MotUocMoKhongHao

 

Một ước mơ không hăo

Đọc hồi kư của Trần Văn Giàu

 

Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ c̣n nhớ chỉ tên của một ḿnh cụ Hồ, ḿnh ông Giáp. Cho nên, viết hồi kư này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau ḿnh biết được rằng ông nó đă gắng sức làm tṛn trách nhiệm ở đời, đă sống có nhân cách. Thế là đủ.

 

Trong ¾ đầu của thế kỷ 20, vị trí của trí thức trong xă hội Pháp, ai cũng biết.

Cho tới Thế chiến 1, họ thường là những người dấn thân bảo vệ một sự thật hay một lẽ phải nào đó. Sau chiến tranh ấy, một số không nhỏ, đặc biệt trong giới cầm bút[1], khoác thêm một hoài băo : thống nhất tư duy với hành động để trực tiếp và thiết thực chi phối sự vận động của lịch sử.

Có lẽ hoài băo ấy nẩy sinh v́ :

a/ trước sự tàn bạo của Thế chiến 1, bảo vệ một sự thật hay một lẽ phải nào đó liên quan tới một vụ việc cục bộ, không đủ nữa.

b/ Lenin đă làm cách mạng thành công. Và Lenin là trí thức. Thế th́ tư duy của trí thức không chỉ đáng căi cọ trong salons, báo chí hay đại học. Nó có khả năng làm nên lịch sử, thay đổi đời người.

Quả vậy. Lenin là một loại trí thức đặc biệt. Có tác phẩm trong nhiều lĩnh vực. Tranh luận ngang ngửa với nhiều trí thức cỡ gộc ở thời ông, đủ mọi khuynh hướng, trong nhiều lĩnh vực kiến thức. Chẳng độc đáo ǵ ? Điều đặc thù ở ông : dựa vào phương pháp suy luận của ḿnh, ông t́m hiểu, phân tích, đánh giá, tiên đoán sự vận động trước mắt của lịch sử thế giới và của nước Nga, nêu rơ trước mục tiêu hành động của ḿnh ở từng thời điểm, và… thực hiện nó. Lư trí đi trước, thực hành theo sau. Đây chính là điều đặc thù khai sinh ra thế giới chính trị tư sản ! Đặc biệt ở Mỹ. Lịch sử có thể là sáng tác có ư thức, kiến thức và lư luận của con người. Thế thôi…

Có lẽ v́ thế mà trước và sau Thế chiến 2, nhiều trí thức Pháp, không phải hạng xoàng, có hoài băo thực hiện tư tưởng của ḿnh bằng cách dấn thân chính trị, trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp hoặc làm "bạn đồng hành" với nó. Hai người nổi tiếng : J-P Sartre, Trần Đức Thảo.

Trước và ngay sau Thế chiến 2, khắp thế giới, có không ít trí thức kiểu Lenin. Một trong những người ấy là Trần Văn Giàu. Hôm nay, ta được đọc hồi kư của ông, những năm 40-45.

Những sự kiện lịch sử thời ấy, ta có thể t́m đọc ở nhiều nguồn, có thể phong phú hơn, tổng quát hơn. Những kỷ niệm t́nh cảm chân thật của con người thời ấy, rất quư báu, cũng không thiếu, có khi c̣n tràn lan đại hải, sướt mướt. Trần Văn Giàu cũng không mang lại ǵ mới về mặt lư thuyết, chính ông nói vậy. Hồi kư của ông không quư giá ở những điều trên. Nó hiếm hoi, quư giá, nó đáng tồn tại trong văn học Việt Nam ở điểm này : nó cho ta thấy, một cách cụ thể, một trí thức Việt Nam đă vận dụng kiến thức, phương pháp suy luận mà ḿnh đă học được từ người đời, cơ bản từ Marx và Lenin, vận dụng nghiệm sinh đă qua của chính ḿnh, để đương đầu với lịch sử, với thời cuộc, ở thời điểm chao đảo vô định của nó như thế nào. Nó cho ta thấy con người có thể là tác giả có ư thức và lư luận của lịch sử tới mức nào, như thế nào.

