LamNguoiNoiQueNguoi

Làm người nơi quê người

 

Bài này viết trong chương tŕnh nghiên cứu Rockefeller fellowship, Vietnamese Diaspora (học bổng Rockefeller để nghiên cứu cộng đồng di dân Việt Nam) do William Joiner Center phụ trác : T́m hiểu thân phận làm người đă qua của người Việt di tản để xây dựng một phong cách làm người nơi quê người hôm nay. Trong khuôn khổ đề án t́m hiểu của WJC, bài này chỉ tập trung vào đề tài cộng đồng VN di tản (diaspora) cảm nhận qua một chuyến đi ngắn ngủi 6 tháng. Quan điểm của tác giả về VN nói chung, trong nhiều lĩnh vực, đă đăng trên Hợp Lưu, Diễn Đàn và vài tập sản khác, trong quyển Vẫy gọi nhau làm người[1]và các trước tác khác có thể tham khảo trên trạm web này.

 

Bước vào thế kỷ 20, trong xă hội Việt Nam không có một nhân tố nào cho phép chúng ta tưởng tượng được rằng xă hội ấy sẽ lâm vào một cuộc nội chiến ư thức hệ. Thế mà chỉ trong một thời gian lịch sử ngắn, khoảng 30 năm, người Việt đă tàn sát nhau, căm thù nhau tới mức có lúc không c̣n nhận ra nhau là đồng bào, thậm chí là đồng loại nữa.

Hơn 25 năm sau chiến tranh, khoảng 2-3 triệu người Việt đă di tản, di dân, định cư ở khắp năm châu, nhập quốc tịch các nước đă đón nhận họ.Tuy vậy, trong tâm tư, suy luận và hành động của một số người khá đông, cuộc chiến ư thức hệ – tuy đă chấm dứt trên thế giới – vẫn kéo dài, nặng nề […] Điều đó cản trở họ hoà nhập một cách ôn hoà vào xă hội đă đón nhận họ, vừa tiếp thu những giá trị của xă hội ấy, vừa duy tŕ những giá trị của Việt Nam thích hợp với nền văn hoá ấy, thậm chí góp phần làm cho cả hai phong phú hơn, nhân bản hơn.

Con người là ǵ mà có thể biến chất một cách triệt để và nhanh chóng như thế ? Văn hoá Việt Nam hồi đầu thế kỷ và sự chuyển ḿnh của nó trong thời gian qua có điều ǵ giúp chúng ta hiểu những sự kiện ấy không ? Có điều ǵ giúp chúng ta gỡ cái nghiệp chướng ấy không, để mở đường cho một quá tŕnh hội nhập nhân bản nhất ?

1. Đặt vấn đề

1.1 Việt Nam đầu thế kỷ 20

Bước vào thế kỷ 20, nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, lạc hậu về mặt kinh tế, nửa phong kiến theo kiểu Trung Quốc, nửa thuộc điạ.

Khoảng 90% người Việt là nông dân sống trong những làng cổ truyền hoặc sống theo lối cổ truyền ở những vùng cao nguyên. Thành thị thường bé nhỏ, có sản xuất thủ công, không có công nghiệp tư bản đáng kể, có buôn bán vụn vặt, không có thương nghiệp lớn. Những cơ sở kinh tế tư bản đáng kể thuộc quyền sở hữu của người Pháp và, cơ bản, cũng chỉ là những cơ sở khai thác tài nguyên như hầm mỏ, đồn điền cao su, v.v. hay phục dịch tay chân như khuân vác trong những hải cảng, không cần tŕnh độ tổ chức và kiến thức cao.

Về mặt chính trị, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp do Pháp trực tiếp cai trị. Trung Kỳ và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp, vừa do một guồng máy quan lại cổ truyền cai trị vừa do một guồng máy quan chức thực dân thống trị.

Như thế, vào đầu thế kỷ 20, tại Việt Nam, những yếu tố kinh tế nội tại chưa có đủ để dẫn tới sự h́nh thành những giai cấp[2] công nhân, tư sản, tiểu tư sản, ngay cả ở trạng thái tự-tại. C̣n giai-cấp-v́-ḿnh, dĩ nhiên, là một vấn đề văn hoá chưa có thể đặt ra tại Việt Nam.

Bước vào thế kỷ 20, người Việt Nam thừa hưởng một nền văn hoá lâu đời, có hai đặc điểm lớn sau :

A. Đó là một nền văn hoá ô hợp được cấu tạo với :

Một truyền thống văn hoá xa xưa, có từ trước sự đô hộ của Trung Quốc, đủ sinh khí để không hoàn toàn tiêu vong sau mười thế kỷ đồng hoá của Trung Quốc. Truyền thống văn hoá này tồn tại trong đời sống hàng ngày qua phong tục tập quán, những h́nh thái nghệ thuật, văn chương dân gian, một số tác phẩm trác tuyệt như thơ chữ Nôm của Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm, Hồ Xuân Hương, v.v. và, cơ bản nhất, qua tiếng nói. Khoảng một nửa từ ngữ Việt Nam thuộc mạch văn hoá đó. Ngôn từ xuất phát từ mạch văn hoá này đặc biệt phong phú về mặt âm thanh, về những quan hệ vật chất, nhục cảm hay t́nh cảm với thế giới[3]. Đó là loại ngôn ngữ phù hợp với thơ văn, hát ḥ. Nhưng nó rất nghèo khái niệm trừu tượng về khoa học, văn học hay triết lư.

