Khái niệm hình thái
trong ngôn ngữ, phương pháp luận và tư tưởng
của Karl Marx
Abstract
Muốn hiểu học thuyết kinh tế của Marx, phải hiểu phương pháp luận của ông. Muốn hiểu phương pháp luận của ông, phải hiểu triết lý của ông. Bài này phân tích khái niệm hình thái trong triết lý và kinh tế học của Marx.
1. Một hệ suy luận nhất quán
Ðọc tác phẩm của Marx, trong bất cứ lĩnh vực nào, ta không thể nào tránh được một khái niệm được sử dụng liên tục, với một ý nghĩa nhất quán, ngày càng rõ càng chính xác : khái niệm hình thái.
Bảng sau, tuy không chính xác[1] lắm cũng cho thấy điều đó :
Năm |
Tác phẩm |
số lần |
trên số từ |
nội dung chính của tác phẩm |
1843 |
Contribution à la critique de la philosophie du droit de Hegel |
12 |
5858 |
Triết. Khởi điểm của tư tưởng của Marx : phê phán phương pháp luận biện chứng duy ý, siêu hình (idéaliste, mystique) của Hegel. |
1844 |
Thèses sur Feuerbach |
2 |
748 |
Triết. Engels coi như văn kiện đầu tiên chứa le germe génial de la nouvelle conception du monde. Phê phán quan điểm duy vật siêu hình của Feuerbach. |
1844 |
Manuscrits 1844 |
109 |
53266 |
Triết, kinh tế, xã hội, lịch sử, tôn giáo, v.v. Trong mớ "văn vụn" này, coi như Marx duyệt lại toàn bộ kiến thức của mình. |
1844 |
La Sainte Famille |
91 |
91674 |
Triết, bút chiến |
1845 |
L'idéologie allemande |
90 |
20096 |
Triết, bút chiến |
1847 |
Le Manifeste du Parti communiste |
28 |
17549 |
Lịch sử |
1847 |
Misère de la philosophie |
32 |
65939 |
Triết, kinh tế, v.v. Marx coi như tác phẩm đầu tiên trình bầy quan điểm chung của ông và Engels, dưới dạng bút chiến. |
1847 |
Travail salarié et capital |
17 |
22486 |
Kinh tế |
1850 |
Les luttes de classes en France (1948-1950) |
47 |
62584 |
Lịch sử |
1857 |
Introduction à la critique de l'économie politique |
107 |
12064 |
Kinh tế, tác phẩm nền tảng |
1859 |
(Contribution à la) Critique de l’économie politique |
395 |
65829 |
Tác phẩm kinh tế gốc. |
1865 |
Salaire prix et profit |
32 |
21769 |
Kinh tế. |
|
|
|
|
|
1867 |
Capital livre I-1 |
521 |
35687 |
La marchandise-des échanges-la monnaie et la circulation des marchandises |
1867 |
Capital livre I-2 |
80 |
10237 |
Transformation de l'argent en capital |
1867 |
Capital livre I-3 |
35 |
46244 |
La production de la plus value absolue |
1867 |
Capital livre I-4 |
232 |
62716 |
La production de la plus value relative |
1867 |
Capital livre I-5 |
15 |
8215 |
Recherche ultérieure sur la production de la plus-value |
1867 |
Capital livre I-6 |
31 |
9529 |
Le salaire |
1867 |
Capital livre I-7 |
73 |
54178 |
Accumulation du capital |
1867 |
Capital livre I-8 |
26 |
22243 |
L'accumulation primitive |
1867 |
Capital livre I-Preface |
13 |
1647 |
|
1867 |
Capital livre I-Postface |
9 |
2722 |
|
1867 |
Capital livre I : total |
1035 |
243889 |
|
Trong Le Capital, tác phẩm cuối đời do chính Marx 'viết lại' bằng tiếng Pháp, tỷ lệ sử dụng khái niệm forme là : 4,2 / 1000 từ.
Riêng đề tựa, Préface, để giới thiệu tổng quát tác phẩm, tỷ lệ ấy lên tới gần : 7,9 / 1000 từ !
Trong tác phẩm kinh tế gốc, Contribution à la critique de l'économie politique, trong đó Marx định nghĩa những khái niệm cơ bản của kinh tế hàng hoá (nay gọi là kinh tế thị trường), tỷ lệ ấy cao hơn 6 / 1000 từ !
Như thế, từ khi Marx xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp suy luận của mình, rồi dùng nó để tìm hiểu mọi sự việc trên đời cho tới lúc ông chết, không những ông không ngừng vận dụng khái niệm hình thái mà càng ngày càng sử dụng nó nhiều hơn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Ông đã từng khẳng định : toàn bộ kiến thức mà ông đạt được đều dựa lên phương pháp suy luận biện chứng tuy biện chứng pháp của ông trái ngược với biện chứng pháp của Hegel. Ông cũng đã khẳng định : ông tin vào quan điểm duy vật tuy quan điểm duy vật của ông khác hẳn quan điểm của Feuerbach. Ông chưa bao giờ dùng những cụm từ duy vật biện chứng hay biện chứng duy vật để nêu danh phương pháp suy luận của mình (Engels cũng vậy). Tiếc thay, cả Marx lẫn Engels đều không để lại một tác phẩm tập trung trình bày một cách có hệ thống suy luận biện chứng của họ là suy luận như thế nào. Chỉ để lại những thí dụ đồ sộ, như Tư bản luận chẳng hạn.
Khi ta đọc từ hình thái, ta có cảm tưởng là ta hiểu, chẳng có gì rắc rối cả. Nếu ta phải định nghĩa khái niệm hình thái, ta bắt đầu bối rối : hình thù ? sắc thái ? v.v. và v.v. Nếu ai hỏi ta : 'anh có chắc là anh hiểu Marx muốn nói gì khi sử dụng khái niệm hình thái không ?' ta phải liều lĩnh lắm mới dám chắc ! Vì khi đọc lại tác phẩm của ông với ý đồ đó, có khi ta sẽ thấy ta không hiểu gì cả !
Sau đây, vài câu trong Le Capital, Livre I, section 1, dùng khái niệm hình thái :
L'analyse de la marchandise, forme élémentaire de cette richesse, sera par conséquent le point de départ de nos recherches.
