Ngồi bô kể truyện và hành văn
Cháu gái tôi, mới hơn 3 tuổi, có nhu cầu quái đản này : khi ngồi bô, nó đ̣i đọc sách. Nói là đọc cho oai, chứ nó đă nhận ra mặt chữ nào đâu. Nó cầm quyển sách nhiều h́nh ít chữ, lật lật và kể truyện. Nó bi bô lắp ráp một cách hỗn độn, phi lôgíc của ta, những từ ngữ vốn có trong đầu nó theo những cấu trúc câu PhuLăngXa đang định h́nh ở nó. Và nó kể những truyện lạ lùng qua nhiều câu nói bất ngờ, có khi rất thi vị, rất hay.
Tôi bỗng nhớ Michèle Manceaux đă phát hiện điều ấy trong quyển Le fils de mon fils (Con của con tôi).
Lại nhớ Trần Đức Thảo khi chàng bàn về "những lớp phù sa của nhân cách".
Và nhớ, t́nh cảm mà, hai "tuyên ngôn" sau của nghệ sĩ :
a/ Rimbaud : le dérèglement systématique des sens, triệt để phá lệ mọi cảm nhận.
b/ Picasso : dessiner comme un enfant, vẽ được như một đứa trẻ con.
Hai điều ấy, trẻ con làm một cách tự nhiên. V́ nó chưa từng học lệ !
Tôi bùi ngùi. Tuổi thơ, khi ḿnh được âu yếm, không phải ai cũng được, hè hè, là một thiên đường vĩnh viễn đă qua.
Giữa Rimbaud và một đứa trẻ con có khoảng cách này, không bao giờ lấp được : trước khi Rimbaud làm được chuyện trên, chàng phải xoá sạch những ǵ đă khiến chàng có khả năng viết thơ bằng tiếng Pháp để… làm thơ bằng một thứ tiếng Pháp "cá biệt".
Giữa Picasso và một đứa trẻ con cũng có khoảng cách ấy : trước khi chàng có thể vẽ như một đứa trẻ con, chàng đă phải học và thể hiện đến mức siêu toàn bộ truyền thống hội họa trong nền văn hoá của chàng, với một bàn tay, qua tu luyện, đă liền ḿnh với tư duy. Cứ so sánh những bức vẽ đơn giản nhất của Picasso (đặc biệt bộ Dessins érotiques, Tranh dâm) và những "tranh" nguệch ngoạc của cháu tôi th́ thấy. Với một vài nét đơn sơ nhưng lăo luyện, Picasso đi thẳng vào ḷng người. Nhưng "người" vẫn ra "người". Cháu tôi vẽ, chẳng thấy rơ con ngưởi. Tôi hỏi nó : thế tay và chân đâu ? Nó liền vạch bốn gạch thẳng ở nơi thích đáng. Chỉ khác mấy tranh người trên Trống đồng của ta ở điều này : để thể hiện tay và chân, nó chỉ gạch thẳng như thế thôi, chưa biết gạch một đường khúc khuỷu !
Nghệ thuật của Rimbaud và Picasso là nghệ thuật "hậu" Freud.
"Nghệ thuật" của trẻ con th́ "tiền" Freud.
Con đường đi tới nhân giới, đi tới nghệ thuật, dài và khó hiểu thật. Gọi nó là quá tŕnh "lập cấu" rồi giải cấu (déconstruction) cũng không hề chi.
2011-03-06