LuPhuong

Thảo luận với Lữ Phương

1995/10/11

 

Chẳng mấy khi được đọc một bài lư luận, tranh luận về chủ nghĩa cộng sản du nhập vào Việt Nam nghiêm túc như bài của ông Lữ Phương: "Từ chủ nghĩa yêu nước tới chủ nghĩa xă hội". Tôi xin bàn thêm về mấy ư sau đây trong bài đó : Lênin đă "đông phương hoá" chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh đă du nhập nguyên trang chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, không sáng tạo hay phát triển ǵ hết về mặt học thuyết ; ông thành công trong chuyện đánh ngoại xâm v́ chủ nghĩa Mác-Lênin là cỗ máy khai thác hiệu quả ḷng yêu nước của người Việt, và thất bại trong xây dựng v́ nó huyễn hoặc.

A. Lênin đông phương hoá chủ nghĩa Mác.

Ông Lữ Phương vạch tính thống nhất về tư tưởng, quan điểm sử học (và phương pháp suy luận ? ) của Mác và Lênin, nhấn mạnh rằng những phát triển của Lênin về học thuyết đă có mầm trong Mác. Nhận xét này, tôi thấy đúng. Do đó tôi khá bỡ ngỡ khi khám phá rằng Lênin đă "đông phương hoá" chủ nghĩa Mác. Dù sao, đó là chuyện phụ, điều quan trọng là Lênin có giúp ta hiểu thêm thời đại của ta hay không.

Mác và Lênin đều tin tưởng vào học thuyết duy vật lịch sử, đều vận dụng lối suy luận biện chứng, đều dựa vào sự phân tích hiện thực kinh tế của thời đại của ḿnh để vạch ra mục tiêu, phương hướng và phương pháp hành động của ḿnh. Theo tôi, đó là những điểm đồng nhất cơ bản giữa họ. Nhưng những kết luận của Mác và Lênin lại khác nhau, có khi có vẻ trái ngược nhau. Chính v́ họ là những nhà tư tưởng duy vật và biện chứng : họ không t́m cách ép thực tế chui vào cái khuôn tư tưởng của họ. Họ phân tích sự vận động độc lập của nó để t́m hiểu nó trong quá tŕnh vận động ấy. Đối với Lênin, nền sản xuất tư bản thời ông đă có nhiều điểm khác nền sản xuất tư bản thời Mác. Không khác ở bản chất, lôgíc vận hành nội tại của nó, khác ở quy mô : nó đă trở thành một hệ thống toàn cầu như Mác đă từng tiên đoán, và do đó nó có những tính đặc thù mới lạ. Nói như người mácxít nôm na, lượng đă biến thành chất, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đă tự phủ định để biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, mở màn cho mặt đối lập của nó, chủ nghĩa đế quốc, tự do cạnh tranh, kể cả bằng súng đạn, trong thị trường thế giới. Phủ định và phủ định của phủ định. Lối nói "hégelien" này (của tôi, cho vui) không đơn thuần là tṛ chơi chữ, ghẹo khái niệm. Với hai ng̣i bút duy vật kia, nó có cơ sở "vật chất" : nghiên cứu kinh tế chính trị trong "Tư bản luận""Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản". Qua nghiên cứu này, Lênin khẳng định : các nước thuộc địa, các nước ít phát triển không c̣n là những mảnh đất ngoại vi của nền sản xuất tư bản nữa, chúng đă biến thành những mắt xích, tức là những bộ phận hữu cơ trong hệ thống tư bản thế giới. Ở những mắt xích yếu nhất, không những cách mạng vô sản khả thi, nó c̣n có khả năng làm rúng động toàn bộ hệ thống tư bản, mở đường cho cuộc cách mạng vô sản toàn cầu. Mác và Engels, trong bài đề tựa số 2 cho Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, cũng không coi nhẹ khả năng có một cuộc bùng nổ cách mạng ở Nga, nhưng họ lại nêu nhiều câu hỏi về khả năng xây dựng chủ nghĩa xă hội ở đó : "Hiện nay, điều duy nhất ta có thể trả lời là : nếu cuộc cách mạng Nga là dấu hiệu khai mạc cuộc cách mạng của công nhân ở Tây Âu, và nếu hai cuộc cách mạng ấy làm cho nhau hoàn chỉnh, th́ h́nh thái công hữu hiện nay ở Nga có thể làm điểm xuất phát cho một quá tŕnh diễn tiến có tính chất cộng sản" [1] (TĐ nhấn mạnh). Nếu không th́ sao ? Đó là câu hỏi cốt tử đối với các nhà lư luận mácxít hồi đầu thế kỷ 20. Đó cũng là đề tài tranh luận công khai, gay gắt giữa Lênin và nhiều đồng chí của ông. Trong cuộc tranh luận ấy, Lênin khẳng định nhiều lần rằng người cộng sản phải bảo vệ chính quyền xô viết với bất cứ giá nào, kể cả những nhượng bộ nhục nhă nhất trước một kẻ thù có lực lượng áp đảo ḿnh (hiệp định Brest-Litovsk), dùng chính quyền ấy để xây dựng một nước cộng hoà xă hội, làm địa bàn tiếp sức cho cách mạng thế giới. Như thế, ta có thể nghĩ : ông tin rằng có thể xây dựng chủ nghĩa xă hội ở một nước lẻ, lạc hậu, song song với thế giới tư bản ; thậm chí, ta có thể gán cho ông ư chuyển trung tâm cách mạng vô sản từ Tây qua Đông. Nhưng ngược lại, nhiều lần, nhiều nơi, ông khẳng định rơ ràng : không thể xây dựng chủ nghĩa xă hội hoàn chỉnh ở một nước chậm tiến như nước Nga trước khi hệ thống đế quốc sụp đổ. Ông bất nhất, ba phải ? Thí dụ : trước khi giành được chính quyền ở Nga, ông tố cáo "tinh thần quốc gia" hay "tinh thần yêu nước" trong chiến tranh thế giới, kêu gọi công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản quay súng biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân. Nhưng sau khi giành được chính quyền, ông lại kêu gọi dân Nga bảo vệ "tổ quốc xă hội chủ nghĩa". Đặt hai thái độ trái ngược đó về "tinh thần quốc gia" và "tinh thần yêu nước" trong lôgíc của tác giả quyển "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" và trong bối cảnh lịch sử của chiến tranh thế giới thứ nhất và những hoàn cảnh cụ thể nó tạo ra, ta thấy Lênin nhất quán trong tư tưởng, suy luận : giai cấp công nhân đi ngược lợi ích của ḿnh khi hô hào ủng hộ những quốc gia đế quốc đánh nhau để tranh giành thị trường, chia phần thuộc địa, v.v. Ngược lại, bảo vệ chính quyền xô viết đầu tiên trên thế giới, dùng nó làm nơi xây dựng lực lượng chuẩn bị cuộc đương đầu tương lai với chủ nghĩa đế quốc toàn cầu là chuyện có ích cho giai cấp công nhân toàn cầu. Cũng v́ thế, Lênin vừa sẵn sàng chấp nhận những điều kiện nhục nhă nhất của Đức để cứu văn chính quyền xô viết, vừa sẵn sàng hy sinh nó nếu cách mạng vô sản bùng nổ ở Đức, sẵn sàng mất chính quyền xô viết ở Nga nếu điều đó có khả năng giảm gánh nặng cho Liebnecht ở Đức, v́, trong hoàn cảnh lịch sử ấy, mặt trận cách mạng chính ở Đức, Nga chỉ là mặt trận phụ : "Với những tiền đề như vậy, ta dễ dàng hiểu rằng không những ta "nên" (như các tác giả của nghị quyết [chống hiệp định Brest-Litovsk, TĐ] nói), mà tuyệt đối phải chấp nhận chiến bại và nếu cần mất chính quyền Xô viết."[2]