Quả vậy.

Thuở ấy Trần Văn Giàu là nhà cách mạng cộng sản, khẳng định ḿnh theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Lại là bậc thầy trong lĩnh vực này. Để huấn luyện thanh niên trí thức :

"Tôi mở đầu chương tŕnh bằng đề bài : Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử."

Nghĩa là dạy từ gốc.

Duy vật biện chứng là triết lư làm nền tảng tư duy của Marx trong mọi lĩnh vực của kiến thức.

Duy vật lịch sử là học thuyết của Marx dựa trên triết lư ấy, trong lĩnh vực lịch sử.

Như Tư Bản Luận là học thuyết kinh tế của Marx trên cơ sở triết lư ấy.

Quan điểm về lịch sử ở đây là quan điểm của triết gia duy vật biện chứng, của người hành động, nghĩa là : không chỉ ngồi bàn giấy t́m hiểu lịch sử để… giải thích. C̣n phải làm nên lịch sử. Muốn làm nên lịch sử, đương nhiên phải hiểu rơ quá tŕnh vận động của nó đă dẫn tới t́nh h́nh hiện thực đương thời, phân tích và hiểu được những hiện tượng hiện tại, tác động vào thế giới "cụ thể" để tri phối sự vận động của nó theo hướng của ḿnh.

Đọc Hồi kư của Trần Văn Giàu, một lần nữa – xin lỗi bạn đọc nhé –, tôi miên man suy nghĩ lại về hai luận điểm sau của anh Duy vật biện chứng :

 

a/ Cụ thểcụ thể bởi v́ nó là h́nh thái tổng hợp của nhiều yếu tố quyết định sự h́nh thành ra nó, và như thế, nó là thể thống nhất của sự khác biệt (hay đa dạng). Chính v́ thế mà trong suy nghĩ của con người nó hiện lên như một quá tŕnh tổng hợp hoá, như là kết quả, chứ không như khởi điểm, mặc dù nó là khởi điểm đích thực và do đó nó cũng là khởi điểm của mọi trực giác và mọi "biểu tượng"[2]. Phương pháp đầu quy biểu tượng đầy đủ về cụ thể thành hậu quả của một định luật trừu tượng[3] ; trong phương pháp thứ hai, những định luật trừu tượng dẫn tới sự tái lập của cụ thể bằng tư duy. Chính v́ thế mà Hegel đă rơi vào ảo tưởng cho rằng cụ thể là kết quả của tư duy khi nó tự tụ kết, tự đào sâu, tự vận hành, trong khi đó phương pháp suy luận đi từ trừu tượng tới cụ thể chỉ là cách mà tư duy chiếm hữu cụ thể, tái tạo nó trong đầu ta như một cụ thể đă được tư duy. Nhưng đó không là quá tŕnh khai sinh ra bản thân cụ thể.[4]

Món này của Marx.

Xin lỗi độc giả ! Xin lỗi tiếng Việt !!! Để chuộc tội, tôi xin diễn Nôm. Đại khái :

Điểm xuất phát của mọi kiến thức của ta về thế giới là thế giới cụ thể mà giác quan của ta cảm nhận[5]. Trong thế giới ấy, mọi hiện thực đều cụ thể, đều do nhiều nguyên nhân cùng tác động mà h́nh thành, do đó chẳng anh cụ thể nào giống anh cụ thể nào cả.

Đầu óc ta chỉ có một cách để chiếm hữu cụ thể thôi : trừu tượng hoá nó thành biểu tượng rồi phân tích biểu tượng để t́m ra những quy luật khai sinh ra nó và khiến nó vận động.

Khi ta đă hiểu rồi, cụ thể có vẻ như là kết quả của những quy luật trừu tượng trong đầu ta. Chính điều đó khiến Hegel tin hăo rằng cụ thể do sự tự vận động của tư duy mà h́nh thành. Điều ấy sai.

b/ […] nội dung đích thực, linh hồn sống của chủ nghĩa Marx : phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể.[6]

Món này của Lenin.

