T́nh ca – t́nh ta
T́nh ca ám chỉ một sự-vật, một chuỗi âm thanh được dùng để biểu hiện t́nh yêu.
Trong cụm từ t́nh ca, từ ca giữ vai tṛ chủ thể, có chức năng của một danh từ. Danh từ ấy biểu đạt một vật-thể : chuỗi âm thanh. Nó không thể có chức năng của một động từ v́, nếu thế, nội dung của cụm từ là : t́nh (yêu) hát, cũng có "nghĩa". Thực ra chẳng có nghĩa ǵ cả : t́nh yêu không biết hát. Con người mới biết hát và hát là một trong những hành động nó có thể thực hiện để bộc lộ quan-hệ của nó với người khác : yêu.
Từ t́nh có chức năng của một tính từ, biểu hiện một tính-chất của ca.
H́nh thái ngôn ngữ này là kết quả của cả một quá tŕnh danh-từ-hoá hành-động, vật-thể-hoá quan-hệ giữa con người với con người, khó hiểu chứ không chơi, phổ biến trong mọi ngôn ngữ, đặc biệt nặng nề trong tiếng PhuLăngXa.
T́nh ta ám chỉ một quan-hệ giữa người với người. Ta có thể có những nghĩa : tôi, hai ta, chúng ta, cả nhân loại.
Kiểu nói này có khía cạnh bí hiểm, nhất là đối với người PhuLăngXa muốn học tiếng Ziao Chỉ. Trong cụm từ này, cả hai từ t́nh và ta đều không là động từ hay tính từ. Chỉ có thể là danh từ. Và là hai danh từ độc lập chứ không phải một danh từ đa âm đă bị cắt đôi : tinhta. Cả hai đều có nội dung nhập nhằng.
T́nh. Không nhất thiết là t́nh yêu. Ở đời có biết bao nhiêu thứ t́nh ? T́nh này là t́nh nào ? T́nh tính tang tang tính t́nh ? Hè hè.
Ta có thể dịch được bằng nous : có tất cả các nghĩa nói trên, với một điều kiện : để có nghĩa tôi, phải viết hoa : Nous. Khốn nỗi, trong tiếng PhuLăngXa từ Nous (de majesté) chỉ là kiểu nói tôi của đấng vương giả, người quyền thế, e tutti quanti. Chẳng thể hiện chút t́nh nào.
Dựa theo ư nghĩa của từ, văn phạm kinh điển PhuLăngXa, có thể dịch : Notre amour. Dở ẹc. Cũng có thể dịch : Chanson d'amour. Dễ nghe hơn. Nhưng ư nghĩa thông thường của cụm từ ấy là… t́nh ca ! Và, với cấu trúc duy lư h́nh thức của tiếng PhuLăngXa, nó có nghĩa : Bài hát của t́nh yêu.
Nản thật.
2013-11-23