Văn hoá Trung Quốc.

Khoảng một nửa từ ngữ trong tiếng Việt là từ Hán-Việt được nhập vào tiếng Việt cổ xưa qua gần mười thế kỷ đô hộ, đồng hoá. Một nửa cái đầu của người Việt suy nghĩ như người Trung Quốc v́ con người chỉ có thể suy nghĩ bằng ngôn ngữ. Từ ngữ thuộc mạch văn hoá này biểu hiện hầu hết những khái niệm trừu tượng nhất của người Việt trong những lĩnh vực cơ bản nhất của kiến thức, triết học và đạo lư.

Ba hệ tư tưởng cơ bản làm nền tảng cho văn hoá VN, Phật, Khổng, Lăo, đều được vay mượn của Trung Quốc qua tiếng Hán-Việt. Trong thế kỷ 20, người Việt cũng tiếp cận những kiến thức, những hệ tư tưởng của Tây Âu qua cái máy lọc ngôn ngữ đó.

Văn hoá của các dân tộc phía Nam bị người Việt xâm chiếm, thí dụ như dân tộc Chàm.

Ảnh hưởng của những văn hoá ấy, về mặt tư tưởng, ư thức hệ, hầu như mờ nhạt.

Văn hoá Pháp.

Người Việt hồi đầu thế kỷ tiếp cận văn hoá Tây Âu cơ bản là qua văn hoá Pháp. Sự tiếp cận này trực tiếp, khá sâu sắc : nhiều người Việt am hiểu cặn kẽ tiếng Pháp và có người đă sống và học hành ở Pháp tới mức khá cao. Họ đă tiếp thu những giá trị, văn chương, văn học của Thế Kỷ Ánh Sáng, thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20 của Pháp.

Trong quá tŕnh người Việt tiếp cận văn hoá Pháp, có mấy hiện tượng độc đáo.

Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt đă tiếp cận một hệ tư tưởng ngoại quốc, hệ tư tưởng Thiên Chúa Giáo, một cách trực tiếp, không thông qua sự truyền dạy của lớp sĩ phu, mà thông qua tiếng Việt b́nh dân. Có lẽ v́ những vị cố đạo Bồ Đào Nha và, sau đó, Pháp, đă cố gắng sống gần gũi với dân chúng, học tiếng Việt một cách chu đáo, sáng tạo ra lối viết bằng kư tự latinh để truyền đạo với ngôn ngữ dân gian. Họ vừa biết nói Thiên Chúa, vừa biết nói Đức Chúa Blời !

Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt đă chủ động tiếp thu một cách rất ư thức một kỹ thuật ghi chép bằng kư tự latinh, biến nó thành công cụ cơ bản của ḿnh để tŕnh bày tư duy của ḿnh.

Từ 1925 đến đầu những năm 40, khoảng một trăm nhà thơ, nhà văn, nhà báo, trí thức, học giả đă sử dụng chữ Quốc Ngữ để viết tác phẩm, công tŕnh nghiên cứu, bài vở của ḿnh. Họ đă tạo trong văn chương Việt Nam hầu hết những h́nh thái văn chương có ở Tây Âu thời đó. Họ đă chứng minh rằng tiếng Việt có đầy đủ khả năng để tiếp thu những kiến thức của Tây Âu trong khoa học chính xác, khoa học nhân văn, văn chương và nghệ thuật. Có thể nói họ đă sáng chế ra tiếng Việt mà chúng ta đang dùng hôm nay. Chỉ cần so văn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách với văn Vũ Trọng Phụng cũng thấy.

Quá tŕnh động năo và sáng tác vĩ đại này chỉ kéo dài khoảng hai mươi năm th́ bị chiến tranh làm chựng lại. Tuy thế, nó đă để lại những nhân tố mới, cực kỳ quan trọng trong tiếng Việt.

Nhân tố đầu tiên là nó mở đường cho một quá tŕnh duy lư hoá tiếng Việt, khiến nó có khả năng chính xác hơn, khúc chiết hơn, trong sáng hơn. Rất có thể, v́ họ biết tiếng Pháp, yêu chuộng nhiều điều trong văn hoá Pháp, trong khi sáng tác, họ đă du nhập vào tiếng Việt không chỉ khái niệm và tư tưởng của Tây Âu mà cả cấu trúc duy lư của tiếng Pháp. Khi dịch văn, tôi thấy có nhiều câu tiếng Việt, cứ dịch theo kiểu một từ bằng một từ là thành một câu tiếng Pháp chỉnh về mặt ngữ pháp ! Đọc văn Việt Nam, tôi hay bắt gặp nhiều câu rất ‘Tây’, không ‘Ta’ tí nào v́ nó duy lư về h́nh thức trong khi nội dung của nó đề cập tới một quan hệ không thuần lư của con người với thế giới. Tôi không thể có một giải đáp nào khác cho hiện tượng lạ lùng này : chúng ta đă du nhập cấu trúc duy lư của tiếng Pháp vào tiếng nói của chúng ta. Tôi cũng c̣n nhớ những sách dậy văn phạm tiếng Việt mà tôi có đọc thời nhỏ : dường như sao chép sách dậy văn phạm Pháp thời đó. Có thể họ làm được việc này v́ tiếng Việt có một đặc điểm giống tiếng Pháp : cấu trúc tiếng Việt cho phép khai triển ngôn ngữ ở cả hai phiá phải và trái. Người Việt vừa biết nói ‘thanh thiên’ như người Trung Quốc, vừa biết nói ‘trời xanh’ như người Pháp.

