TuTruyenCuaBarackObama

Tự truyện của Barack Obama

 

Vũ khí chính trị có thể tồi tệ như thế nào, ai mà chẳng biết ? Tự truyện của chính khách là một trong những vũ khí mà họ ưa dùng. Ở Pháp ngày nay, người có tài viết lách th́ tự viết. Người kém tài viết lách th́ thuê hay "nhờ" một anh "mọi chữ" (nègre) viết và cho xuất bản dưới tên ḿnh. Anh "mọi" kia thường là phóng viên hay người có nhiều quan hệ với media. Tuy không lên mái nhà la lối cho mọi người biết điều ấy, họ cũng không cần giấu giếm. Cũng chẳng ai phiền hà. Chính trị mà.

Như thế, nhà phê b́nh văn học không nên lẫn lộn tự truyện của chính khách với tác phẩm văn chương, văn học, huyên thuyên bát sát về nó với những "chuẩn" của văn chương, văn học.

Điều trên không có nghĩa là tự truyện của chính khách đều không có giá trị văn chương hay văn học. Tác phẩm Mémoires de guerre của De Gaulle có giá trị văn học, văn chương : nó thể hiện cách nh́n lịch sử và chính ḿnh của một c̣n người không tầm thường.

Nhưng có lẽ c̣n lâu ta mới lại có dịp đọc một tự truyện như Những giấc mơ của bố tôi của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người vừa lên nắm quyền lực tối cao của "siêu cường quốc duy nhất" ở đời nay. Lư do ? Ông viết nó khi c̣n trẻ, vừa mới ra trường, chưa có ư đồ chính trị. Tác phẩm chỉ đề cập tới đời tư của ông và kinh nghiệm hoạt động xă hội của ông ở thành phố Chicago, với lương 10 000 $ / năm. Qua đó, ta thấy chất người ở ông trước khi ông bước vào chính trường.

Chất người ấy là chất người Kenya lai Mỹ, đă sống tuổi thơ ở Indonésia, trưởng thành tại Mỹ trong những 70-80, đă dấn thân bảo vệ quyền công dân (droits civiques) của người da đen ở Mỹ. Và đă giải đáp những vấn đề "căn cước" hay "bản thể" (identité) của chính ḿnh ? Giá trị của giải đáp ấy thế nào ? Câu trả lời, phần nào, nằm trong sự chất vấn giữa hoài băo của người thanh niên và hành động của vị nguyên thủ cường quốc số một đương thời.

Vấn đề này không chỉ là vấn đề của người da đen hay da màu ở Mỹ. Nó c̣n là vấn đề của toàn bộ những người di dân, ngụ cự trên khắp thế giới, một phần không nhỏ tí nào của nhân loại hôm nay. Đi thêm một bước, nó cũng là vấn đề của bất cứ ai cảm thấy chính ḿnh và cộng đồng của ḿnh đă mất khả năng định đoạt tương lai của ḿnh, bầu cho ai cũng… thế thôi : ḿnh là cái giống ǵ mà phải khốn đốn đến thế này, không c̣n ngay cả quyền sống cho ra người ngay trên đất nước của ḿnh với người ḿnh ? v́ sao ? et tutti quanti

Ai quan tâm tới vấn đề ấy có thể t́m thấy trong tự truyện này nhiều nhận xét, suy ngẫm sắc, sâu, thấm thía, không nhại lư thuyết văn học đủ kiểu, đủ trường phái, mà rút từ nghiệm sinh từng ngày của một con người muốn sống ṣng phẳng với đời, với ḿnh. Lại dám đem nghiệm sinh ấy đối chiếu với suy luận của nhiều nhà văn và nhà tư tưởng da đen không xoàng : Richard Wright, James Baldwin, W.E.B Dubois, Malcom X, Frantz Fanon… Và có lúc chân t́nh đến mức chữ nghĩa biến thành… văn.

Đặc biệt, ta có thể suy ngẫm về cách Barack Obama giải thích cuộc đời thất bại của ông nội và bố, hai người có bản lĩnh và thông minh (bố B. Obama cũng xuất thân Harvard) : một sự sợ hăi đặc thù. Gắn chặt với vấn đề này.

Có điều chắc chắn : khác hẳn Bush, Barack Obama là người có văn hoá.

2009-06-17