Les valeurs d'usage ne se réalisent que dans l'usage ou la consommation. Elles forment la matière de la richesse, quelle que soit la forme sociale de cette richesse
Avec les caractères utiles particuliers des produits du travail disparaissent en même temps, et le caractère utile des travaux qui y sont contenus, et les formes concrètes diverses qui distinguent une espèce de travail d'une autre espèce. Il ne reste donc plus que le caractère commun de ces travaux ; ils sont tous ramenés au même travail humain, à une dépense de force humaine de travail sans égard à la forme particulière sous laquelle cette force a été dépensée.
Mais le travail qui forme la substance de la valeur des marchandises est du travail égal et indistinct une dépense de la même force.
Dans une société dont les produits prennent en général la forme marchandise, c'est-à-dire dans une société oùtout producteur doit être marchand, la différence entre les genres divers des travaux utiles qui s'exécutent indépendamment les uns des autres pour le compte privé de producteurs libres se développe en un système fortement ramifié, en une division sociale du travail.
En tant qu'il produit des valeurs d'usage, qu'il est utile, le travail, indépendamment de toute forme de société, est la condition indispensable de l'existence de l'homme, une nécessité éternelle, le médiateur de la circulation matérielle entre la nature et l'homme.
L'homme ne peut point procéder autrement que la nature elle-même, c’est-à-dire il ne fait que changer la forme des matières[2].
On voit encore au premier coup d'œil que dans notre société capitaliste, suivant la direction variable de la demande du travail, une portion donnée de travail humain doit s'offrir tantôt sous la forme de confection de vêtements, tantôt sous celle de tissage. Quel que soit le frottement causé par ces mutations de forme du travail, elles s'exécutent quand même.
La force humaine de travail, dont le mouvement ne fait que changer de forme dans les diverses activités productives, doit assurément être plus ou moins développée pour pouvoir être dépensée sous telle ou telle forme.
Une quantité plus considérable de valeurs d'usage forme évidemment une plus grande richesse matérielle ; avec deux habits on peut habiller deux hommes, avec un habit on n'en peut habiller qu'un, seul, et ainsi de suite.
Comme la force productive appartient au travail concret et utile, elle ne saurait plus toucher le travail dès qu'on fait abstraction de sa forme utile.
Tout travail est d'un côté dépense, dans le sens physiologique, de force humaine, et, à ce titre de travail humain égal, il forme la valeur des marchandises. De l'autre côté, tout travail est dépense de la force humaine sous telle ou telle forme productive, déterminée par un but particulier, et à ce titre de travail concret et utile, il produit des valeurs d'usage ou utilités.
La substance de la valeur et la grandeur de valeur sont maintenant déterminées. Reste à analyser la forme de la valeur.
Les marchandises viennent au monde sous la forme de valeurs d'usage ou de matières marchandes, telles que fer, toile, laine, etc. C'est là tout bonnement leur forme naturelle.
Elles ne peuvent donc entrer dans la circulation qu'autant qu'elles se présentent sous une double forme : leur forme de nature et leur forme de valeur[3].
2. Quá trình hình thành một khái niệm triết học
Những dòng sau đây không trình bầy lại những kiến thức kinh viện về những tác giả được nêu tên mà trình bầy nhận định riêng của tôi trong vấn đề này. Tôi đã trình bầy khá chi li quan điểm của tôi về những vấn đề này trong 3 chương của quyển Penser Librement (nxb Chronique sociale, 2000) : chương 3 (La science ou le rapport de l'homme à la matière, Khoa học hay quan hệ giữa con người với thế giới vật chất), chương 5 (L'espace et le temps ou la chosification du monde, Không gian và thời gian hay quá trình vật thể hoá thế giới), chương 6 (Une nouvelle conception de l'homme, một nhân sinh quan mới).
2.1 Thế giới quan và nhân sinh quan của Descartes
[từ đây, tôi sẽ dùng hai cụm từ này trong cùng một nghĩa : thế giới quan nào đi nữa cũng là thế giới quan của một con người, thể hiện một cách có ý thức hay một cách vô thức một nhân sinh quan]
Ða số triết gia Tây Âu cho rằng Descartes là người mở đường cho tư duy triết học hiện đại. Triết lý của Descartes[4] khẳng định :
· thế giới ngoài Tôi có thực.
· Tôi cũng có thực (Je pense donc je suis).
Trong triết lý của Descartes, Tôi là chủ thể tự do của tư duy[5], gốc của toàn bộ những khái niệm liên quan tới khả năng ý thức và suy luận của con người (tinh thần, ý thức, lý trí, linh hôn, tâm hồm, v.v.). Hegel đã từng nhận định : Descartes là người đầu tiên đặt Tôi vào trung tâm của triết lý với tư cách là chủ thể của tư duy.
Sau đây vài đoạn trích (tôi nhấn mạnh) từ :
Méditations touchant la première philosophie dans lesquelles l'existence de Dieu et la distinction réelle entre l'âme et le corps de l'homme sont démontrées - René Descartes
Texte de l'édition française de 1647
[lấy trên Web www.discip.crdp.ac-caen.fr/philosophie/ ressources/oeuvres.htm ]
Dans la seconde, l'esprit qui, usant de sa propre liberté, suppose que toutes les choses ne sont point, de l'existence desquelles il a le moindre doute, reconnaît qu'il est absolument impossible que cependant il n'existe pas lui-même.
Et enfin, l'on doit conclure de tout cela que les choses que l'on conçoit clairement et distinctement être des substances différentes, comme l'on conçoit l'esprit et le corps, sont en effet des substances diverses, et réellement distinctes les unes d'avec les autres: et c'est ce que l'on conclut dans la sixième Méditation. Et en la même aussi cela se confirme, de ce que nous ne concevons aucun corps que comme divisible, au lieu que l'esprit, ou l'âme de l'homme, ne se peut concevoir que comme indivisible: car, en effet, nous ne pouvons concevoir la moitié d'aucune âme, comme nous pouvons faire du plus petit de tous les corps; en sorte que leurs natures ne sont pas seulement reconnues diverses, mais même en quelque façon contraires.