Nếu giả thuyết này đúng, chỉ trong khoảnh khắc hai mươi năm, những người đó đă làm được cho tiếng Việt điều mà người Pháp đă mất hơn hai trăm năm để thực hiện : biến ngôn ngữ của Rabelais thành tiếng Pháp của Voltaire, cơ bản vẫn là tiếng Pháp ngày nay. Điều này vô cùng quan trọng. Con người suy luận bằng ngôn ngữ. Nếu, ngay trong khi ta suy nghĩ bằng tiếng Việt, ta đă vận dụng được cấu trúc duy lư của tiếng Pháp th́ ta đă thừa hưởng được một nét quan trọng của văn hoá Pháp và Tây Âu.

Một nhân tố quan trọng nữa nằm ngay trong lối viết bằng kư tự latinh. Ta sử dụng một bộ kư tự rất hạn hẹp, hoàn toàn không có tính biểu tượng, ghép chúng với nhau để tạo thành từ, rồi ghép từ thành câu theo một số quy luật nhất định. Tự nó, lối viết này biểu hiện một lối suy luận phân tích[4], một đặc điểm của tất cả những nền văn hoá Tây Âu gốc Hy Lạp, La Mă. Như vậy, khi ta học viết chữ Quốc Ngữ, ta tiếp thu một cách vô thức một lối suy luận phân tích. Khi ta viết chữ Quốc Ngữ, ta vận dụng một cách vô thức một lối suy luận phân tích.

Hai điều trên rất thuận lợi cho việc tiếp thu và phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật và những kiến thức trong khoa học nhân văn thuộc mạch suy luận theo lôgíc h́nh thức. Đồng thời, chúng cũng rất nguy hiểm khi ta vận dụng lối suy luận này vào những lĩnh vực không thích hợp : dễ đưa đến một loại tư duy toàn trị.

B. Đó là một nền văn hoá không có truyền thống khoa học trong tư duy triết học.

Toàn bộ những hệ tư tưởng làm nền tảng cho văn hoá VN ngày nay, ta đều vay mượn của thiên hạ, kể cả chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia, v.v. Người Việt Nam chưa hề có khả năng tự tạo cho ḿnh một hệ thống tư tưởng nào, dù lớn, dù nhỏ.

Điều đó dễ hiểu. Tuy người Việt đă xây dựng được rất sớm một nền văn minh khá phát triển c̣n để lại vết tích trong các di vật rất đẹp thời đồ đồng, đồ đá và nhất là trong tiếng nói của họ hôm nay, họ không sáng tạo được cho ḿnh một cách viết. Do đó, khả năng tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, khả năng phân tích, phê phán tư duy, khả năng tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá tư tưởng, v.v. ắt giới hạn.

Người Việt Nam không có truyền thống triết lư duy lư. V́ thế, nó có thể vay mượn những hệ tư tưởng của những nền văn hoá khác một cách khá dễ dăi. Sự hiện diện của Phật, Quan Công, Đức Mẹ, Chúa DêXu, cụ Marx, cụ Hồ trên bàn thờ là chuyện thường t́nh, không gây cảm giác mâu thuẫn. Trong nhà thờ Cao Đài ở Tây Ninh, c̣n có rất nhiều thánh nhân khác cùng cư trú.

Khác với Tây Âu, triết lư của người Việt (nếu có) không bao giờ lấy sự hiểu biết thế giới tự nhiên làm mục đích cơ bản của tư duy. Nội dung chính của nó thường là một cách ứng xử với đời nói chung hay với xă hội nói riêng. Đó cũng là những nội dung chính của Tam Giáo và Thiên Chúa Giáo trong dân gian Việt Nam : tôn giáo hay/và đạo đức[5]. V́ thế, khi tiếp cận những nền văn minh Tây Âu, người Việt có thể tiếp thu một cách dễ dăi những hệ tư tưởng của Tây Âu, với một khả năng phê phán giới hạn, thậm chí với một khả năng ‘tiêu hoá’ kỳ dị : đă có lúc, trong ngôn ngữ Việt Nam, đă xuất hiện lối nói : Cụ Duy Vật ! Nói chung, họ không mấy quan tâm đến một mạch triết học cơ bản của Tây Âu, mạch triết lư duy lư mà người Tây Âu đă thừa hưởng của nền văn minh Hy Lạp cổ và phát triển mănh liệt từ thời Phục Hưng[6]. Chính mạch triết lư duy lư này làm nền tảng cho khả năng phân tích và phê phán tất cả, kể cả kiến thức, niềm tin, phương pháp suy luận của chính ḿnh, mở đường cho óc sáng tạo. Không phải t́nh cờ mà trong suốt lịch sử của họ người Việt Nam, ngoài lĩnh vực đánh giặc, rất ít có óc sáng tạo.

