Xưng hô

Được kết án làm chú làm bác, dĩ nhiên ta hí hửng. Nhưng có lúc phải trả giá nặng. Lúc ta chưa đành già, chưa nỡ từ biệt tương lai. Thế mà ta hồn nhiên bị gạt bỏ ! Chỉ bằng một từ đáng đời. Tổn thọ ngay.

Tôi hay nói đùa chuyện này v́ tôi thông cảm sự lấn cấn của các bạn trẻ (25-35 tuổi) qua đây du học khi nói chuyện với tôi. Gọi anh xưng tôi th́ sợ vô lễ. Gọi chú xưng cháu th́ hết thảo luận tranh luận. Dùng tiếng Pháp, thoải mái hơn, th́… kỳ kỳ. Kết quả : xă giao, bàn chuyện kiến thức, ư tưởng mung lung trong sách vở, ngay thế thôi cũng không "căi nhau" được, ít khi bàn chuyện đời thực. Đáng tiếc. Cho tôi.

Cách xưng hô của chúng ta thể hiện một h́nh thái t́nh người trong một nền văn hoá lâu đời bám gốc tận những h́nh thái quan hệ xă hội bộ tộc, bộ lạc. Nội dung ấy, tôi không coi thường : cũng cần mấy chục thế kỷ chung sống gắn bó thương yêu và quư trọng nhau, loài người mới tạo ra được. Mới có được chút t́nh ruột thịt, họ hàng, làng xóm, láng giềng, t́nh nhà t́nh nước t́nh đồng hương… Mới tồn tại được tới hôm nay qua mọi cuộc bể dâu.

Đồng thời, nó thể hiện một h́nh thái lệ thuộc của con người đối với con người của một thời đă qua[1], sẽ không bao giờ trở lại, chẳng nên duy tŕ.

Đă lỡ làm người, ta không chỉ là sản phẩm của lịch sử đă qua, ta c̣n phải làm tác giả của lịch sử sẽ tới !

Với tôi, đời nay, trong quan hệ gia đ́nh, ta nên ǵn giữ nhiều t́nh ư mà tổ tiên đă trao lại. Trong quan hệ xă hội, ta lại cần những quan hệ b́nh đẳng giữa những công dân mà ta phải tập tành sáng tạo, xây dựng và củng cố v́ đó là những quan hệ rất mới đối với nước ta. Trong quan hệ văn chương, văn học, c̣n cần hơn nữa !

Thí dụ 1 : ngày mai, ngồi café tán gẫu, ta thử hỏi bạn nghĩ ǵ về thơ của "cụ" Hồ Xuân Hương xem bạn có cười ḅ ra không ? Nàng ấy đă "tam bách dư niên hậu" rồi đấy nhưng vẫn trẻ trung kinh người…

Thí dụ 2 : ngày nào thanh niên VN c̣n gọi Marx bằng "cụ" (cụ này trẻ hơn cụ Hồ Xuân Hương một thế kỷ), ngày đó họ sẽ không sao học được cái nhân sinh quan kết thành văn bản lần đầu tiên năm 1844-1845, khi chàng mới… 25 tuổi ! Tức là c̣n thua thanh niên ta dăm bẩy nhát [2] đó !

Riêng tôi giải quyết "vấn đề" như thế này :

1/ Tôi bảo mấy bạn trẻ : hay nhất là cứ anh với tôi, vài buổi sẽ quen. Không xưng tôi nổi th́ xưng tên. Không nổi nữa th́ xưng hô thế nào cũng được, nhưng chúng ta nói chuyện b́nh đẳng thoải mái với nhau nhe, thế mới bổ ích cho cả hai bên.

2/ Trong quan hệ gia đ́nh, tôi xưng hô như cũ, tôi cũng là người Việt mà.

3/ Trong quan hệ xă hội, dù có lúc tôi cũng thấy buồn, tôi không xưng chú xứng anh với ai cả. Bác, lại càng không !

Trong vấn đề này, c̣n một khía cạnh quan trọng khác.

