ChanDuongTuTuong

 

Chân dung một tư tưởng

(phỏng vấn ảo)

 

Hợp Lưu số 57, 2001, tháng 2 & 3

 

 

Khi quyển Penser Librement, Tư duy một cách tự do, ra đời, có vài nhà báo và bạn hỏi tôi về quá tŕnh h́nh thành tư duy của tôi. Bản thân tôi thỉnh thoảng cũng tự hỏi : điều ǵ khiến ḿnh suy nghĩ như hiện nay ? Con người có thể hiểu chính ḿnh không ? Tôi mượn lời một người bạn ảo, gom lại những câu hỏi rải rác của nhiều người và chính tôi, để thử trả lời. Xin cảm ơn Hợp Lưu dám đăng một bài "tự biên tự diễn" như thế này.

 

Hỏi : Đường vốn không là nhà văn, không làm văn học. Nhưng cách đây 10 năm, Đường đột nhiên viết một loạt bài về văn chương, văn học, cho xuất bản quyển Vẫy gọi nhau làm người. Đồng thời, Đường dịch và cho đăng ở Pháp tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và thơ của hơn 30 tác giả Việt Nam ở trong nước, ở Mỹ, Pháp và Úc. Mấy năm qua, bỗng nhiên không thấy bài vở của Phan Huy Đường, Trần Đạo hay Đơn Hành trên mặt báo. Bây giờ Đường trở lại văn đàn với một quyển sách triết học. Thật là bá nghệ. Điều ǵ đă khiến một người vốn làm chuyên viên tin học xoay ra viết văn, dịch văn, rồi viết triết ?

Đáp : Nhu cầu chia sẻ và nhu cầu hiểu. Đối với tôi, hai nhu cầu ấy gần như một. Ḿnh chỉ chia sẻ được với người đời những ǵ ḿnh hiểu. Ngược lại, những ǵ ḿnh hiểu không có ư nghĩa, giá trị khi chẳng chia sẻ được với ai.

Hỏi : Đường muốn chia sẻ những ǵ, với ai ?

Đáp : Chia sẻ với mọi người thân phận làm người hôm nay. Chia sẻ những ǵ người đời đă cho ḿnh xuyên qua hành động hay tác phẩm của họ. Chia sẻ những ǵ ḿnh mày ṃ t́m hiểu.

Hỏi : V́ thế Đường đă từng hoạt động chính trị ?

Đáp : Ừ, để chia sẻ thân phận làm người của một nước lệ thuộc.

Hỏi : Thời đó, không thấy Đường viết lách.

Đáp: Cũng dễ hiểu. Thời đó, tôi viết tiếng Việt rất kém. Tôi lại không có khả năng nhại những bài vở đăng trong báo Nhân Dân và các tạp chí văn học hay triết học xuất bản ở Hà Nội. Khi tôi tới phong trào Việt Kiều ở Pháp, tôi đă có một số kiến thức tự học, khuynh hướng suy nghĩ độc lập, thói dị ứng với mọi khuôn mẫu trong bất cứ lĩnh vực nào. Tóm lại, tôi không có khiếu làm chính trị, làm nhà văn xă hội chủ nghĩa.

Hỏi : V́ thế, sau chiến tranh, Đường xoay ra làm kỹ thuật ?

Đáp : Gần như vậy. Năm 76, tôi đệ đơn xin về nước đóng góp xây dựng. May cho tôi, đơn đó bị bác. Thời đó, tôi nghĩ họ bác v́ vốn liếng nghiệp vụ của tôi quá sơ sài, không dùng vào đâu được, nên tôi bắt đầu tập trung học nghề. Năm 78, tôi về thăm đất nước. Năm 81, tôi lại về mở một lớp tin học. Lúc đó, tôi vẫn chưa ư thức được cái chế độ gọi là xă hội chủ nghĩa là thế nào. Nhưng tôi đă cảm nhận rơ ràng : không có đất sống cho loại người như tôi. Trở về Pháp, tôi chán nản vô cùng, không biết làm ǵ nữa ngoài việc học nghề, làm việc kiếm ăn.

Hỏi : Điều ǵ khiến Đường đi tới văn chương ?

Đáp : Bế tắc tư tưởng trong đời sống hàng ngày. Đó là những năm tháng kỳ cục trong đời tôi. Bên ngoài, người ta thấy tôi thành đạt v́ tôi lên chức vùn vụt trong hăng tôi làm, đăng một quyển sách về tin học, được mời thuyết tŕnh trong các hội nghị và đại học. Phần tôi, tôi hiểu đời ḿnh đă rơi vào ngơ cụt, không c̣n ư nghĩa, giá trị ǵ cả. Mấy năm liền, tôi đọc lang thang đủ loại sách, văn chương, văn học, khoa học, triết học, không t́m đâu được một giải đáp cho ḿnh. Tôi không hiểu nổi điều ǵ đă xảy ra với tôi, vất vưởng như một thân cây bứt rễ. Một hôm, tôi cảm thấy phải viết nỗi khốn khổ đó thành lời.

Hỏi : Trong tác phẩm nào ? Tiếng Việt hay tiếng Pháp ? Đăng năm nào ?

Đáp : Đă lâu, tôi không viết tiếng Việt nên tôi dùng tiếng Pháp. Kết quả là một truyện, tiểu thuyết không ra tiểu thuyết, truyện ngắn không ra truyện ngắn, tiếng Pháp cũng lạ lạ. Lâu sau, đọc lại, tôi mới hiểu tại sao lúc ấy tôi hành văn như vậy. Thế mà, trước đó, Bùi Mộng Hùng đă hiểu. Tôi đặt cho nó cái tựa khá tiêu biểu cho khủng hoảng tinh thần của tôi : Un amour métèque, Một mối t́nh ngụ cư. Đó là tác phẩm đầu tay của tôi. Viết khoảng năm 83, nhưng hơn 10 năm sau mới đăng.

