Robot PhuLangXa

 

Robot PhulăngXa

 

Trong văn hoá PhuLăngXa, xưa nay người ta phân biệt tinh thần của luật với văn bản của luật[1]. Tinh thần của luật là mục tiêu xă hội mà nó nhắm, thí dụ : đảm bảo an toàn cho bàn dân trong hệ thống giao thông. Văn bản của luật thường là lệnh cấm do Quốc hội ban hành : cấm lái nhanh hơn 30, 50, 70, 90, 110, 130 km/giờ. Văn bản ấy có giá trị với mọi người trong mọi hoàn cảnh[2]. Mọi người ở đây là hơn 60 triệu người Pháp và người ngoại quốc qua lại trên đất Pháp. C̣n mọi hoàn cảnh th́… thiên biến vạn hoá : nắng mưa, sáng tối, xe cộ đông hay thưa, chạy "nhanh" chạy "chậm". Làm sao thực hiện được tinh thần của luật với một văn bản như thế ? V́ thế mới cần đến anh quan toà để đánh giá hoàn cảnh cụ thể và phán xét đúng theo tinh thần của luật. Thí du.

– Chỗ đó chỉ cho phép chạy 130km/giờ, sao anh dám chạy đến 150km/giờ ? Anh biết thế nghĩa là ǵ chứ : phạt 135€ và trừ 1 điểm trong bằng lái xe, rơ chưa ?

– Dạ thưa thầy, v́ con sợ chết. Đằng trước có một cái xe chạy chậm ŕ, chắc chỉ độ 110-120km/giờ. Sau lưng lại có cả chục chiếc xe coi bộ nóng ḷng lao tới sát đít con. Con hốt hoảng, liếc thấy đường xá thênh thang trống rỗng, con bật đèn báo hiệu, lách qua trái và, như trường lái xe đă dạy, con phóng nhanh, tạo khoảng cách an toan để tạp qua phải, an nhàn đi tiếp đúng theo luật pháp cho phép. Không ngờ v́ thế mà phạm pháp. Thú thực thầy, lúc ấy con không nh́n kim bảng đo tốc độ, không biết ḿnh đang chạy bao nhiêu cấy số/giờ.

Anh quan toà trầm ngâm nheo mày luật gia, bứt bứt sợi râu dài đă hoa râm trên cằm.

– Thôi, lần này th́ ta tha bổng nhưng từ nay hăy chạy nhanh vừa vừa thôi nhe, nguy hiểm lắm đấy, cho người khác và cho cả anh đó.

– Dạ thưa vâng.

Cứ như chuyện hoang đường. Hè hè…

Tiếc thay, với số lượng người lái xe hàng ngày trên đường xá PhuLăngXa, chẳng nước nào nuôi nổi một quân đội quan toà đủ đông để xử lư như vậy một cách nhanh chóng. Đời sống thường ngày và chi phí kiện cáo cũng chẳng cho phép mấy ai cà khịa với quan toà !

Do đó, tinh thần của luật phải do chính sách thi hành luật của anh… chính trị gia.

Mấy năm qua, với sự ủng hộ của đa số bàn dân, chính phủ PhuLăngXa tiến hành một chiến dịch kinh hoàng để biến bàn dân PhuLăngXa thành… robots. Đồng thời "khủng bố" và "tống tiền" họ một cách rất… hợp pháp ! Thế này.

Cách đây mấy năm, ngài Sarkozy, bộ trưởng nội vụ PhuLăngXa, ra lệnh trang bị một đống radars trên hệ thống giao thông Pháp, quyết liệt phạt tiền (rất nặng) và rút điểm trong bằng lái xe[3] của những kẻ vi phạm. Trí giả và bàn dân PhuLăngXa ủng hộ và ca ngợi om ṣm : ngài đă có dũng cảm chính trị bảo vệ sự an toàn cho bàn dân trên những nẻo đường PhuLăngXa.

