. Đó là suốt thời kỳ các công ty tư bản h́nh thành, phát triển, lớn mạnh trong biên giới của một quốc gia. Về mặt kinh tế, Nhà nước tư bản thuần tuư[7] có hai chức năng cơ bản :

1/ đối nội : đảm bảo cho giai cấp tư bản có điều kiện hoạt động đúng theo lôgíc vận động của nền sản xuất tư bản. Nếu cần, đă có cảnh sát, công an, luật lệ, toà án, và các… ư thức hệ gia bảo vệ.

2/ đối ngoại : phụ giúp các công ty tư bản của nước ḿnh thêm khả năng cạnh tranh. Chiếm hữu thuộc địa, kiểu này kiểu nọ, cho các công ty tư bản của nước ḿnh độc quyền thoải mái khai thác nguyên liệu và sức lao động ở đó. Cần nữa th́ chém giết nhau tơi bời với người nước khác để tạo Lebensraum, e tutti quanti, cho các công ty tư bản của nước ḿnh. Thế thôi.

Suy luận trừu tượng về phương thức sản xuất tư bản th́ thế. Nhưng lịch sử đâu phải chỉ là một khái niệm tinh khiết xám xịt khi cây đời măi măi xanh tươi, nó là hành động của con người, hàng chục hàng trăm triệu, hàng tỷ người. Do đó, lịch sử cụ thể đầy "ngoại lệ". Đúng hơn, toàn là ngoại lệ[8], nhưng trên một cơ sở chung ! "Cụ thể là cụ thể…" nghĩa là thế.

Một ngoại lệ lớn, đầy ư nghĩa, chính là quá tŕnh khoảng 30 năm đă đưa anh tư bản Âu Châu, đặc biệt là Pháp và Đức, từ kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới 2 đến thế lực ngày nay của nó trong thị trường quốc tế. T́nh h́nh lúc ấy ở Pháp thế nào ? Sức sản xuất suy sụp tới mức nhà nước phải quy định giá… bánh ḿ ! Bên ngoài, bị cả một hệ thống "xă hội chủ nghĩa" uy hiếp[9]. Bên trong bị một phong trào cộng sản hay chống tư bản rất mạnh lăm le. Chính trị gia tư sản Pháp thời ấy giỏi thật. Từ thế mong manh ấy mà giúp được các công ty tư bản lớn ở Pháp tiến lên hàng đầu thế giới, lại với sự ưng thuận của nhân dân lao động thuê. Những ngành công nghiệp mũi nhọn, không anh tư bản Pháp nào có đủ vốn đầu tư th́ Nhà nước lấy tiền của dân đầu tư trong những công ty quốc doanh nổi tiếng (hiện nay đă hay đang bị tư hữu hoá). Đầu tư mạnh vào giáo dục để tạo sức lao động có tri thức và kỹ năng cần thiết. Quan trọng nhất : chia chác giá trị thặng dư cho bàn dân lao động thuê ở một tỷ lệ đủ để đời sống của họ ngày càng khá hơn, trước mắt và lâu dài.

Khung tư duy trên có giá trị ở Pháp và nhiều nước Châu Âu trong khoảng thời gian kéo dài từ cuối thế kỷ 18 tới thập niên 1980.

Bối cảnh lịch sử mới

Bối cảnh lịch sử trên, ngày nay không c̣n nữa. Chính sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản đ̣i hỏi phá vỡ khung tư duy trên. Quá tŕnh ấy, người đời gọi là "toàn cầu hoá".

a/ Bản chất của tư bản là phi tổ quốc. "Nước giàu, dân mạnh, ấm no, hạnh phúc" chẳng thể là mục đích của nó. Bàn dân Pháp thất nghiệp th́ dính dáng ǵ đến nó ? Chỉ có lợi nhuận mới đáng kể thôi.