Có lẽ cũng v́ vậy thái độ quá khích hung hăng v́ ư thức hệ không phải là một truyền thống lâu đời của người Việt. Ở Việt Nam chưa hề có chiến tranh tôn giáo. Điều ǵ người Việt cũng 9 bỏ làm 10 được. Hiện tượng quá khích kia chỉ mới xuất hiện ở VN sau này, ở những thời điểm đặc biệt và trong một khúc thời gian ngắn, thời điểm của chiến tranh ư thức hệ.

1.2 Một thảm kịch tiêu biểu cho cả một thời đại

Nhiều khái niệm mà ngày nay chúng ta dùng để suy luận một cách rất hồn nhiên, nói chúng, người Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20, không mấy ai hiểu được : Tư bản, thế giới tự do, giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản, dân chủ, chuyên chính tư sản, chuyên chính vô sản, quốc gia, cộng sản, v.v. Thậm chí có những từ ngữ chưa từng có trong ngôn ngữ Việt Nam thời đó, giai cấp vô sản chẳng hạn.

Đương nhiên, có một số từ vốn có từ lâu như từ quốc gia chẳng hạn. Nó gợi ngay ư nghĩa nước nhà, tinh thần yêu nước thương ṇi của người Việt. Nhưng, với tư cách một khái niệm trong một hệ tư tưởng, trong văn hoá cổ truyền Việt Nam, nước nhà ở đây là nước của nhà Lê, nhà Nguyễn ! Nó không có nội dung của chủ nghĩa quốc gia (nationalism) của Tây Âu. Ở Châu Âu khái niệm này h́nh thành qua một quá tŕnh lịch sử dài mấy thế kỷ dẫn tới sự thống nhất nhiều lănh thổ dưới quyền lực của một nhà nước tập trung, h́nh thành những quốc gia hiện đại. Ở Việt Nam th́ ngược lại. Nhà nước tập trung đă có từ thế kỷ thứ 10. Từ đó tới thời thực dân, tức là gần chín thế kỷ liền, nét đặc trưng nhất của lịch sử Việt Nam không phải là lịch sử của một nước bị đô hộ hay phải chống ngoại xâm. Đời Trần, có khoảng 30 năm căng thẳng với đế quốc Mông Cổ và ba cuộc chiến ngắn. Cuối đời Hồ, có 10 năm kháng chiến chống quân Minh. Trong quá tŕnh người Việt bành trướng xuống phía Nam, cũng có đôi lúc bị trả đũa nặng nề (thời Chế Bồng Nga). Cuối đời Hậu Lê, có một trận đánh quân Thanh kéo dài không đầy một tháng. C̣n lại, trong suốt gần chín thế kỷ, người Việt Nam được thừa hưởng một nước độc lập. Đă có thời chúng ta hay than :

Một ngh́n năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của Mẹ để lại cho con

Là nước Việt buồn

Than như thế, chúng ta quên bẵng đi chín thế kỷ độc lập. Rất ít nước nhỏ c̣n tồn tại ngày nay được hưởng nhiều thế kỷ độc lập như thế. Người Việt đă làm ǵ với chín thế kỷ ấy, ngoài chuyện bành chướng xuống phía Nam ? Có lẽ nét đặc trưng nhất của chín thế kỷ độc lập ấy là : mọi triều đại, sau một thời thịnh vượng, đều dẫn tới sự thối nát, tan rữa. Giặc giă, loạn lạc, vua chúa tranh chấp với nhau ở khắp nơi : Bắc, Trung, Nam… tạo cơ hội cho ngoại bang ḍm ngó, quấy phá.

Như thế, vào đầu thế kỷ 20, khái niệm quốc gia của người Việt, nếu có, cũng chỉ có thể có nội dung giải phóng và thống nhất nước nhà.