Vài người lo âu cho ngân quỹ Nhà nước v́ mấy anh robots ấy rất đắt tiền. Chỉ 6 tháng sau, cả quốc hội bàn tán ầm ĩ để xem nên chi vào đâu "tiền lời" ngọt ngào tổ bố do các robots ấy mang lại. Bạn ngạc nhiên ? Bạn chỉ cần nghĩ tới điều này thôi th́ hiểu. Nếu 1 radar chỉ chụp một h́nh trong một giây thôi th́ nội một giờ Nhà nước đă có khả năng phạt 3600 người, mỗi người chí ít 90€ (nếu nộp phạt nhanh, không th́ phải nộp 135€ hay 375€). Cách đây một hai năm, nó đă gài 3000 radars cố định khắp nước Pháp. Bạn làm một tính nhân đơn giản th́ biết nó có khả năng phạt bao nhiêu triệu lần mỗi giờ ! Và radars, khác con người, lao động được 24/24 giờ mà không biết mệt mỏi.

Tôi là một trong những thằng hiếm hoi chống chính sách ấy. Tôi không chống chuyện giới hạn tốc độ xe trên đường phố PhuLăngXa. Tôi không chống chuyện gài robots để đo đếm tốc độ xe và phạt kiểu nói có sách mách có chứng. Tôi chống tinh thần áp dụng luật pháp của ngài Sarkozy : trao cho robots quản trị con người và ép con người (cảnh sát giao thông, người lái xe và quan toà) trở thành robots. Thế là vợ, con, và bè bạn ào ào giảng đạo cho đầu óc tăm tối, vị kỷ, kiêu ngạo của tôi. Có người mang thống kê về những tai nạn giao thông chết người tại Pháp mỗi năm ra minh chứng. Tôi ôn tồn giải thích :

a/ Những thống kê ấy chẳng có ư nghĩa hay giá trị ǵ hết v́, hiện nay, không có ǵ chứng minh rằng những tai nạn chết người ấy đều hay đa số là do có người lái xe quá nhanh. Có ai ở đó đo đếm tốc độ của các xe bị tai nạn đâu ! Chưa kể tới các cuộc tranh luận về đề tài này giữa các chuyên gia : trong đa số các tai nạn chết người, tốc độ của xe là dưới… 75km/giờ. Ư nghĩa thế nào c̣n đang căi nhau ỏm tỏi. Cuối cùng, từ khoảng 5 năm nay, tuy càng ngày chính phủ càng phạt ráo riết, số người chết ấy giảm tăng (sic) khoảng vài trăm mỗi năm. Không lẽ nó đă từng tăng nhờ chính sách phạt ngày càng nghiêm khắc đó ? Sao không ai tự đặt câu hỏi ấy ? Dĩ nhiên, sẽ có người lanh trí : dân PhuLăngXa vốn có đầu óc vô chính phủ, năm nay phạt nhiều đến thế mà số tai nạn chết người c̣n tăng, thế th́ năm tới phải phạt nhiều hơn ! Hè hè…

b/ Tôi không là robot, dù muốn cũng không tài nào tôi biết được tốc độ tức th́ của tôi khi tôi lái xe. Tốc độ là một khái niệm khoa học vật lư khách quan. Tôi chỉ là một thằng lái xe chủ quan sợ chết và sợ giết người thôi, hè hè… Tôi không muốn vừa lái xe vừa liên tục liếc bảng đo tốc độ : ngu ! điên !! sợ Sarkozy phạt hơn sợ giết người hay/và giết chính ḿnh !!! V́ tôi chỉ là người, khi cầm tay lái, tôi chỉ biết nh́n đường xá, xe cộ quanh tôi, lái chậm xuống hay phóng nhanh lên tuỳ bối cảnh, chỉ để ích kỷ đảm bảo an toàn cho tôi và người lân cận thôi, đếch cần biết lúc đó có quyền đi nhanh tới mức nào. Tôi "yêu" tôi, yêu người đời hơn yêu ư thức hệ của Thượng Đế Sarkozy và lư lẽ bảo vệ nó của trí giả trên media.

Tất nhiên, với xă hội PhuLăngXa ngày nay, tôi thua, đáng đưa đi học tập cải tạo và, thực tế, tôi đă trả tiền để được đi học tập cải tạo : nộp một món tiền không mấy âu yếm để được chịu đựng bị nhồi sọ 2 ngày liền, qua đó mà chuộc lại 4 điểm trong bằng lái xe. Sarkozy "giáo dục" bàn dân PhuLăngXa như thế đó.

