Marx có một ư hay : để chiến thắng, mọi giai cấp mới và tiến bộ, mọi cách mạng đích thực đều phải dương cao những giá trị nhân bản lớn hơn nó. Lư do ? Lúc khởi sự, nó lép vế về mặt quân sự, bạo lực, nó phải huy động được đại đa số người trong xă hội mới có thể có "sức mạnh vật chất" để chiến thắng[1]. Đại đa số ấy đ̣i hỏi một kiếp người đẹp hơn những quyền lợi ích kỷ của riêng nó.
Đó là điều đă xảy ra đối với cách mạng tư bản : để chiến thắng, nó đă phải và có lẽ thực t́nh tin tưởng rằng những giá trị của ư thức hệ Khai sáng là những giá trị phổ biến, bất diệt của cả loài người. Đúng thế thật : dân chủ và nhân quyền. Những nhà tư tưởng khai sinh ra ư thức hệ ấy, chẳng mấy ai là tư bản cả ! Nắm quyền lực rồi, trong hành động thực tế, nó liền hiểu theo kiểu nó nghĩa là cho chính ḿnh thôi. Qua đó, nó biến quần chúng đă đưa nó lên ngôi thành kẻ thù của nó.
Đó là điều đang xảy ra đối với anh tư bản trong quá tŕnh toàn cầu hoá. Nó chinh phục thế giới dưới ba ngọn cờ Tự do, Dân Chủ và Nhân quyền. Nhưng đồng thời nó luôn luôn sẵn sàng và thực sự chà đạp cả Tự do, Dân chủ lẫn Nhân quyền. Chà đạp luôn cả t́nh cảm, ư thức nhân đạo phổ biến, chưa kể tới luật pháp quốc tế. Nó chỉ tồn tại được nếu nó tiêu diệt được ở người khác lư tưởng mà chính nó biểu dương.
Thời sự thế giới cả mấy chục năm qua cho thấy rơ điều ấy. Nhưng hôm nay, với sự bùng nổ của oép, càng ngày càng khó bưng bít hơn.
Thông tin về chiến trường Gaza cho thấy rơ. Hamas đă thắng cử một cách hoàn toàn dân chủ, không ai dám phủ nhận điều ấy[2]. Nhưng anh Israël, Mỹ và Tây Âu đă làm mọi cách để cấm nó thi hành quyền mà dân Palestine đă trao cho nó. C̣n về nhân quyền, thậm chí "quyền nhân ái" (droits humanitaires) thôi, ONU (Liên hiệp quốc) mà c̣n đ̣i hỏi điều tra "đáng tin cậy và độc lập" về những vi phạm do Israël, có thể coi như tội ác chiến tranh, th́ thấy.
Bi kịch và mâu thuẫn chí tử của nền văn minh tư bản ở đó : để tồn tại, nó phải chà đạp bằng máu lửa những giá trị mà nó dương cao để chiến thắng.
Với Việt Nam cũng có chuyện ấy, trong một nghĩa khác. Đó là một nền văn hoá có những giá trị đáng tồn tại ở đời nay. Nó đă huy động được những giá trị ấy để chiến thắng hai đế quốc lớn và tồn tại như một nước độc lập. Nhưng, với những giá trị ấy thôi, nó không thể tồn tại măi được ở đời nay. Những người đă dựa vào phần tốt (và cả phần xấu nữa) của nền văn hoá ấy để giải phóng đất nước đă bất lực trước những người đă lợi dụng phần tồi của nó để nắm quyền lực và hưởng thụ. Để tồn tại, họ phải chà đạp, tàn phá những giá trị cổ truyền của người Việt mà không có khả năng thay bằng bất cứ hệ giá trị nào khác, kể cả nhại phần tốt đẹp của văn hoá tư sản thôi. Đó là mâu thuẫn chí tử của họ.
Đời nó vậy, trước khi loài người bước qua "thời tiền sử của nhân loại". Marx lại có lư ! Chán thật.
2009-01-09
[1] Sans doute, l'arme de la critique ne peut-elle remplacer la critique des armes, la puissance matérielle ne peut être abattue que par la puissance matérielle, mais la théorie aussi devient une puissance matérielle dès qu'elle s'empare des masses. La théorie est capable de s'emparer des masses dès qu'elle démontre ad hominem [sur l'exemple de l'homme], et elle procède à des exemples ad hominem dès qu'elle devient radicale. Karl Marx.
Đương nhiên, vũ khí phê phán chẳng thể thay thế sự phê phán của vũ khí, chỉ có sức mạnh vật chất mới đánh quỵ được sức mạnh vật chất, nhưng lư thuyết cũng có thể biến thành sức mạnh vật chất khi nó nhập hồn quần chúng. Lư thuyết có khả năng nhập hồn quần chúng khi nó chứng minh được giá trị của nó qua bản thân con người, và nó thực hiện điều đó khi nó đào vấn đề tận gốc. Karl Marx.
Marx Engels, Études philosophiques, Éditions sociales, Paris, 1974, trang 27.
[2] Đây chỉ là xác định một sự thật không ai bác bỏ được, hoàn toàn không có nghĩa tôi ủng hộ Hamas.