Or il faut qu'ils sachent que je ne me suis pas engagé d'en rien dire davantage en ce traité-ci, tant parce que cela suffit pour montrer assez clairement que de la corruption du corps la mort de l'âme ne s'ensuit pas, et ainsi pour donner aux hommes l'espérance d'une seconde vie après la mort; comme aussi parce que les prémisses desquelles on peut conclure l'immortalité de l'âme dépendent de l'explication de toute la physique: premièrement, afin de savoir que généralement toutes les substances, c'est-à-dire toutes les choses qui ne peuvent exister sans être créées de Dieu, sont de leur nature incorruptibles, et ne peuvent jamais cesser d'être, si elles ne sort réduites au néant par ce même Dieu qui leur veuille dénier son concours ordinaire. Et ensuite, afin que l'on remarque que le corps, pris en général, est une substance, c'est pourquoi aussi il ne périt point; mais que le corps humain, en tant qu'il diffère des autres corps, n'est formé et composé que d'une certaine configuration de membres, et d'autres semblables accidents; et l'âme humaine, au contraire, n'est point ainsi composée d'aucuns accidents, mais est une pure substance. Car encore que tous ses accidents se changent, par exemple, qu'elle conçoive de certaines choses, qu'elle en veuille d'autres, qu'elle en sente d'autres, etc., c'est pourtant toujours la même âme; au lieu que le corps humain n'est plus le même, de cela seul que la figure de quelques-unes de ses parties se trouve changée. D'ou il s'ensuit que le corps humain peut facilement périr, mais que l'esprit, ou l'âme de l'homme (ce que je ne distingue point), est immortelle de sa nature.
Nếu ta trình bầy lại những nội dung đáng ghi nhớ trong suy luận trên với ngôn ngữ ngày này thì trong thế giới quan và nhân sinh quan của mình, Descartes phân biệt :
· Thế giới vật chất (corps) tự tại, bất diệt, độc lập với những gì ta có thể nghĩ về nó.
Kant đề cập tới khái niệm này bằng thuật ngữ sự vật tự nó (la chose-en-soi) hay với khái niệm triết thực thể tự nó (l'Être-en-soi) cũng là khái niệm của Sartre trong l'Être et le Néant : l'Être est ce qu'il est et s'épuise à l'être[6].
· Thế giới sinh vật (corps humain), có nhục cảm (sensation, sens…), được coi như một hình thái sắp xếp đặc biệt của vật thể, không độc lập (tự tại) đối với thế giới vật chất.
· Thế giới tinh thần, hoàn toàn độc lập với thế giới vật chất, khác nhau về chất (substances différentes)
Descartes không nói tính đặc thù của substance des corps ([bản] chất của vật thể) là gì. Nhưng ông là một nhà vật lý có tầm cỡ thời ông và tác phẩm của ông cũng cho phép ta hiểu : tính vật chất (matérialité). Có lẽ vì thế mà Engels đề cao Descartes như một triết gia duy vật. Ngày nay, ta có thể nói : là năng lượng, tuy khái niệm năng lượng cũng không phải dễ hiểu ! Khái niệm vật chất (matière) cũng vậy nốt !
Descartes cũng không nói tính đặc thù của substance de l'esprit ([bản] chất của tinh thần) là gì. Nhưng đoạn văn trên cũng đủ để nêu ý này : phi vật chất.
Ở đây, tôi không bàn tới thế giới sinh vật trong tư duy của Descartes. Bản thân Descartes đã mô tả sinh vật như những cỗ máy phức tạp. Nhưng trong tác phẩm triết của ông, có nhiều nhận xét hết sức độc đáo mà tôi thấy vẫn còn rất thời sự ngay sau khi đọc những quyển sách như La logique du vivant của François Jacob hay những bài về sinh học mới đây trong L'Université de tous les savoirs.
Nhân sinh quan của Descartes nêu ra một câu hỏi nan giải. Người đầu tiên phát hiện và đặt câu hỏi đó là Công chúa Elisabeth de Bohême trong thư từ với Descartes : nếu tinh thần phi vật chất, làm sao nó có thể điều khiển được cơ thể của con người ? Descartes phải công nhận rằng chàng không có giải đáp hợp lý[7]. Mỹ nhân khả úy ! Người say sưa triết lý nên mê mấy bà ! Ðảm bảo triết học sẽ nồng nàn khởi sắc liền tù tì. Hè hè, triết gia…
Trong thế kỷ 20, Schrödinger (Nobel vật lý năng lượng) đặt lại vấn đề này trong ngôn ngữ của một nhà vật lý lý thuyết của đời nay (L'esprit et la matière, Seuil 1958). Ông cho rằng tính khách quan (objectivité, di sản của Descartes) trong khoa học chỉ là một giả thuyết nhằm đơn giản hoá một vấn đề quá phức tạp. Nếu tin tưởng tuyệt đối giả thuyết đó thì không thể giải thích được khả năng hiểu biết thế giới vật chất của con người[8]. Không ai có thể biết bất cứ gì về một hệ thống vật chất đóng (système matériel fermé). Ðể tìm hiểu một hệ thống vật chất, ta phải tác động vào nó bằng một năng lượng (le soumettre à une énergie) để xem nó phản ứng như thế nào. Tinh thần không phải là một năng lượng, không thể tác động vào một hệ thống vật chất, do đó không thể hiểu được thế giới vật chất ! Vì thế Schrödinger đã từng đi tìm giải đáp trong triết lý của Mach[9] và trong những Veda của Ấn Ðộ cổ. Ông khẳng định : sẵn sàng từ bỏ tư duy duy lý hình thức với điều kiện có một kiểu tư duy nào hơn nó tức là, tối thiểu, cho phép con người đạt được những kiến thức mà nó đã đạt được với tư duy duy lý hình thức.
Toàn bộ những trước tác của Trần Ðức Thảo, như ông đã từng viết, từ Phénoménologie et matérialisme dialectique cho tới khi ông chết ở Paris, cũng nhằm giải quyết câu hỏi trên.
2.2 Kant
Nhân sinh quan của Kant (Critique de la raison pure) cơ bản vẫn là nhân sinh quan của Descartes : hai thế giới biệt lập, vật chất và tinh thần. Bước phát triển căn bản : tinh thần chỉ có thể biết thế giới vật chất dưới những dạng mà giác quan của con người cảm nhận nó[10]. Những dạng ấy, Kant gọi là hiện tượng (phénomène). Con người không có khả năng biết Sự vật - tự nó, chỉ có khả năng biết nó xuyên qua những hiện tượng. Một đặc điểm của hiện tượng là nó có hình thái (forme). Nhưng khả năng phát hiện hình thái đòi hỏi một tiền đề : linh thức (intuition transcendentale) Không gian. Cũng với suy luận kiểu này, Kant đặt ra một linh thức khác là Thời gian và khẳng định hai linh thức ấy cần và đủ để giải thích khả năng ý thức của con người trong mọi lĩnh vực[11].
