NoiTamVaNgoaiGioi

Nội tâm và ngoại giới

Sơ sinh, ta chỉ là một con thú, trong đầu không có được một từ, nói chi đến biết và hiểu. Phải ngót một năm sau ta mới bắt đầu bập bẹ từ mẹ. Không có mẹ, nếu ta chưa toi mạng, chắc ǵ ta đă cảm được thế nào là t́nh ? Bản năng của con người h́nh thành như thế đấy. V́ thế, ở nhân giới, trong bất cứ nền văn hoá nào, t́nh người – đặc biệt t́nh mẹ con – là cốt lơi của văn chương, nghệ thuật.

Ta nên người xuyên qua quan-hệ, tốt và xấu, của ta với người đời. V́ thế ta chỉ có thể biết và hiểu chính ta xuyên qua quan-hệ ấy. Ngược lại, ta chưa biết và hiểu chính ḿnh th́ đừng mơ thực sự biết và hiểu người đời. Nhiều nhất là Yêu thôi. Nhưng Yêu không có nghĩa là biết yêu – ngang tầm người.

Lúc buồn phiền ta không nên hướng vào nội tâm, sẽ chỉ thấy thiếu hụt, cô đơn, sa mạc. Rồi quay trong đầu những suy nghĩ ít khi khớp với đời thực, người thực, tự làm khổ ḿnh. Ngược lại, ta nên hướng ra ngoài đời với thái độ này : cho được ai điều ǵ, cứ cho. Thế nào cũng sẽ có người mở ḷng nhận, không ít th́ nhiều, tuy chẳng bao giờ "toàn tập" và tuyệt đối. Và ta sẽ được ấm áp trong ḷng, thanh thoát trong tư duy.

Yêu tha-nhân ở ḿnh là điều kiện để hiểu chính ḿnh. Hiểu chính ḿnh là điều kiện để yêu được tha-nhân ở ngoài đời. Chính nhờ cái ḿnh nửa chung nửa riêng ấy mà ta có thể yêu sự khác biệt của người đời. Không có sự khác biệt ấy, ngoại-giới, dù thanh lịch đến mấy, chỉ là sa mạc. Không có cái ḿnh chung ấy, ngoại giới chỉ là rừng xanh.

Khổ thật ! Hè hè…

2008-06-06