Mỹ : nền văn minh tư-sản và ư thức hệ tư-bản

Nền văn minh "tư-sản[1]" (bourgeois) h́nh thành ở Châu Âu, thế kỷ 17-18, thường bị đồng nhất với chủ nghĩa tư-bản, phương-thức-sản-xuất và ư thức hệ tư-bản. Đó là một sai lầm. Nền văn minh tư-sản ra đời và lớn mạnh ở Châu Âu trước khi giai cấp tư-bản lên nắm chính quyền, do một số nhân sĩ từ thời phong kiến Phục Hưng đề xướng rồi phát triển cho đến thế kỷ 18, vẫn tồn tại, vẫn c̣n khả năng phát triển ngày nay, hoàn toàn không dính dáng tới phương-thức-sản-xuất tư-bản. Thí dụ, thông qua tác phẩm của J-P Sartre và vô vàn trí thức tiến bộ đời nay. Tư tưởng của các vị nhân sĩ trên không chỉ chống đối những giáo điều ngu xuẩn trong lĩnh vực kiến thức, c̣n chống đối những h́nh thái chính quyền độc tài, lúc đó là chế độ quân chủ.

Khi phất cờ cách mạng, đổi đời, một ḿnh giai cấp tư-bản không đủ sức lật đổ chủ nghĩa quân chủ. Đề tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo và mạnh mẽ cần thiết, giai cấp tư-bản đă vay mượn ư thức hệ "tư-sản"[2] : lúc đó, mọi giai cấp và tầng lớp xă hội đều khát khao thoát đặc quyền đặc lợi đọc tài của chế độ quân chủ. Ư thức hệ "tư-sản", với tính phổ-cập (universel) của nó, đáp ứng nguyện vọng ấy, giấc mơ ấy của những con người có thân phận rất khác nhau. Giống như khát khao độc lập, tự chủ đáp ứng ước ao của mọi tần lớp xă hội "Việt Nam"[3] trong thời thực dân.

Từ đó tới nay, trong các nước tư-bản Tây Âu, cuộc hôn nhân "t́nh cờ" và ít nhiều miễn cưỡng này đă trải qua biết bao thăng trầm, có lúc cực khó hiểu. Nhưng, dầu sao, nói chung, không xa nguyên lư này : 

- lúc sinh mạng của phương-thức-sản-xuất tư-bản không bị uy hiếp (cơ bản là cho tới 1945, Chiến Tranh Thế Giới 2), nỗ lực của chính trị gia tư-bản là giới hạn, đẩy lùi những món mà ngày nay người ta gọi là "quyền dân chủ", "nhân quyền", e tutti quanti. Đồng thời, khích động chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc, dùng nó làm bàn đạp để thanh toán lẫn nhau trên chính trường quốc tế, tranh dành thuộc địa : cứ t́m hiểu các hợp ước quốc tế kết thúc 2 Chiến Tranh Thế Giơi ở thế kỷ 20 th́ thấy : cơ bản, ai chiếm thuộc địa nào dưới h́nh thức nào, thế thôi.

- lúc sinh mạng của phương-thức-sản-xuất tư-bản bị uy hiếp (cơ bản là từ 1945 đến sự tự sụp đổ của cái gọi là phe xă hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản ở những nước tư-bản tiên tiến), chính trị gia tư-bản dương cao ngọn cờ ư thức hệ tư-sản : tự do, dân chủ, pháp quyền, nhân quyền, e tutti quanti. Và chiến thắng : các chính trị gia cầm quyền tại các nước gọi là xă hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 không có khả năng kế thừa và phát huy nền văn minh tư-sản.

Chiến thắng đó, dĩ nhiên, là một chiến thắng ư thức hệ.

Nhưng, cơ bản hơn, là một chiến thắng kinh tế : hơn vượt bực cái gọi là kinh tế xă hội chủ nghĩa. Do đó, nhiều người tin rằng phát triển kinh tế đi đôi với thể chế dân chủ. Dường như họ chưa hề biết hoặc đă mau quên sự thực lịch sử trơ trẽn này : chế độ chính trị phù hợp nhất với phương-thức-sản-xuất tư-bản là chế độ độc tài. Thí dụ : 

- ở Pháp, đọc "lịch sử" luật pháp, thế kỷ 19-20, cũng đủ thấy. Tất cả những tiến bộ xă hội đối với người làm công ở Pháp không do các nhà tư tưởng tư-bản mang tới. Do đấu tranh giai cấp, tương quan lực lượng. Tương lai của những tiến bộ ấy, hôm nay cũng lệ thuộc tương quan lực lượng ấy ngày nay.

- khai thác, bóc lột thuộc địa là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển, bành chướng của phương-thức-sản-xuất tư-bản. Có mấy ai coi điều ấy tiêu biểu cho lư tưởng tự do, b́nh đẳng, nhân ái, dân chủ, nhân quyền, e tutti quanti ?

- trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, đồng minh của các nước tư-bản Tây Âu ở khắp 5 châu là những ai ? Những chế độ độc tài, thậm chí thuộc địa kiểu mới (néocolonialisme).