Có lẽ dịch forme bằng hình thù chính xác hơn vì trong đoạn văn bàn tới vấn đề này, Kant nói tới những gì con mắt có thể cảm nhận được. Nhưng dịch bằng hình thái thủy trung hơn với khái niệm triết forme. Khái niệm đó ám chỉ toàn bộ khả năng cảm nhận của con người, cơ sở của khái niệm monde sensible. Bản thân con mắt cũng thấy cùng một lúc hình thù và mầu sắc ! Chưa kể đến khả năng cảm nhận thế giới ngoài Tôi của những giác quan khác.
Hai điều quan trọng ở đây :
1. Kant gắn liền khả năng ý thức của con người với tính sinh vật của nó !
2. Khái niệm hiện tượng của Kant không ám chỉ một thuộc tính của sự vật hay một thuộc tính của tinh thần. Nó cũng không ám chỉ một 'cái gì' có thực trong thế giới tự nhiên. Nó biểu diễn một quan hệ giữa tinh thần và thế giới bên ngoài. Quan hệ đó bị ngôn ngữ 'vật thể hoá' bằng một danh từ, điều khá 'tự nhiên' trong tiếng Ðức hay tiếng Pháp và cũng phù hợp với nhân sinh quan của Kant : đó là một quan hệ không có thời gian tính.
2.3 Hegel
Hegel phủ định triết lý của Kant, đưa ra một thế giới quan và một phương pháp suy luận mới. Trong thế giới quan của Hegel, không còn sự phân li tuyệt đối giữa thế giới bên ngoài và ý thức. Thế giới thực (le réel) là một thế giới thống nhất : "Ce qui est rationnel est réel ; et ce qui est réel est rationnel"[12]. Quan trong hơn nữa : thế giới thực đó không ngừng vận động, biến tướng. Ðiều mà chúng ta có thể ý thức và hiểu không phải là bản chất (essence) hay bản thể (être) của sự vật, tất cả những thứ đó chỉ là những hình thái tạm thời trong quá trình vận động của mọi sự. Ðiều ta có thể hiểu được là quá trình vận động không ngừng sản sinh ra mọi sự vật, sự kiện, từ thế giới vật chất đến tư duy của con người. Phương pháp suy luận biện chứng cho phép ta hiểu được sự vận động ấy.
Theo Engels, Hegel sống trong một thời đại có thời trang sau : triết gia chưa xây dựng được một hệ thống tư duy vĩnh viễn bao trùm mọi kiến thức, giải thích được mọi chuyện, vạch ra một sự thực tuyệt đối thì chưa đáng mặt triết gia. Do đó Hegel đã gói ghém toàn bộ trước tác của ông trong một hệ thống kiến thức với một khởi điểm duy nhất (đồng thời cũng là kết quả cuối cùng) là Ý Niệm Tuyệt Ðối (Idée Absolue[13]). Ý Niệm Tuyệt Ðối tự phân hoá thành hai cực đối lập, mỗi cực lại tự phân hoá thành hai cực đối lập khác, và cứ như thế mà vũ trụ, sự sống và tư duy hình thành. Tóm lại : mọi sự đều vô ngã, vô thường, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái… cứ như triết lý mà Chu Chỉ Nhược mách khéo cho Trương Vô Kỹ trên Quang Minh Ðỉnh ! May thay, Hegel không biết võ công, không có nhu cầu ký đầu ai để giúp người ấy thành Phật. Ông chỉ muốn giải thích quá trình phát triển của lý trí của con người.
Trong nhân sinh quan của Hegel, toàn bộ những gì con người có thể bàn tới chỉ là những hình thái tạm thời, có tính lịch sử, của một quá trình vận động. Ðóng góp đặc sắc của Hegel là một phương pháp suy luận cho phép tìm hiểu sự vận động đó trong đủ thứ lĩnh vực của tư duy, phương pháp suy luận biện chứng.
3. Khái niệm hình thái trong tư tưởng của Marx
Marx đã nhiều lần khẳng định : triết lý của ông hình thành qua sự kết hợp phương pháp suy luận biện chứng của Hegel với thế giới quan duy vật của Feuerbach.
Ma méthode dialectique, non seulement diffère par la base de la méthode hégélienne, mais elle en est même l'exact opposé. Pour Hegel le mouvement de la pensée, qu'il personnifie sous le nom de l'idée, est le démiurge de la réalité, laquelle n'est que la forme phénoménale de l'idée. Pour moi, au contraire, le mouvement de la pensée n'est que la réflexion du mouvement réel, transporté et transposé dans le cerveau de l'homme.
J'ai critiqué le côté mystique de la dialectique hégélienne il y a près de trente ans, à une époque où elle était encore à la mode... Mais bien que, grâce à son quiproquo, Hegel défigure la dialectique par le mysticisme, ce n'en est pas moins lui qui en a le premier exposé le mouvement d'ensemble. Chez lui elle marche sur la tête; il suffit de la remettre sur les pieds pour lui trouver la physionomie tout à fait raisonnable. Sous son aspect mystique, la dialectique devint une mode en Allemagne, parce qu'elle semblait glorifier les choses existantes. Sous son aspect rationnel, elle est un scandale et une abomination pour les classes dirigeantes, et leurs idéologues doctrinaires, parce que dans la conception positive des choses existantes, elle inclut du même coup l'intelligence de leur négation fatale, de leur destruction nécessaire; parce que saisissant le mouvement même, dont toute forme faite n'est qu'une configuration transitoire, rien ne saurait lui imposer; qu'elle est essentiellement critique et révolutionnaire.
[Capital, Livre I, postface]
Theo Engels tóm tắt trong Dialectique de la Nature, phép biện chứng của Hegel chỉ gồm có 3 quy luật cơ bản : lượng biến thành chất, phủ định của phủ định, thể thống nhất của những cực đối lập. Engels có nêu vấn đề về mối liên hệ nội tại giữa 3 quy luật ấy nhưng… không trả lời. Marx cũng không viết gì về vấn đề này[14] tuy, sau khi phân tích cạn một vấn đề nào đó, ông hay phán : đó là một thí dụ của quy luật lượng biến thành chất hay quy luật phủ định của phủ định.