 

Thế  nghĩa là ǵ ? Nghĩa là :

a/ Muốn hiểu biết một t́nh h́nh cụ thể, ta không thể chỉ dựa vào một đống lư thuyết và kiến thức sẵn có trong đầu ta – do Đảng, Nhà nước Ziao Chỉ hay Đại học Mỹ, e tutti quanti, mang tới –. Ta phải xuất phát từ chính nó mà suy luận.

b/ Nhưng chính nó là cụ thể, quá cụ thể, chẳng có hiện tượng nào giống hiện tượng nào cả, cái ǵ cũng đặc thù, chí ít trong không gian và thời gian, mà có ǵ tồn tại ngoài không gian và thời gian đâu ? Biết hết những h́nh thái cụ thể kia, nhiều lắm cũng như Linné sắp xếp và tŕnh bày trong không gian những h́nh thái của sự sống thôi. Để biết, để tán gẫu, chẳng để làm ǵ.

c/ Vậy, phải mày ṃ, tuy có định hướng ; tạm gạt bỏ những định luật (déterminations) phụ đă góp phần tạo ra h́nh thái cụ thể thật của sự vật, sự kiện, sự vận động, t́m ra những định luật chính quyết định những khả năng và khuynh hướng "lâu dài" phát triển của t́nh h́nh cụ thể.

d/ Làm thế rồi, cách duy nhất để kiểm nghiệm rằng tư duy của ta không hăo là : quay trở lại đương đầu với cụ thể đầy đủ chứ không phải cụ thể đă được tư duy, chủ động tác động vào nó để xem nó có vận động đúng như ta tiên đoán không ?

e/ Và đây là điểm mấu chốt, là nghệ thuật làm cách mạng, nghệ thuật làm người : ta không thể tác động trực tiếp vào cụ thể bằng khái niệm trừu tượng được, ta chỉ có thể tác động vào nó xuyên qua hành động cụ thể của ta vào những h́nh thái cụ thể của nó thôi !

Thí dụ, trong t́nh h́nh ngày nay, muốn cải thiện nền giáo dục quốc gia của Việt Nam, bất kể lư thuyết của anh thế nào, phải :

– cung cấp cho nó những thầy cô lương thiện và có năng lực

– muốn thế, phải trả lương cho họ đủ sống , tuy thanh đạm, và làm việc, một cách lương thiện

Hai điều trên đều có thể quan sát, đánh giá, kiểm soát, ít nhiều cụ thể được.

Sau đó, lạy người, tin tưởng nỗi đam mê làm người và giúp trẻ em nên người của những người dấn thân vào ngành giáo dục.

Đôi khi chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ có thế thôi.

 

Với Trần Văn Giàu sau khi vượt ngục Tà Lài năm 1941, t́nh h́nh cụ thể thế nào ?

a/ cuộc Nam kỳ khởi nghĩa năm 40 đă thất bại. Đảng Cộng Sản ở Nam Bộ đă tan nát, người th́ chết, người ở tù, người ở ẩn đợi thời, chẳng c̣n mấy ai hoạt động nữa… Xứ ủy đă tiêu vong. Ngay Trung Ương Đảng, chẳng biết c̣n có hay đă mất ? Trần Văn Giàu hoàn toàn cô lập, không có quan hệ nào với Trung Ương nữa, chẳng thể dựa vào trí tuệ và chỉ thị của ai để hành động.

b/ Quân Đức vây Stalingrad, Leningrad. Ở Thái B́nh Dương, Đông Nam Á và Trung Quốc, quân Nhật đánh đâu thắng đấy, thế như chẻ tre.

c/ Ở Việt Nam, Pháp phục tùng Nhật cùng nhau cai trị bàn dân Ziao Chỉ.

d/ Trần Văn Giàu vẫn tin chắc : chiến tranh sẽ tạo thời cơ cho người Việt khởi nghĩa[7], giành độc lập dân tộc. Ông cũng ư thức rơ : thời cơ ắt tới nhưng không do ḿnh tạo ra[8], không tùy thuộc ḿnh[9]. Nhưng khi nó tới mà ḿnh không có sẵn lực lượng để giành lấy nó và thực hiện mục đích của ḿnh th́ cũng chỉ là chuyện bàn chơi zui thôi.

