NgonNguCuaTiemThuc

Ngôn ngữ của tiềm thức

Khi viết văn tiếng Việt hay tiếng Pháp, tôi không bao giờ dịch từ tiếng này qua tiếng kia. Tuy vậy, trong văn tiếng Việt của tôi, thỉnh thoảng có cách nói đúng là "Tây con". Rơ ràng tiếng Pháp đă ngấm vào tiềm thức của tôi nên ngay khi viết chính ḿnh bằng tiếng Việt, nó cũng hồn nhiên tự phát. Trong lĩnh vực này, con người chưa tự do ở đó. Nó măi phải vươn tới tự do ngay ở chính ḿnh. Thỉnh thoảng đọc văn tiếng Pháp của ḿnh, tôi phát hiện điều ngược lại : rơ ràng có ư, có câu, gốc gác VN. Tôi không bao giờ sửa : đó là tiếng Pháp của tôi và tôi không có nhu cầu đầu quân Hàn lâm viện Pháp.

Giao lưu văn hoá có thể như thế đó.

Học thuyết Darwin hiện đại hoá + Khoa học về neuron + Ngôn ngữ học có thể giải thích được Freud lắm.

Nếu như Marx nói, "gốc gác của con người chính là con người"[1], th́ bản-thể của ta là ngôn ngữ của loài người đọng trong óc năo của ta. Ngoài vài tiếng nói đang tiêu vong của các bộ lạc đang ngắc ngoải trong rừng thẳm vùng Amazonie, mọi ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, đều lai căng v́ không ngôn ngữ nào phát triển và tồn tại được cho tới ngày nay một cách biệt lập với các ngôn ngữ khác. Ai muốn đi t́m bản-thể của ḿnh, chỉ cần trực diện đối đầu với ngôn ngữ đang hoành hành trong đầu ḿnh, chi phối t́nh cảm và tư duy của chính ḿnh.

Không dễ nhé, bạn đời ơi.

2009-04-13

 



[1] Mais la racine pour l’homme, c’est l’homme lui-même. Marx Engels, Études Philosophiques, Éditions Sociales, 1974, p. 27