Hỏi : Điều ǵ đă khiến Đường trở về văn học Việt Nam ?

Đáp : Năm 86, t́nh cờ tôi đọc truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Nó xúc động tôi mănh liệt, khiến tôi suy nghĩ miên man. Quả là văn chương đích thực. Tôi đọc đi đọc lại và thấy phải viết. Tôi xa Việt Nam lâu rồi. Những kỷ niệm thời thơ ấu cũng đă phai mờ. Tôi biết tôi đă trở thành một thứ người khác. Thế mà chỉ đọc một truyện ngắn cũng đau lả người. Phải viết, viết bằng tiếng Việt, cái rễ cuối cùng c̣n lại trong tôi. Tôi chắp bút, viết tiếng Việt, một thử thách lớn đối với tôi. Tôi chưa hề viết về văn học, nghệ thuật. Không ngờ nhiều người thích bài đó. Tôi lờ mờ hiểu ḿnh đă t́m được một việc có ư nghĩa, đáng làm. Tôi theo rơi những tranh luận văn học, đọc khá nhiều tác phẩm rất khác nhau được xuất bản lúc đó. Tôi thấy có nhu cầu chia sẻ những tác phẩm tôi thích với độc giả Pháp. Tôi thử dịch.

Hỏi : Thời ấy, tuy dịch rất nhiều, Đường vẫn viết đều tay trong báo và tập san Việt Nam ở hải ngoại. V́ sao mấy năm qua không viết nữa ?

Đáp : V́ nhu cầu hiểu.

Hỏi : Hiểu cái ǵ ?

Đáp : Hiểu ḿnh, hiểu người, hiểu đời, hiểu cái thế giới phức tạp, tàn nhẫn này.

Hỏi : V́ thế mà lao vào triết học ?

Đáp : Với tôi, nếu ta không hiểu nổi những điều ấy, dù ở mức rất thấp, hành động và cuộc đời của ta không có mấy ư nghĩa, giá trị. Dĩ nhiên, điều đó không ngăn cản ta sống tử tế, vui vẻ, hạnh phúc, thậm chí hả hê.

Hỏi : Không lẽ phải có kiến thức triết học mới hiểu được những điều ấy ? Không lẽ người không quan tâm tới triết học lại không biết hiểu ḿnh, hiểu người, hiểu đời, hiểu cái thế giới này ?

Đáp : Mọi người đều có cách hiểu của ḿnh v́ mọi người, dù muốn hay không, đều là một triết gia. Bất cứ một suy nghĩ, một lời nói, một hành động, một thái độ, một ứng xử với đời, thậm chí một câu văn đều thể hiện một quan điểm về con người, về cuộc đời, đều thể hiện một hệ giá trị. Tóm lại, đều thể hiện một hệ tư tưởng, dù mạch lạc hay tù mù. Khi ta nói : Ác quả ác báo hay Ån ở hiền lành để lại phúc đức cho con, ta thể hiện một hệ tư tưởng. Khi ta đề cao sự thật khách quan, ta thể hiện một hệ tư tưởng khác.

Tư duy triết học chỉ khác tư duy thường ngày ở vài điểm :

·Thứ nhất, ư thức rằng ta làm điều đó một cách vô thức, thụ động.

·Thứ hai, chủ động đặt lại vấn đề, chất vấn toàn bộ những kiến thức, niềm tin, giá trị, những phương pháp suy luận ta lượm lặt được qua tạp quán giáo dục đă khiến ta nên người, qua những ǵ ta học trong gia đ́nh, nhà trường và cuộc đời. Từ đó, tập cho ḿnh thói suy nghĩ tự chủ, tự do.

·Thứ ba, trên cơ sở đó, xây dựng cho ḿnh một cách nh́n, một lối suy luận, một quan điểm nhất quán về con người đầy đủ nhân tính nhất.

Hỏi : Nếu dễ thế, tại sao người đời thường ngại đi vào triết học ? Ngày nay, mở một quyển sách triết, đọc vài trang đă đủ nản chí.

Đáp: Có nhiều lư do.

Thứ nhất, không phải dân tộc nào cũng có truyền thống triết lư. Việt Nam ta không có truyền thống ấy. Những hệ tư tưởng làm nền tảng cho nền văn hoá ngày nay của ta, ta đều vay mượn của thiên hạ. Điều đó không lạ. Xét cho cùng, trong 40 thế kỷ qua, nhân loại cũng chỉ sáng tạo ra vài hệ tư tưởng lớn c̣n sức tồn tại tới ngày nay, c̣n khả năng mở cửa tương lai. Trong những hệ tư tưởng ấy, hệ tư tưởng phong phú, mănh liệt, nhiều khả năng khai phá nhất là hệ tư tưởng của Tây Âu. Nó có nhiều trường phái bắt nguồn từ một gốc chung : nền văn minh Hy Lạp cổ. Không phải t́nh cờ mà ngày nay, ở Tây Âu, nhà khoa học lớn cũng như nhà văn học hay triết gia, khi suy nghĩ tới cốt lơi của kiến thức, ngay trong lĩnh vực chuyên môn của ḿnh, thường hay trở lại những câu hỏi triết học của người Hy Lạp cổ. Những câu trả lời của người Hy Lạp thời đó, dĩ nhiên, đă lỗi thời. Nhưng nhiều câu hỏi của họ vẫn c̣n tính thời đại. Chất vấn kiến thức, lối suy luận của chính ḿnh là một truyền thống quư báu của nền văn minh Hy Lạp cổ. Người Tây Âu đă thừa hưởng truyền thống ấy. Trong quyển The wisdom of the West, rất dễ hiểu, Bertrand Russel đă tŕnh bày mạch lạc điều này.

