Một lời khước từ

Thomas Piketty khước từ huân chương Chevalier de la légion d'honneur của chính phủ PhuLăngXa :

http://www.lemonde.fr/politique/article/2015/01/02/piketty-apres-son-refus-de-la-legion-d-honneur-ils-ont-l-air-de-ne-pas-etre-contents_4548675_823448.html

Nếu đúng như lời chàng thổ lộ, sự kiện này biểu hiện rực rỡ sự ngạo mạn, khinh khi, thậm chí vô văn hoá, của chính trị gia của Đảng Xă-hội PhuLăngXa đối với trí thức : dường như họ cho rằng danh vọng thuộc loại giấc mơ lớn nhất của loài người. Họ đă nắm quyền lực, họ có khả năng ban bố món đồ chơi đó cho bất cứ ai và tin chắc rằng không ai sẽ từ chối.

Đă thiếu văn hoá, lại zốt và lười ! Chỉ cần vào Google, họ và cố vấn của họ chỉ mất vài phút cũng t́m ra danh sách những danh nhân Pháp đă từ khước món "vinh dự" ấy : ít thôi, nhưng không tầm thường và tiêu biểu cho vài vấn đề chính trị, tư tưởng và văn hoá nóng hổi thời nay ở PhuLangXa. Họ không thèm làm điều ấy : họ tin chắc họ đă ban bố danh vọng cho ai, nhất là một người có tiếng tả khuynh, người ấy không thể khước từ… Giới hạn chính trị của họ ở đó, không thể vượt được v́ đó là giới hạn văn hoá. Khả năng lư tưởng và tư duy của họ ngừng ở đó, không thể tính toán xa hơn. Hè hè…

Phe tả ở Pháp (Đảng Xă-Hội + Đảng Cộng-sản + e tutti quanti) lên nắm chính quyền năm 1981 khi ông Mitterrand lên làm tổng thống.

Trong thế kỷ 20-21, nó thực sự nắm chính quyền những năm :

1981-1986 : Mitterrand, tổng thống ; thủ tướng : Pierre Mauroy, Laurent Fabius

1988-1993 : Mitterrand, tổng thống ; thủ tướng : Michel Roccard, Edith Cresson, Pierre Bérégovoy

1997-2002 : Lionel Jospin, thủ tướng

2012-2015 : François Hollande

Ta thử nhớ lại xem nó đă làm ǵ khi nó nắm quyền lực chính trị ? Cơ bản là nói về chính khách của Đảng Xă-hội, v́ Đảng Cộng Sản chỉ tham gia chính quyền 2 năm đầu thôi và cũng chẳng làm được ǵ đáng cho "giai cấp cộng nhân" nhớ ngoài sự thất vọng.

1/ hai năm đầu, Mitterrand và Mauroy đă thử t́m cách thoát ra khỏi sự kềm chế của chế độ dân chủ tư sản, đúng theo quy chế của nó, quốc hữu hoá vài ngân hàng, e tutti quanti, và… đă thất bại. Mitterrand bèn trở cờ và trao cho Laurent Fabius thực hiện.

Đồng thời Mitterrand và Mauroy, cùng Jacques Delors (bộ trưởng bộ tài chính) đă làm cuộc cách mạng mà phe hữu mơ ước từ lâu nhưng không thực hiện được : chấm dứt nguyên tắc tăng lương theo tỷ lệ phá giá, nghĩa là : giá cơm áo trên thị trường tăng, đồng lương của anh tăng cùng tỷ lệ… một năm sau. Anh cứ làm việc như trước nhưng phải thắt lưng buộc bụng hơn trong suốt năm. Thế thôi. Đối với toàn bộ người lao động ở PhuLangXa.

2/ từ đó trở đi, Đảng Xa-Hội khi nắm chính quyền, cơ bản, thực hiện một cách "ôn hoà" những đ̣i hỏi của những kẻ nắm quyền lực kinh tế tư bản.