Quan hệ b́nh đẳng giữa công dân, nền tảng của quan hệ xă hội trong những nước dân chủ đời nay, trên lư thuyết, cũng như trong thực tế ở mức cơ bản nhưng không toàn diện và duy nhất trong cuộc sống thực của con người Tây Âu, là quan hệ giữa những cá-thể biệt-lập, riêng lẻ, cô đơn và bất lực trong kích thước xă hội của nó. Về mặt triết lư, quan điểm ấy đă có chí ít từ thế kỷ 17 tại Pháp trong tác phẩm của Descartes, Montaigne, v.v. Nó làm nền tảng cho khả năng tư duy : con người là một thực thể cá biệt, độc lập, tự chủ, tự do. Như nhau. Nền tảng của ư thức hệ "phổ cập" (universalisme, nghĩa thực là : có tính nhân loại, đúng với mọi người) trong văn hoá Tây Âu, một loại "tứ hải giai huynh đệ" nhưng với nội dung hoàn toàn khác anh Trung Quốc xưa. Nó đă dẫn tới một thân phận làm người cực kỳ cô đơn trong đời sống thực[3],  trong tư duy (kinh hoàng) và bất lực trong hành động. Một nội dung văn chương văn học và triết học vào hạng nhất suốt thế kỷ 19 và 20 của Tây Âu đấy. Nó đă thành trào lưu trong văn chương văn học "lăng mạn" ở Tây Âu, không dính dáng ǵ với "chủ nghĩa lăng mạn" và "lăng mạn cách mạng" ở nước ta. Ta chỉ vay mượn được một vài đề tài, mô típ, h́nh thức của nó để lồng vào đó một nội dung khác. Dễ hiểu : thưở ấy nhà văn của ta sáng tác trong một môi trường hoàn toàn khác ! Phản đế, phản phong ? Đám lăng mạn Tây Âu chẳng bao giờ phản đế cả, chính họ cũng là đế quốc mà, cứ đọc văn chương của họ th́ thấy. C̣n phản phong, dân Pháp đă hoàn thành xong lâu rồi, chẳng c̣n ǵ đáng cho nó quan tâm nữa. Exit chủ nghĩa "lăng mạn cách mạng" kiểu VN. Hiểu nhầm giữa các nền văn hoá là thế đấy. Không phải chỉ dịch từ "romantique" ra "lăng mạn" mà tiếp thu được một khía cạnh của văn học Tây Âu thời ấy. C̣n đầy thí dụ sau này, ở miền Bắc cũng như miền Nam trong thời đất nước chưa thống nhất. Hiện nay, c̣n kinh hoàng hơn nữa !

Trở lại vấn đề gốc : quan hệ b́nh đẳng giữa những cá-thể biệt-lập, tự-chủ, tự-do v́ đă được cắt dây nhaubuộc ḿnh vào bộ lạc nguyên thuỷ, thế nào ta cũng phải đi tới nếu ta muốn tồn tại có nhân cách ở đời nay. Nhưng, hôm nay, trong thế giới đang toàn cầu hoá kiểu tư bản chủ nghĩa này, có nhất thiết ta phải trả giá bằng nỗi cô đơn triền miên và sự bất lực năo nùng không ? Tôi già quá rồi, mệt quá rồi, bạc nhược quá rồi, xin nhường các thế hệ phải gánh nó với chính đời ḿnh, tức là các bạn, sáng tạo những câu trả lời thích hợp. Chúc các bạn bản lĩnh, sáng tạo, và may mắn hơn thế hệ chúng tôi ! Hè hè…

12/2007



[1] khi lịch sử chưa cắt được sợi nhau buộc nó vào cộng đồng tự nhiên của một bộ lạc nguyên thuỷ. Marx, Tư bản luận :

"Ces vieux organismes sociaux sont, sous le rapport de la production, infiniment plus simples et plus transparents que la société bourgeoise ; mais ils ont pour base l'immaturité de l'homme individuel — dont l'histoire n'a pas encore coupé, pour ainsi dire, le cordon ombilical qui l'unit à la communauté naturelle d'une tribu primitive — ou des conditions de despotisme et d'esclavage."

[2] Tuổi. 31 = băm mốt = băm 1 nhát ! Tiếng Việt thú vị thật…

[3] phần nào thôi v́ có đầy những h́nh thái đoàn kết giữa người với người, cũ và mới, vẫn sinh động).