Chúng ta không có truyền thống ấy nên chúng ta dễ trở thành học tṛ giỏi của những ông thầy dở. Như khi chúng ta học triết lư của Marx qua thầy Staline, thầy Mao hay thầy Mỹ. Chúng ta b́nh luận Phật, Khổng, Lăo rất hay. Chúng ta tán tụng Marx, Sartre, v.v. và v.v. c̣n hay hơn nữa, có khi một cách rất "nghệ thuật", chính tác giả biết được cũng phải dựng tóc gáy. Nhưng ít khi chúng ta dám tự hỏi : điều họ nói đáng tin không ? Những kiến thức của chính ta thực sự có giá trị không, v́ sao ? Lịch sử 100 năm qua, t́nh trạng hiện nay của nước ta cho thấy rơ điều đó. Thật đau đớn, tai hại.

Thứ hai, trong hoàn cảnh b́nh thường, những kiến thức, giá trị và lối suy luận ta thừa hưởng của người xưa và người đời nay, trong quá tŕnh ta nên người, đủ cho ta khả năng sống ôn hoà với người khác. Chẳng mấy ai có nhu cầu và thời giờ suy ngẫm về những vấn đề muôn thuở "trên trời dưới biển" chẳng ích lợi ǵ cho công việc và toan tính hàng ngày của ḿnh. Có lẽ, ngoài vài người lấy đó làm sở thích, chỉ trong bế tắc khôn cùng người ta mới cảm thấy nhu cầu này. Lúc đó, có người xoay ra hành văn, làm nghệ thuật. Có người lao đầu vào tư duy triết học. Cũng có người sống bạt mạng qua ngày, v.v. Chẳng thể nói cách xử lư nào hơn. Cạn một ly rượu ngon với bạn, vẽ một bức tranh vừa ư hay viết một truyện ngắn được được c̣n hơn viết một ngh́n trang lư sự nhạt nhẽo, vô duyên, vô tích sự, vô nhân tính, vô nhân t́nh. Nhưng, đôi khi, biết đâu, một luận điểm của một con người muốn được làm người cùng với mọi người, có thể khơi chút t́nh người đi đôi với chút hiểu biết chung cho mọi người về con người ? Tôi có nhu cầu hiểu và, tôi biết, hiểu biết của con người trong lĩnh vực này chỉ có giá trị khi người khác hiểu được. Triết lư không có giá trị ǵ hết khi nó không giúp ḿnh hiểu ḿnh, hiểu người, hiểu đời và giúp người khác hiểu đời, hiểu người, hiểu ḿnh. Người Việt ḿnh ăn nói lạ thật. Ḿnh ! Là ai ? Là tôi, là anh, là chị, là em, thậm chí là em yêu, người khó hiểu nhất trên đời...

Thứ ba, nếu những câu hỏi kinh điển của triết học đều đơn giản, dễ hiểu th́ trả lời chúng không đơn giản tí nào. Thí dụ : thế giới ngoài ta có thực hay không có thực ? Do đâu ta có khả năng hiểu nó ? Hiểu biết ấy đúng hay sai, tới mức nào, tại sao, v.v. Để trả lời những câu hỏi đó, phải xây dựng được một quan điểm nhất quán và bao quát về con người, về thế giới. Do đó triết gia lớn rất hiếm, một thế kỷ có được một người là hi hữu. Theo Sartre, trong thời hiện đại, chỉ có ba thời điểm triết học, thời điểm của Descartes và Locke, thời điểm của Kant và Hegel, thời điểm của Marx. Ông coi chủ nghĩa hiện sinh của ông như một ư thức hệ đă h́nh thành một cách biệt lập v́ những quan triết lư của phong trào cộng sản đương đại đă biến triết học của Marx thành một cái xác khô kiệt.

Cuối cùng, sách triết hay b́nh đi luận lại, ngày càng chi li, quanh co, phức tạp, với những ngôn từ ngày càng tối nghĩa, những bài b́nh luận của những bài b́nh luận. Có thể chồng thành núi. Hơn thế, nửa thế kỷ qua, triết gia hay mắc bệnh chữ nghĩa, người nào không sáng chế được vài chục khái niệm lạ hoắc, không đáng mặt triết gia ! Một số người thiếu khả năng sản xuất ngôn từ mới bèn vay mượn những thuật ngữ mới của toán học, vật lư, tin học, sinh học, v.v. để triết lư. Rất tiện. Vừa có vẻ khoa học, vừa hết sức huyền bí, tóm lại, có vẻ nh́n rộng thấy xa, sâu sắc và uyên bác. Nhưng khi phủi bỏ những từ ngữ mới lạ, huyền bí và rỗng toách ấy, ta gặp lại những ư kiến và lập luận cũ rích, đă mất hiệu lực từ lâu. Bệnh chữ nghĩa khiến nhiều sách triết thời thượng sau này trở nên vô cùng khó đọc, chán ngán : mở một quyển sách dầy cộm, có khi cả ngh́n trang với khổ chữ li ti, đọc trang nào cũng vấp phải những thuật ngữ vô nghĩa đối với ḿnh, không có từ điển nào cho ḿnh một định nghĩa ổn thoả, ai c̣n can đảm và kiên nhẫn để đọc tiếp ?

Hỏi : Nhưng 50 năm qua, kiến thức của nhân loại đă phát triển nhẩy vọt. Trong mọi lĩnh vực, người ta đă tạo rất nhiều khái niệm mới để đề cập tới và mở đường cho những kiến thức mới. Trong triết học, chắc cũng phải thế.