Nếu ta bám vào một số hiện tượng lẻ, chủ trương bảo vệ chính quyền xô viết với bất cứ giá nào và những biện pháp, khẩu hiệu Lênin đề xướng để thực hiện nó, có thể cho phép ta kết luận rằng Lênin đă biến chủ nghĩa quốc tế vô sản của Mác thành một thứ chủ nghĩa quốc tế vô sản Lêninít phục vụ Liên Xô. Nếu ta xem toàn bộ lư luận và hành động, ta thấy ngược lại : ông quyết liệt về mặt nguyên tắc trong tầm nh́n toàn diện và lâu dài, ông khách quan, tỉnh táo, thiết thực trong hành động trước mắt.

Sau sự sụp đổ của phe xă hội chủ nghĩa, một khuynh hướng phổ biến trong giới lư luận chống học thuyết Mác là lập luận sau : Stalin đă có mầm trong Lênin và Lênin đă có mầm trong Mác, hoặc Engels. Phương pháp chứng minh thường là trích dẫn văn kiện. Trong giới bảo vệ Mác cũng vậy : Stalin khắc tính với Lênin và Lênin xuyên tạc Mác. Phương pháp chứng minh cũng là trích dẫn văn kiện. Đây, theo tôi, là lối đọc và sử dụng văn kiên giáo điều, có thể, và đă dược, dùng trong cả hai hướng, và đạt kết quả như nhau : khái niệm này đẻ ra khái niệm kia, câu văn này đẻ ra câu văn kia, luận điểm này đẻ ra luận điểm nọ, chủ nghĩa này đẻ ra chủ nghĩa kia, v.v. và thế là đủ để giải thích những biến động khổng lồ của thế kỷ 20. Không mang lại cho ta một hiểu biết ǵ thêm về những con người ấy, về giai đoạn lịch sử ấy, về thời đại của ḿnh ! Một tṛ chơi vô bổ : chọn hướng nào cũng làm được. Phê phán hay ca ngợi Mác và Lênin chẳng dễ dàng. Điều đó đ̣i hỏi ta vừa có kiến thức toàn diện (triết học, kinh tế, chính trị, xă hội, văn hoá) về bối cảnh lịch sử kinh thiên động địa thời họ, vừa có khả năng nắm bắt lôgíc nội tại của tư tưởng và học thuyết của họ để hiểu những ư kiến, thái độ, chủ trương, hành động có khi có vẻ trái ngược nhau của họ trước những sự kiện lịch sử h́nh thành thế kỷ 20.