Ðối với Marx, tinh thần là sản phẩm của xã hội loài người thể hiện bằng ngôn ngữ.
La production des idées, des représentations et de la conscience est d'abord directement et intimement mêlée à l'activité matérielle et au commerce matériel des hommes, elle est le langage de la vie réelle.
Dès le début, une malédiction pèse sur « l’esprit », celle d'être « entaché » matière qui se présente ici sous forme de couches d'air agitée de sons, en un mot sous forme du langage. Le langage est aussi vieux que la conscience,—le langage est la conscience réelle, pratique, existant aussi pour d'autres hommes, existant donc alors seulement pour moi‑même aussi et, tout comme la conscience, le langage n’apparaît qu'avec le besoin, la nécessité du commerce avec d'autres hommes.
[Marx Engels, Études philosophiques, éditions sociales, 1974.]
Như thế ngôn ngữ (tinh thần thực thụ) là một hình thái quan hệ giữa người với người, xuyên qua quan hệ chung của họ với thế giới tự nhiên nhằm khai thác thế giới tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của con người. Xuất phát từ hoạt động của con người, ngôn ngữ cũng thay đổi song song với hoạt động của con người.
[Sau đây, quan điểm riêng, sau khi tôi rà lại sự hiểu biết của tôi về Marx :
Mọi hành động của con người, kể cả suy luận, đều bao hàm một cách thống nhất ba nội dung : vật chất, sinh tính, lý tính.
Vì con người là một vật thể, nó có khả năng tác động vào vật chất và khả năng đó là nền tảng cho mọi sự hiểu biết về thế giới vật chất. Ðặc tính của loại kiến thức này là hiểu biết về lượng (quantité) như trong môn vật lý.
Nhưng con người không 'va chạm' thế giới như một vật thể vô giác. Với tư cách là một sinh vật nó có nhục cảm (sensations), có nhu cầu duy trì và tái tạo sự sống. Khả năng ấy cho phép nó phân biệt được nó với thế giới ngoài nó và do đó cảm nhận được thế giới ấy và đồng thời khiến hành sự của nó có ý hướng (intentionalité). Những cảm nhận ấy là những hình thái quan hệ giữa sinh vật và thế giới. Ðây là thế giới của chất (qualité) : xanh, đỏ, nóng lạnh, thơm thối, ngọt đắng, sướng khổ, v.v. đều là những thứ không có thước đo trong phạm trù sinh tính : 20 độ[15] có thể là nóng đối với tôi và lạnh đối với anh, mầu xanh mắt em cảm nhận được chưa chắc là mầu xanh anh thấy…
Với tư cách là tinh thần, con người có khả năng suy nghĩ với những kiến thức và giá trị do người đời xưa sáng tạo, tích lũy, truyền lại bằng ngôn ngữ cho những đời sau. Hành sự của nó khoác thêm một chiều kích, văn hoá, biến thành hành động toàn diện của con người để xây dựng thế giới người.
Tùy nội dung chủ yếu được nêu lên, tùy quan hệ thực giữa người với người, tùy thế đứng của từng người trong quan hệ đó, cùng một sự kiện có thể thể hiện trong tư duy của con người dưới những hình thái khác nhau. Cách duy nhất để thực sự hiểu một sự kiện là tìm xem đằng sau những hình thái ấy có quan hệ nào giữa người với người.]
Vận dụng vào kinh tế học
Năm ngoái, nhân hội thảo Orono, tôi đã trình bầy chính xác tuy sơ sài những khái niệm hàng hoá, giá trị, v.v. trong kinh tế học của Marx. Xin miễn nhắc lại. Ở đây, ta chỉ tìm hiểu nền tảng triết lý của chúng.
Một cái nhà là một cái nhà, một vật thể. Với tư cách ấy, trong tư duy của ta nó chỉ có hình thái giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng thể hiện dưới dạng ngôn ngữ (quan hệ đặc thù giữa người với người) một quan hệ giữa người với thế giới vật chất.
Ta đem cái nhà trao đổi với một số đôi giầy. Ðột nhiên, hình như nó có thêm một 'thuộc tính' mới : nó "là" một hàng hoá, nó "có" giá trị trao đổi. Hình thái hàng hoá, hình thái giá trị trao đổi không phải là một thuộc tính của cái nhà hay của những đôi giầy. Nó thể hiện một loại quan hệ giữa người với người, quan hệ trao đổi sản phẩm của nhau để cùng sống, thể hiện dưới hiện tương một cái nhà đổi lấy một số đôi giầy và được khái niệm hoá bằng một ngôn từ : hàng hoá[16]. Hình thái hàng hoá của sản phẩm của con người đòi hỏi ba tiền đề : con người phải tự do, bình đẳng và có quyền tư hữu. Vì thế, tự do, bình đẳng, quyền tư hữu là ba giá trị cơ bản nhất trong những nền văn hoá xây dựng trên hình thái kinh tế hàng hoá. Ðó là hình thái văn hoá của quan hệ trên. Ghi những nguyên tắc trên vào hiến pháp và tạo ra những luật lệ để thực hiện chúng là tạo ra hình thái luật pháp của quan hệ trên. Cứ đọc Hiến pháp của nước Pháp thì thấy. Tán liên miên, khơi khơi, để tâng bốc Tự Do, Bình Đẳng và Quyền Tư Hữu chung chung của muôn đời là hình thái ý thức hệ của quan hệ trên. Vì ba tiền đề trên không có từ muôn đời. Chúng là kết quả của hàng nghìn năm phát triển của những xã hội loài người qua nhiều hình thái kinh tế chủ yếu không hàng hoá.
Trong phương thức sản xuất tư bản, người ta phát hiện ra hiện tượng tiền đẻ ra tiền, giá trị đẻ ra giá trị : sau một quy trình vận động, mua phương tiện sản xuất - sản xuất - bán sản phẩm, số tiền thu về lớn hơn số tiền đầu tư. Số tiền dôi ra đó được gọi là tiền lời.
Như Marx đã từng chứng minh, nếu chỉ dựa vào hai nguyên lý của kinh tế chính trị học tư sản kinh viện :
1/ giá trị của hàng hoá là thời gian lao động tạo ra nó[17]
2/ trong trao đổi hàng hoá người ta trao đổi ngang giá
thì không thể nào giải thích được hiện tượng đó[18].
