MotDiSanChoNoQuen

 

Một di sản chớ nỡ quên

Suy nghĩ nhân thảm hoạ nguyên tử ở Fukushima

 

Lôgic vận động của quan hệ sản xuất tư bản, ai cũng biết : lợi nhuận tối đa, tập trung tối đa tới mức độc quyền ; lợi nhuận càng nhiều càng mau tập trung ; càng tập trung, dọc và ngang, càng mau tăng lợi nhuận. Quan hệ duy lượng ấy, tự nó… bất tận : sau 1 có 2, sau 2 có vô vàn, sau vô vàn có… bất tận. Nhưng, trong nhân giới, bất tận ắt có giới hạn, hè hè… Thị trường tự do cạnh tranh, nhất là không luật lệ dấm dớ, chính là bộ máy phục vụ lôgic vận động ấy. Liếc qua thời sự kinh tế 30 năm qua cũng thừa thấy. Trừ khi ḿnh thích mù. Ngu si vốn hưởng thái b́nh mà…

Lôgíc vận động của quyền lực cũng vậy : càng ngày càng tập trung, càng tuyệt đối, với bất cứ giá nào. Như ai đó khéo nói : quyền lực tha hoá [con người], quyền lực tuyệt đối, tha hoá [con người] một cách tuyệt đối, « Le pouvoir corrompt, le pouvoir absolu corrompt absolument ».

Hai lôgic trên phù hợp với nhau, hỗ trợ nhau. Nó làm nền tảng cuối cùng1 và khuynh hướng phát triển thường trực của nền kinh tế – chính trị tư bản. Cứ xem Sarkozy thôi thúc quản lư nước Pháp như một hăng tư bản, hăm he cải tổ hệ thống công lư PhuLăngXa th́ thấy.

Thế mà giai cấp tư sản Tây U đă tạo ra được một nền văn minh tuyệt vời, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại, không chỉ hữu hiệu nhất mà thôi, c̣n mở đường cho vô vàn khả năng phát huy nhân cách, trí tuệ, sáng tạo, trong mọi lĩnh vực : khoa học, kỹ thuật, thơ văn, nghệ thuật, e tutti quanti… Ngay cả những nhân tài lên án nó, chống nó tới cùng, cuối cùng cũng tham gia vào sự thành tựu của nó. Cứ liếc qua danh sách các danh nhân "tả khuynh" ở Pháp và trong thế giới Tây U từ một thế kỷ nay th́ thấy.

V́ sao thế ? V́ nó đă biết thừa hưởng một tư tưởng của thời Khai Sáng PhuLăngXa, chẳng dính dáng ǵ hết với tư duy hồn nhiên vị tha và lạc quan chết không chừa của anh tư bản, cũng chẳng dính dáng ǵ hết với suy luận của mấy anh "mácxít". Tư tưởng đó rất nhân bản nhưng lại dựa trên sự hoài nghi triệt để về khả năng hướng thiện của con người : tư tưởng của Montesquieu ; thế nào đi nữa cũng phải phân chia quyền lực (séparation des pouvoirs) và quyền lực tối hậu phải là quyền lực của luật pháp (chế độ pháp quyền ấy mà). Nhờ đó mà chế độ tư bản ở Châu Âu đă không mau chóng đi theo lôgic kinh tế chính trị của quan hệ sản xuất tư bản. "Con người là một con vật văn hoá" ở đó. Lịch sử tạo ra nó chứa đựng nhiều giá trị và suy luận từ xa xưa của loài người. Trong đó có những giá trị và suy luận thuần phản kháng trong nghĩa này : chống những quan hệ quyền lực của chế độ đương thời, phong kiến chẳng hạn, nhưng không bảo vệ những quan hệ quyền lực phù hợp với quan hệ sản xuất mới đang phát triển, chế độ tư bản chẳng hạn, v́ lư do đơn giản : chế độ ấy chưa hề có thực.

Lúc Montesquieu viết tác phẩm của ông, chưa có chế độ tư bản với những quan hệ quyền lực của nó, không ai có thể h́nh dung nó sẽ thế nào. Đóng góp của văn học Khai Sáng cho chủ nghĩa tư bản ở đó. Quan hệ giữa base socio-économiquesuperstructure idéologique biện chứng như vậy, v́ chính con người làm nên lịch sử và con người là một con vật có văn hoá.

