Nụ cười Quốc hữu – Tư hữu
Khi các ư thực hệ gia tư bản đ̣i hỏi tư hữu hoá tất cả các công ty quốc doanh ở Châu Âu, họ viện lư luận cao siêu này : công ty tư nhân phải cạnh tranh với nhau trong thị trường nên giá cả phải hạ xuống, năng suất lao động phải tăng và quản lư phải chặt chẽ, hiệu quả. Điều ấy khiến nó vừa bán rẻ vừa có lời, buộc nó phải phát huy sáng tạo trong mọi lĩnh vực để tăng hiệu quả của lao động và, như thế, không chỉ có lợi cho riêng nó mà cho cả xă hội. Công ty quốc doanh chỉ có thể bán rẻ hơn nó khi lấy thuế của dân để bù lỗ cho các công ty quốc doanh, cứ coi kinh tế xhcn th́ thấy ! Nghe rất bùi tai. Nhưng, tiếc thay, xem xét thực tế th́ ngược lại, ít nhất là đối với một số công ty quốc doanh gộc của Pháp suốt 30 năm liền. Một thí dụ cụ thể : Electricité de France (công ty điện lực của Pháp). Nó bán điện rẻ hàng chục năm, đảm bảo cho toàn dân Pháp có điện, có lúc cho không cho nhân viên của nó để bù đắp đồng lương khiêm tốn – nhưng không chết đói nhe, chưa kể đủ thứ phúc lợi xă hội dành riêng cho nhân viên của nó. Thế mà nó chưa hề lỗ vốn, lại c̣n thừa sức lôi cổ công nghệ này lên hàng đầu thế giới. V́ sao thế ? Nó lấy tiền của dân làm vốn đầu tư, nó bán điện với giá đủ đảm bảo : giá thành (trong đó có lương bổng của nhân viên), khấu hao, và đầu từ phát triển trong giai đoạn 10-50 năm tới. Thế thôi ! Nó đếch cần có lời… V́ có lời th́ cũng chẳng ai thủ túi được ! Nó làm ăn như thế, tư nhân nào cạnh tranh nổi ? Và làm ǵ có anh tư bản sẵn sàng nhận rủi ro đổ tiền ra để… khổng thủ lợi. Phải chăng v́ thế mà trước khi tư hữu hoá EDF, Nhà nước phải :
a/ ráo riết giảm số nhân viên, hạn chế tăng lương bổng
b/ ráo riết tăng giá điện ?
Để gánh thay cho "các thị trường" cái tội vừa đuổi nhân viên vừa làm điện tăng giá khi công ty quốc doanh biến thành tư doanh ?
Tại Anh đă có chuyện tiếu lâm sau. Nhà nước ồn ào tư hữu hoá hệ thống đường sắt. Không biết sau đó giá cả xuống hay… lên và, nếu xuống, xuống được bao nhiêu mà chẳng ai ca ngợi cả. Có điều chắc chắn : một vài năm sau, số tai nạn giao thông chết người tăng đột ngột khiến dư luận xôn xao. Điều tra, th́ té ra anh chủ tư bản không thèm bỏ tiền bảo tŕ hệ thống đường sắt. Để làm ǵ ? Cứ thu vốn tóm lời cho nhanh rồi zông có đỡ mệt và hiệu quả hơn không ?
Kết quả : Nhà nước Anh quốc hữu hoá lại hệ thống đường sắt, tức là mua lại với "giá thị trường" để sửa chữa với tiền của dân ! Lấy tiền dân sửa chữa xong, nó dám tư hữu hoá lại lắm. Đương nhiên là v́ lợi ích của bàn dân, tự do của con người và phát triển kinh tế tối ưu đúng theo quy luật khách quan khoa học của kinh tế thị trường toàn cầu hoá !
Thôi mà, lải nhải nữa làm ǵ ? So với cơn khủng hoảng tài chính vừa qua, toàn là chuyện vặt thôi mà, có ǵ phải bàn với tán.
Hè hè…
2009-09-20