Trong đề tài này, c̣n vài vấn đề đáng suy nghĩ.

1. Ngày nay, phe xă hội chủ nghĩa đă tan tành, chủ nghĩa tư bản đă toàn thắng trong cuộc đương đầu cơ bản của thế kỷ 20, Lênin sai bét. Nếu thế, sự thành công của Lênin, cuộc cách mạng Nga và những hiện thực khổng lồ nó tạo ra, thay đổi bộ mặt cả thế giới, kể cả thế giới tư bản, đều là chuyện ngẫu nhiên, không có ǵ đáng bàn, không có ǵ có thể hiểu được. Nhiệm vụ duy nhất của sử học chỉ c̣n lại chuyện thu thập và kiểm tra tài liệu về các sự kiện đă qua, lắp ráp và tŕnh bầy sao cho suôi tài mốt đương thời. Hết.

Ngược lại cũng có thể Lênin không sai bét, và chính quan điểm, phương pháp suy luận và những công tŕnh nghiên cứu, phân tích chủ nghĩa tư bản trong thời đại của ông đă cho phép ông nắm bắt được một cách chính sác và kịp thời những yếu tố chính trị cơ bản nhất của thời đại của ḿnh và thành công trong hành động. Trong trường hợp này, quan điểm, phương pháp suy luận, công tŕnh nghiên cứu, phân tích của ông về chủ nghĩa tư bản c̣n điều ǵ bổ ích giúp ta hiểu một vài khiá cạnh của thời đại này chăng ? Rất có thể. Chỉ vài năm sau sự sụp đổ của phe xă hội chủ nghĩa, quá tŕnh toàn cầu hoá thị trường tư bản đă phát triển nhẩy vọt. Đồng thời một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xă hội, tư tưởng đang lâm le đe dọa tất cả các nước tư bản tiên tiến. Nhiều hiện tượng mà Mác và Lênin coi như thuộc tính của phương thức sản xuất tư bản, không những tái phát ngay tại các nước tư bản tiên tiến, chúng c̣n lan rộng ở mức chưa từng thấy trên khắp thế giới. Đội quân thất nghiệp đang lan tràn Châu Âu, hầu như không thể cưỡng lại được. Chính quyền dân chủ pháp quyền hoặc bất lực đối với những quyền lực kinh tế của thị trường, hoặc phục vụ chúng. Người ta thường cười khẩy khi đề cập tới khuynh hướng bần cùng hoá nhân dân lao động của phương thức sản xuất tư bản, và nêu mức sống sung túc của những người lao động ở Tây Âu trong ba, bốn thập niên vừa qua để chứng minh tính sai lầm của luận điểm ấy. Nhưng ít ai nhắc tới hiện tượng này ở mức toàn cầu : 25 % nhân loại thừa hưởng 80 % tài nguyên thế giới trong khi 25 % khác thừa hưởng 0,5 % ![3] Ngay trong các nước tư bản tiên tiến hiện nay, chỉ cần coi cuộc ẩu đả êm ả vừa qua giữa ông Madelin và ông Juppé, và thái độ của cái gọi là "Những thị trường tài chính" cũng rơ : họ không khác nhau ở ư chí hạ thấp mức sống của người lao động, chỉ khác nhau ở phong cách và nhịp độ thực hiện điều ấy. "Những thị trường tài chính" ấy, ngày nay, chi phối đời sống xă hội có lẽ hơn cả trăm lần thời Lênin : "Lượng trao đổi tài chính cao gấp khoảng 50 lần lượng trao đổi thương mại quốc tế !1" Tư bản dưới dạng tài chính c̣n ăn khớp với quá tŕnh và kết quả thực của sản xuất không ? Mấy cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ vừa qua, ở các nước tư bản cũng như ở các nước chậm tiến (Mexique) cũng có điều đáng cho ta suy ngẫm. Ngày nay, tuy nền sản xuất tư bản khác xa thời Lênin, đọc lại "Tư bản luận""Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" chưa chắc là uổng công !

