MotNoiDauVoNgon

 

Một nỗi đau vô ngôn

 

Cách đây 25 năm, lần đầu tiên, tôi sáng tác bằng tiếng Pháp. Tôi nhờ cô bạn Pháp sửa. Nàng bảo : đúng là tiếng Pháp, nhưng không hẳn là tiếng Pháp, có cái ǵ lạ lạ.

Vài năm sau, v́ đủ thứ lư do, tôi viết tiếng Việt. Bạn tôi cười ngất : lai căng Nam-Bắc và rất "Tây con". Chưa kể "tr" – "ch", "x" – "s", "gi" – "d" – "r", cố hữu của bàn dân Hà-Nội thiếu học.

Có lúc tôi buồn, thấy ḿnh không có chân đứng ở đâu cả : thế giới này quá dày đặc kiến thức, làm ǵ có chỗ đứng cho đứa bập bẹ ngôn ngữ như tôi ? Quanh tôi, ai ai cũng dễ dàng viết điều ḿnh muốn nói và được người đời hiểu ngay. Tôi th́ không. Có lẽ v́ tiếng PhuLăngXa không là tiếng mẹ đẻ của tôi và tiếng Ziao Chỉ, tôi phải tự học lại.

Có lúc tôi tự an ủi : ngôn ngữ nào đi nữa, miễn sao biết yêu, nếu có chuyện đáng nói sẽ có ngày nói được.

Phải chăng nhờ thế, cuối cùng, tiếng nào đi nữa, dù là tiếng tôi đang dùng để tiếp cận, cảm nhận và tư duy – làm sao khác được ? – cũng không chi phối được tận gốc suy luận của tôi. Trong cả hai ngôn ngữ, tôi đành tạo cho ḿnh một thứ tiếng lai căng để viết chính ḿnh. Không ngờ cũng có người hiểu và cảm.

Phải chăng nhờ thế, tôi có thể yêu và dịch nhiều giọng văn rất khác nhau, tuy không dám nhận là thuỷ chung[1], nhưng tôi chưa hề có nhu cầu quy giảm những giọng văn ấy về văn của ḿnh. Ngay văn của ḿnh cái quái ǵ, tôi không biết.

Phải đă từng đau nỗi đau vô ngôn mới biết yêu ngôn ngữ cá biệt của từng người đời.

2008-07-20

phđ

 



[1] Khi dịch văn, tôi chỉ thuỷ chung với văn bản ở tôi lúc ấy thôi. Những thứ khác, trong đầu tác giả hay độc giả, làm sao tôi biết được mà dịch ?