Đáp: Điều đó đúng và chính đáng trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật v́ người ta đă thực sự phát hiện nhiều điều mới, khơi nhiều vấn đề mới và sáng tạo nhiều giải đáp mới, hữu hiệu. Lúc đó, tạo một ngôn từ mới là chính đáng, đi đôi với việc tạo một khái niệm đích thực. Trong những trường hợp khác, điều đó không cần thiết, chỉ làm rối thêm vấn đề.

Điều đó không đúng trong lĩnh vực triết học. Những kiến thức khoa học có thể giúp triết gia gạt bỏ những thành kiến cố hữu của ḿnh nhưng, ít nhất cho tới nay, chúng chưa hề giúp triết học t́m ra câu trả lời thích đáng cho nhiều câu hỏi muôn đời của con người. Ngược lại, những nhà khoa học lớn, khi chất vấn nguồn gốc của sự hiểu biết của chính ḿnh, đều phải nêu lên những câu hỏi triết học. Ở đây, phải công nhận rằng biên giới giữa lư luận khoa học và tư duy triết học có thể nhập nhằng. V́ thế, càng không nên đánh lận con đen. Descartes là người mở đường cho tư duy khoa học hiện đại. Đương thời, ông là nhà toán và vật lư học có tầm cỡ. Ngày nay, kiến thức khoa học của ông chắc thua kiến thức của một em học sinh có tú tài toán. Nhưng tư duy triết học của ông c̣n thấm đậm nền văn minh tây âu, đủ sinh lực để khiến một Husserl, mấy trăm năm sau, đăng 10 bài thuyết tŕnh ở Paris của ông về hiện tượng luận dưới tựa Méditations cartésiennes, Suy ngẫm về tư tưởng của Descartes. Ngay trong những tranh luận khoa học đương đại, nhiều người vẫn có nhu cầu phân tích và phê phán tư tưởng của ông. Toàn bộ tác phẩm triết học của Descartes đă được gom lại trong một quyển sách. Đọc lại, ta thấy ông không phát minh một từ ngữ mới nào so với ngôn ngữ thông dụng thời ông. Ngược lại, trong những năm 60 và 70 ở Pháp, phái Structuralisme, Cấu trúc học, đă sản sinh quá nhiều từ ngữ và "khái niệm" mới, không chỉ trong lĩnh vực triết học mà c̣n lan tràn trong hầu hết các môn khoa học xă hội, nhân văn, nghệ thuật và … tin học. Bây giờ, chẳng mấy ai dùng tới. Cũng chẳng mấy sinh viên khờ khạo lao đầu vào một luận án tiến sĩ về môn cấu trúc học. Hết ăn khách rồi. Không phải cứ xón ra nhiều "khái niệm" mới lạ là có tư duy sâu sắc, bao la. Ngày nay, triết học không thể làm ngơ khoa học. Ngược lại, không thể núp sau từ ngữ khoa học mà triết lư ra hồn được. Tất nhiên, tôi không nói ngôn ngữ triết luôn luôn phải đơn giản, dễ hiểu. Tôi nói : không chắc mọi ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu đều biểu hiện một tư duy sâu sắc.

Hỏi : Trở lại chuyện của Đường. Tư tưởng của Đường cũng không từ trên trời rơi xuống. Vậy, theo Đường, nguồn gốc của nó từ đâu ra.

Đáp: Về kiến thức và phương pháp suy luận, tôi chịu ảnh hưởng của triết học kinh điển của Tây Âu. Về quan điểm làm người, đó là quan điểm cổ truyền của người Việt. Điều này, Bùi Mộng Hùng đă thấy rơ khi b́nh luận quyển Vẫy gọi nhau làm người trong báo Diễn Đàn. Con người có thể hiểu nhau thật. Nhờ quan điểm đó một phần, tôi giải quyết được bế tắc tư tưởng của tôi.

Hỏi : Đường nói rơ thêm được không ?

Đáp: Thuở nhỏ, thỉnh thoảng tôi được nghe bố tôi giảng giải về tư tưởng của Descartes. Tôi c̣n nhớ, bố tôi khẳng định một cách hứng thú, hùng hồn : Lấy búa bửa đầu tao ra th́ 2 + 2 vẫn là 4. Một điều nữa, không liên quan tới Descartes, tôi vẫn nhớ rơ ràng : Để nên người, chỉ cần được một người khác thương yêu ḿnh trong thời thơ ấu. Tôi không ngờ hai câu đó có ngày kết duyên trong tư duy của tôi.

Lúc tôi mới qua Pháp du học, tôi hết sức bỡ ngỡ, bơ vơ. Tôi đọc lung tung nhiều tác phẩm văn chương, văn học, triết học để t́m hiểu môi trường mới của ḿnh. Tôi theo rơi khá đều những tranh luận giữa các nhà tư tưởng nổi tiếng của Pháp thời đó như Camus (lúc đó đă chết), Sartre, Trần Đức Thảo (lúc đó đă về Việt Nam và lĩnh đủ vụ Nhân văn giai phẩm, lâu sau tôi mới biết), Garaudy, Mounier, Aron, Edgar Morin, Althusser, v.v. Dĩ nhiên, đă theo rơi những tranh luận thời đó, không thể nào tránh được học thuyết của Marx, nhất là khi ḿnh học môn kinh tế. Những tranh luận ấy nêu lên toàn những vấn đề mới lạ, khó hiểu đối với tôi. Nhờ bè bạn giải thích, mỗi người giải thích một ngả, đặc biệt khi họ giải thích tư tưởng của Marx. Cứ như trận hoả mù, không đâu thấy được 2+2=4. Tôi đành nhẫn nại đọc tận gốc tư tưởng của những tác giả tôi trọng. Chỉ vài vị cũng đă thấm thoát mấy năm.

