Niềm tin và niềm tin

Con người sống được chăng ? hạnh phúc được chăng ? khi mất hết niềm tin ?

Dường như ở PhuLăngXa, cho tới hết nửa đầu của thế kỷ 20, câu trả lời là : không.

Bàn dân PhuLăngXa nói chung, cho tới thời điểm ấy, có hai niềm tin lớn : tôn giáo và khoa học.

Hai niềm tin đó đều có hai vế : lư trí và giá trị.

Niềm tin tôn giáo, ở đây, hiểu ở mức phổ biến : có một Đấng Tối Cao nào đó đă sắp đặt tất cả bảo lănh cho trật tự và đạo đức của xă hội. Ai không hiểu, nhờ linh mục chỉ đường.

Niềm tin khoa học, ở đây, hiểu ở mức phổ biến : Vũ Trụ, mọi sự kiện ở nó, đều có thể hiểu được một cách khách quan lư trí khoa học sẽ giúp xă hội tiến bộ, giúp con người càng ngày càng tốt đẹp.

Tóm lại, một cách trừu tượng nhất : vật chất, sự sống và tư duy là một thể thống nhất. Hiện thực ấy không vận động tuỳ tiện. Nó có một "lôgíc" tự thân, có thể hiểu được một cách khoa học hay qua lời giảng giải của linh mục, e tutti quanti. Chỉ có điều khốn nạn này : kiến thức của ta giới hạn, không hiểu hết được. Chẳng khác ǵ anh pari pascalien[1] hay bi kịch của Camus : con người vốn phải chết, tại sao nó lại phải có ư thức về, và do đó, khao khát, sự vĩnh cửu ?

Marx và Engels tự xếp ḿnh vào loại người tin ở khoa học[2]. Engels đă trả lời bi kịch trên, đại khái[3] :

Khả năng hiểu biết của con người là vô tận. Nhưng khả năng hiểu biết của từng người là hữu hạn. Mâu thuẫn ấy tự giải quyết xuyên qua quá tŕnh phát triển bất tận của Sự Hiểu Biết ở con người.

Về mặt h́nh thức, đây là biện chứng pháp của Hegel. Nhưng Engels và Marx không là môn đồ trung thành của Hegel. Đồng thời họ cũng không tạo ra những ngôn từ đặc thù của họ. Đọc, hiểu và yêu họ, khó ở đấy. Hè hè…

Đương nhiên, ở thời đại nào cũng có vài anh (và chị nữa chứ) nghệ sĩ điên điên, có thể thật thà tán thành, thậm chí ca ngợi, suy tôn, thăng hoa, một trong hai niềm tin ấy, hay cả hai. Nhưng khi sáng tác họ chẳng coi chúng ra ǵ, chẳng khớp với một chuẩn mỹ thuật, luân lư nào, luôn luôn vất vưởng ở bờ lề, chỉ tin ở chính ḿnh thôi ! Nhiều chàng và nàng đă phải trả giá nặng, chết rồi mới thành danh.

Đương nhiên, ở thời đại nào cũng có vài anh (và chị nữa chứ) làm khoa học cũng điên điên, tán thành tất cả những nguyên lư anh đă học, cho phép anh trở thành nhà khoa học, nhưng không coi chúng là chân trời của sự thật.

Niềm tin tôn giáo nói trên, tất nhiên là tin Kytô Giáo, bắt đầu phai nhạt từ thế kỷ 18. Hôm nay, tuy nhiều người  PhuLăngXa vẫn thấy "gần gũi" với nó, ít ai đi nhà thờ dự lễ ngày Chúa Nhật, ít ai tuân lệnh Đức Giáo Hoàng và linh mục, thậm chí Thượng Đế. T́nh trạng khá trầm trọng : Nhà Thờ gặp nhiều khó khăn để kiếm ra người khát khao làm tu sĩ.

Niềm tin khoa học nói trên, tất nhiên là niềm tin của Thế Kỷ Khai Sáng, cơ bản phi tôn giáo.

Hôm nay, cơ bản, cả hai niềm tin ấy đă đi vào ngă cụt. Khoa học, tự nó, không giải phóng được con người trong hoài băo làm người cho ra người của nó. Tôn giáo, cũng vậy.

Ôi, đây có thể là thời cơ của một nhân sinh quan mới. Cực ḱ khó. Nó đ̣i hỏi quá nhiều điều, ở mức cực điểm : phải có kiến thức khoa học đích thực, phải có đạo đức đáng kể ở đời nay, và phải biết thực hiện cả hai xuyên qua những xiềng xích tư duy của hàng triệu triệu người. Ai sẽ thực hiện được ? Quần chúng ? Tuy nó là động lực của lịch sử, nó luôn luôn thụ động về mặt tư duy ? Nhân tài ? Nhưng có nhân tài nào làm được quái ǵ khi không có lực lượng của quần chúng ?

Tin hay không tin khó ở đó. Không tin ở quần chúng, ắt bất lực. Chỉ tin hoặc giả vờ tin quần chúng, sẽ có ngày chỉ c̣n quyền lực giả dối thôi. Không thể tồn tại như người được, trừ khi dân ta bản chất giả dối, điều ta không thể tin được, tới nay, (nhưng biết đâu, cũng có thể, ta đă biết quá nhiều chuyện về nhân cách Ziao Chỉ, trong một giới nào đó, hôm nay). Nếu ta sai, ta không thèm làm người nữa. Thà làm một con chó bất lực nhưng biết tự trọng c̣n hơn.

V́ ta chỉ có thể làm người Ziao Chỉ thôi !

Hè hè…

2012-01-20

 



[1] Đánh cược của Pascal. Đại khái : không có ǵ chứng minh rằng Thượng Đế có thực, và ngược lại ; nhưng chúng ta nên tin rằng Thượng Đế có thực.

[2] Hai người này thừa kế văn học của Thế Kỷ Khai Sáng, rất mê khoa học tự nhiên, nhưng không là chuyên viên trong lĩnh vực này, lại chuyên tâm nghiên cứu những lĩnh vực kiến thức khác với hoài băo mang lại cho chúng tính khoa học của khoa học tự nhiên (như Durkheim đối với môn xă hội học ấy mà : Les règles de la méthode sociologique). Từ đó, hai chàng tạo ra khái niệm "khách quan", "khoa học" trong nhiều lĩnh vực kiến thức không thuần vật chất, dựa vào phương pháp suy luận đặc thù họ gọi là "biện chứng" hay "duy vật", và người đời sau đặt tên là duy vật biện chứng. Đích thực (ư của tôi), họ đă nêu lên yêu cầu đặt nền tảng cho một môn nhân học (anthropologie) bao gồm hai môn khoa học về vật chấtsự sốngthế giới tinh thần của con người. Một cách nhất quán ! Điên thật. Chỉ hai khái niệm : "khách quan" và "khoa học" trong tư tưởng của Karl Marx, cũng đáng làm đề tài cho một luận án tiến sĩ không đơn giản tí nào. Không biết tôi có hạnh phúc được đọc trước khi chết  không. Hè hè.

[3] Xin lỗi độc giả, đáng lẽ tôi phải vào Google t́m văn bản để trích, không chỉ dựa vào trí nhớ mong manh của tôi. Chuyện xưa quá rồi. Tôi mệt, tôi lười, tôi chán, và tôi nghĩ : khi ta lang thang chữ nghĩa, không cần phải kinh viện đến thế. Miễn sao đừng khiến độc giả nghĩ rằng ta trích văn  hay "trích ư" của Engels. Chỉ là cá nhân ta hiểu Engels như thế nào thôi.