YThucHe-2

Ư thức hệ

Nhân đọc bài của Nguyễn Trung

Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

(http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201018_NguyenTrung.htm)

 

Bài này, phần đối ngoại, hay !

Nhận định này quá đúng : muốn có thực hiện được một đường lối đối ngoại, phải có thực lực ; thực lực ấy có được hay không th́ tuỳ nội trị. Vậy, nội trị là vấn đề tiên quyết, chưa giải quyết được, mọi chuyện chỉ có thể bàn chơi cho vui thôi ; không có nghĩa là không nên t́m hiểu để  :

a/ kích thích tư duy của vài người tuy hiện nay bất lực nhưng không chịu khuất phục.

b/ làm vốn cho mai sau lúc vấn đề nội trị đă được giải quyết tốt.

Chức năng muôn đời của chữ nghĩa ở đó.

Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ liếc qua hai lĩnh vực nền tảng quyết định tương lai của một dân tộc – y tế và giáo dục (không chỉ học kiến thức thôi mà c̣n học làm người nữa chứ) – cũng đủ thấy bi kịch của bàn dân Ziao Chỉ !

Chuyện tránh nô lệ "ư thức hệ", đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên hết trong suy luận của ḿnh, nói chung, ai cũng đồng t́nh, xưa nay vẫn vậy. Nhưng không phải không nguy hiểm. Bàn dân Đức Quốc Xă hay Trung Quốc xưa và nay cũng suy luận như thế mà : Lebensraum hay "không gian sinh tồn" ! Chính nhờ thế mà lĩnh tụ của họ thành công ! Kinh hoàng.

Vấn đề ở đây là chính ta cũng cần tự giải phóng ḿnh đối với những giá trị "ư thức hệ" –  chứ ǵ nữa ? – như đất nướcdân tộc. Ăn nói mung lung như mấy anh đồ gàn, ta cần tự hỏi : đất nướcdân tộc kiểu ǵ, trong giới hạn và khả năng của thế giới này ? Trả lời câu hỏi đó, đương nhiên, ta gieo ḿnh vào một… ư thức hệ nào đó, nền tảng văn hoá của mọi tư duy và hành động chính trị ! V́, như Engels nói, ta làm ǵ đi nữa th́ cũng xuyên qua bộ óc của ta, xuyên qua khả năng tư duy của nó, nghĩa là : ta là một thực thể có ư thức, một thực thể ư thức hệ. Ư thức hệ đó, bước đầu, do ai ai đâu nhét vào đầu ta, điều khiển ta. Nhưng cũng có thể có một bước nữa, do chính ta khẳng định, sau khi đă no đ̣n với đủ thứ ư thức hệ của người đời xưa và nay ở ta. Con người có thể là tác nhân có ư thức của lịch sử ở đó.

Trong thời đại này, một nước độc lập, một dân tộc tự do và nhân đạo, trên cơ sở những con người cá thể biết làm người tự do và tŕu mến, tôi hoan nghênh, ao ước. Con đường dài lắm. Tri thức thôi, không đủ. Vẫn cần thơ văn và… ư thức hệ !

2010-03-09