2. Lênin là người rất quyết liệt khi bảo vệ những nguyên tắc cơ bản trong quan điểm và phương pháp suy luận mácxít, nhưng lại là người ít giáo điều. Ông cực kỳ nhậy bén để nắm bắt những nét mới mẻ của t́nh h́nh ngay từ lúc phôi thai. Trong những lănh vực ông không sành, thí dụ thơ văn hay hội hoạ, ông không ngại tŕnh bầy ư riêng, nhưng thường tránh áp đặt nó đối với người khác. Có lẽ tính khí ấy đă khiến ông mâu thuẫn, tranh luận gay gắt với hầu hết các đồng chí của ông, Trostky, Staline, Kamenev, Boukharine, v.v. Qua những cuộc tranh luận ấy, ta khó phỏng đoán được, nếu ông không chết yểu, ông sẽ lèo lái cách mang Nga theo hướng nào trong hoàn cảnh nó không được bổ sung bằng cuộc cách mạng thế giới, và sẽ thành công hay thất bại ra sao. Chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực mà ta biết, cơ bản là gia tài của Stalin. Phần riêng của Lênin trong lănh vực này, nếu muốn công bằng, phải xem xét qua tác phẩm và hành động của ông trong mấy năm ông c̣n khả năng hoạt động sau khi đă giành chính quyền : từ 1917 tới 1922. Có những nhân tố nào có khả năng đưa cuộc cách mạng Nga vào xu hướng toàn trị ? Những nhân tố ấy thuộc loại tạm thời thích ứng với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể hay thuộc nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng và phương pháp suy luận ? Tự chúng có khả năng lôi kéo cuộc cách mạng ấy trong hướng ấy không, tất yếu không, và nếu có, v́ sao ?

Đây là những đề tài nghiên cứu, tranh luận lớn, chưa chắc đă lỗi thời. Ít lâu này, sau 20 năm thống trị hầu như tuyệt đối, và bất lực đối với khủng hoảng kinh tế, xă hội và tư tưởng, của các trường phái kinh tế chính trị học tư bản ở Tây Âu, đă có người cho rằng, nhờ sự tan ră của hệ thống xă hội chủ nghĩa, ta có cơ t́m hiểu tư tưởng của Mác một cách trung thực hơn, và có thể dựa vào nó để xem xét và t́m hiểu một số khía cạnh của thế giới tư bản ngày nay. Cũng có thể, đối với Lênin cũng vậy. Điều khó khăn lớn nhất trong việc này, theo tôi, ở tính chất quá chuyên môn và hạn hẹp trong kiến thức của ta so với kích thước khổng lồ, đa dạng, phong phú, chằng chịt, của đối tượng nghiên cứu. Ngày nay, không có mấy nhà tư tưởng vừa có thể cùng lúc tranh luận về triết học, kinh tế học, sử học, triết lư khoa học, chính trị và thời cuộc, v.v. với những con chim đầu đàn của thời đại ḿnh, như Mác, Engels và Lênin đă từng làm trong thời đại của họ. Họ đă ảnh hưởng lớn vào lịch sử nhân loại suốt hơn trăm năm qua, có lẽ v́, thoát thai từ nền văn minh tư bản, họ đă đúc kết được cách nh́n phong phú và hấp dẫn nhất về con người trong kích thước lịch sử của nó.

B. Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Thiết thân hơn với người Việt, có đề tài ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Lênin vào Việt Nam. Lữ Phương cho thấy rơ ông Hồ là đệ tử trung thành của Lênin, (và sau khi Lênin mất, của Stalin ?), chỉ có vai tṛ Việt Nam hoá tư tưởng và quan điểm của Lênin bằng ngôn ngữ phổ cập của người Việt thời đó, không có sáng kiến hay phát huy về mặt lư luận. Luận điểm này quan trọng trong cuộc khủng hoảng tư tưởng của Việt Nam. Nó cho thấy cố gắng của những người cộng sản để gỡ sự bế tắc tư tưởng và lư luận của đảng cộng sản bằng cách ngụy tạo ra cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh", là vô vọng. Ở đây, có đề tài suy nghĩ quan trọng, lư thú, bổ ích : người ta có thể sử dụng một ngôn ngữ cũ dung dưỡng và lưu truyền một hệ tư tưởng và một phương pháp suy luận cũ để phổ biến thành công một hệ tư tưởng và một phương pháp suy luận mới, khác hẳn không ? Tôi không có khả năng bàn về đề tài này ở đây, chỉ xin nêu lên để "ghẹo" các nhà hoạt động văn học.