Hơn thế, ngày nay, trong những công ty lớn ở Tây Âu, chủ tư bản càng ngày càng mang tính chất tập thể phi quốc gia. Người ngoại quốc làm chủ gần một nửa cổ phần của 40 công ty lớn nhất ở Pháp. T́nh trạng của bàn dân lao động Pháp có ǵ đáng cho nó ưu tư ? Thất nghiệp càng nhiều càng tốt : lương bổng sẽ phải hạ, cường độ lao động sẽ phải tăng, do đó giá trị thặng dư, tỷ lệ lời sẽ tăng. Thế thôi.

b/ Những thượng tầng kiến trúc đă được xây dựng từ sau chiến tranh thế giới 2, tạo môi trường an ninh thuận lợi cho các công ty tư bản Tây Âu phát triển, đă trở thành chướng ngại vật đối với sự phát triển của nó.

– Đối nội (nghĩa là đối với bàn dân lao động của một nước), phải vứt bỏ những luật lệ, tập quán, lư luận bảo vệ quyền lợi trước mắt và lâu dài của anh lao động thuê, để tăng tỷ lệ lời. Phải giảm hay xóa bỏ tất cả những thứ gọi là "phúc lợi xă hội". Như thủ tướng Raymond Barre đă cảnh cáo : nhân dân Pháp sống trên khả năng của ḿnh, ngay từ thập niên 1970 ! Lời tiên tri đó sẽ luôn luôn đúng cho tới ngày phương thức sản xuất của nó… sụp. Đúng là không làm th́ chết : chung quanh Pháp, nước nào cũng làm vậy.

– Đối ngoại (nghĩa là đối với bàn dân lao động của một nước khác[10]), phải dẹp hết những hàng rào quốc gia để nó có đủ thị trường tiêu thụ sản phẩm mà "nó tạo ra". Chưa bao giờ kiến thức khoa học phát triển và được ứng dụng nhanh vào sản xuất như trong mấy thập niên vừa qua. Sự phát triển đó của lực lượng sản xuất đ̣i hỏi một thị trường tiêu thụ toàn cầu.

c/ kho lao động rẻ tiền, ở nhiều mức chứ không chỉ vai u thịt bắp thôi, ở cách nước như Trung Quốc, Ấn độ, Brésil, Đông Âu cũ… là nguồn giá trị thặng dư lớn nhất của các công ty tư bản Tây Âu, nó không thể bỏ qua mà tồn tại được, sẽ bị công ty khác nuốt.

d/ cuối cùng, quyền lực kinh tế của anh tư bản đă thống trị quyền lực chính trị của nhà nước. Cứ coi anh Renault, vốn là một xí nghiệp quốc doanh Pháp bị tư hữu hoá, doạ thủ tướng Jospin th́ thấy : anh lôi thôi, tôi outsource ! Chính Jospin đă công khai công nhận sự bất lực của Nhà nước Pháp nhân chuyện đó. Cứ coi ng̣i bút của vài công ty chuyên chấm điểm t́nh h́nh kinh tế của các quốc gia khiến các lănh tụ quốc gia ở Châu Âu sợ hăi đến thế nào, càng thấy.

Ngày nay, trong thị trường kinh tế toàn cầu hoá, các nhà nước Tây Âu chỉ có thể làm công cụ phục vụ quyền lợi của các công ty tư bản lớn, không thể đ̣i hỏi chúng phục vụ quyền lợi của một quốc gia, một dân tộc. Cứ coi vũ điệu cái bô ngoại giao của tổng thống Sarkozy với Trung Quốc, Brésil, Inde những tháng vừa qua th́ thấy. Ngày nay, trong quan hệ giữa công ty tư bản đầu sỏ với các nhà nước, tưởng tượng rằng công ty tư bản có thể ưu tư về hoàn cảnh của nhân dân các quốc gia là mơ hăo.

Trong hoàn cảnh như thế, "đồng nhất" hay "thống nhất" quyền lợi của các công ty tư bản đầu sỏ với quyền lợi của bàn dân một nước là chuyện đùa. Nếu có thống nhất th́ chỉ có thể là thống nhất mâu thuẫn thôi. Cực đang bị phủ định là Nhà nước Mỹ và cực đang phủ định không phải các nước khác mà chính là anh tư bản Mỹ[11]. Cứ coi Obama đă ít nhiều (nhiều hơn ít) thất bại như thế nào khi muốn cải tổ nước Mỹ th́ biết…

e/ Trong suy luận với lưỡi gỗ trên, kể cả tôi, ḿnh làm ǵ có ngôn ngữ nào khác để suy luận ? con người với động cơ hành động của nó đă… biến mất. Đằng sau những khái niệm trừu tượng vô thưởng vô phạt như công ty, nhà nước, cạnh tranh, là những con người cụ thể, hành động với những động cơ khác nhau. Chẳng thể điểm hết được trong một bài báo. Chỉ xem vài tác nhân sau thôi.