 

Là người Việt, là trí thức leninít, ông quyết tâm nắm cổ thời cơ, thiết thực trả lời, bằng hành động và sinh mệnh, lư tưởng sống của chính ḿnh.

Ông đă suy luận như thế nào ? Đă làm những ǵ ? Đă thành công thất bại ra sao ?

Mời bạn đọc "thưởng thức". Và suy ngẫm. Cho quá khứ chung của người Việt. Cho chính ḿnh hôm nay. Cho, biết đâu, vài người Việt khác, mai sau.

Những ǵ là đạo đức, niềm tin, Marx-Lenin và Việt Nam, khiến ông có dũng khí hành động ?

Những ǵ là kiến thức, phương pháp suy luận, kinh nghiệm sống, nhạy cảm, thông cảm với người đời, giúp ông tiếp cận, phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể, hiểu nó, và khiến nó vận động theo ư ḿnh ?

Những ǵ là bản lĩnh của một cá nhân quyết làm chủ đời ḿnh v́ tin người đời, quyết làm chủ thể của lịch sử chỉ với những ǵ ḿnh có trong tấm ḷng, lư trí và tầm tay ?

Tuỳ bạn cảm nhận, lư luận, đánh giá. Dù sao, đây là chuyện đă từng có thật.

 

Trần Văn Giàu là một nhân cách lớn. Có thể v́ vậy, trong khoảnh khắc "Lịch sử" – vốn ́ ạch theo quán tính[10] – dao động, ông đă chủ động khiến nó chuyển ḿnh theo ư hướng của ông, và ông đă làm nên lịch sử. Đương nhiên không phải một ḿnh.[11] Nhưng : không có t́nh cảm, tư duy và hành-động của ông, không chắc đă có được.[12]

 

Trong "Đôi lời giới thiệu" cho Hồi Kư, ông viết :

Cho nên, viết hồi kư này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau ḿnh biết được rằng ông nó đă gắng sức làm tṛn trách nhiệm ở đời, đă sống có nhân cách. Thế là đủ.

Bây giờ, biết được chút đỉnh về đời ông, đọc hai câu văn ấy, tôi đau.

Đúng, ông đă làm tṛn trách nhiệm ở đời, đă sống có nhân cách.

Nhưng chưa đủ. Trần Văn Giàu đâu chỉ thế thôi !

C̣n có lư tưởng Cộng Sản, triết lư, phương pháp suy luận đă giúp ông sống, hành động và làm nên lịch sử, vượt kích thước Việt Nam cố hữu ông tŕnh bày trong hai câu ấy.

Ôi, tôi điên điên rồi. "trách nhiệm ở đời, đă sống có nhân cách" đâu chỉ có nghĩa là đối với Việt Nam thôi !

Một điều tôi đặc biệt thích khi đọc hồi kư : văn phong. Trần Văn Giàu là triết gia, nhà lư luận, lănh đạo chính trị. Thế mà văn phong trong hồi kư này b́nh dân, giản dị, thật thà… Rất người, rất Việt, với chút sắc thái Nam bộ, quê hương t́nh cảm quái đản của tôi, một tay Bắc kỳ di cư ! Tôi cảm nhận được con người Trần Văn Giàu liền. Hiếm lắm. Tuy tôi có thể chủ quan. Nếu vậy, thôi đành.

 

Đọc hồi kư của ông, tôi vui và buồn.

 

Vui : không, con người không chỉ là một con rối. Kinh tế hay lịch sử. Nó thực sự có khả năng làm nên lịch sử, tức là chính ḿnh và người khác, một cách nhân đạo có ư thức, lư luận, tư duy, cho hôm nay và mai sau. Nó thực sự có khả năng làm người. Thiếu niềm tin ấy, chính trị không đáng một xu. Trần Văn Giàu là một trong những người hiếm hoi đă thực hiện được ước mơ của nhiều trí thức Pháp trong thế kỷ 20, ít nhất là với đời ḿnh trong thời đại của ḿnh.

