MotLoiMangKheo

 

Một lời mắng khéo, đáng đời

 

Lời của đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Michalak trong buổi họp báo từ biệt của ông ngày 6.1.2011 tại Hà Nội.

 

Báo chí hỏi: Theo ông đâu là thách thức lớn nhất của VN hiện nay?

 

Ngài Michalak trả lời: Nếu như phải nêu ra một thách thức lớn nhất th́ tôi tin rằng có được một hệ thống giáo dục đạt đẳng cấp thế giới chính là thách thức lớn nhất của VN. Bất cứ thách thức nào mà chúng ta nhắc tới từ kinh tế, hạ tầng, chính trị…đều cần những người có năng lực trí tuệ, có những công cụ tri thức để phân tích và nêu ra giải pháp. Chúng ta đang đi vào kỷ nguyên kinh tế tri thức và chúng ta cần một nền giáo dục tốt

Tôi cũng ước là ḿnh có thể giúp cho trường đại học VN và Mỹ có thể hợp tác cùng nhau để có thể thành lập được một trường đại học kiểu Mỹ tại VN.

(PHĐ nhấn mạnh)

 

Đau thật. Nếu bản dịch này chính xác, ông Michalak có miệng lưỡi độc địa của một nhà ngoại giao giỏi. Ông mắng khéo : nước các anh vừa zốt nát, vừa mất dạy ; khái niệm giáo dục đâu chỉ có chuyện học kiến thức khoa học và kỹ thuật thôi, đó mới chỉ là… "công cụ" ; đại học đâu là toàn bộ hệ thống giáo dục ?

Nhưng đành công nhận ông nói đúng. Nội trị đă thế, ngoại giao chẳng thể nào khác được.

Ta đă nghe quen tai : người Việt vốn hiếu học và thực sự có khả năng học đủ thứ chuyện của người đời khi, cách này cách khác, nó thoát ra khỏi môi trường tư duy hiện nay của nước nó. Cứ coi người Việt ăn học thành đạt tứ xứ th́ biết.

Khiêm tốn một chút, ta có thể khẳng định : người xứ nào, bước đầu, cũng thế. Hiếu học là một "bản năng" đặc thù của loài sinh vật có hai chân gọi là người. Cứ xem trẻ con học nói th́ biết.

Khoảng 2 tuổi, ngôn từ đầu lưỡi của nó là : không !

Có người cho rằng hiện tượng ấy biểu hiện "ư thức" ta là ta, một thực thể độc lập, sẽ có ngày phải nếm hương vị cô đơn – có thể đến nỗi biến thành nhà thơ, nhà văn, hay nghệ sĩ –, giá phải trả để làm người tự do là thế và, tuy con người vốn tự do, nó vẫn cứ phải trả giá để trở thành người tự do. Đối với người khác !

Ai cũng biết, thiếu ư thức tự do, chẳng thể đi xa trong bất cứ lĩnh vực tư duy nào.

Khoảng 3 tuổi, câu hỏi đầu lưỡi của trẻ con là : tại sao ?

Từ lúc nó biết hỏi "tại sao ?" tới khi nó "nên người", người đời đă nhét những ǵ vào tấm ḷng (thái độ), cặp mắt (cách tiếp cận) và đầu nó (phương pháp suy luận) ? Những điều ấy biến nó thành con người nó , trong nghĩa : nó là sản phẩm của lịch sử, của người khác.[1] Marx dạy thế đó, nhưng chàng cũng dạy thêm điều này : dù muốn dù không, nó không thể nào chỉ là thế.

Ở đời, người nào cũng thế thôi.

Nếu như thế, có lẽ ta phải nh́n lại điều này : 50 năm qua, "người đời" đă nhét những ǵ vào tấm ḷng, cặp mắt và đầu óc của những đứa trẻ Việt Nam, th́ ta mới h́nh dung được chặng đường và quy mô của công việc xây dựng cho Việt Nam một nền giáo dục tốt.

Xây dựng một vài đại học tử tế, mỗi năm thu nhập một vài ngh́n sinh viên cho ra hồn sinh viên, c̣n có thể làm nhanh được, nếu có tiền và có thầy đàng hoàng

Xây dựng một nền giáo dục tốt, không chỉ trong hệ thống đại học thôi, c̣n trung học, tiểu học và giáo dục gia đ́nh (sic) và xă hội nữa chứ ! th́ ô hô ai tai…

Làm sao làm được khi, ngay từ lớp mẫu giáo, t́nh thầy tṛ và khả năng học của bé con bị đo đếm với thước đo này : phong b́ dày mỏng thế nào ?

Thuở thất nghiệp, – ừ, tôi đă từng, và chẳng thấy nhục tí nào, chẳng giấu giếm điều ǵ với con dù tôi biết chúng nó đau đớn và khó xử với thầy cô và bạn bè ; chúng nó cũng phải học làm người chứ, và làm người thời ấy th́ có khả năng ấy –, để kiếm ăn tôi đă từng làm "nghề" phiên dịch (cho chính phủ Pháp) phục vụ một đoàn gồm khoảng một chục con chim đầu đàn của bộ Giáo dục và Đào tạo Ziao Chỉ được nhà nước Pháp mời qua quan sát toàn bộ hệ thống giáo dục của Pháp, từ trung ương tới trường đào tạo thầy cô và lớp song ngữ Pháp-Đức (tiểu học tới trung học). Nhục hết sảy. Chỉ v́ ḿnh là đồng hương của họ. Không chối căi được. 

Nếu thuở ấy nước Việt không học được ǵ của Pháp trong lĩnh vực này, không phải v́ dân Việt ngu. V́ ǵ, tôi không dám bàn, biết đâu sẽ "bất kính" với ai ai…

Thôi, dù sao, con đường nên người trên, mỗi thế hệ đều phải bắt đầu lại từ... số không vô ngôn. Quá tŕnh phi nhân hoá có thể rất nhanh. Quá tŕnh nhân hoá cũng vậy, tuy khó khăn hơn, nhưng không phải bất khả thi. Cứ coi những ǵ đàn anh đă làm th́ thấy : vừa mới độc lập, chớp mắt dạy nhiều trương tŕnh đại học toàn bằng tiếng Việt ; chỉ nội chục năm, trong hoàn cảnh chiến tranh, biến một dân tộc mù chữ thành một dân tộc biết đọc, biết viết. Tương lai chẳng bao giờ chỉ là gục đầu thôi.

2011-01-07



[1] Trần Đức Thảo có luận điểm rất hay, tin được, kiểm nghiệm được phần nào, về vấn đề này khi ông bàn tới những lớp phù sa của nhân cách.