– Anh tư bản sở hữu lớn. Anh này, hiện nay, đă khá phổ biến – nhất là dưới h́nh thái tài chính chẳng gắn bó ǵ với quá tŕnh sản xuất thực – thường là một anh chủ vốn tập thể khổng lồ… vô danh ! Điều duy nhất anh quan tâm là : năm nay tỷ lệ lời tăng hay giảm thế nào, phần cổ tức của tôi là bao nhiêu ? Chấm hết.

– Anh tư bản chức năng. Khá phức tạp. Tạm thời ta chỉ tính tới một số ít người quyết định hoạt động của những công ty tư bản lớn và vừa, khuếch trương nhờ xuất cảng hay… nhập cảng. Anh này không nhất thiết là chủ tư bản. Nhưng lương bổng của anh trực thuộc khả năng kiếm lời cho anh tư bản sở hữu. Giữa hai anh này đă có một h́nh thái "liên kết giai cấp" càng ngày càng phổ biến. Cứ coi lương bổng đủ kiểu và những "phúc lợi xă hội" mà anh tư bản sở hữu dành riêng cho mấy anh kia th́ thấy.

– Chính trị gia tư bản. Đám người này đă biến thành một bộ phận hữu cơ rơ ràng, công khai của phương thức sản xuất tư bản. Cứ coi chính trị gia Mỹ, cộng hoà và dân chủ, lệ thuộc lobby tư bản đến mức nào th́ thấy. Ở Pháp, những hiện tượng sau đă trở thành thường t́nh, chẳng mấy ai khó chịu nữa : cựu bộ trưởng phe tả chạy ra làm bộ trưởng cho tổng thống phe hữu ; chính trị gia, tả cũng như hữu, mất chính quyền bèn có ngay một ghế thịnh soạn trong một công ty tư bản kếch xù, với lương cao hơn cả lương tổng thống.

Chẳng có ǵ đáng lạ. Tầng lớp chính khách Pháp được đào tạo trong cùng một ḷ, kiến thức và tư duy kinh tế chẳng khác ǵ nhau. Lúc tranh cử th́ c̣n dùng ngôn từ tả hay hữu để kiếm lá phiếu ở ḷng dân. Nắm chính quyền rồi, hành động như nhau. Chuyện đă xưa rồi, từ chính phủ Fabius đầu thập niên 80…

– Ư thức hệ gia tư bản, đặc biệt trong media. Cứ coi các media Pháp càng ngày càng lệ thuộc chính quyền và chủ tư bản th́ thấy. Mới đây, anh Le Monde, nhật báo số một của Pháp, nổi tiếng độc lập tư duy, không c̣n làm chủ ḿnh nữa về mặt tư hữu, và luôn cả về mặt quản trị.

Trong bối cảnh lịch sử mới trên, đặt một câu hỏi nhập nhằng, cơ bản sai, dẫn tới tranh luận hăo. Nói xuôi nói ngược đều bùi tai, đều "đúng" v́ ai cũng đúng một nửa, sai một nữa, chẳng thể khác được. Đúng sai thế nào đi nữa cũng chẳng để làm ǵ…

Bế tắc tư tưởng, bế tắc đường lối là như thế.

Tiến thoái lưỡng nan

Ông Trần B́nh đă lựa một tựa bài cực chính xác. Không làm như thế th́ chết (anh tư bản). Tiếp tục làm như thế, sẽ có ngày… chết (anh quốc gia), tuy vẫn c̣n khá xa.

Ta xem thử v́ sao.

0/ Nhiều lư thuyết gia kinh tế nạt : kinh tế là kinh tế, ai muốn bàn chuyện khác, đặc biệt là xă hội, quốc gia, môi trường, e tutti quanti, đi chỗ khác chơi.

Nào th́ bàn về kinh tế thôi vậy.