Đời nay, ở Pháp, nó vậy. Theo luật pháp, áp dụng kiểu Sarkozy, ta không có quyền ứng xử như một con người b́nh thường, vừa có hiểu biết (luật lệ của Nhà nước), vừa có nhục cảm (cảm nhận bằng ngũ giác quan của ta t́nh h́nh cụ thể khi ta đang lái xe) vừa có lư trí : nên phóng đi xa hay lái chậm lại cho bớt nguy hiểm ? Tóm lại, ta không được phép "phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể" để quyết định hành-động của ta : đó là ư thức hệ cộng sản lỗi thời của Lenine ! Không ai có quyền suy luận như thế trong vương quốc của Thượng đế Sarkozy.

Đành vậy.

Kết quả của chính sách Sarkozy thật mỹ măn. Năm 2008, rút 250 000 bằng lái xe. Không biết phải phạt bao nhiêu triệu lần để đạt kết quả ấy ? Tha hồ mà xài. C̣n cứu được mấy chục nhân mạng nhờ chuyện ấy, ai muốn tin ǵ th́ tin, cứ thoải mái. C̣n ai muốn chứng minh, xin đừng tới cà khịa với tôi nhe. Coi chừng bị tai nạn giao thông đó !

T́nh h́nh đă tếu tới mức thế này :

·        mới đây, toà án PhuLăngXa đành xử một chàng taxi bị cúp bằng lái xe như sau : phạt tiền nhưng cho phép tiếp tục lái xe với "bằng lái xe trắng" (permis blanc, đố ai hiểu được là cái quái ǵ, ngôn ngữ huyền ảo thật !) v́, nếu không, chàng sẽ thất nghiệp và vợ con sẽ nheo nhóc. Lập luật, hành luật, để đến khi phải xử th́ chửi luật ! Ngoạn mục quá ! Hiện thực huyền ảo quá ! Hậu hiện đại quá ! Điên thật !

·        Quốc hội PhuLăngXa đă bắt đầu tự hỏi : đối với người bị rút bằng lái xe, có nên rút số năm bị cấm lái xe từ 3 xuống 2 không ? Ngày nay, thêm vài trăm ngh́n anh chị thất nghiệp trong 3 năm v́ không được phép lái xe, đâu phải chuyện đùa ! Cứ đà này, nếu muốn áp dụng luật kiểu Sarkozy để tiếp tục… thu tiền ngày càng nhiều tuy chẳng đảm bảo được bao nhiêu rằng số tai nạn giao thông chết người sẽ giảm th́ sẽ phải rút lệnh cấm lái xe xuống 1 năm, rồi… bỏ luôn. Lúc đó, ai có tiền nộp phạt, cứ thoải mái. Ai không th́ liệu hồn, đi tù như chơi. Nền dân chủ pháp quyền muôn năm !

·        Ngay TV PhuLăngXa cũng phải đưa thông tin này : có người bị phạt và trừ điểm v́ lái xe với tốc độ 91km/giờ khi giới hạn là… 90km/giờ ! Đương nhiên là để giải thích : thực tế radar đă đo tốc là 95,789 km/giờ ! C̣n khả năng đo đếm của nó chệch choạc bao nhiêu % trong bối cảnh đo đếm nào, Δerror của vật lư ấy mà, đố ai đảm bảo được.

Riêng nghiệm sinh của tôi th́ thế này.

Tán gẫu với bạn chung quanh : ai cũng đă từng ăn đ̣n của mấy anh robots của Sarkozy. Trong đó có những người xưa nay lái xe hiền lành đến mức… sốt ruột !