- Ông Michel Roccard đă tạo ra thuế CSG để giải quyết vấn đề này : một số chi phí có tính chất đoàn kết xă hội (solidarité sociale) sẽ do những người làm công, lănh lương thanh toán, không do giới chủ cùng thành toán. Sau này, ông hí hửng nhận làm Đại sứ phụ trách đàm phán quốc tế về Bắc cực và Nam cực cho… Sarkozy, tổng thống phe hữu, có ǵ đáng ngạc nhiên ?

- Tuy đă để bà Martine Aubry giới hạn thời gian lao động chính thức ở mức 35giờ / tuần, ông Lionel Jospin cũng là người cùng với ông D.S. Kahn đoạt giải nhất trong việc tư hữu hoá những cơ sở kinh tế lớn nhất, tiên tiến nhất, lời nhất ( ? ) của bàn dân PhuLăngXa.

- e tutti quanti…

- đến ông Hollande, tổng thống xă-hội hiện nay, chẳng có ǵ đáng bàn nữa. Và cũng chẳng ai thèm bàn. Đường lối kinh tế của ông do Medef, đại diện giới chủ tư bản, quyết định. Đến mức Medef, tổ chức đại diện giới chủ tư bản vỗ tay, vừa khuyến khích vừa đe và phe đối lập hữu khuynh không t́m ra lời phản đối, chỉ phán :  chưa đủ ! Nhân viên thân cận của ông, liếc qua, không ít người lem nhem không đáng nắm chính quyền và đă từ chức v́ đủ thứ tội đang hay có thể sắp bị đưa ra toà. Trong những người c̣n lại, có những người xuất thân trong những lực lượng ông tuyên bố là đối thủ của ông, ngân hàng, tài chính chẳng hạn. Có những người đă từng là bộ trưởng hay nhân viên thân cận của Sarkozy và phe hữu.

Ngược lại, trong quá khứ gần, không ít danh nhân trong đảng xă hội đă hợp tác với Sarkozy, tới mức làm bộ trưởng  thứ trưởng ǵ đó cho Sarkozy.

Thế là song phương cùng hưởng quyền lợi đề huề.

Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là hầu hết giới chính trị gia tham gia quyền lực, tả và hữu, hoặc trước tả sau hữu, trước hữu sau tả, v.v. chẳng c̣n biết làm ǵ nữa để đưa nước PhuLangXa vươn lên trong cơn xoáy của quá tŕnh toàn cầu hoá kinh tế tư bản, ngoài chuyện ngọt ngào hứa hăo và quyến rũ bằng bả quyền lực đi đôi với tiền, trước mắt và lâu dài (một chức vị bổ béo nào đó trong một hăng tư bản lớn sau khi mất chính quyền), hay bả danh vọng. Đối với họ, thế là măn nguyện. Do đó, họ tin rằng người khác cũng vậy, không thèm hỏi ư trước khi ban ơn ?

Cơ bản, vai tṛ lịch sử của Đảng Xă-hôi ở PhuLăngXa trong nửa sau thế kỷ 20 là giúp anh Tư-bản dẹp bỏ một cách ôn hoà những hoài băo của quần chúng đă h́nh thành, phát triển và bước đầu có kết quả xuyên qua những khủng hoảng của Chiến tranh thế giới 2. Bây giờ c̣n lại chức năng bào ṃn những quyền lợi c̣n tồn tại và nặn thuế trả nợ anh Tư-bản tài chính. Chẳng thể khác hơn được. V́ sao ? V́ khi Đảng Xă-hội lên nắm chính quyền năm 1981, hầu hết những nhân viên cao cấp của nó đă được đào tạo, đặc biệt về mặt kinh-tế, trong cùng ḷ đúc cán bộ cao cấp của Nhà-nước Tư-bản. Đương nhiên, thực tế không đơn thuần như vậy. Ở PhuLăngXa, giới nghiên cứu, đại học vẫn được tự do t́m hiểu, suy luận, tuy càng ngày ngân sách càng eo hẹp. Do đó vẫn có hiện tượng Piketty.

……..

Ôi, ngày nay, làm trí thức Ziao Chỉ khốn nạn biết mấy ?

Nhưng làm trí thức PhuLangXa cho ra hồn, có lúc chẳng dễ chịu tí nào.

Hè hè.

2015-01-02