Phương thức sản xuất tư bản dựa vào hai thị trường cơ bản[12].

1/ Thị trường sức lao động.

Dưới mọi h́nh thái : sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu và phát triển (R&D), e tutti quanti. Ở mọi mức độ : đơn giản, phức tạp, tiên tiến, mũi nhọn…

Đây là thị trường cơ bản thứ nhất. Toàn bộ giá trị thặng dư từ đó mà ra. Sau đó chia chác như thế nào dưới h́nh thái nào, qua cách tŕnh bày nào, th́… tuỳ : tiền lời trả cho anh tư bản tài chính, thuế sản xuất, thuế nhập khẩu, xuất khẩu, địa tức (rente foncière), siêu lương bổng và những dù vàng (parachute doré) cho anh tư bản chức năng, chính trị gia, e tutti quanti.

2/ Thị trường trao đổi sản phẩm.

Tôi cố ư không dùng cụm từ quen thuộc, thị trường trao đổi hàng hoá, cho rơ ràng v́ trong kinh tế tư bản th́ sức lao động của con người cũng biến thành hàng hoá có giá trị được "tính toán" theo cùng chuẩn với giá trị của các hàng hoá khác[13]. Phải công nhận, kinh tế tư bản là phương thức sản xuất hữu lư nhất mà loài người đă từng sáng tạo ra. Hữu lư không có nghĩa là hữu t́nh hay nhân đạo nhe.

Đây là thị trường cơ bản thứ hai. V́ sản xuất xong mà chẳng bán được sản phẩm th́ mất cả ch́ lẫn chài.

Thể thống nhất mâu thuẫn giữa hai thị trường trên[14]

a/ sức lao động càng rẻ, giá trị thặng dư càng nhiều, tỷ lệ lời càng tăng, khả năng chiếm "phần thị trường" càng mạnh, khả năng "làm thịt" công ty khác càng nhiều, khả năng tập trung vốn, ứng dụng khoa học và kỹ thuật để sản xuất cũng tăng theo, năng suất lao động tăng, sức sản xuất càng ngày càng nhiều càng nhanh, sản phẩm càng ngày càng "thừa mứa", cần có thị trường tiêu thụ càng rộng lớn hơn.[15]

b/ thị trường tiêu thụ cơ bản nhất chính là tiêu thụ của… bàn dân lao động[16]. Họ có công ăn việc làm, hưởng lương bổng càng nhiều th́ thị trường tiêu thụ càng lớn. Trên "nguyên tắc" khả năng tiêu thụ của bàn dân là… vô tận ! Ăn no rồi lại muốn ăn ngon, mặc ấm rồi th́ muốn mặc đẹp, đạp xe đạp chán rồi th́ muốn lái xe hơi, có mái nhà che mưa nắng rồi ắt muốn biệt thự sang… Nếu giá trị thặng dự được chia chác một cách "công b́nh" hơn th́ quả vậy, nhưng tốc độ phát triên của công ty tử bản sẽ phải chậm lại[17]. Món này, trong tư duy kinh tế thời thượng Tây U gọi là "cercle vertueux", đại khái thế này : tiêu thụ của bàn dân tăng, cầu tăng, vốn tư bản sẽ ào ào đầu tư vào sản xuất để cung đáp ứng cầu, sẽ tạo thêm công ăn việc làm và, qua đó, khiến cầu tăng, e tutti quanti. Keynes đó. Quả không sai – trong một bối cảnh lịch sử nhất định. Nghe nhức xương mấy chục năm rồi, ớn chè đậu.

Nhưng nếu bàn dân thất nghiệp th́ thị trường tiêu thụ do họ tạo ra ắt co lại. Hậu quả, đương nhiên ngược lại, là anh "cercle vicieux", chẳng cần dài ḍng lôi thôi, ai cũng "hiểu" liền. Nghe nhức xương mấy chục năm rồi, ớn chè đậu.

Ở Tây Âu hiện nay, điều ấy chưa đáng lo lắm : vốn liếng của bàn dân, qua bao năm tháng "chắt chiu buộc bụng", c̣n kha khá, vẫn là thị trường tiêu thụ hạng nhất thế giới. Lại thêm lợi thế : để tránh xă hội nổi loạn, các nhà nước phải… vay, và để trả nợ sẽ phải "cạo" mănh liệt hơn bàn dân vẫn c̣n tiền để tiêu thụ, đặc biệt là "những giai cấp trung lưu" trong các nước Tây U.