- những nước chậm tiến về mặt kinh tế đă thành công bước vào phương-thức-sản-xuất tư-bản hiện đại, như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, có thể chế chính trị ǵ khi họ bước vào chặng đường biến thành rồng cọp : độc tài. Chế độ dân chủ pháp quyền tới sau, không do chính trị gia tư-bản ban bố, do đấu tranh giai cấp của quần chúng. Riêng chị Trung Quốc th́ c̣n gần nguyên vẹn trinh tiết của một thể chế toàn trị. Thế mà anh tư-bản quốc tế vẫn mê tít tḥ ḷ từ mấy chục năm qua tới nay. Có lẽ chị giỏi vụng t́nh táo tợn.

- thôi, biết rồi, khổ lắm, nói măi…

Chiến thắng trong Chiến Tranh Lạnh bằng cách dương cao ngọn cờ ư thức hệ tư-sản là dùng một con dao hai lưỡi : quần chúng, ở các nước đối địch cũng như tại nước ḿnh, nghe tuyên truyền măi cũng tin. Một khi nó đă tin, nó đ̣i hỏi những điều nó tin hiện thực trong cuộc đời của nó. Thế th́ phiền !

Mâu thuẫn giữa những giá trị của nền văn minh tư-sản và phương-thức-sản-xuất tư-bản đang đi vào một thời điểm quyết liết với sự lên ngôi "của Trump".

Sau đây, hai thí dụ thôi.

Dân chủ pháp quyền, phân chia quyền lực.

Nước Mỹ khác đời ở điểm này : 

http://www.lemonde.fr/donald-trump/article/2017/02/05/la-journee-de-donald-trump-bataille-judiciaire-manifestations-et-diplomatie_5074795_4853715.html

Trong những nước dân chủ, Mỹ là nước thực hiện triệt để nhất nguyên tắc phân quyền do Montesquieu, một vị quư tộc thời phong kiến PhuLăngXa, thế kỷ 16-17, sáng tác.

Cuộc đấu đá này kết luận thế nào, trước mắt cũng không ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của bàn dân thế giới. Lâu dài, ai mà biết được ? 

Kinh tế, quyền lực chính trị thông qua luật pháp phục vụ tư-bản-tài-chính.

Nước Mỹ, xuất thân tư-bản gần như nguyên chất v́ h́nh thành và phát triển trong một môi trường hoàn toàn mới, không chịu gánh nặng của những thể chế cũ ở Châu Âu (De la démocratie en Amérique, Alexis de Tocqueville), tiếp tục hành tŕnh của phương-thức-sản-xuất tư-bản ở điểm sau, không thấy ai phản đối cả, chí ít là trong media : 

http://www.lemonde.fr/donald-trump/article/2017/02/03/donald-trump-s-attaque-au-demantelement-de-la-reglementation-financiere_5074439_4853715.html

Dường như thiên hạ đă quên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đă bào ṃn mức sống của bàn dân Mỹ và Châu Âu như thế nào. Trong cuộc khủng hoảng ấy, dĩ nhiên, tiền (đủ h́nh thái) không thể không có cánh mà bay… mất tiêu. Nó lọt vào một số túi. Những anh chị sạt nghiệp cơ bản là những ngân hàng tư nhân, những kẻ tạo ra tiền-kư-hiệu (monnaie scripturale, 90% của tiền tệ đang lưu hành). Để cứu họ, Ngân Hàng Chung của Châu Âu (BCE), kẻ không có quyền cho các quốc gia vay, nhưng có quyền cho ngân hàng tư nhân vay (không giới hạn ?) đă có chính sách kinh tế bất hủ này : cho vay không lời cho phép ngân hàng gửi tiền ḿnh vay vào BCE với tỷ lệ lời 5% hay hơn nữa, tôi không nhớ rơ. Chỉ một năm sau các ngân hàng tư nhân đang thoi thóp lành bệnh và hùng hổ trở lại trong vai tṛ lănh đạo kinh tế, chính trị gia nào không tranh thủ được niềm tin của nàng (la confiance des marchés) chỉ có chết ! Hè hè.

Ta đang chứng kiến một màn kịch gay go, có thể khốc liệt, thậm chí đẫm máu, chẳng hay ho vui vẻ ǵ. Thà biết c̣n hơn không. Thà cay đắng bất lực c̣n hơn tin hăo.

Cùng tất biến. Đó là lối suy luận biện chứng thô sơ trong nôi văn hoá của ta. Tạm an ủi ḿnh vậy. Hè hè.

2017-02-05



[1] tư-sản : trong bài này không có nghĩa là người có của cải ! Ôi, món nợ đời của bàn dân Ziao Chỉ đối với ngôn ngữ Đại Hán… Nó nói tới hoài băo làm người cửa một số người, có của thật nên có thời giờ mơ ước nhiều điều vượt thời đại của ḿnh (lại một luận điểm của Marx, chán thật ! ), đă sáng tạo ra những kiến thức, những giá trị cần thiết cho phép những nền văn minh phát triển trong hướng tốt hơn, nhân bản hơn.

[2] Cứ coi danh sách danh nhân đă góp phần sáng tạo nền văn minh tư-sản th́ thấy : có mấy ai là chủ tư-bản ? Một vài vị là tư-bản đích thực lại chạy theo lư tưởng xă hội chủ nghĩa vô tưởng (socialisme utopique) và sạt nghiệp.

[3] Lúc đó, trên bản đồ chính trị thế giới chưa có một nước Việt Nam.