Trong gia đ́nh : có đứa đă nộp phạt cho chính phủ Sarkozy và mất điểm v́ lái xe trong một phố nhỏ ở Paris, trong giờ thiên hạ đi tới sở làm, với tốc độ 35km/giờ nơi chỉ có quyền chạy 30km/giờ thôi ! Tôi tin v́… xe của tôi, đă qua số hai, không thể chạy 30km/giờ lâu được, hè hè ! Nó kể : hai chú cảnh sát ŕnh nó với một radar di động, lập biên bản xong, một thằng bảo thằng kia : được rồi, cuốn gói đi thôi. Bạn hiểu thế nghĩa là ǵ không ? Nghĩa là : hôm nay ta đă làm đủ chỉ tiêu phạt trong ngày, đảm bảo được chấm điểm ưu cho tương lai nghề nghiệp của ta, phạt thêm nữa chỉ mệt sức, chẳng lợi lộc ǵ cho ta cả, vậy cuốn gói đi nhậu là vừa. Quản lư nước Pháp như một xí nghiệp biết thủ lời (gouverner la France comme une entreprise rentable), xử lư công chức như kẻ lao động làm thuê, lương hay thăng chức tuỳ thành tích, và công dân như khách hàng, theo ư thức hệ và chính sách cai trị của Sarkozy là… thế đó. Thế mà có đầy nhà tư tưởng, lư thuyết gia ca ngợi, vận dụng một trăm thứ kiến thức và ní nuận để biện minh… Họ nên xách bị tới Ziao Chỉ Quận mà học tập. Ở đó, chí ít trong lĩnh vực "thành tích", có đầy chuyện để học tập. Có lẽ họ không thèm tới Ziao Chỉ Quận học tập v́ loại kiến thức ấy gắn liền với bản năng, cảm tính của con người, chẳng cần học cũng có, ở nơi nó đắc dụng. Điều ấy họ biết rơ hơn các lĩnh tụ tư tưởng và chính trị của Ziao Chỉ Quận.

Với bản thân tôi th́ thế này.

Từ hai năm nay, không lần nào lên xa lộ mà tôi không chứng kiến t́nh huống nguy hiểm này : trong khi đằng xa đường xá thêng thang, một đống xe, có lúc trên 20 cái, chen chúc nhau nghẹn 3 hàng đường xa lộ, chỉ cách nhau khoảng 10m trong cả 10-15 phút, v́ ai cũng sợ bị phạt nếu phóng nhanh. Đứa đầu tiên hắt hơi, tay chân lạng quạng bậy một tí, có thể giết người và giết ḿnh như chơi. Chưa kể có đứa nóng mắt, lách qua lách lại tưng bừng nhưng rất đúng văn bản của luật pháp ! Thỉnh thoảng lại bị xe qua mặt, tạt sang phải ngay trước mũi ḿnh. Kinh thật.

Nhiều năm rồi, tôi không c̣n nhu cầu lái xe nhanh. Ngược lại, tôi thích lững thững, nhởn nhơ rong chơi thưởng thức phong cảnh phong phú của PhuLăngXa. Thế mà chỉ nội một năm, tôi bị phạt 4 lần, mất 4 điểm. Em trách móc nhức xương rằng anh lái xe ẩu. Chí ít, chính sách Sarkozy cũng tạo điều kiện cho vợ khiển trách chồng-lái-xe, cho con đấu lư với cha mẹ, khiến đời sống gia đ́nh bớt tẻ nhạt.

Chuyến này, nhân dịp đi hè, tôi quyết định sẽ làm công dân gương mẫu trong vương quốc hợp pháp của Sarkozy : tôi trao cho một con robot quản lư tốc độ xe của tôi. Đó là một hệ thống tự động điều hành tốc tộ xe. Tôi chưa hề dùng nó v́ tôi nghĩ : khi ḿnh lái xe, ḿnh phải làm chủ, điều khiển nó tuỳ theo bối cảnh, phải điên điên mới trao cho một con robot điều khiển nó thay ḿnh.

Kết quả ?

a/ Ối giời ơi, suưt chết ! Trong hoàn cảnh b́nh thường kéo dài, rất khỏe. Chẳng cần liếc cái quái ǵ mà vẫn không phạm pháp. Nhưng có lúc kinh hoàng. Khi ḿnh thấy xe chạy quá gần xe trước mặt, ḿnh thắng, con robot buông quyền năng của nó, trả xe lại cho ḿnh. Hay quá. Qua cơn nguy biến, ḿnh click một cái, nhờ nó quản lư tốc độ của xe. Nó liền rú ga để bắt lại tốc độ đă quy định, vùn vụt lao xe tới tận đít xe trước mặt ḿnh mà chưa thèm giảm cơn say mê tốc độ. Cứ như Khổng Minh bảo Lưu Bị : cứ thế, cứ thế… th́… cứ thế ! Tuy chưa vi phạm luật, tôi hốt hoảng… thắng ! Là người mà chơi với robot, quả không đơn giản. Hè hè.