Dù sao đi nữa, với nguyên lý 1/ thì phần giá trị dôi ra kia chỉ có thể là do lao động của người làm thuê tạo ra, kể cả lao động của anh tổng giám đốc trong trường hợp anh ấy cũng chỉ là một người làm thuê hơi bị đặc biệt[19]. Nhưng tùy thế đứng của từng người trong quan hệ sản xuất tư bản, hiện tượng trên hiện thể dưới những hình thái khác nhau : tiền lời, tiền bóc lột. Nếu ta xem một bảng tổng kết một quy trình vận động của tư bản, ta sẽ thấy :
1. Toàn bộ những tiết mục trong đó đều quy về một thước đó chung : giá trị dưới hình thái tiền tệ.
2. Nhưng mỗi mục mang một danh hiệu riêng thể hiện những hình thái khác nhau của giá trị dưới nhãn quan của người quản lý theo quy định của xã hội tư bản[20]. Giá trị của sức lao động thể hiện dưới hình thái lương. Giá trị của tư bản cố định thể hiện dưới hình thái vốn. Phần giá trị dôi ra sau quy trình khai thác chia ra thành nhiều danh mục thể hiện nhiều hình thái khác của giá trị thặng dư : phần nhà nước thu dưới hình thái thuế, phần nhà tư bản cho vay vốn dưới hình thái tiền trả lãi, phần nhà tư bản cho thuê nhà cửa đất đai dưới hình thái chi mua phương tiện sản xuất, v.v. và v.v. Cuối cùng số tiền dôi ra còn lại sau khi đã phân phối một phần cho những tác nhân khác nhau dưới những hình thái khác nhau, được thể hiện dưới hình thái tiền lời sản xuất (profit d'exploitation). Hình thái tiền lời đó có thể biến thành hình thái tiền đầu tư để mở rộng sản xuất hay hình thái dividende để trả lời cho chủ vốn tư bản.
Trong ngôn ngữ của Marx, những hình thái khác nhau của giá trị thể hiện những quan hệ khác nhau giữa người với người. Khi chúng đã trở thành phổ cập tới mức người ta đã danh từ hoá mối quan hệ đó, thì Marx có khi dùng cả hai lối phát biểu : hình thái hàng hoá hay hàng hoá, hình thái giá trị trao đổi hay giá trị trao đổi, hình thái lợi nhuận hay lợi nhuận, có khi chỉ dùng danh từ, thí du : tư bản. Do đó, độc giả, nhất là độc giả thấm nhuần phương pháp suy luận duy lý hình thức, dễ bỡ ngỡ hoặc hiểu sai. Trong một số trường hợp, chính Marx cũng đã viết những suy luận không nhất quán lắm với phương pháp luận của mình (rất hiếm). Thí dụ khi ông bàn về giá trị sử dụng ông chỉ bàn về quan hệ giữa sinh vật với thế giới vật chất, 'quên' (?) hẳn quan hệ giữa người với người để sử dụng được thế giới vật chất ! Chính quan hệ ấy mới là nền tảng tổng hợp của mọi giá trị, sử dụng cũng như trao đổi ! Có lẽ những đoạn văn đó đã khiến những lý thuyết gia kinh tế mácxít giáo điều của thế kỷ 20 quy cả một lĩnh vực lao động ngày càng lớn của xã hội vào phạm trù lao động phi sản xuất. Họ không thấy rằng, trong nhân sinh quan của Marx và trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của học thuyết kinh tế của ông, khái niệm lao động phi sản xuất không có nghĩa gì cả. Ðiều đáng phê phán trong tác phẩm kinh tế của Marx là điều này vì chính ông là người tạo ra khái niệm đó[21].
4. Trở lại vấn đề bóc lột trong bài của Trần Hải Hạc
Người bóc lột người là một sự kiện có từ rất lâu, ít nhất từ khi hình thái xã hội nô lệ hình thành. Theo chính Marx, đó đã là điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kiến thức, phát triển những nền văn minh. Người cộng sản không chống chuyện người bóc lột người một cách chung chung. Nó chỉ chống chuyện đó khi chuyện đó không cần thiết nữa, tức là khi bản thân phương thức sản xuất tư bản đã phát triển tới mức nó cản sự phát triển của lực lượng sản xuất, v.v. Chuyện người bóc lột người thì có từ lâu nhưng, trong lịch sử của nhân loại, trong từng giai đoạn, hình thái bóc lột rất khác nhau. Ðiều duy nhất đáng tìm hiểu là điều kiện lịch sử và quá trình hình thành những hình thái bóc lột cụ thể. Hình thái bóc lột trong kinh tế tư bản không thể có được ngoài kinh tế hàng hoá, nôm na gọi là kinh tế thị trường, là bóc lột bằng cách tước đoạt giá trị thặng dư đựa trên quyền tư hữu phương tiện sản xuất. Sự tước đoạt ấy được thể hiện dưới rất nhiều hình thái. Ngoài những hình thái kinh tế còn có những hình thái pháp luật, ý thức hệ, v.v.
Muốn hiểu thực chất của một vấn đề, người ta không nên tin tưởng vào những hình thái khác nhau của sự kiện, vào những khái niệm thể hiện chúng trong tư duy, người ta nên trở lại quan hệ thực tế giữa người với người trong cuộc sống. Nếu những hình thái pháp luật, đạo đức, ý thức hệ, lý luận, v.v. không nhất quán với những quan hệ ấy thì những hình thái ấy sẽ tiêu vong. Ngược lại, nếu trong cuộc sống thực, con người đòi hỏi một loại quan hệ giữa người với người khác loại quan hệ đương đại, và khả thi (!), họ sẽ lập ra những quan hệ kinh tế - xã hội mới và, không chóng thì chầy, tất cả những hình thái và khái niệm thể hiện những quan hệ đương đại sẽ phải vứt vào sọt rác.
Hiện nay, trong xã hội Việt Nam, quan hệ thực giữa người với người thể hiện qua quan hệ giữa nhân dân và hai guồng máy cai trị, Ðảng cộng sản và Nhà nước, trong mọi lĩnh vực của đời sống, là những quan hệ như thế nào ? Phải phân tích những quan hệ cụ thể đó thì mới có thể hiểu được nội dung đích thực của hình thái kinh tế - xã hội quái đản này và đánh giá đúng giá trị của những mỹ từ mà người ta bịa ra để biện minh và bảo vệ nó. Suy luận biện chứng là như thế : Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể (Lenine).
