Sờ mó
Một bản nhạc, ba người trình diễn.
Ta vốn lỗ tai trâu, nay lại điếc 50%, chán thật, hè hè… Nhưng nghe qua, ta thấy rất khác nhau.
Điều mà bàn dân PhuLăngXa gọi là le toucher, "cách" sờ mó nhạc cụ, quả có thực. Trong tiếng Pháp, nó lãnh cảm vô cùng, chỉ là một khái niệm. Tiếng Ziao Chỉ ta cực phong phú, hay và dâm vô độ, cực người, hơn xa tiếng PhuLăngXa trong lĩnh vực này, thế mà trí giả dám khinh, coi như lời thô tục ! Nhà văn phải tránh viết những từ ngữ ấy chăng ? Khi dám dùng, có biết dùng nên hồn người không ?
Có lần ta hỏi một nàng tiên nhà văn Ziao Chỉ : bạn dám viết hai từ sờ mó trong văn chương của bạn không ? Nàng tiên giật nẩy mình, nhìn ta như quái vật. Rõ ràng, đối với nàng, là không. Tội nghiệp ta quá. Hè hè…
"Triết lý" của ta gọi là nhục-cảm, cảm nhận bằng nhục-thể. Ta tin điều đó có thực. Nhục cảm gắn liền với ký ức nghiệm sinh, kiến thức, lý luận, và khát vọng tương lai, gọi là trực giác cũng được : chỉ qua một chuyện vặt, có thể nắm bắt lõi cơ bản của một nhân cách.
Ta tin mỗi con người là một cây đàn thèm được sờ mó đúng điệu để vọng âm. Hiếm lắm. Hè hè…
2012-08-28