Luận điểm cơ bản Lữ Phương đưa ra để giải thích sự thành công của đảng cộng sản trong cách mạng giải phóng dân tộc và sự thất bại tất yếu của nó trong việc xây dựng chủ nghĩa xă hội là : đó là hậu quả của sự gượng ép ḷng yêu nước truyền thống có thực của người Việt với tính huyễn hoặc của chủ nghĩa xă hội (Mác-Lênin). Đảng cộng sản đă biết khai thác ḷng yêu nước của người Việt nên đă lănh đạo thành công kháng chiến giành độc lập dân tộc. Nhưng v́ giấc mơ xây dựng của nó huyễn hoặc nên nó thất bại. Đối với tôi, lư luận như thế hơi dễ dăi.

1. Về mặt lư luận, Lữ Phương thoải mái gán hai tính đặc thù đối trọi vào hai khái niệm cùng phạm trù : "Cái thực chính là ḷng yêu nước [...] và cái ảo ở đây chính là cái ư thức hệ cộng sản [...]" Ḷng yêu nước thể hiện qua ước mơ độc lập dân tộc, ḷng yêu nhân loại thể hiện qua ước mơ xây dựng thế giới đại đồng đều là t́nh cảm, giái trị, đều triù tượng như nhau. Nếu hiểu có thực là hiện hữu như một vật thể, một sự kiện, chúng đều không có thực như nhau. Nếu hiểu có thực trong nghĩa khả thi, th́ lúc chưa thực hiện được, chúng huyễn hoặc như nhau. Có ǵ huyễn hoặc hơn giấc mơ độc lập của vài chàng thanh niên, trong năm 1930, không có đồng xu dính túi, hẹn nhau trong một sân banh tại Hương Cảng, thành lập đảng cộng sản Việt Nam để khôi phục độc lập dân tộc, sau khi mấy thế hệ cha anh đă thất bại trong việc khai thác mỏ vàng yêu nước của người Việt ? Thế mà không huyễn hoặc !

Gán từ "cái thực" cho một hiện tượng tâm linh của con người và từ "cái ảo" cho một hiện tượng tâm linh khác cũng của con người ấy để giải thích sự thành công trong một việc và sự thất bại trong một việc khác, không mang lại một tia sáng nào giúp ta hiểu hơn những sự kiện lịch sử khổng lồ của thế kỷ 20 và của nước ta. Tựu chung, dưới vẻ lư luận, đó chỉ là xác nhận sự đă rồi : thành công trong kháng chiến, thất bại trong xây dựng. Xác nhận sự đă rồi, cần chi lư luận ? Nói chung, t́nh cảm, niềm tin, giá trị, khái niệm, lư luận, triết lư, ư thức hệ – cộng sản và không cộng sản, kể cả ư thức hệ của ông Lữ Phương khi ông bàn về lịch sử, v́ ngoài khoa học tự nhiên, ngoài ngôn ngữ toán, tất cả các môn và ngôn ngữ văn học và "khoa học" nhân văn, ngoài việc xác định tính khách quan của sự vật, sự kiện, đều ít nhiều lưu truyền một hay nhiều ư thức hệ – có chung đặc tính cơ bản này : chúng không có thực trong thế giới vật chất và sinh vật. Chúng chỉ "có" trong đầu óc của con người, chỉ thể hiện gián tiếp qua lời nói và hành động của con người. Gán cho chúng tính "có thực" vô nghĩa. Thí dụ "Chủ nghĩa yêu nước" ǵ, thú thực, tôi không biết ; nâng t́nh cảm yêu nước của người Việt Nam thành một thứ chủ nghĩa như, hoạc hơn, chủ nghĩa cộng sản hay tư bản, là chuyện mù mờ trong nhiều lĩnh vực, đối với tôi. Thí dụ : kinh tế yêu nước là ǵ ? Phong kiến ? Tư bản ? Xă hội ? Thị trường chung chung ? Thị trường tư bản ? Thị trường tư bản định hướng xă hội ? V. V. Cái dễ dăi và cái kẹt của người chống kịch liệt mọi ư thức hệ ở chỗ họ buộc phải vận dụng một thứ ư thức hệ không có nội dung rơ ràng, "chủ nghĩa yêu nước" chẳng hạn. Dễ ở chỗ : từ đó muốn rút ra kết luận ǵ cũng được trong bất cứ lĩnh vực nào (rất thích hợp với các guồng máy toàn trị !). Khó ở chỗ : mỗi người có một cách yêu nước khác nhau, nhất là khi phải đương đầu với những thử thách lớn của thời đại, của xă hội.

Đánh giá cái thế giới tinh thần nói trên là "huyễn hoặc" cũng không có nghĩa trừ khi ta hiểu "huyễn hoặc" là "bất khả thi". Trong trường hợp này, điều duy nhất đáng bàn là : bất khả thi trong hoàn cảnh nào, ở mức độ nào. Bay lên cung trăng là chuyện huyễn hoặc thời Jules Verne, là chuyện khả thi hôm nay. Đối với Lênin, năm 1918 mà đ̣i xây dựng ngay chủ nghĩa xă hội hoàn chỉnh ở Nga là huyễn hoặc, nhưng, v́ lợi ích của giai cấp vô sản, dùng chính quyền xô viết để xây dựng cái ông gọi là "Tư bản nhà nước" là chuyện không những khả thi mà c̣n cần thiết ! Không ít người đă lên án ông phản bội Mác, đi theo chủ nghĩa tư bản, v́ vậy.