Quá tŕnh đó giúp tôi hoà nhập vào thế giới tinh thần của người Pháp, bớt bơ vơ. Nhưng, ngay lúc đó, tôi ư thức rằng tôi đă rước vào thân một mâu thuẫn nan giải. Nhiều khái niệm, tư tưởng tôi chấp nhận là đúng lại xung đột kịch liệt với nhau trên những vấn đề cơ bản nhất. Đặc biệt là cuộc xung đột giữa Sartre và học thuyết của Marx hay, đúng hơn, giữa Sartre với Engels và các quan triết lư của phong trào cộng sản thời đó. Đọc từng người, Sartre và Marx, tôi thấy đều có lư. Nhét cả hai trong đầu, không ổn thoả chút nào. Marx và Sartre đều vận dụng điêu luyện phương pháp suy luận biện chứng, nhưng một người duy vật, một người duy tâm. Chắc chắn phải có người sai, người đúng, hoặc cả hai sai, hoặc mỗi người đúng một phần và, nếu như thế, không thể đúng trong quan điểm về con người của người kia. Đó là kết luận hiển nhiên trong lối suy luận duy lư h́nh thức của Descartes và Kant, một lối suy luận tôi đă chấp thuận từ lâu : 2+2 chỉ có thể là 4. Mặt nào đó, nó đúng. Nhưng nó hoàn toàn không có khả năng giải thích tại sao tôi thấy Marx và Sartre đều đúng, không giúp tôi khẳng định đúng sai của từng người. Tôi không thể bỏ học thuyết của Marx, hệ tư tưởng duy nhất giúp tôi hiểu thân phận làm người Việt trong thời đại phong kiến, tư bản, thực dân và đế quốc. Nhưng tôi cũng không thể nào bỏ được tư tưởng của Sartre, triết gia của tự do trong thế kỷ 20. Tôi chấp nhận sống với mâu thuẫn đó. Cách đây vài năm, trả lời phỏng vấn của Phan Tấn Hải cho Hợp Lưu, tôi vẫn công nhận bế tắc tư tưởng của tôi. Thà mang nỗi bế tắc của ḿnh về cơi u t́ c̣n hơn để lại trần gian một sự hoà hợp giả dối. Tôi hiểu và yêu khí phách của bố tôi khi bố tôi tóm tắt đời ḿnh bằng hai câu đối :

 Để lại trần gian vài cục cứt

 Mang về âm phủ mấy vần thơ

Tại sao thơ văn măi là địa ngục của con người ?

Hỏi : Hồi đó Đường bao nhiêu tuổi ?

Đáp : Khoảng 21, 22 tuổi.

Hỏi : Từ đó Đường nghiên cứu triết ?

Đáp : Không. Thời đó đang chiến tranh, ḷng dạ nào nằm một xó suy ngẫm triết học, nhất là khi hai triết gia ḿnh trọng nhất đều chủ trương dấn thân, hành động. Chính điều ấy đă khiến tôi đặt với Sartre một câu hỏi ngu ngốc.

Hỏi : Trong dịp nào ?

Đáp: Lúc ấy Sartre đang chủ tŕ Toà án Bertrand Russel về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam tại Stockholm. Tôi với một thằng bạn đi autostop tới xem tận mắt họ xử lư thế nào. Trong một buổi giải lao, tôi tới bàn Sartre đang uống càphê với Simone de Beauvoir, đột ngột hỏi : Trong khi người ta chém giết nhau như thế, viết văn có ích lợi ǵ ? Sartre ôn tồn trả lời : Tôi cố hành nghề làm người của tôi (J'essaie de faire mon métier d'homme). Sau này, mỗi lần đọc những điều ông viết về khái niệm nghề làm người đó, tôi nhớ lại câu hỏi kia và ngượng chín người. Té ra Sartre, cũng như Marx, dấn thân sau khi tư tưởng của họ đă chín mùi, c̣n ḿnh th́ … hỡi ơi !

Hỏi : Sartre là người thế nào ?

Đáp: Rất lạ. Triết lư của ông rắc rối thế, nhưng con người ông lại rất b́nh dị. Giọng ông vừa ấm áp vừa có khí thép. Khí thép ấy rơ nét trong văn phong của ông, c̣n sự ấm áp kia, bói một chữ cũng không t́m được. Có lẽ máu nghệ sĩ của ông đượm bi kịch của người Hy Lạp cổ.

Hỏi : Vậy, sau chiến tranh, Đường trở lại triết học ?

Đáp: Không. Mâu thuẫn trên thỉnh thoảng vẫn ám ảnh tôi nhưng tôi không có nhu cầu bức thiết giải quyết nó. Ḿnh không là triết gia nghề, không nhất thiết phải giải quyết nó. Tất nhiên, lâu lâu tôi vẫn đọc sách triết. Mỗi lần xuất hiện một anh tài trong triết đàn Pháp, tôi lại t́m đọc. Càng về sau, càng thấy nhàm, tôi xoay qua đọc sách triết lư khoa học hay sách phổ thông khoa học do các bác học viết. Thú vị hơn, nhất là nhiều vị, khi đi tới cốt lơi của kiến thức, lại nêu lên những vấn đề triết học. Cuối cùng, văn chương đưa tôi trở về triết học.

Hỏi : Đường có thể phân tích được quá tŕnh ấy không ?