Đảng chính trị được coi là quốc gia đầu tiên ở Việt Nam là Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Nội dung tư tưởng của nó là chống thực dân, giải phóng đất nước, không phải là chống cộng. Cũng đương nhiên : thời đó chưa có đảng cộng sản tại Việt Nam và rất ít người biết tới và hiểu khái niệm cộng sản. Ngay Hồ Chí Minh cũng gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 v́ nghe nói Lenine chủ trương chống thực dân, giải phóng thuộc địa. Có lẽ, thời ấy, chỉ có thực dân Pháp có nhu cầu chống cộng quyết liệt tại Việt Nam cũng như ở Pháp và bất cứ ở đâu. Dễ hiểu : là một cường quốc tư bản có nhiều thuộc địa, lại phải đối phó với một trong những phong trào cộng sản mạnh nhất của Châu Âu ngay trong ḷng nó, nó có thế nh́n kinh tế chính trị toàn cầu và hiểu rơ rằng : chủ nghĩa cộng sản, con đẻ của chủ nghĩa tư bản, thế nào cũng sẽ có ảnh hưởng vào những phong trào chống thực dân. Tuy vậy, lá bài chống cộng của Pháp ở Việt Nam cũng chỉ xuất hiện sau khi chiến tranh Đông Dương đă kéo dài mấy năm. Ngày 16-08-1945 De Gaulle c̣n chỉ thị cho d’Argenlieu : « Cao ủy của nước Pháp tại Đông Dương có nhiệm vụ lập lại chủ quyền của nước Pháp trên những lănh thổ của Liên Bang Đông Dương », « Trong suốt thời gian tôi ở Đông Dương, từ 1945 đến 1948, theo trí nhớ của tôi, tôi chưa hề nghe ai đề cập tới một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản[7]. »

Bước đầu, chẳng mấy ai coi chiến tranh Đông Dương của Pháp là một chiến tranh Quốc-Cộng giữa người Việt v́ lư do đơn giản : hai lực lượng chủ yếu đánh với nhau là quân đội viễn chinh Pháp và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Lúc đó chưa có một quân đội Việt Nam Cộng Hoà hay quốc gia. Tất nhiên, trong quân đội Pháp cũng có người Việt. Nhưng họ đều là lính hay sĩ quan của quân đội Pháp. Ngoài ra, c̣n một thành phần người Việt thực sự chống cộng một cách có ư thức : đó là những người công giáo, hay ít nhất những thủ lĩnh hướng dẫn họ, ở một số vùng như Bùi Chu, Phát Diệm. Đây là một cuộc tranh chấp ư thức hệ đích thực, đă trở thành truyền thống giữa hai hệ tư tưởng đều xuất phát từ Tây Âu.

Sau này, một yếu tố nữa có thể giải thích sự h́nh thành của chủ nghĩa chống cộng ở Việt Nam, giải thích sự sợ hăi và căm thù cộng sản : cải cách ruộng đất, nhất là từ 1953. Lần đầu tiên, đông đảo người Việt được nếm mùi đấu tranh giai cấp theo kiến thức của Đảng Lao Động Việt Nam dưới sự hướng dẫn của cố vấn Trung Quốc.

Đề tài Quốc-Cộng chỉ bắt đầu cộm lên sau khi Pháp chủ trương dùng Bảo Đại để thành lập một chính quyền Việt Nam, trút bớt phần nào gánh nặng chiến tranh nhưng, cơ bản hơn, để có danh nghĩa chính trị : giúp nước Việt Nam chống cộng sản, biến một cuộc chiến tranh thuộc địa thành một cuộc chiến tranh ư thức hệ, với sự hỗ trợ của Mỹ[8]. Trong một nghĩa nào đó, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam đều là sản phẩm của Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc ! Trong một nghĩa khác, dĩ nhiên, cuộc tranh chấp này chỉ có thể xẩy ra v́ chính một số người Việt đă lấy thế giới quan và nhân sinh quan của người khác làm lẽ sống của chính ḿnh.

Vấn đề Nam-Bắc cũng thế. Cho tới đầu năm 1954, chưa có đề tài Nam-Bắc phân tranh, cộng sản Bắc Việt xâm lược miền Nam : lúc đó chưa có Vĩ tuyết 17 ! Đề tài này chỉ xuất hiện sau Hiệp Định Genova. Lúc đó, cả chính phủ VNDCCH lẫn chính phủ VNCH, không ai công nhận là có hai nước Việt Nam đánh với nhau, xâm lược nhau ! Có hai chính quyền tranh chấp với nhau trong một nước tạm bị chia đôi.

Nhiều sử gia Tây Âu và Việt Nam cho rằng sự phân chia Nam-Bắc năm 1954 có nguồn gốc lịch sử : hai thế kỷ Trịnh Nguyễn phân tranh. Tại sao họ phải chờ tới sau Hiệp Định Genova mới phát hiện ra điều ấy ? V́ trước đó không có vấn đề tranh chấp Nam-Bắc ? Khi nghĩ tới giai đoạn lịch sử nọ, người Việt thường gọi là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh : hai chúa đất tranh giành quyền lực với nhau trong một nước, nước nhà… Lê ! Những cuộc tranh chấp giữa các chúa đất là điều phổ biến trong những xă hội phong kiến khắp nơi. Cứ đọc lịch sử Châu Âu cũng thấy[9]. Chẳng mấy ai cho rằng những cuộc tranh chấp ấy ắt dẫn tới sự phân tranh muôn đời, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác. Tại sao, riêng đối với Việt Nam, người ta dễ nghĩ rằng mâu thuẫn Nam-Bắc là một yếu tố căn bản trường tồn của lịch sử Việt Nam ? Thế c̣n miền Trung, với thủ đô của triều đ́nh cuối cùng của Việt Nam, để vào đâu ?