Sự phản kháng lơ lửng giữa đất trời ấy biểu hiện một kích thước cơ bản của con người : nó biết nói "không", nó (là) tự do. Một bộ mặt của quan hệ giữa cơ sở kinh tế của xă hội và thượng tầng kiến trúc ư thức hệ đó, chẳng máy móc tí nào. Có lẽ nước Mỹ2 là nước đă vận dụng tư tưởng này một cách phổ cập và triệt để nhất ngay từ thuở khai thiên lập địa của nó và, do đó, trong suốt thế kỷ 19-20, dù là một đế quốc tàn bạo đối với những dân tộc khác, vẫn có được hào quang của một chế độ dân chủ tiêu biểu vào bậc nhất.

Nguyên lư th́ dễ hiểu, dễ chấp nhận. Nhưng tư duy và hành động theo nó trong từng vấn đề cụ thể th́ hỡi ơi.

Thảm hoạ Fukushima cho thấy điều đó. Chuyện thế nào ?

1/ Hăng tư bản Tepco vận động theo nguyên lư : lợi nhuận tối đa, càng nhanh càng tốt, những thứ khác đều tếu.

2/ NISA, cơ quan của Nhà nước, đại diện nhân dân Nhật để đảm bảo quyền hưởng an ninh của dân Nhật, trực thuộc METI, Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp, quyền lực chính trị.

3/ Nhân viên của NISA, khi mất việc, có thể thoải mái kiếm một ghế béo bở trong Tepco, e tutti quanti. Ngược lại, nhân viên của các hăng tư bản như Tepco có thể trở lại nắm chính quyền. Kinh tế – chính trị học chẳng là cái quái ǵ khác hơn là nghiên cứu tính hữu cơ của quan hệ hết sức "duy vật" ấy. Trí giả c̣n gọi là lobby học. Cũng được, có hề chi ? Nhưng lobby học nặng tâm lư học, xă hội học, phân tâm học, tham nhũng học, thậm chí đĩ điếm học, e tutti quanti, hấp dẫn hơn sự thật trần truồng khô khốc trên, và nó làm lù mờ kích thước thị trường "đầu tiên" của vấn đề. Chí ít, mục đích của các anh lobby không là giải quyết vấn đề trên, mà là ngược lại.

4/ Trong hoàn cảnh này, bất kể là quốc hữu hay tư hữu (khía cạnh đặc thù kinh tế)3, điều phải làm để tránh tai hoạ, ở mức có thể tránh được, là : NISA phải độc lập với quyền lực kinh tế (Tepco) và quyền lực chính trị (METI), món kinh tế – chính trị học ấy mà. Cụ thể : nhân viên của nó phải là những người có năng lực, dĩ nhiên, nhưng đồng thời có công ăn việc làm đồng lương, đảm bảo và "ổn định", độc lập với quyền quyết định của vài anh chủ tư bản hay vài anh quan lại trong guồng máy quyền lực của Nhà nước. Như thế họ mới có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của họ đối với nhân dân. V́ thế, chính nhân dân phải đảm bảo những điều ấy cho họ. Đây là tư tưởng của Montesquieu, hoàn toàn "duy tâm" trong chữ nghĩa, nhưng lại rất "duy vật" trong tính toán và hành động cụ thể.

Quan hệ giữa kiến thức trừu tượng và lư trí cụ thể là như vậy. Ta tán phét về Montesquieu có thể rất hay. Nhưng trước một trường hợp rất cần vận dụng ư tưởng của ông vào cuộc sống của ta và đồng loại, ta… chẳng thấy ǵ cả ! Và tiếp tục "lư luận" theo thành kiến, thói quen.

Liều suy qua một lĩnh vực khác. Ở ta, Việt Nam, ngày nào quyền khẳng định ai đáng gọi là tiến sĩ, giáo sư đại học, thuộc một cơ quan lệ thuộc nhà nước (chính trị) hay một ông chủ vốn đại học (kinh tế), ngày đó, đừng ḥng có được một nền đại học chân chính.

Bước đầu, "Triết lư đại học", đơn giản thế thôi… Mácxit và đời thường đó…

2011-03-28