T́nh cảm, đạo đức, khoa học

T́nh cảm, đạo đức và khoa học

Trong lịch sử thường t́nh của các nền văn minh, dường như t́nh cảm, đạo đức và khoa học thích chửi nhau. Thậm chí tiêu diệt nhau. Cứ đọc văn chương và những vụ án trứ danh trong văn học của nhân loại th́ thấy.

Chí ít, đó có vẻ là những thế giới biệt lập :

1/ thơ văn và những truyện t́nh hay của nhân loại thường phi đạo đức đương thời (Kiều chẳng hạn, chưa nói tới thơ Hồ Xuân Hương)

2/ đạo đức của Khổng, Lăo, Phật chưa hề khai sinh ra một kiểu tư duy khoa-học nào cả.

3/ Đời nay, mới đây thôi, trong lănh vực sinh học và vật lư, đă từng có những nhà bác học quốc tế, v́ ham giải Nobel mà làm việc dối trá !!!

Chỉ có đạo đức thôi, chẳng thể làm chuyện lớn lao trong thiên-nhiên. Chỉ có khoa học thôi, làm được rất nhiều điều, nhưng chắc ǵ làm được một điều cho ra hồn người ? Chỉ có t́nh cảm thôi, chỉ c̣n nước dở cười dở khóc.

Làm sao bây giờ ?

Dựa vào tên tuổi của một nhân vật sống đầy đạo đức, như Gandhi chẳng hạn, để khuyến khích tư duy khoa học ? Chẳng mấy ai tin cả, và đó là thái độ đúng đắn. Vẫn nên làm.

Dựa vào tên tuổi của một nhà khoa học lớn, đồng thời sống rất đạo đức, để khuyến khích đạo làm người ở người làm khoa học ? Rất nên. Nhưng không có ǵ thực sự thuyết phục.

Phải chăng ta đang thiếu một nhân sinh quan thống nhất được một cách hữu cơ ba bộ mặt thực thật của một con người ?

2012-05-29