Một điều ít ai nêu ra khi giải thích lịch sử cận đại của Việt Nam như sự kế tục của truyền thống xung đột Bắc-Nam là : sau Hiệp Định Genova, quyền lực trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm chủ yếu ở trong tay người miền Trung và người… Bắc di cư, đặc biệt người công giáo. Đến năm 1975, trong chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hoà, ở những cương vị quyết định nhất, có không ít người Bắc, như ông Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn.

Sau chiến tranh Đông Dương của Pháp, tuy đă xẩy ra một cuộc di dân khổng lồ đối với truyền thống của người Việt (khoảng một triệu người từ bỏ quê hương di cư từ Bắc vào Nam) và một cuộc khủng bố khổng lồ không kém ở miền Bắc (cải cách ruộng đất và Nhân Văn Giai Phẩm), t́nh h́nh nước Việt Nam cũng chưa đến nỗi căng, khả năng thống nhất đất nước bằng một cuộc tổng tuyển cử dân chủ, trên nguyên tắc, vẫn có. Thế mà chỉ trong 20 năm, một thời gian lịch sử rất ngắn, nước Việt Nam đă biến thành chiến địa khốc liệt, tiêu biểu cho tất cả những mâu thuẫn cơ bản của thế kỷ 20 : mâu thuẫn Đông-Tây, mâu thuẫn Bắc-Nam (các nước nghèo và các nước giàu), mâu thuẫn giữa phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa thực dân kiểu cũ hay kiểu mới cũng như chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản và, trong nội bộ Việt Nam, mâu thuẫn Quốc-Cộng. Đó là chưa kể đến mâu thuẫn giữa việc sử dụng khoa học trong chiến tranh đối với môi trường, mội sinh và đạo đức. Việt Nam đă trở thành môi trường để thử nghiệm nhiều vũ khí mới : vũ khí hoá học, bom bi, kỹ thuật điều khiển bom từ xa bằng laser, v.v.

Quá tŕnh ấy đă làm nát bấy xă hội, nhân sinh quan và thế giới quan cổ truyền của người Việt. Ở miền Bắc, một chế độ toàn trị đă được thành lập. Những cuộc di dân, sơ tán, xung quân cũng đă làm xáo trộn cơ cấu xă hội trong thành thị và nông thôn. Ở miền Nam, hàng triệu nông dân phải bỏ làng bỏ xă tập trung vào các ấp chiến lược hay các thành thị. Sự hiện diện của hơn nửa triệu quân Mỹ cũng đă làm xáo trộn cơ cấu kinh tế, xă hội và sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật. Hai ba thế hệ thanh niên đă phải lao vào một cuộc chém giết tàn khốc, một bên để chống Mỹ cứu nước, bảo vệ chủ nghĩa xă hội, bên kia để chống cộng, bảo vệ thế giới tự do. Hận thù ngất trời đến mức có khi người Việt nh́n nhau mà không c̣n nhận được ra nhau là người Việt, là đồng bào nữa. Thậm chí, có lúc họ không c̣n nhận được ra nhau là đồng loại nữa. Trong chiến tranh, có lúc đă xuất hiện cách nói : cộng cái, cộng con, ngụy cái, ngụy con !

Cuối cùng, VNDCCH thắng. Quân đội Hoa Kỳ vừa rút lui chưa bao lâu th́ chế độ Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ. Có lẽ phía cộng sản Việt Nam thắng v́ khi họ tiếp thu chủ nghĩa cộng sản dưới h́nh thái của nó trong thế kỷ 20, họ đă tiếp thu ít nhất một điều đúng : chế độ thực dân trong thế kỷ 20 chỉ là một bộ phận khăng khít của chế độ tư bản. Nhờ đó, họ phân tích được một cách rất chính xác và tinh vi ai là địch, ai là đồng minh, thành phần xă hội nào, lực lượng chính trị nào phải cô lập, có thể liên kết, có thể tranh thủ, có thể trung lập, v.v. không chỉ trên lĩnh vực một quốc gia mà c̣n trên lĩnh vực quốc tế và ngay trong ḷng địch thủ. Họ đă chứng minh điều đó qua sự thành công của họ : ‘mặt trận’ ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ đă là mặt trận rộng lớn và bền bỉ vào bực nhất trong lịch sử của nhân loại cho tới 1975. Đây cũng là loại kiến thức nằm trong sở trường truyền thống của người Việt : đánh giặc.

Cuộc chiến này chấm dứt bằng một thảm kịch khổng lồ kéo dài nhiều năm.

Khoảng 2-3 triệu người Việt đă di tản ra nước ngoài, chết biển hay sống rải rác khắp năm Châu. Hàng chục ngh́n người ( ?) đă chết hay ngắc ngoải nhiều năm trong những trại học tập cải tạo. Một số khá đông người khác, tuy không phải di tản, đă quyết định định cư tại các nước tư bản ở Tây Âu hay các nước Đông Âu vừa thoát khỏi chế độ cộng sản.