Đáp: Bây giờ th́ được. Vài năm sau chiến tranh, tôi hiểu đời tôi đă rơi vào ngơ cụt, không c̣n ư nghĩa, giá trị ǵ cả. Tôi dấn thân v́ t́nh cảm lư trí. Kết quả, cho đời tôi, chẳng hay ho ǵ. Nước ta đă có độc lập, nhưng không có tự do, hạnh phúc. Vậy, lư trí đó có điều sai sót, chẳng thể đơn thuần đổ lỗi tuổi trẻ bồng bột, thiếu thông tin và bị hoàn cảnh chi phối. Cuộc khủng hoảng ấy, tôi hiểu phong phanh, nhưng không thể nói thành lời một cách mạch lạc. Tôi đành nói lên dưới dạng văn chương. Cũng là một cách chia sẻ, chia sẻ nỗi bế tắc. Từ ấy, mâu thuẫn tôi mang trong ḿnh ngày càng trổi dậy, ám ảnh tôi. Tôi biết, trong quyểnVẫy gọi nhau làm người, thỉnh thoảng, tôi mày ṃ t́m giải đáp cho nỗi bế tắc đó. Tôi cũng biết tôi không thành công, tuy đây đó đă lờ mờ phác hoạ được một hướng suy luận. Điều đó thể hiện rất rơ trong văn phong và, có thể v́ vậy, khiến một số độc giả khó chịu. Rơ ràng, đây không phải loại vấn đề có thể gỡ lẻ được.

Mấy năm sau, qua chuyện viết văn và dịch văn, tôi khám phá một điều thật đơn giản : con người suy nghĩ bằng ngôn ngữ và, ngoài ngôn ngữ khoa học hay kỹ thuật, tuy ḿnh vẫn là ḿnh, ḿnh không thể suy nghĩ y hệt khi ḿnh suy nghĩ trong hai ngôn ngữ khác nhau v́ chúng không có những khái niệm và cấu trúc tương xứng. Thí dụ, làm sao dịch khái niệm t́nh nghĩa ? T́nh c̣n có thể dịch bằng amour, chứ nghĩa th́ chịu, trong tiếng Pháp không có từ hay khái niệm nào tương xứng. Một từ ngữ đă vậy, một câu văn tuy ngắn c̣n rắc rối hơn. Thí dụ câu kinh thánh của đạo Ky tô : Au commencement était le Verbe. Dịch thành : Khởi đầu là Lời rất chính xác, trung thủy và … dở. Tôi phục vị nào đă dịch thành : Thoạt tiên có Ngôn ngữ hay Thoạt tiên có Lời. Sâu sắc, nhân bản, vừa hay vừa rất … Việt Nam. Vị cố đạo đó quả là người hiểu ḿnh, hiểu người, tinh đời.

Nhiều lần tôi tự hỏi : dịch văn là làm cái quái ǵ ? Khi dịch văn, ḿnh chia sẻ với người đời cái ǵ ? Tại sao có thể chia sẻ được ? Con người là ǵ mà có thể cảm và hiểu nhau mặc dù họ cảm và suy nghĩ trong hai ngôn ngữ xa lạ với nhau ? Những câu hỏi đó đều thuộc lĩnh vực triết học. Chúng ám ảnh tôi. Tôi đọc lại những tác phẩm triết, văn học mà tôi trọng. Nhiều lần, tôi chắp bút để làm sáng tỏ vấn đề. Như thường lệ, tôi bắt đầu phác hoạ dàn bài, nêu vấn đề, tóm tắt suy luận của người xưa và người đời nay mà tôi có dịp biết và coi trọng. Không lần nào tôi phác hoạ được một dàn bài thoả đáng. Không lần nào tôi viết hết được chương đầu. Đúng là bế tắc tư tưởng.

Hỏi : Điều ǵ đă giúp Đường gỡ thế bí đó ?

Đáp : Cách đây ba năm, tôi thất nghiệp, bỗng nhiên có một khoảng thời gian trống trước mặt. Tôi trở lại vấn đề. Lúc đó, tôi đă có một số hiểu biết về những vấn đề mà ngành vật lư, ngành sinh học và những lư thuyết hiện đại về ngôn ngữ và kiến thức học (sciences cognitives) đă đặt cho triết lư khoa học và triết học. Do nghiệp vụ và kinh nghiệm dịch văn, viết văn, tôi hiểu rơ sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ khoa học (toán, vật lư), ngôn ngữ kỹ thuật (máy tính) và ngôn ngữ của con người (tiếng Việt, tiếng Pháp). Đă thất bại liên miên, lần này, tôi bỏ con đường ṃn, dẹp sang một bên những kiến thức tôi vốn có, không phác hoạ dàn bài, không tŕnh bày lại tư tưởng của người khác. Tôi trả lời thẳng hai câu hỏi : con người là ǵ, suy luận biện chứng là ǵ ? Quyển Penser librement mở đầu bằng hai câu trả lời đó. Không ngờ cách nhập đề này đă phá tung những xiềng xích tôi mang trong đầu từ bấy lâu nay. Tôi viết chương đầu một mạch, dễ dàng, thoải mái và, trong quá tŕnh ấy, dàn bài của quyển sách hiện lên rơ ràng, tự nhiên. Những kiến thức tôi đă lượm lặt đó đây, những suy luận lẻ tẻ của chính ḿnh, tụm lại, thống nhất với nhau một cách mạch lạc, dễ hiểu. Lần đầu tiên, tôi khẳng định được Sartre sai ở chỗ nào và giải thích được v́ sao. Lần đầu tiên, tôi khẳng định được Marx đúng ở chỗ nào, giới hạn ở chỗ nào, v́ sao và ở đâu ông đă khiến người đời hiểu nhầm ông.

Cũng trong quá tŕnh này, tôi thấm thía câu : Để nên người, chỉ cần được một người khác thương yêu ḿnh trong thời thơ ấu. Ở ta, muốn nên người phải học làm người, phải được người khác dạy ḿnh làm người. Nội dung cơ bản nhất của bài học làm người là học nói, học tư duy. Con người khác con thú ở khả năng tư duy. Khả năng đó thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đó, ta học lại của người đời. Khi bài học đó đượm t́nh, ta nên người.