b/ Ngay con robot của tôi cũng không có khả năng làm hài ḷng những con robots của Thượng đế Sarkozy ! Khi mặt đường bằng phẳng, nó làm được. Nhưng khi đường lên dốc, nó "nhấn ga" để giữ nguyên tốc độ và khi đạt tốc độ, nó chấm dứt nhấn ga. Quá muộn. Với đà đă có, kim chỉ tốc độ của xe đă vọt thêm một khắc. Giữa 2 mốc của bảng đo đếm tốc độ, có 10km/giờ. Một khắc trong đó là từ 0,x tới 2km/giờ. Thừa cho Sarkozy móc tiền và đập, với sự cổ vũ của bàn dân PhuLăngXa, gia đ́nh và bè bạn, đúng theo luật pháp ! Khi mặt đường xuống dốc, cũng thế nốt ! Biết làm sao bây giờ ?

c/ Với kiến thức nông cạn và thói tính toán cụ thể vặt của tôi, tôi quyết định : ngài Sarkozy cho chạy 130km/giờ, tôi bắt con robot điều khiển xe tôi giới hạn tốc độ của xe là 128km/giờ. Tưởng thế là yên thân. Hăo !

Đi hè về hôm trước, hôm sau em bảo tôi : anh lại bị phạt v́ lái xe quá nhanh. Tôi sững sờ :

       Tốc độ của xe, robot quyết định mà. Chính em đă nhận xét : cái xe này, chạy 100km/giờ mà có cảm tưởng như đang chạy 30km/giờ. Lại dưới mặt trời nung lửa của miền nam nước Pháp trong cơn hè. Trong những khúc đường giới hạn 30km/giờ, mồ hôi tuôn như suối, không biết đi hết khúc đường th́ c̣n được bao nhiêu mỡ thịt bọc xương. Ngoài ra, em có thấy anh lái quá nhanh lúc nào không ? Phạt ở đâu vậy ?

Té ra là phạt trong thành phố Toulon, tốc độ cho phép là 50km/giờ. Bữa đó, tôi đi ṃ một garage. Tôi không biết đường, nhờ anh GPS, một robot khác, chỉ dẫn, mắt đau đáu t́m bảng garage. Tôi rất yên tâm : anh GPS có chức năng phát hiện và báo hiệu sự hiện diện gần nó của một radar. Thế mà nó câm như hến. Chắc có chú lính nào đă dùng một loại radar di dộng mà anh GPS không phát hiện được để phạt và tṛn điểm phục vụ tốt cuối tháng ?

Em thở dài : chịu thua thôi, đành vậy. Tôi mừng quưnh để tự an ủi : Ôi, lư luận h́nh thức thua nghiệm sinh biện chứng rất xa. Lần đầu tiên, trên vấn đề này, em chịu quan tâm tới điều ta nói. Chỉ thế thôi cũng đủ khiến ta sẵn ḷng trả tiền phạt cho Sarkozy, mua những điểm lái xe mà người đời bán cho ta với giá mà người đời cùng Sarkozy ắp đặt. Khoảnh khắc em đồng ư với ta, dù trong chuyện nhỏ mọn này thôi… vô giá ! Hi hi…

Có người v́ thế đă khai man để không bị cúp bằng lái xe : gán cho vợ con hay bạn, có bằng lái nhưng không mấy khi dùng tới, tội lái quá nhanh. Có đứa c̣n bán điểm trên oép. Cách thực thi luật pháp – do chính ngài sai Quốc hội PhuLăngXa ban hành – của Thượng đế Sarkozy và những anh chị robots của ngài không chỉ ép bàn dân PhuLăngXa khao khát biến ḿnh thành robots đui chột, nó c̣n ép họ biến thành những con người gian dối.

Ở xứ sở của Descartes, Diderot, Voltaire, Rousseau, Sartre, et tutti quanti, đời sống chính trị và văn hoá đă xuống cấp đến thế đó.

2009-08-15

 

 



[1] L'esprit et la lettre de la loi.

[2] Nul n'est censé ignorer la loi. Không ai có quyn không biết lut.

[3] Bng lái xe gm 12 đim. B pht v́ lái nhanh quá độ th́ b tr mt hay hai đim. Mt hết đim th́ b rút bng lái xe trong 3 năm. Năm 2008, 250 000 bàn dân PhuLăngXa b rút bng lái xe