Sự sụp đổ của phe xă hội chủ nghĩa xác nhận sự thất bại của những lớp người muốn xây dựng một h́nh thái kinh tế xă hội mới trong thế kỷ 20, thế thôi. Nó chẳng chứng minh hoài băo của họ vĩnh viễn bất khả thi, cũng như nó không chứng minh rằng h́nh thái kinh tế xă hội tư bản là vĩnh cửu, hay ít nhất là h́nh thái xă hội cuối cùng của nhân loại, điều rất có thể xẩy ra nếu ... thế giới này đột ngột nổ tung và nhân loại vong mạng. Nó không chứng ḿnh ǵ cả v́, nói như Mác, Lịch sử không làm ǵ cả, nó chỉ là hậu quả của hành động của con người. Hành động ấy thể hiện con người một cách toàn diện : vật thể, sinh vật với bản năng sinh tồn cá thể và tập thể, và văn hoá, với t́nh cảm, lư trí, kiến thức, giá trị của một nền văn hoá, trong một thời điểm, xuyên qua con người. Kiến thức và lư trí giới hạn của nó có thể ngăn cản nó thực hiện những giá trị nhân bản khả thi lúc đó, hoặc lôi cuốn nó gượng làm chuyện chưa có khả năng hiện thực, điều đó không giảm giá trị của giấc mơ nhân bản kia. Ngược lại, chẳng ai chỉ dựa vào giấc mơ nhân bản của con người mà thay đổi được thực tế. Chưa có đủ điều kiện vật chất, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đừng ḥng thành công. Cốt lơi của học thuyết duy vật biện chứng ở đó, và c̣n là chuyện đáng bàn trong thế giới hôm nay. Đây là đề tài mở, có thể là đề tài lớn của tương lai : con người ngày nay có khả năng chi phối sự vận động của xă hội hướng theo lương tri của ḿnh hay không, tới mức nào, hay chỉ có nước cúi đầu lạy "quy luật thép" của thị trường, đặc biệt thị trường tài chính ? Nếu không, ta nên gác bút, không có chuyện ǵ đáng bàn. Nếu có, những ǵ chưa "có thực" trong đời nay, những "ảo vọng" hiện tại của con người, là đề tài suy luận không phù phiếm.

Hiện nay, không ai có thể chứng minh được rằng nền văn minh tư bản là nền văn minh cuối cùng của nhân loại. Không ai có thể chứng minh rằng giấc mơ "Tự do, b́nh đảng, nhân ái" vĩnh viễn huyễn hoặc. Ta chỉ có thể ghi nhận điều này : nếu con người có một độ tự do nào đó đối với quá tŕnh vận động của lịch sử, th́ chính v́ nó là tác nhân của lịch sử, và khi nó hành động, ngoài bản năng sinh tồn của một bầy thú, nó c̣n hoài băo của một con người trong nghĩa : nó muốn sáng tạo một thế giới trong đó những giá trị nhân bản nó hằng mơ, chưa "có thật" trong đời, trở thành hiện thực, hay ít nhất có thêm nhân tố để có ngày trở thành hiện thực trong quan hệ giữa người với người để làm chủ thiên niên, để điều hoà sinh hoạt xă hội, để cùng nhau làm người. Trong nghĩa đó, giấc mơ "Tự do, b́nh đảng, nhân ái" của các nhà cách mạng tư sản Pháp vẫn huyễn hoặc, vẫn cần thiết, vẫn quư báu, và giấc mơ thế giới đại đồng của Mác chỉ khác giấc mơ kia ở thông điệp này : chính lôgíc sản xuất tư bản sẽ tạo điều kiện vật chất để thực hiện giấc mơ kia, nhưng cũng chính lôgíc sản xuất đó sẽ ngăn cản con người thực hiện nó. Do đó, khủng hoảng xă hội là tất yếu, cách mạng (không nhất thiết bạo liệt) là tất yếu. Chỉ trong khuôn khổ ấy nghệ thuật chính tri mới có nội dung nhân bản : bắc những nhịp cầu dẫn từ hiện thực "phi nhân" hôm nay tới một ngày mai nhân bản hơn. Cũng chỉ trong khuôn khổ ấy, mới có "khoa học" lịch sử : trong t́nh h́nh hiện nay, về mọi mặt, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, những nhịp cầu nào khả thi, tới mức độ nào, trên con đường nhân hoá thiên nhiên, cuộc sống và xă hội ? Đâu là những lực lượng tiến bộ, hay bảo thủ, v́ sao ?