Nhưng, lâu dài, sau khi anh tư bản đă vắt cạn khả năng tiêu thụ ở chính nước "của ḿnh", t́m đâu ra thị trường tiêu thụ để hoàn thành quy tŕnh cơ bản của tư bản : Tiền → Hàng Hoá → Tiền + Tiền' ?

Hiện nay, nó ở chính các nước có "nền kinh tế đang nổi". Ở đó đang h́nh thành một thị trường tiêu thụ khổng lồ gọi là "những giai cấp trung lưu" (classes moyennes). Thị trường tiêu thụ đó có thể đảm bảo cho các công ty tư bản Tây Âu tiếp tục… cứ thế, cứ thế, trong một thời gian nào đó. Nhưng các nước đó cũng đă đi vào quỹ đạo của phương thức sản xuất tư bản, sẽ phát triển theo cùng lôgíc và, cứ thế cứ thế, dẫn đến cùng kết quả.

Cuối cùng, "mâu thuẫn nội tại" của phương thức sản xuất tư bản sẽ có ngày bị giải quyết : vắt cạn khả năng tiêu thụ của người lao động thuê, mọi tầng lớp, cũng có nghĩa là vắt kiệt thị trường tiêu thụ cho phép sản phẩm của con người biến thành hàng hoá, biến thành tư bản.

*

Tiếc thay, ta sẽ không c̣n đó để xem người đời giải quyết mâu thuẫn do chính họ gây ra như thế nào. Ta sẽ ra đi với nỗi lo âu cho tương lai của lớp con cháu. Mong rằng sẽ không thông qua một chiến tranh thế giới thứ ba. Sẽ chẳng c̣n ǵ đáng bàn nữa.

Phương thức sản xuất nô lệ đă tồn tại chẳng biết bao nhiêu chục thế kỷ. Ở Châu Âu, phương thức sản xuất nông nô đă tồn tại khoảng hơn chục thế kỷ. Phương thức sản xuất tư bản mới h́nh thành cách đây vài trăm năm. Thế cũng đă đủ cho nó khiến con người sản xuất nhiều của cải hơn tất cả những ǵ họ đă từng sản xuất, khiến nhiều nền văn minh nhảy vọt trong đủ thứ lĩnh vực. Đồng thời huỷ hoại môi sinh đến mức có thể uy hiếp sự tồn tại của loài người trên quả đất này. Và đôi điều khác chẳng thơ mộng ǵ.

Bản chất của nó phi tổ quốc, phi quốc gia. Nôm na gọi là "quốc tế" cũng được. Tính "quốc tế" của giai cấp vô sản[18] chẳng là một thuộc tính tự nhiên của ai cả. Chỉ là thân phận làm thuê cho anh tư bản thôi. Chính anh tư bản, qua quan hệ sản xuất, khoác vào con người thuộc tính ấy. Chủ nhân của nhiều công nhân Việt Nam ngày nay không là người Việt. Nhà nước Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ là những sếp, thầy cai đảm bảo cho "quốc tế" khai thác sức lao động của họ, đổi lấy ít tiền c̣m, tuy có thể tính bằng triệu hay tỷ đôla, bỏ túi tham nhũng.

Marx lăng tử nói vậy. Tôi "tin" vậy. Không chỉ v́ chàng đă nói. Có đôi điều cơ bản chàng đă từng chính thức khẳng định, tôi thấy đáng nghi. V́ chính nghiệm sinh của tôi ở đời này. Hơn nửa đời, tôi sống trong bối cảnh trên. Thoải mái ăn no, mặc ấm, đôi khi c̣n "được" khoác áo trí thức, e tutti quanti. Không mê chút nào.