Nếu ta tiếp cận xã hội Việt Nam hiện thực ngày nay theo kiểu Lenine, ta sẽ dễ dàng phát hiện một hiện tượng phổ cập : trong[22] bộ máy của Ðảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cả một tầng lớp quan lại vô dụng thậm chí tai hại cho mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội : kinh tế (mọi thành phần), giáo dục (mọi cấp), an ninh (mọi loại công an), văn hoá, thông tin nói chung, báo chí và xuất bản nói riêng, v.v. Tuy họ vô dụng đối với xã hội, họ vẫn chiếm đoạt một cách hợp pháp hay phi pháp một phần lớn thành quả của lao động thặng dư của xã hội. Trong tư cách ấy, họ thuộc thành phần bóc lột. Nhưng, khác với những giai cấp bóc lột đã từng có trong lịch sử, họ không thể biến thành một giai cấp theo định nghĩa mácxít : họ không có vai trò trong quan hệ sản xuất. Dù họ có chức phận trong một chức năng cần thiết đối với xã hội họ cũng không có khả năng thực hiện chức năng đó.
Giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của người làm thuê trên cơ sở :
1. quyền tư hữu có thực trên phương tiện sản xuất của xã hội, được nhà nước tư sản đảm bảo.
2. khả năng tổ chức, điều khiển sản xuất và kinh doanh.
3. khả năng xây dựng một nền văn hoá khiến đa số người trong xã hội chấp nhận những điều trên là có lý và có thực.
Từng lớp quan lại ở Việt Nam chiếm hữu lao động thặng dư của xã hội trên cơ sở :
1. quyền sở hữu tập thể (mọi hình thái) không có thực của nhân dân trên phương tiện sản xuất của xã hội.
2. quyền lực có thực của họ trong toàn bộ những quan hệ xã hội.
3. Ðảng CSVN lãnh đạo Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo hai điều trên bằng bạo lực (rất hữu hiệu) và tuyên truyền (chẳng ai tin, kể cả người tuyên truyền).
Ðây là một hình thái bóc lột hoàn toàn mới, chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20, có thể gọi nôm na là : bóc lột dưới hình thái Nhà nước xã hội chủ nghĩa[23] trên cơ sở 'sở hữu của toàn dân'.
Phân tích cụ thể hiện tượng này chẳng phải chuyện dễ. Thứ nhất, vì thiếu tài liệu. Thứ hai, vì phương pháp suy luận bất cập. Trong chuyện cuối này Marx có thể giúp ta :
Le concret est concret parce qu'il est la synthèse de multiples déterminations, donc unité de la diversité[24].
Cụ thể là cụ thể bởi vì nó là hình thái tổng hợp của vô vàn yếu tố quyết định sự hình thành ra nó, và như thế, nó là thể thống nhất của sự khác biệt (hay đa dạng).
Trong những yếu tố quyết định sự hình thành của hình thái kinh tế - xã hội quái đản ở Việt Nam ngày nay có văn hoá, ngôn ngữ quái đản của người Việt.
Phan Huy Đường
07/2003
[1] Dùng Word để đếm: rechercher ('forme' hay 'formes', mots entiers).
[2] « Tous les phénomènes de l'univers, qu'ils émanent de l'homme ou des lois générales de la nature, ne nous donnent pas l'idée de création réelle, mais seulement d'une modification de la matière. Réunir et séparer — voilà les seuls éléments que l'esprit humain saisisse en analysant l'idée de la reproduction. C'est aussi bien une reproduction de valeur (valeur d'usage, bien qu'ici Verri, dans sa polémique contre les physiocrates, ne sache pas lui-même de quelle sorte de valeur il parle) et de richesse, que la terre, l'air et l'eau se transforment en grain, ou que la main de l'homme convertisse la glutine d'un insecte en soie, ou lorsque des pièces de métal s'organisent par un arrangement de leurs atomes. » (Pietro VERRI, Meditazioni sulla Economia politica, imprimé pour la première fois en 1773, Edition des économistes italiens de Custodi, Parte moderna, 1804, t. xv, p. 21-22.)
[3] Les économistes peu nombreux qui ont cherché, comme Bailey, à faire l'analyse de la forme de la valeur, ne pouvaient arriver à aucun résultat : premièrement, parce qu'ils confondent toujours la valeur avec sa forme; secondement, parce que sous l'influence grossière de la pratique bourgeoise, ils se préoccupent dès l'abord exclusivement de la quantité. « The command of quantity... constitutes value [Le pouvoir de disposer de la quantité... constitue la valeur]. » (S. BAYLEY, Money and its vicissitudes, London, 1837, p. 11.)
[4] Ở đây chỉ nêu vài nét chính liên quan tới vấn đề, không đi vào chi tiết. Ði vào chi tiết, tư tưởng của Descartes đặt ra nhiều câu hỏi thú vị, còn rất thời sự.
[5] Sartre rất đề cao cống hiến của Descartes trong ý này : một con người tự do. La liberté cartésienne, Situation I, NRF, Gallimard.
[6] "l'Être est ce qu'il est" là một luận điểm triết. "et s'épuise à l'être" là… thơ ! Văn phong của Sartre trong l'Être et le Néant có nhiều câu kiểu này khiến nhiều độc giả mê hồn.
[7] Theo cái lý mà chàng đã xây dựng và tặng cho đời sau. Thế mới là một nhà tư tưởng lớn : có khả năng phát hiện bế tắc trong tư tưởng của mình.
[8] Einstein cũng nêu ý này : điều khó hiểu nhất là làm sao ta có khả năng hiểu vũ trụ.
[9] Lenine có tranh luận với Mach trong Matérialisme et empirio-criticisme.
[10] Ý này đã có mầm trong tác phẩm của Descartes.