Trong nghĩa đó, và chỉ trong nghĩa đó thôi, Khổng Tử sâu sắc khi phán : tiền lễ hậu văn. Ngoài khía cạnh trói buộc, lễ là một h́nh thức tỏ ân t́nh với người đời xưa và người đời nay trong một lĩnh vực mà văn (kiến thức) chưa giải thích được. Cảnh đưa đám cô Tâm trong Những thiên đường mù (Dương Thu Hương) hay cảnh lễ ông bà trong phim A la verticale de l'été (Trần Anh Hùng) khơi lên được điều ấy. Trong mọi nền văn minh, thiên hạ đều học lễ trước khi học văn :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một ḷng thờ mẹ kính cha

Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo làm con là một h́nh thái của đạo làm người, không dễ thực hiện trọn vẹn. Đó là một bi kịch của thời đại này, không chỉ với người Việt. Năm 78, về Việt Nam, t́nh cờ tôi gặp ông Nguyễn Khắc Viện. Tôi vốn kính phục ông. Tôi được biết ông là người đầy nghị lực, nhiều kiến thức và văn hoá cả Đông lẫn Tây, đă đăng nhiều tác phẩm lư luận, văn học, văn chương, am hiểu học thuyết Mác-Lênin, có công lớn trong chuyện tổ chức dịch và đăng Tuyển tập văn chương Việt Nam từ thế kỷ thứ 10 đến đầu những năm 70. Tôi thổ lộ với ông vài thắc mắc của tôi trước những chuyện chướng tai gai mắt tôi chứng kiến trong xă hội Hà Nội thời đó. Ông khuyên tôi : nếu thấy thế, không nên về ; về nước cũng như về nhà, gặp phải cha mẹ già khó tánh, phải biết nhẫn nhục. Lời ông khiến tôi xúc động, chán chường. Nó khiến tôi nhớ câu văn nổi tiếng của Camus trong cuộc tranh luận với Sartre về chiến tranh Algérie : Entre la justice et ma mère, je choisis ma mère (Giữa công lư và mẹ tôi, tôi lựa chọn mẹ tôi). Câu đó, trong suy luận văn học chung chung, tôi cảm và hiểu được : ở đời, đôi khi đạo làm người mâu thuẫn với đạo làm con. Câu đó, trong cuộc tranh luận về chiến tranh Algérie, tôi không ngửi được : người mẹ trong câu văn mỹ miều này không phải là người đàn bà đă đẻ và nuôi nấng Camus hay bất cứ một người Pháp nào khác, kể cả Sartre là người cũng có mẹ và rất hiếu, nó chỉ là danh mă văn chương của chế độ thực dân Pháp ở Algérie. Khi mụ ấy tiêu vong, tôi không thấy ai để tang cả. Lời ông Viện khuyên tôi, tuy thuần túy Việt Nam, cũng chẳng hơn : cha mẹ già khó tánh đó không phải là những người đă sinh ra và nuôi nấng tôi, chỉ là guồng máy cai trị của đảng cộng sản Việt Nam. Những thứ đó, tôi không thể rước lên bàn thờ tổ để vái lạy. Tôi cũng chưa hề coi đất nước Việt Nam là một cái nhà của một tư nhân hay một tổ chức. Suy luận "biện chứng" kiểu ấy có thể là duy tâm, không thể gọi là duy vật. Tiền lễ hậu văn, tôi đành chấp nhận, có mức độ : cho tới nay, ta không biết làm thế nào hơn để nên người. Nhưng khi ta đă lỡ học văn, nhất là văn duy vật biện chứng của Marx, ta cũng nên vận dụng kiến thức ấy để sàng lọc bớt những lễ giáo tai hại cho người đời nay. Nếu ta không dám hay không làm nổi chuyện đó, chính con cháu chúng ta sẽ quẳng bỏ cả lễ lẫn văn của người đời trước. Ở tôi, Đông và Tây thường bổ sung cho nhau, mâu thuẫn với nhau như thế.

Hỏi : Đường viết bao lâu th́ xong quyển Penser librement ?

Đáp : Rất nhanh. Chỉ độ một năm. Sửa mất khoảng một năm nữa. Mất thời giờ nhất là t́m, đọc lại, kiểm tra tài liệu.

Hỏi : Nếu phải tóm tắt gọn, với Penser Librement, Đường mang lại ǵ mới trong triết học ?

Đáp: Thứ nhất, một quan điểm mạch lạc, nhất quán về con người ba chiều kích, mỗi chiều kích có h́nh thái thời gian đặc thù : nó là thể thống nhất năng động của vật chất, sự sống và tư duy. Phải nói ngay, trong triết học tây âu, người đầu tiên linh cảm điều đó là Karl Marx khi ông thảo ra 11 luận đề về Feuerbach. Nhưng ngôn ngữ của ông chưa hoàn chỉnh, tôi đă giải thích v́ sao, nên thiên hạ đă bàn nát nước 11 luận đề ấy, không ai đồng ư với ai, mỗi người tiếp thu một ư, không đi tới đâu đáng kể.

Thứ hai, trên cơ sở đó, tôi giải thích được thể thống nhất của những cặp phạm trù tương phản hay những cụm phạm trù ba ngôi trong ngôn ngữ thường ngày của con người và trong triết học. Tôi giải thích được v́ sao ngôn ngữ chúng ta dùng để suy luận, ngoài ngôn ngữ toán, thường nhập nhằng.

Thứ ba, cũng trên cơ sở đó, tôi giải thích được một cách mạch lạc tính thống nhất của ba quy luật của tư duy biện chứng của Hegel. Engels nêu vấn đề này đă hơn trăm năm. Theo tôi biết, không ai thèm trả lời.

Thứ tư, tôi vạch rơ được tính nhất quán của 11 luận đề về Feueurbach của Marx, tính nhất quán của học thuyết duy vật biện chứng macxít. Đồng thời, tôi vạch rơ và giải thích được giới hạn ngôn ngữ của Marx đă khiến người đời hiểu lệch lạc học thuyết của ông.