Buồn : cuối cùng, ông vẫn bị loại. Trí tuệ, ư chí của một cá nhân khó ḷng vượt qua quyền lực của đám đông. Trong chiến tranh, trước nguy cơ bị tiêu diệt, Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và một số người nữa, c̣n có đất dụng vơ. Sau đó, ở đâu chiến thắng rồi, phải nhường bước cho đại biểu chân chính của công-nông Ziao Chỉ, những người vốn ít kiến thức, khả năng tư duy độc lập giới hạn và, khi đă nắm chính quyền, thoát đe doạ bị tiêu diệt, chỉ c̣n một ham muốn thôi : hưởng thụ những ǵ ḿnh chưa hề hưởng thụ, theo kiểu duy nhất mà ḿnh biết, buôn bán quyền lực.

Xét cho cùng, một lần nữa, Marx đúng ! Chán thật…

Tôi nêu niềm vui trước. Nó cơ bản. Dù ở đời này ta sẽ không được thấy những ước mơ của ta trở thành hiện thực, ta vẫn có thể tin rằng… sẽ có ngày. Dù những ngày ấy sẽ không là những ngày của ta. Ta chết với một niềm tin có cơ sở đă từng được kiểm nghiệm ít nhiều c̣n hơn sống trong tuyệt vọng hay sự giả dối với chính ḿnh.

Tôi nêu nỗi buồn sau. Nó là thực tại của ta hôm nay. Marx nói vậy, ta chỉ có thể cất bước từ đó thôi. Vậy, ta cất bước từ nó. Để đi về đâu ? V́ sao ? Với những ai ? Như thế nào ?

"Khoa học" th́… vô vàn.

Nghệ thuật làm người, làm ḿnh, ô hô ai tai…

Ôi, sao trời xanh đểu giả không sinh ra ta với khiếu… làm thơ ?

2011-01-23 / 2011-31

 



[1] Trong thơ văn Pháp, đặc biệt có phái siêu thực, surréalisme.

[2] biểu tương, représentation = représentation mentale = cách ta biểu thị cụ thể trong đầu ta.

[3] Détermination, trong nghĩa déterminisme (thuyết quyết định)

[4] Le concret est concret parce qu'il est la synthèse de multiples déterminations, donc unité de la diversité. C'est pourquoi il apparaît dans la pensée comme procès de synthèse, comme résultat, non comme point de départ, bien qu'il soit le véritable point de départ et par suite également le point de départ de la vue immédiate et de la représentation. La première démarche a réduit la plénitude de la représentation à une détermination abstraite; avec la seconde, les déterminations abstraites conduisent à la repro­duc­tion du concret par la voie de la pensée. C'est pourquoi Hegel est tombé dans l'illusion de concevoir le réel comme le résultat de la pensée, qui se concentre en elle-même, s'approfon­dit en elle-même, se meut par elle-même, alors que la méthode qui consiste à s'élever de l'abstrait au concret n'est pour la pensée que la manière de s'approprier le concret, de le reproduire sous la forme d'un concret pensé. Mais ce n'est nullement là le procès de la genèse du concret lui-même.

Contribution à la critique de l'économie politique, Karl Marx, Editions Sociales, Paris, 1957, p. 165.

[5] C̣n gọi là hiện tượng, phénomène.

[6] […] la substance même, l'âme vivante du marxisme : l'analyse concrète d'une situation concrète.

Lenine : http://www.marxists.org/francais/lenin/works/1920/06/vil19200612.htm

 

[7] Y như Thế chiến I đă tạo thời cơ cho Lenin làm cách mạng thành công.

[8] tư duy khách quan đó !

[9] Duy vật biện chứng kiểu Marx-Lenin đấy.

[10] nghĩa là theo quán tính của con người, h́nh thái lệ thuộc b́nh thường của nó ở đời.

[11] Đám bồi bút "duy vật biện chứng" tha hồ khai thác sự thật luôn luôn đúng này.

[12] Điều này ai muốn nói ǵ th́ nói : ai cũng có quyền tưởng tượng bất cứ ǵ về những điều chưa hề có thật. Mắm sốt bớp.