Ngày nay, muốn tiếp cận và suy luận về kinh tế tư bản, không nên tự giam ḿnh trong khung suy nghĩ với những khái niệm lỗi thời. Trong vận động hàng ngày của nó, những khái niệm như tổ quốc, quốc gia, xă hội, nhân quyền, môi sinh, e tutti quanti, chẳng có ư nghĩa ǵ cả. Thật khó, tôi biết : ta suy luận bằng ngôn từ. Những ngôn từ kia đă trở thành máu thịt, trí năo của ta từ lâu rồi, dứt ra sao được ? Phủ định chính ḿnh chẳng thích thú ǵ.

Dù sao, hiện nay, đối với bàn dân tứ xứ, bước vào hành-động là bước vào một nhân giới có tổ quốc, có quốc gia. Kích thước của chính trị gia lớn hay nhỏ ở đó. Để xem trong thế kỷ 21, có chính trị gia Việt Nam nào vừa thoát khỏi khung tư duy và những khái niệm hàm hồ, lỗi thời trên, vừa biết hành động cụ thể hữu hiệu không. Nếu không, chính ta, trong tư cách người Việt, đành chỉ là nửa đầu của con người theo nhân sinh quan của Marx : nó sản phẩm của lịch sử. Nửa sau, chính nó làm nên lịch sử, th́ ô hô ai tai, nó không là ta. Ta lệ thuộc tha nhân đến thế là cùng. Nếu thế, tự do của ta, tuy không hoàn toàn ảo, chỉ có dưới h́nh thái trừu tượng thôi ? Đành vậy ? Một đời ta, đă có biết bao nhiêu điều… đành vậy.

2010-12-17 / 2010-12-27



[1] và cũng chẳng là chuyên gia hay học giả trong bất cứ lĩnh vực nào của tư duy. Chỉ ham học thèm hiểu thôi. Nhưng không biết hiểu một cách dễ dăi.

[2] Lư thú. Một đề tài triết kinh điển mà vẫn thời sự. Quan hệ giữa kiến thức và lao động. Nôm na : học và hành gắn bó với nhau như thế nào ?

[3] hoặc không biết, chấm dứt tranh luận.

[4] Trên lư thuyết, có thể có cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia. Trong hoàn cảnh cụ thể nào, dưới h́nh thái nào ? không bàn ở đây, sẽ làm loăng vấn đề.

[5] Chữa lửa cho ngân hàng, bơm vốn, miễn thuế, nhờ "ngoại giao" và "hối lộ" (commission) hợp pháp hay không hợp pháp mà chiếm thị trường, dù… lỗ vốn, v́ đă có tiền Nhà nước bù lỗ, e tutti quanti…

[6] Người Pháp gọi là service public, phuc vụ công cộng. Đại khái : ai cũng có khả năng thừa hưởng.

[7] lại một khái niệm "hăo", sản phẩm lịch sử phức tạp này làm sao "thuần tuư" được !

[8] Làm ǵ có hai nước có hoàn cảnh như nhau ? Do đó, chính trị và lư thuyết gia có một luận điểm luôn luôn trúng boong : hoàn cảnh Việt Nam th́… khác ! Hết sảy…

[9] Không có quân đội Mỹ chắc đă tiêu vong.

[10] Ư thức hệ tư bản nhất quán ở đó. Tư bản đă phi tô quốc, phi quốc gia, th́ nó ứng xử với mọi quốc gia một cách rất b́nh đẳng !

[11] Nói như mấy anh "biện chứng" lẩm cẩm, một lần nữa lượng lại biến thành chất. Ở Pháp th́ thế này. Lần đầu : lượng đấu tranh giai cấp đă biến thành chất của những luật lệ cấu tạo nhà nước Pháp mà người đời gọi là État Providence, Nhà nước cứu rỗi. Lần này, lượng quyền lực kinh tế của anh tư bản tứ xứ buộc chính khách Pháp từ từ xoá bỏ chất Nhà nước cứu rỗi kia, xây dựng một chất Nhà nước mới phù hợp với nó, với ư thức hệ tương xứng. Cứ xem Sarkozy điên cuồng cải tổ Nhà nước Pháp th́ thấy.

Lư luận h́nh thức kiểu này, dù biện chứng, th́ cũng cho vui miệng thôi, chẳng để làm ǵ. Chán thật.