[11] Khái niệm Không gian và Thời gian của Kant cở bản vẫn là khái niệm phổ cập trong văn hoá Tây Âu ngày nay. Thực tế, Kant đã khiêng quan điểm của Newton vào triết lý của mình. Kant có kiến thức vững vàng trong nhiều nghành khoa học thời ông : toán, vật lý, v.v. Tất nhiên, những nhà vật lý hiện đại có quan điểm rất khác về Không gian -Thời gian. Trong bài Le temps, son cours et sa flèche, Université de tous les savoirs, Editions Odile Jacob, 2001, nhà vật lý Etienne Klein viết về vấn đề này như sau : Par exemple, elle [la physique] n'essaie pas de résoudre la question de la "nature" du temps […]. Elle cherche plutôt la meilleure façon de représenter le temps, ce qui est une tout autre affaire. […] De fait, les physiciens sont parvenus à en faire un concept opératoire sans être capable de le définir précisément.
Quả nhiên, như Engels đã từng nhận xét, trong lĩnh vực chuyên môn của họ, những nhà khoa học luôn luôn ứng xử một cách rất biện chứng.
[12] Ludwig Feuerbach, Engels, Éditions Sociales, Paris 1966.
[13] Engels ghẹo Hegel như sau : […] l'Idée absolue - qui n'est d'ailleurs absolue que parce qu'il ne sait absolument rien nous en dire - […], idem
[14] Ở đây, tôi không thể bàn dài dòng về chuyện Marx đã 'lật ngược' biện chứng pháp của Hegel như thế nào và do đó đã tạo ra một phương pháp lý luận khác hẳn. Bạn nào thích lè nhè triết lý có thể tham khảo quyển Penser librement, chương 5 và 6, Chronique sociale, 2000.
[15] Thước đo trong phạm trù vật chất, trong quan hệ giữa người với thế giới vật chất.
[16] Ở đây, phải công nhận rằng ngôn ngữ của chúng ta bất cập, không thích hợp với tư duy biện chứng. Nói hàng hoá là nhà cửa, giầy dép thì sai bét. Những vật ấy chỉ biến thành hàng hoá trong quan hệ trao đổi giữa người với người. Ngay sau đó, chúng lại chỉ là nhà cửa, giầy dép. Nói hàng hoá có giá trị trao đổi khiến ta dễ tưởng tượng rằng giá trị trao đổi là một thuộc tính của hàng hoá theo kiểu hình thù là thuộc tính của mọi vật thể. Nói hình thái hàng hoá của sự vật thì… hỡi ơi. Còn nói như Marx : hàng hoá là một quan hệ xã hội nấp đằng sau quan hệ giữa vật thể với vật thể thì chẳng dễ hiểu tí nào (Le Capital, chương Le fétichisme de la marchandise), ít nhất đối với độc giả hiểu những chương trước đó một cách phi biện chứng.
[17] Aristote là người đầu tiên đặt vấn đề giá trị của hàng hoá một cách chính xác, nhưng ông công nhận là không giải thích được. Lại một nhà tư tưởng lớn ! Adam Smith và Ricardo là những người đầu tiên lấy lao động làm nền tảng và thời gian lao động làm thước đo cho giá tri, đặt nền móng cho môn kinh tế chính trị học cổ điển. Marx là người phân tích chi ly, sâu sắc và tổng hợp những hình thái khác nhau của lao động trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản, và, song song, những hình thái khác nhau của giá trị : giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, những hình thái khác cửa giá trị như tiền tệ, giá cả, tư bản, lợi nhuận, v.v. Tiếc rằng trong thế kỷ 20, không có kinh tế gia mácxít nào biết vận dụng phương pháp suy luận của ông để tìm hiểu những hình thái lao động mới, ngày càng quan trọng, xuất hiện trong sản xuất : dịch vụ, quản lý, thông tin, v.v.
[18] Có lẽ vì vậy, ngày nay chẳng ai dậy nữa. Người ta bắt đầu dậy kinh tế từ ngọn : giá cả của hàng hoá do 'quy luật' Cung-Cầu quyết định. Ðằng sau những khái niệm Cùng và Cầu, toàn là những cảm nhận tuy chủ quan mà vẫn đo đếm được bằng tiền : người tiêu thụ thích món hàng này hơn món hàng kia 2 lần (gấp đôi)!
[19] Trong lương tổng giám đốc, phần tương ứng với thời gian lao động xã hội cần thiết để quản lý, kinh doanh, v.v. của anh tư bản chức năng là lương đích thực, chân chính. Phần còn lại là tước đoạt giá trị thặng dư. Vì thế, có lắm anh làm việc lụn bại, khiến công ty lỗ vốn thậm chí phá sản mà vẫn được lĩnh lương kếch xù, thiên hạ càng ngày càng không thể hiểu nổi.
[20] Những từ ngữ, khái niệm được sử dụng trong kế toán đều do pháp luật quy định, và do hệ thống giáo dục nhồi vào óc não sinh viên, học sinh.
[21] Marx sử dụng khái niệm lao động phi sản xuất trong hai nghĩa khác hẳn nhau ! Trong Capital, Livre I, do chính Marx hiệu đính và cho xuất bản, khái niệm đó ám chỉ những loại 'lao động' không cần thiết cho sản xuất, thí dụ như làm tôi tớ (domestiques) cho các nhà tư sản. Trong Capital, Livre II, do Engels sắp xếp tài liệu Marx để lại và cho xuất bản, Marx dùng khái niệm đó để ám chỉ những lao động cần thiết để hoàn thành quy trình sản xuất tư bản như dịch vụ, buôn bán, v.v. Như thế, ngay trong quy trình vận động của tư bản, có thể có một loại lao động tuy cần thiết mà phi sản xuất, không tạo ra giá trị sử dụng và, do đó, cũng không tạo ra giá trị. Theo tôi, học thuyết kinh tế của Marx bất cập ở đây vì định nghĩa giá trị sử dụng của ông không… biện chứng ! Thiếu hẳn chiều kích thời gian. Tất nhiên, muốn vạch rõ điều đó, phải nhai lại từ đầu triết lý của ông và Tư bản luận. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một hướng tìm hiểu cho ai còn thời giờ và cảm hứng tìm hiểu học thuyết kinh tế của Marx.
[22] Có nghĩa là : không phải toàn bộ.
[23] Không thể lẫn lộn với nền kinh tế quốc doanh tư bản đã cho phép các nước tư bản, đặc biệt các nước tư bản ở Bắc Âu, phát triển mãnh liệt và tương đối ôn hoà suốt 30 năm sau chiến tranh thế giới 2.
[24] Marx, Introduction à la critique de l'économie politique.