Nguy hiểm hơn cả về lâu dài, cả một dân tộc bị đóng cũi quá lâu trong một chế độ toàn trị do một guồng máy quyền lực ít học và thiếu văn hoá[10] thống trị. Với tham vọng điên dại xây dựng con người mới xă hội chủ nghĩa, họ đă san phẳng hay bỏ hoang rất nhiều di sản văn hoá, áp đặt trong đời sống xă hôi, trong ngành giáo dục, trong văn chương và văn học một hệ tư tưởng nghèo nàn, vô tưởng kèm với một guồng máy kềm kẹp, biến ngôn ngữ Việt Nam thành ngôn ngữ gỗ ngay trong nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, làm đui mù trí tuệ của người Việt.

Người Việt đă và đang trả giá rất nặng cho những mâu thuẫn của thời đại của ḿnh.

1.3 Chúng ta là ai ? Đă từng nên người như thế nào ? Có thể làm người một cách khác không ?

Cộng cái, cộng con, ngụy cái, ngụy con !

Trong nền văn hoá Mỹ, từ gook để chỉ người Việt có từ thời quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, thành lập những free kill zones của họ. Ngày nay, không mấy ai dùng nữa. Chiến tranh Việt Nam c̣n hằn vết trong tâm tư và lư trí của người Mỹ. Nhưng, nói chung, người Mỹ không c̣n mấy ai coi người Việt như gook nữa. Từ ngày chính phủ Việt Nam mở cửa, miễn cưỡng t́m cách thoát ly chủ nghĩa cộng sản, gia nhập thị trường tư bản quốc tế, nhiều người Mỹ đă đến Việt Nam với ḷng thân thiện. Tổng thống Clinton cũng đă viếng thăm Việt Nam. Họ đều được tiếp đăi một cách ôn hoà. Truyền thống 9 bỏ làm 10 của người Việt coi vậy mà nhân bản thật : bất kể quá khứ thế nào, hăy sống v́ một tương lai nhân đạo hơn. Đó là điều quan trọng nhất trong quan hệ giữa người Mỹ và người Việt, bất kể chính khách của họ nghĩ ǵ, muốn ǵ.

Trong nền văn hoá của chúng ta, những từ ngữ trên có từ thời nào ? Cách nh́n nhau như thế có từ lúc nào ? V́ sao có thể có được ? Con người là ǵ mà có thể biến chất, biến dạng một cách triệt để và nhanh thế ? Chúng ta là người Việt. Trong văn hoá cổ truyền của chúng ta, trong nghiệm sinh của chúng ta suốt thế kỷ 20, có điều ǵ giúp chúng ta hiểu sự kiện ấy không, có điều ǵ giúp chúng ta hiểu chính chúng ta không ? Có điều ǵ có thể giúp chúng ta tự giải phóng ḿnh khỏi nghiệp chướng ấy không ? Chỉ có chúng ta mới có khả năng trả lời những câu hỏi ấy. Nếu chúng ta không trả lời được, chính chúng ta sẽ tiếp tục quằn quại sống và chết cho những khái niệm, những giá trị và những niềm tin không hề có trong nền văn hoá đă giúp chúng ta nên người và chính chúng ta lại trút món nợ đời này lên đầu con cái của chúng ta.

2. Khoanh vấn đề

Đa số người trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ là sản phẩm trực tiếp của chiến tranh Việt Nam, di tản từ miền Nam Việt Nam tới Mỹ lúc VNCH sụp đổ năm 1975. Sau đó, trong những cuộc vượt biên của thuyền nhân, một số lớn là sản phẩm của đường lối cư xử sau chiến tranh của chính quyền Việt Nam đối với quân nhân viên chức cũ của chính quyền miền Nam, đối với hoa kiều. Cuối cùng, một số nữa là sản phẩm của đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam. Trong số này có cả người sinh trưởng ở VNDCCH cho tới 1975 và những người đă từng tham chiến hay ủng hộ phía MTDTGP, CPCMLTCHMNVN, VNDCCH.

T́m hiểu cộng đồng Việt Nam ở Mỹ không thể không đề cập tới chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh ấy lại biểu hiện tập trung, ở mức khốc liệt nhất, những mâu thuẫn cơ bản của thế kỷ 20. Mâu thuẫn ư thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, mâu thuẫn chính trị và quân sự giữa khối các nước xă hội chủ nghĩa và khối các nước tư bản phát triển, giữa các nước thuộc địa và mẫu quốc, giữa những nước phát triển và những nước lạc hậu về kinh tế, khoa học và kỹ thuật, giữa những giá trị nhân bản của những nền văn hoá cổ truyền và nền văn hoá Tây Âu. Công tŕnh này không có tham vọng làm việc ấy. Tuy nó phải đề cập tới chiến tranh Việt Nam, nó không phải là một nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam được t́m hiểu ở đây là chiến tranh Việt Nam qua cách cảm nhận và suy luận của một số người trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ. Họ đă tiếp cận lịch sử Việt Nam như thế nào ? Trên cơ sở đó, họ tự khẳng định ḿnh như thế nào trong đời sống mới của họ trên đất Mỹ ?