 

2. Theo Lữ Phương, đảng cộng sản Việt Nam thành công trong kháng chiến giành độc lập nhờ "mỏ vàng" truyền thống yêu nước của người Việt. Mỏ vàng ấy đă có nhiều người yêu nước muốn khai thác, nhưng không khai thác được. Để giải thích điều ấy ông cho rằng "chủ nghĩa cộng sản kiểu Lênin đă là cái cỗ máy khai thác được một cách cực kỳ có hiệu quả" và nhấn mạnh "nó không có ǵ xa lạ đối với những học thuyết về quyền lực trong thế kỷ 20 : đó chính là sức mạnh của sự huyễn diệu ư thức hệ đi kèm với kỹ thuật tuyên truyền, sách động, tổ chức quần chúng." [TĐ nhấn mạnh] Luận điểm này hao hao giống luận điểm của Hanah Harendt (tuy hơi máy móc : mỏ vàng, cỗ máy, kỹ thuật, v.v.) khi bà đúc kết khái niệm toàn trị qua chuyện phân tích chế độ fátxít của Hitler và chế độ Liên Xô thời Stalin. Lư luận của Hanah Harendt có thể áp dụng thẳng cánh c̣ bay vào hoàn cảnh Việt Nam những năm 30-75 không ? Đặc biệt để giải thích thắng lợi của kháng chiến ? Thí dụ trong hai điểm cơ bản sau :

a/ môi trường thích hợp cho sự h́nh thành chế độ toàn trị là sự hiện hữu của một xă hội đă bị quần chúng hoá (massification) cực độ trong đó con người xé lẻ, cô đơn và bất lực v́ đă mất hết những liên hệ đoàn kết với một cộng đồng người. Đó hoàn cảnh của nước Đức sau chiến tranh thế giớ thứ nhất. Nó làm nôi cho sự thành công của Hitler. Đó không là hoàn cảnh phổ cập của nước Nga lúc cách mạng tháng mười bùng nổ, nhưng đă trở thành hoàn cảnh phổ cập của Liên Xô sau những cuộc cải cách xă hội, đặc biệt trong nông dân. Theo Hanah Harendt, chế độ toàn trị h́nh thành ở Liên Xô trong những năm cuối của thập niên 30, hơn mười năm sau khi Lênin chết. C̣n ở Việt Nam th́ thế nào ? Quyền lực của đảng công sản Việt Nam h́nh thành trong những năm 40-50 và củng cố qua hai cuộc chiến tranh, được xây dựng trên cơ sở xă hội ấy chăng ? Tôi không tin lắm. Trong chiến tranh, đảng cộng sản thường ca ngợi, và khuyến khích, truyền thống đoàn kết dưới đủ mọi dạng, dân tộc, đồng hương, làng xă, giai cấp, v.v. Ngay Stalin cũng đủ khôn ngoan để phục hồi truyền thống "quốc gia" của người Nga khi phải đương đầu với chiến tranh. Chỉ ở những nơi nó đă nắm trọn quyền lực, đảng cộng sản – và nói chính xác hơn, guồng máy tổ chức bí mật của nó – mới bắt đầu có khả năng tạo điều kiện và thành lập hệ thống cai trị toàn trị. Chiến trường, nơi quyền lực của đảng công sản Việt Nam h́nh thành và phát triển, không phải đất hoàn toàn phù hợp với loại quyền lực kia. Chính v́ thế, chỉnh huấn, chỉnh đảng trong quân đội nơi chiến trường thường êm nhẹ hơn ở nơi khác.

b/ Theo Hanah Harendt, chính sự xé lẻ, cô đơn và bất lực của con người tạo cho những ư thức hệ sức quyến rũ mănh liệt : nó t́m ở đó một sự nhất quán nào đó (idéologie, logique d'une idée) giúp nó bảo vệ sự toàn vẹn tinh thần (intégrité spirituelle) của bản thân trước một thân phận phi lư, ră rời. Do đó, nó không cần sự khả thi của ư thức hệ, nó chỉ cần vẻ nhất quán (cohérence) của chúng. Tôi có thể tin luận điểm này của Hanah Harendt đúng đối với anh trí thức tiểu tư sản như tôi chẳng hạn, tôi không tin nó đúng đối với những thành phần khác trong xă hội. Đối với Việt Nam, tôi càng không tin. Tôi không tin quần chúng và đảng viên đảng cộng sản Việt Nam vui vẻ nhẩy vào ḷ lửa chiến tranh bấy nhiêu năm v́ mê vẻ nhất quán huyền diệu của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tôi không biết ư kiến của họ trong vấn đề này v́, cho tới nay, họ chưa hề có tiếng nói, những cuộc diễn giải ư thức hệ giành riêng cho nhóm cầm quyền, hoặc một vài trí thức dũng cảm như Lữ Phương, Lê Hồng Hà.

