NhanPhamCuaMinhVaCuaNguoiDoi

 

Nhân phẩm của ḿnh và của người đời

http://www.lemonde.fr/proche-orient/article/2010/12/06/apres-le-bresil-l-argentine-reconnait-la-palestine-comme-etat-libre-et-independant_1449803_3218.html

 

"Ngày thứ hai, 6/12, ngoại trưởng Hector Timerman công bố : chủ tịch nước Argentine, bà Cristina Kirchner, đă viết thư thông báo cho lănh tụ Palestine, ông Mahmoud Abbas, rằng nước của bà công nhận Palestine như một quốc gia tự do và độc lập trong biên giới đă được [Liên Hiệp Quốc] khẳng định năm 1967."

"Nước Brésil, thứ sáu tuần trước, cũng đă quyết định y hệt và nước Uruguay đă tuyên bố sẽ công nhận Palestine như một Nhà nước trong năm 2011."

Ta mơ chăng ? Trong nhân giới "thị trường toàn cầu hoá" khô khốc này, cây đời đâu đó lại xanh tươi ? Thật không ngờ.

Lư trí trừu tượng có thể "trường tồn" thật, trong sa mạc phi nhân cách – khi con người với những hoài băo tầm thường chính đáng của nó, ít nhất đối với một thời đại có khả năng đáp ứng chúng, phải chết.

Dường như đó là môi trường tư duy, tinh thần và lư luận của chính ta ở PhuLăngXa hôm nay.

Từ khoảng nửa thế kỷ nay, bất kể Liên Hiệp Quốc khẳng định ǵ về quyền làm người có tổ quốc, có quê hương, có đất nước của nhân dân Palestine, đều như nước đổ đầu vịt. Với sự ủng hộ của Mỹ và "Châu Âu", dưới đủ thứ văn tự nhân đạo mỹ miều, Israël muốn làm ǵ th́ làm, thả cửa bắn giết, không ngừng chiếm đất đai của người Palestine tới cùng, dần dần biến quyền làm người có tổ quốc của họ thành ảo ảnh. Hay một phạm trù của tư duy. Cũng thế thôi : cây đời không ngừng ứa máu, héo tàn.

Hai lănh tụ quốc gia đầu tiên công khai, minh bạch, rơ ràng và dứt khoát ngăn chặn điều ấy, công nhận quyền làm người có tổ quốc của nhân dân Palestine, không thèm lem nhem đủ thứ ư thức hệ, đủ thứ "tri thức" chuyên gia, không thèm ăn nói nhập nhằng, lư luận quanh co về đủ thứ "kiến thức" và phân tích chiến lược toàn cầu địa lư (géopolitique) siêu phàm, e tutti quanti, – để, cuối cùng, phủ nhận trong thực tế quyền làm người có tổ quốc của nhân dân Palestine –, là hai người đàn bà, hè hè, của hai nước vốn "nhược tiểu", hè hè.

Thuở thanh niên ta may mắn được sống ba năm trong Cư xá sinh viên quốc tế Paris, giữa những ngày tháng "đổi đời" của bàn dân PhuLăngXa. Ở đó ta đă quen biết kết bạn với thanh niên tứ xứ. Chúng nó dạy ta ăn món b́nh dân ở xứ chúng nó. Ta dạy chúng nó ăn phở, bún ḅ Huế, cháo cánh gà, thịt kho dưa hành. Chúng ta dạy nhau làm người trong thế giới chung này. T́nh ấy đă giúp ta không hoàn toàn lún xuống những thành kiến, lối suy luận, tính toán và ứng xử với người đời – hồn nhiên, đơn giản, khôn khéo – của phong trào Ziao Chỉ yêu nước ở PhuLăngXa.

Nếu một ngày nào đó, một lần nữa, bàn dân Ziao Chỉ cần được người đời ủng hộ quyền làm người có tổ quốc của ḿnh, ta chúc bàn dân ta có được những người bạn như trên. Nhưng t́nh bạn không thể chỉ ăn xin nói khéo mà có măi được. Phải t́nh thoả t́nh, trí hợp trí, tâm hoà tâm. Chưa kể những thứ khác.

Chỉ một dân tộc biết tự trọng mới quư trọng một dân tộc khác.

Chỉ khi ta biết làm người ta mới quư mến quyền làm người của người khác.

Chỉ khi ta biết làm người tự do ta mới yêu tự do của người khác.

Chỉ khi ta biết yêu ta mới dám mơ có ngày được yêu. Hè hè…

Hiện nay, coi bộ ngọn cờ chủ quyền có nhân quyền không nên t́m ở các nhà nước Tây Âu hay Trung Quốc, nhất là qua "thị trường". Nên t́m ở những xứ sở như ta nhưng dám hơn ta ?

Ngọn cờ nhân cách cũng vậy ? Nên t́m ở những người như ta nhưng có dũng khí, nghị lực, tri thức, năng lực và t́nh người hơn ta ? Không v́ "căn cước" bẩm sinh. V́, từ thân phận gần như ta, họ đă muốn và đă dám làm.

T́m ở đâu cũng được. Nhưng, cuối cùng, nơi duy nhất có thể t́m ra được là : ở chính ta…

2010-12-06