Một ư phê phán văn hoá truyền thống của Trung Quốc
Trong oép Tia Sáng, bài "V́ sao Trung Quốc chưa có giải Nobel ?"[1] thuật lại một ư phê phán Kinh Dịch của ông Dương Chấn Ninh, Nobel vật lư (1957), lúc ấy sống ở Mỹ.
Ông Dương Chấn Ninh không coi thường Kinh Dịch cả gói. Ông khen Kinh Dịch trong nhiều lĩnh vực. Ông chỉ vạch ra ảnh hưởng tai hại của nó đối với tư duy khoa học hiện đại.
Phê phán văn hoá truyền thống Trung Quốc của ông hơi bị đóng khung trong cũi tư duy của Descartes : mặt phải "tốt" của đồng tiền th́ gán cho quan-hệ nhân-văn; mặt trái "xấu" của đồng tiền th́ gắn vào tư duy khoa học.
Đâu nhất thiết phải vậy !
Thí dụ:
"Mặt khác, Kinh Dịch chủ trương thiên nhân hợp nhất, coi quy luật của trời (thiên nhiên) và quy luật của con người là một[2]; trong khi khoa học đ̣i hỏi phải tách riêng."
Trong tư duy khoa học kinh điển th́ như thế : nguyên lư khách quan (principe d'objectivité). Ngày nay th́ hơi khác. Coi "thiên nhiên" và con người như một thể thống nhất đâu có ǵ là "vô lư" ! Không có thể thống nhất ấy, làm sao có được một cái ǵ gọi là khoa học ? Đối với tư duy khoa học, điều ấy dẫn tới thái độ "mới lạ" này : không phân biệt đối tượng và chủ thể của tư duy như hai thực-thể biệt-lập nữa (Descartes), tập trung suy luận vào quan-hệ thống nhất chúng. Điều ấy đâu có ngăn cản ta kiểm soát sự đúng đắn của suy luận bằng hành-động, bằng thử nghiệm "khách quan" ! Nhưng nó mở đường cho ta luôn luôn suy ngẫm về phương pháp tư duy của chính ta xuyên qua những quan-hệ khác nhau của ta với thế-giới. Suy luận biện chứng về khoa học là thế.[3]
Giải Nobel vật lư của những người "mở đường" cho tư duy khoa học như Planck, Einstein..., một thế kỷ may ra có được một vài, khác xa giải Nobel vật lư của nhiều vị khác !
Phải chăng v́ thế mà Einstein c̣n là một nhà văn hoá lớn ?
2010-06-08
[2] "con người" ở đây nên hiểu là con người khoa học. Chứ con người sinh-thể hay vật-thể đương nhiên phải quy phục quy luật của "thiên nhiên" thôi ; là nhà khoa học vật lư, ông Dương Chấn Ninh hẳn biết rơ !
[3] Tư-duy tư-do, PHĐ, NXB Đà Nẵng, 2006. Xin lỗi độc giả, tôi không ngạo mạn đâu, tôi chỉ thi hành quyền của mọi độc giả tự do khi đọc bất cứ tác giả nào trong bất cứ lănh vực kiến thức nào mà ḿnh quan tâm.