trích một mẩu đối thoại lư thú với anh Nguyễn Xuân Xanh nhân dịp nộp bài cho Kỷ yếu Max Planck
Nguyễn Xuân Xanh :
Anh Đường chắc biết quan điểm Copenhagen của Bohr và Heisenberg : vật chất ở cấp vi mô chẳng định nghĩa được, mà chỉ là những đám mây xác suất, cho đến khi người ta đo đạt nó th́ mới nhận được những trị số muốn biết hiện ra. Tương tự, "T́nh yêu lượng tử" cũng thế : chỉ khi Anh "đo đạt" mới biết nó đang ở trạng thái nào, yêu, không yêu, hay ghét bỏ, hoặc yêu bao nhiêu, yêu thế nào, v.v. C̣n không th́ nó là sự "chồng chập" (superposition) của nhiều trạng thái, yêu, ghét, ít, nhiều...với nhiều xác suất khác nhau, nói theo vật lư lượng tử, biết đâu mà lường. Cũng vậy đối các khái niệm "tốt, xấu", ta không thể nói được ở một người. Cái « tâm » con người cũng giống như một "đám mây" xác suất. Chỉ khi nào ta có cơ hội "đo đạt ḷng người" th́ mới biết tốt hay xấu, nông hay cạn bao nhiêu. v.v.
Tương tự đối với một dân tộc. Chỉ khi nào dân tộc đó, như dân tộc Việt Nam chẳng hạn, được thử thách nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, thời chiến, thời b́nh, thời mất nước, thời độc lập, thời quá khứ, thời hiện tại và hiện đại,…, th́ dân tộc đó, như một « thực thể vật lư » sẽ « tiết lộ » các tính chất bên trong của ḿnh cho người ta biết. C̣n « bản chất thầm kín » của nó, « das ding an sich » của Kant, chỉ là một « đám mây trôi ». Cho nên có lẽ không nên quá phiến diện trong việc đánh giá.
PHĐ :
Tôi biết. Rất lư thú. Ở đây có hai vấn đề triết kinh điển.
1/ Tôi đă nói : quan hệ giữa hành-động và kiến-thức.
2/ Ta có thể dẹp một khái niệm triết tổ bố đă thống trị tư duy triết của Tây Âu từ nhiều thế kỷ cho tới tận bây giờ : l'Être. Ai đă nếm món này, khó tự giải phóng ḿnh lắm. Riêng tôi đă khốn đốn với nó hơn 30 năm, hè hè. Than ôi, muốn làm chuyện này, phải cải tạo sâu rộng toàn bộ ngôn ngữ của triết học và văn học, thậm chí ngôn ngữ thường ngày. Không biết bao nhiêu thế hệ mới đủ.
2008-09-01