Thanh thiếu niên và luật lao động ở PhuLăngXa

Thời gian vừa qua, ở PhuLăngXa, xảy ra những cuộc biểu t́nh liên miên, nảy lửa, chống dự án luật lao động của bà El Khomri, Đảng Xă hội Pháp, bộ trưởng, « ministre du Travail, de l'Emploi, de la Formation professionnelle et du Dialogue social ». Cái tên dài tḥng ḷng này có thể tóm lại = bộ trưởng bộ lao động + một đống ngôn từ mỹ miều tuyên truyền nhằm cho thiên hạ thấy chức năng của bộ ấy c̣n là giúp người cần ăn kiếm việc, gia tăng khả năng nghiệp vụ của họ và xây dựng sự hoà hợp xă hội xuyên qua thảo luận. Khiếp thật ! Ai mà làm nổi trong thời đại tư bản toàn cầu hoá này ? Ta đă từng làm thằng thất nghiệp, hiểu khá rơ đằng sau những ngôn từ mỹ miều trên có cái quái ǵ. Thực tế, cơ bản, bà chỉ có chức năng này : đưa ra luật lao động mới thuận lợi cho giới chủ, quyết định tương lai của bàn dân lao động. Thế thôi.

Phản ứng của đám thanh thiếu niên PhuLăngXa như thế này : 

http://www.lemonde.fr/campus/article/2016/03/31/dans-le-cortege-parisien-lyceens-et-jeunes-salaries-unis-contre-la-precarisation_4893580_4401467.html

Không ngờ họ đă trưởng thành đến thế ! Tuy đă đánh mất một truyền thống lịch sử của PhuLăngXa và nhiều kiến thức quư báu của nó.

Cuộc đấu tranh này khiến ta lùi lại một hai trăm năm trong lịch sử đấu tranh giai cấp ở Tây U.

Tóm lại, thô thiển, nó thế này : luật lao động, với dấu ấn dân chủ của Nhà Nước tư bản, thể hiện tương quan lực lược giữa giai cấp tư bản và người làm công. Bạn nào muốn hiểu chi li hơn, cỏ thể đọc bài sau [1].

Thuở ấy, Marx đă từng vạch ra : một cuộc "thương lượng" trực tiếp, b́nh đẳng về pháp luật, giữa anh chị làm công với chủ tư bản cụ thể của ḿnh, chỉ có thể dẫn tới kết quả duy nhất : phục tùng. V́ anh chủ có thể nói : anh không đồng ư th́ anh hăy khiêng đồ riêng của anh đi và ngày mai không cần trở lại hăng nữa, sau đó, anh sống thế nào là chuyện của anh, tôi không quan tâm (hiện nay, ở Mỹ, nó vậy). Do đó, người lao động làm công phải đoàn kết lại thành giai cấp mới có sức kháng cự lại chủ cụ thể của ḿnh. Từ đó, đă có nhưng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt suốt thế kỷ 20, tạo ra cái mà thiên hạ gọi là Nhà nước Phúc thiện (État Providence) ở Châu Âu, khiến chủ nghĩa tư bản biến thành lư tưởng của nhân loại trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh đă kết thúc. Chủ nghĩa tư bản đă toàn thắng, cất bước thống trị toàn nhân loại. Cất bước thực hiện bản chất của nó ở khắp nơi. Nơi khó khăn nhất lại là cái nôi của nó : Châu Âu! Lư thú. Và buồn cho những kiếp người v́ chống nó một cách ngu xuẩn mà đă giúp nó thống trị nhân loại.

Luật lao động của bà El Khomri, dưới ngụy biện khiến luật pháp gần gũi thực tế hơn, cho phép những thoả hợp giữa người lao động lẻ loi với chủ xí nghiệp, ở một nước chỉ có không tới 10% người lao động gia nhập các công đoàn (đó là khủng hoảng lớn nhất của phong trào "công nhân" ở PhuLăngXa) có giá trị cao hơn các thoả hợp giai cấp trong từng ngành nghể, thực tế đưa quan hệ làm công trở về quan hệ rừng xanh giữa những cá nhân nắm những quyền lực kinh tế hoàn toàn chênh lệch. Nó là một bước đi tới luật lao động lư tưởng của chủ tư bản đă chào đời ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 : 

https://fr.wikipedia.org/wiki/Contrat_z%C3%A9ro_heure

Tiền, tự nó không là tư bản, không đẻ ra tiền.

Nó chỉ trở thành tư bản khi nó hút lao động sống của con người tạo ra những "hàng hoá" hay dịch vụ có giá trị cao hơn nó, khiến nó thành : Tiền → Tiền + Tiền'.

Vậy hợp động lao động lư tưởng của chủ tư bản là : 

- anh người làm công của tôi trên nguyên tắc sau (có hợp đồng lao động đàng hoàng giữa những con người tự do và b́nh đẳng về mặt pháp luật) : 

- khi tôi cần, anh phải làm việc cho tôi, một giờ tôi trả công một giời, một ngày 10 hay 14 giờ, tôi trả công một ngày, e tutti quanti. Khi tôi không cần, anh đi chỗ khác chơi. Anh không hài ḷng, đi chỗ khác chơi : lao động của anh chỉ có giá trị khi nó vỗ béo tiền của tôi thôi.

- lôgíc vận hành của tư bản là như thế. Xă hội tư bản là như thế. Ngày nào nó chưa đạt được lư tưởng của nó, sẽ có hàng ngh́n chính trị gia, kể cả tả khuynh PhuLăngXa, với diễn ngôn tiến bộ, hiện đại, thậm chí hậu hiện đại này nọ, phục vụ nó. Béo bổ quá mà, và biết làm ǵ khác bây giờ ? 

Trong suốt thế kỷ 19 và 20, nền văn minh tư sản, một cách mập mờ, vẫn dựa vào một giá trị ṇng cốt : lao động là cốt lơi của nhân phẩm, trong nghĩa này : lao động của tôi hữu ích cho xă hội, tôi xống bằng lao động của tôi, tôi xứng đáng là một con người.

Bây giờ, thanh thiếu niên chợt hiểu : lao động của họ chẳng có ư nghĩa ǵ cả, chẳng nuôi nổi thân họ nếu nó không vỗ béo tư bản. Nhại triết gia : phải sống trong một paradigme mới. Điên tiết lên, thật đáng. Ôi ta thèm được sống lại tuổi đôi mươi quá.

2016-03-31



[1] http://amvc.fr/Damvc/GioiThieu/TranHaiHac/NhaNuocVaTuBan-THHac.htm