TinhThanLongTrongHoa

 

Tinh thần long trọng hoá

 

Xưa nay ta rất ngại esprit de sérieux, tinh thần long trọng hoá, vốn rất nặng nề trong giới trí thức, nhất là trí thức VN. Không v́ h́nh thức. Không v́ ta thích "điệu". V́ nội dung. Phong cách phát ngôn ấy + quán tính của ngôn ngữ trong đầu ḿnh + phương pháp suy luận cố hữu mà người đời đă nhét vào đầu ḿnh, rất dễ đưa tới chuyện che lấp nội dung thực của vấn đề đằng sau một đống từ ngữ khô khan, nghiêm chỉnh, long trọng et tutti quanti. Khác ǵ nghị quyết do Bộ Chính Trị nhất trí thông qua ?

Bài ta giới thiệu Sartre cho độc giả VN, văn phong có vẻ tếu, thậm chí "phạm thượng", ai lại gọi Sartre bằng "chàng" ! Nhưng về nội dung, và điều ấy mới cơ bản, đố ai có thể trách ta viết bậy một câu thôi. Ta nên yêu Sartre, không nên thờ chàng, chính chàng cũng rất ghét thái độ ấy.

Những bài ta viết về kinh tế cũng thế. Ai lại nói chuyện chén quả táo hay nhậu bún ốc trong một bài nghiêm túc long trọng về "khoa học" kinh tế ? Nhưng vứt bỏ quan-hệ này, quan hệ bán mua để tiêu thụ và tồn tại ở đời, xảy ra mỗi ngày hàng tỷ lần, của người đời hôm nay, th́ chẳng có ǵ đáng gọi là kinh tế thị trường et tutti quanti cả.

Ta muốn bàn về quan-hệ ấy hay huyên thuyên bát sát về chữ nghĩa của Hayek, Schumpeter, Kornaï et tutti quanti ?

2009-06-23