Vẻ đẹp thầm kín của chị "kinh tế thị trường toàn cầu hoá"
Ta đă từng thưởng thức vẻ đẹp dịu dàng ở "bàn tay vô h́nh" của em "kinh tế thị trường" qua vài cơn khủng hoảng kinh tế thế giới, hai thế chiến ngọt ngào, vô vàn chiến tranh thuộc địa và khủng hoảng xă hội, e tutti quanti.
Bước vào thế kỷ 21, ta lại phát hiện vẻ đẹp thầm kín ở bàn chân vô h́nh của chị "kinh tế thị trường toàn cầu hoá".
Nước Hy Lạp bị nguy cơ vỡ nợ. Ai làm nấy chịu. Đó là đạo lư tầm thường ngu ngốc của kẻ thiếu kiến thức, kém lư luận. V́ sao ? Anh Hy Lạp vỡ nợ th́ các chị găy răng đầu tiên là… các ngân hàng PhuLăngXa, Đức, Anh, Hà Lan, e tutti quanti.
D'après les statistiques de la Banque des règlements internationaux (BRI) à fin 2009, les banques françaises sont exposées à hauteur de 75,172 milliards de dollars (57,41 milliards d'euros). Ce montant les place en tête des banques mondiales les plus exposées en Grèce. Elles sont suivies par les banques allemandes, qui le sont à hauteur de 45 milliards de dollars, la Grande-Bretagne pour 11,28 milliards de dollars et les Pays-Bas pour 8,95 milliards.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, cuối năm 2009, các ngân hàng Pháp bị đe doạ tới mức 75,172 tỷ dollars (57,41 tỷ d'euros). Số tiền ấy xếp họ lên hàng đầu những ngân hàng trên thế giới bị [cuộc khủng hoảng tài chính của] Hy Lạp đe doạ. Sau đó đến các ngân hàng Đức bị đe doạ ở mức 45 tỷ dollars, Anh ở mức 11,28 tỷ dollars va Hà Lan ở mức 8,95 tỷ.
Chưa hết đâu. C̣n nhiều ngân hàng Châu Âu khác. Và các ngân hàng "thế giới" ở mức 236,2 tỷ dollars (177,3 tỷ d'euros).
Nhà nước Hy Lạp mà tuyên bố phá sản (như một số công ty lừng danh ở Mỹ đă từng làm), ai tịch thu nổi tài sản của dân Hy Lạp đem bán đấu giá để bù nợ ? Thế th́ ai sẽ chữa cháy cho mấy chị ngân hàng "rủi ro" trên ? Nhờ nghiệm sinh mới đây ở Châu Âu, bạn đọc đă biết rồi. Bằng cách nào ? Cạo ruột, thắt họng, bịt mắt bàn dân bằng đủ thứ lư thuyết kinh tế cao siêu, nghe rất quen tai nhưng không ai hiểu nổi. Cứ xem chính sách kinh tế mới của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, e tutti quanti, th́ thấy.
Vẻ đẹp thầm kín của chị "kinh tế thị trường toàn cầu hoá" dưới dạng tài chính ở bàn chân vô h́nh ấy. Chớp nhoáng, nhừ tử. Tuy chưa đẹp bằng vài cú sút của Zidane nhưng cũng nghệ thuật đáo để.
Ngày nay, toàn bộ các quốc gia Tây Âu, kể cả Mỹ, đă biến thành con nợ của "các thị trường tài chính", không biết cho đến thế hệ nào. Mỗi ngày bàn dân chưa thất nghiệp làm thêm căng cật để trả thêm… nợ. Chính khách đời nay, tả cũng như hữu, chẳng ai tồn tại nổi nếu mất "niềm tin" của các nàng. Họ đeo đuổi và phục vụ t́nh yêu tẩm độc từ da thịt tới trí năo của mấy nàng là chuyện "tự-nhiên". Họ cũng chẳng phải thành phần duy nhất mê man miệt mài các nàng.
Sẽ có ngày cả nhân loại đều biến thành con nợ của các nàng tiên ấy chăng ? Thế th́ may lắm lắm. Cái ǵ đi nữa, kể cả sức lao động của con người, đều hữu hạn. Nạo măi, với tỷ lệ càng ngày càng cao, lại với tốc độ gần bằng ánh sáng, sẽ có ngày cạn. Lúc đó, lấy ǵ mà chữa cháy ? Nếu hôm nay cả nhân loại tuyên bố phá sản, ngày mai các chị sẽ tả tơi rách mướt, tuy chẳng chị nào chết đói đâu. C̣n nhân loại ? Lực lượng sản xuất của nó chẳng suy suyển tí nào, nó vẫn con nguyên vẹn khả năng tự nuôi thân. Ôi, chuyện huyền thoại như thế, nghĩ tới làm ǵ ?
Vực thẳm giữa kinh tế thật duy vật và kinh tế ảo duy tiền là thế.
2010-06-09