Cuối cùng, đó là điều mong ước và niềm tin của tôi, tôi cho thấy ta có thể vận dụng lối suy luận biện chứng này để tiếp cận một cách sáng suốt, nhân đạo mọi lĩnh vực của sự hiểu biết, trong khoa học, cuộc sống, lư trí và t́nh người.

Hỏi : Quyển sách bán được không ?

Đáp: Thực thụ thế nào, tôi chưa biết. Nhưng, lần đầu tiên từ khi tôi cho xuất bản sách, tôi thăm ḍ để biết. Một đối tượng thăm ḍ của tôi là Fnac Forum des Halles, tiệm sách lớn nhất ở Paris. Tôi chỉ mong quyển sách đó hiện diện một tuần lễ trên quầy sách triết của nó. Không ngờ, nó đă trưng quyển sách đó hơn ba tháng liền. Theo người quản lư quầy sách triết học, cuối tháng 9, nó bán được 35 quyển, hơn 2 quyển mỗi tuần. Thật bất ngờ, thú vị.

Hỏi : Đường mong đợi ǵ cho quyển sách này ?

Đáp : Có người chia sẻ chứ ǵ nữa ! Triết học đôi khi giống văn chương. Lúc người ta có nhu cầu nhận, ḿnh chẳng có ǵ đáng để cho. Lúc ḿnh tưởng ḿnh có ǵ đáng để cho, chẳng ai thèm nhận. Như t́nh yêu ấy mà. Tôi mong, chuyến này, nó không giống t́nh yêu, thơ hay truyện ngắn.

Hỏi : Nhưng liệu người không quen đọc sách triết có thể hiểu được không ?

Đáp : Được. Khi chắp bút, tôi đặt cho ḿnh một tiêu chuẩn : có tŕnh độ tú tài là hiểu được. Con tôi và bạn bè của chúng, vài độc giả Việt Nam và Pháp tôi có dịp gặp, đọc không thấy khó, tuy đây đó... Trong báo Diễn Đàn, số tháng 9-2000, Hàn Thủy chứng tỏ ḿnh đă hiểu quyển sách, đă mô tả đúng quá tŕnh suy nghĩ của tôi.

Hỏi : Ngày nay, ngày càng ít người Việt thông thạo tiếng Pháp. Đường có định dịch quyển Penser librement sang tiếng Việt không ?

Đáp: Khi nào hoàn cảnh cho phép, tôi sẽ viết lại quyển sách này bằng tiếng Việt.

Trong lĩnh vực triết học, tôi mong sẽ có người sành lôgíc h́nh thức chịu khó dịch quyển The wisdom of the West sang tiếng Việt, với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu như ngôn ngữ của tác giả. Điều đó sẽ giúp người Việt Nam tiếp cận một cách nghiêm túc một trong hai mạch suy luận truyền thống của triết học tây âu, mạch suy luận h́nh thức đă làm nền tảng cho suy luận khoa học trong mấy trăm năm qua.

Hỏi : C̣n mạch kia ?

Đáp : Phải t́m nơi khác. Cơ bản, phải tự t́m lấy. Người Việt có thể t́m được một h́nh thái của nó trong Phật học. Phương pháp suy luận của Phật, như Engels đă nhận xét rất đúng, thuộc mạch suy luận biện chứng.

Hỏi : Sắp tới, Đường sẽ làm ǵ ?

Đáp : Trước hết, kiếm cơm.

Hỏi : Dĩ nhiên rồi. Nhưng ngoài ra ?

Đáp : Có một số tác phẩm Việt Nam tôi muốn giới thiệu cho độc giả Pháp mà chưa làm được. Tôi sẽ cố thực hiện điều mong muốn ấy.

Hỏi : C̣n riêng Đường ?

Đáp : Tôi c̣n ba quyển sách viết bằng tiếng Pháp trong ngăn kéo. Một tiểu thuyết c̣n phải sửa, một quyển sách triết, một quyển đại loại như Vẫy gọi nhau làm người. Nếu có dịp, tôi sẽ đăng.

Hỏi : Đó là chuyện đă làm. Đường c̣n muốn viết ǵ khác không ?

Đáp : Có. Một quyển sách về cơ sở lư luận cho môn kinh tế học, một quyển sách phân tích sự phát triển của kinh tế tư bản trong thế kỷ 20, một quyển sách t́m hiểu nguồn gốc lịch sử, văn hoá, xă hội đă khiến các phong trào cộng sản của thế kỷ 20, hay ít nhất ở Việt Nam, sinh ra những quái thai mà ta biết. Mơ mộng thế thôi. Quyển đầu, may ra, c̣n viết được v́ nội dung chủ yếu của nó là lư luận. Hai quyển sau, chẳng thể nào viết được : phải tham khảo, phân tích quá nhiều tài liệu. Đời người có hạn, tóc ḿnh đă bạc mất rồi và, ngày nay, chạy gạo vẫn là chuyện quan trọng, cấp bách nhất trong cái gọi là đời người. Nhưng tôi tin sẽ có ngày có người, thực sự dựa vào phương pháp suy luận biện chứng, tiếp tục một cách xứng đáng công việc Marx đă bỏ dở trong Tư Bản Luận, tŕnh bầy được lịch sử của thế kỷ 20 một cách tổng hợp, hữu lư, hữu t́nh, hữu ích trong mọi lĩnh vực cho người đời sau.

Hỏi : Sao Đường tham thế ?

Đáp: Khi mơ mộng, ḿnh nên tham, nên bắt chước nhà văn khi viết truyện t́nh, luôn luôn thấy ḿnh yêu rất nhiều mà viết chẳng được bao nhiêu...

Phan Huy Đường

© Copyright Phan Huy Đường, 2001