Những người cộng sản Viêt Nam hồi đầu thế kỷ đă chủ trương kết hợp truyền thống yêu nước của người Việt với học thuyết của Mác và Lênin. Họ đă lồng vào t́nh cảm yêu nước cổ truyền một nội dung giá trí và kiến thức mới. Họ đă giành được quyền lănh đạo, đă thành công trong kháng chiến, đă thất bại trong xây dựng. Khi họ hành động, khi họ vận động người khác cùng họ hành động, ai đo nổi tác động riêng biệt của ḷng yêu nước, của đạo đức, của lư tưởng, của lư trí của họ ? Đo bằng cách nào, đơn vị đo lường nào ? Theo tôi, cả sự thất bại lẫn sự thành công đều mang dấu ấn của sự kết hợp kia.

Trong phần thất bại, như Lữ Phương nêu, có hiện tượng "đông phương hoá" những giá trị, khái niệm, phương pháp suy luận, v.v. của Mác và Lênin qua quá tŕnh phổ cập hoá chúng xuyên qua văn hoá và ngôn ngữ cổ truyền của người Việt. Từ đó nẩy ra những cách nh́n sai lệch, méo mó, giáo điều, về hiện thực xă hội Việt Nam và thế giới. Chưa kể tới hiện tượng đặc trưng của thế kỷ 20 : chuyên chính toàn trị, phổ cập trong các chính quyền cộng sản, nhưng không hẳn là nét đặc thù của chủ nghĩa cộng sản, đang có cơ tái sinh ngay trong ḷng các nước tư bản ngày nay. C̣n là đề tài mở.

Trong phần thành công, có khả năng nhận diện, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và đồng minh của ḿnh, từng lúc, từng mức độ. Đây là điều cốt tử trong chiến tranh, đặc biệt một cuộc chiến tranh tàn bạo, dài, phức tạp, với nhiều đối thủ lớn liên tiếp, Pháp, Nhật, Tầu, Anh, Mỹ... như chiến tranh Việt Nam. Trong lănh vực này, đảng cộng sản Việt Nam quả không đến nỗi tồi ! Trong mỗi giai đoạn nó đă cô lập được tối đa đối thủ và tranh thủ được diện đồng minh rộng lớn hiếm thấy trong lịch sử loài người. Phải chăng v́ kiến thức mácxít của nó về thời đại, phương pháp suy luận của nó để phân tích t́nh h́nh quốc tế và Việt Nam cũng có điều không tới nỗi phi lư ? Không lẽ chỉ khéo rủ rê đánh túi bụi quân xâm lăng là đủ viết những trang sử kinh thiên động địa của những thập niên 45-75 ?

Mỗi con người đều tham gia làm nên lịch sử bằng sức lực, kiến thức, t́nh cảm và lư trí của chính ḿnh. V́ sao, trong thế kỷ 20, một số đông người Việt Nam đă đón nhận và hiểu một cách nào đó một vài khía cạnh của học thuyết của Mác, của Lênin, và cả của Stalin và Mao nữa, để hành động và tạo ra thực trạng hôm nay của đất nước ? V́ sao một số đông hơn đă tin tưởng hoặc chấp nhận hay chịu đựng sự lănh đạo của nó ? V́ sao, cuối cùng, nó sản sinh cỗ máy toàn trị ? Những điều ấy, theo tôi, mới là gốc của vấn đề. Nó quan trọng cho tương lai v́, dù muốn dù không, người Việt Nam hôm nay đang hàng ngày lănh hội những ư thức hệ hữu, vô, nạc danh của thế giới. Nếu ta không rút được bài học thích đáng của kinh nghiệm vừa qua, những ư thức hệ ấy, mặc dù chúng đội lốt phi ư thức hệ, có thể giáng cho ta thêm một bài học đau đỏ không kém bài học Mác-Lênin theo kiểu đảng cộng sản Việt Nam.

11-10-95

Trần Đạo

© Copyright Phan Huy Đường, 1995

V́ quá dài, chưa đăng ở đâu cả (2008-05-01)

 


[1] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963. Préfaces 2. Tôi nhấn mạnh.

Bản tiếng Pháp : "La seule réponse qu'on puisse faire aujourd'hui à cette question est la suivante : si la révolution russe donne le signal d'une révolution ouvrière en Occident, et que toutes deux se complètent, la propriété commune actuelle de la Russie pourra servir de point de départ à une évolution communiste. "

[2] Avec de semblables prémisses, on conçoit très bien qu'il serait non seulement "opportun" (comme disent les auteurs de la résolution), mais absolument obligatoire d'accepter la défaite et la perte éventuelle du pouvoir des Soviets. [Oeuvres Choisies, tome 2, p. 679, Editions en langues étrangères, Moscou].

[3] Le Monde Diplomatique, 10-95, bài Un monde sans cap của Ignatio Ramonet.