Riêng ở các nước "đang nổi", t́nh h́nh có khác. Họ mới bước vào giai đoạn các công ty tư bản thổ dân h́nh thành và lớn mạnh dưới sự che chở và giúp đỡ của nhà nước với vài ưu thế nằm dưới quyền cai quản của nhà nước : kho lao động rẻ tiền, nguyên vật liệu, e tutti quanti.

[12] Ngày nay, c̣n hai "thị trường" quan trọng nữa, ở đây ta không bàn để tránh làm loăng vấn đề đang được tranh luận :

a/ "thị trường" những điều kiện sản xuất như đất đai, nguyên liệu, e tutti quanti. Những món này có sẵn trong thiên nhiên, không do lao động của con người làm ra, rất lệ thuộc quyền lực chính trị của các nhà nước. Không thể đồng nhất với khái niệm hàng hoá thông dụng.

b/ "thị trường" tài chính. Món này không có trong thiên nhiên,  không cần dựa vào thiên nhiên mà có, hoàn toàn do con người tạo ra, nhưng đă đứt mối liên hệ với lao động sản xuất của con người. Nó là quan hệ giữa người với người không xuyên qua quan hệ giữa người với thiên nhiên để làm ra của cải, không lệ thuộc lao động sản xuất và kinh doanh. Không thể đồng nhất với khái niện hàng hoá hay tiền thông dụng. Phân tích nó với những khái niệm kinh tế kinh viện là chuyện hăo.

[13] Xem Tư bản luận.

[14] Nói theo ngôn ngữ biện chứng kinh viện cho "dễ hiểu". Mặt nào đó, chẳng dễ hiểu tí nào : "thị trường sức lao động" làm sao thống nhất với "thị trường tiêu thụ" được ? Phải hiểu như thế này : trong thị trường tư bản (= hàng hoá = sức lao động + sản phẩm), anh lao động vừa là người sản xuất ra sản phẩm vừa là người tiêu thụ sản phẩm. Anh ăn (tiêu thụ) để sống và sống (lao động thuê) để ăn. Ngày nào phương thức sản xuất tư bản c̣n cho phép anh lao động không kiệt sức mà được ăn đủ để tái tạo sức lao động, chẳng ai có thể xúi bậy anh thí mạng làm loạn. Ngày nào một trong hai "cực" kia sụp đổ th́ toàn bộ "hệ thống" phải sụp đổ. Mâu thuẫn của quan-hệ sản xuất tư bản nằm ngay trong thân xác của những con người tạo ra tư bản. Cứ xem những cuộc đ́nh công vừa qua ở vài nước Âu Châu th́ thấy.

[15] Đây là một hiện tượng "mới" của thời đại toàn cầu hoá. Xưa kia, trong sự cạnh tranh giữa các công ty tư bản, giá trị siêu thặng dư cơ bản nhờ khoa học và kỹ thuật hay phương pháp quản lư khiến năng suất lao động tăng mà ra. Nay, nó có một nguồn gốc thứ hai : sự trênh lệch giữa giá trị của sức lao động có khả năng tương đương nhưng ở các nước có mức sống khác nhau. Thực ra chẳng mới ǵ. Nhưng với hàng tỷ người Trung Quốc, Ấn Độ, Brésil, e tutti quanti, lao vào "thị trường lao động toàn cầu hoá" th́… lượng đang biến thành chất ! Chẳng phải chuyện đùa. Điều này có được nhờ phương tiện giao thông, vận tải, truyền tin, e tutti quanti, hiện đại.

[16] Những hợp đồng mười mấy tỷ € mà, sau nhiều năm tháng thương lượng, Sarkozy huênh hoang ḿnh đă kư được đây đó (dóc) và tiền lời nó có thể mang lại cho vài ba hăng tư bản Pháp, thấm thía ǵ so với nhu cầu tiêu thụ hàng ngày để tồn tại của khoảng 65 triệu bàn dân Pháp ? Không đáng mất thời giờ bàn tán…

[17] nó sẽ bị công ty tư bản khác uy hiếp – kể cả anh tư bản không thuộc cùng ngành sản xuất buôn bán, và nhất là anh tư bản tài chính. Lôgíc vận động chung của tư bản vốn thế.

[18] hiểu theo định nghĩa của Marx : toàn bộ những người phải bán sức lao động của ḿnh cho chủ tư bản để sống.