3. Thế nh́n

Tôi tiếp cận vấn đề này với thế nh́n của một người di dân. Tuy chưa hề tham chiến, bản thân tôi cũng là sản phẩm của cuộc chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi ra đời ở Hà Nội vài tháng trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Chiến tranh Đông Dương đă biến tôi thành người di cư vào Nam năm 1955, sống tới năm 1963 th́ đi Pháp du học. Tôi không có ư định sống măi ở Pháp. Nhưng chiến tranh Việt Nam đă biến tôi thành người di dân, định cư ở một nước Tây Âu, trở thành công dân Pháp, sẽ chết tại Pháp, con cái đă thành người Pháp. Tôi chỉ bắt đầu ư thức được điều đó đầu những năm 80, sau khi đă về thăm Việt Nam hai lần.

Trong quá tŕnh đó, đă có lúc tôi phải tự hỏi : cuộc đời ḿnh, cuối cùng có ư nghĩa, giá trị ǵ ? Ḿnh thực sự làm chủ cuộc đời ḿnh tới mức nào ? Ḿnh đă từng làm con rối cho người khác tới mức nào ? Do đâu ḿnh đă lựa chọn thân phận ấy ? Điều đó đặc biệt quan trọng đối với tôi : tôi vẫn nghĩ rằng cuộc dấn thấn của tôi chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là một cuộc dấn thân có ư thức, không chỉ v́ t́nh cảm. Như nhiều thanh niên, trí thức thời ấy, tôi đă từng tin tưởng rằng, cùng với người khác, ḿnh có thể làm chủ định mệnh của ḿnh ngay cả khi ḿnh ngă gục nửa đường. Tôi đă phải công nhận rằng, riêng với tôi, điều ấy chỉ đúng một nửa, nửa chiến tranh. Nó đă sai một nửa, nửa rất cơ bản trong một đời người : đánh để cuối cùng làm ǵ ? Cái chế độ xă hội h́nh thành sau chiến tranh hoàn toàn không giống những điều tôi mong ước. Nó đă biến tôi thành người di dân.

Trên cơ sở nghiệm sinh ấy, với những t́m hiểu mà tôi đă thực hiện đối với cuộc đời và những suy luận về bản thân tôi, tôi muốn t́m hiểu những người Việt có nghiệm sinh khác, thậm chí ngược lại với tôi.

4. Phương pháp tiếp cận và suy luận

Đốùi với nội dung văn hoá, vận dụng lôgíc biện chứng theo định nghĩa riêng, có thể tóm tắt thô thiển như sau :

tiền đề 1

Con người là thể thống nhất năng động của vật chất, sự sống và tinh thần. Tư duy của nó gắn liền với nghiệm sinh của nó. Nghiệm sinh ấy gắn với lịch sử cá nhân của nó. Lịch sử cả nhân ấy gắn với lịch sử của một công đồng người trong một thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh khách quan có thể kiểm chứng một cách khoa học được. Lịch sử cá nhận cũng như lịch sử xă hội, thể hiện bằng ngôn ngữ, đều mang cả ba chiều kích trên v́ đó là lịch sử của con người. Khái niệm phủ định nói lên quá tŕnh lượng biến thành chất giữa thế giới vật chất và sự sống, tạo ra thực thể sinh vật, có nhục cảm, có trí nhớ và có ư hướng (intentionality). Khái niệm phủ định của phủ định nói lên quá tŕnh lượng biến thành chất giữa thế giới của sự sống và thế giới tinh thần, tạo ra thực thể người, có t́nh cảm, có trí nhớ có chọn lọc, ở dạng có ư thức hay vô thức, có kiến thức, có giá trị v́ biết tư duy bằng ngôn ngữ.

tiền đề 2

Con người chỉ khác con thú ở khả năng tư duy. Khả năng ấy thể hiện qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy không có sẵn trong đầu nó khi nó chào đời. Nó phải học lại của người khác. Qua quá tŕnh ấy, tuỳ khả năng riêng, nó tiếp thu những kiến thức (khoa học và không khoa học), t́nh cảm và giá trị của một nền văn hoá đă được người đời xưa tạo dựng xuyên qua lịch sử của họ, đang bị người đời nay chi phối. Quá tŕnh ấy là một quá tŕnh biện chứng, đầy mâu thuẫn nội tại (trong bản thân con người) giữa nghiệm sinh cá thể trong một hoàn cảnh cụ thể của thời đại của nó với những giá trị nó thừa hưởng từ nền văn hoá đă giúp nó nên người cũng như hành vi và những giá trị của người khác khi họ can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thế giới chung của con người. Những mâu thuẫn nội tại đó là cơ sở cho tính tự do của con người. Làm người tức là tự giải quyết những mâu thuẫn đó. V́ thế chúng ta có thể làm người một cách tự do, vừa khoa học vừa t́nh cảm vừa nhân đạo. Hoặc ngược lại ! Tuỳ chúng ta khẳng định, phủ nhận, phủ định những điều ǵ trong kiến thức, nghiệm sinh và giá trị văn hoá của chúng ta, chúng ta có hoặc không có khả năng tái tạosáng tạo kiến thức, giá trị và nhân t́nh cho thời đại của chúng ta.

Tôi đă tŕnh bầy một cách chi tiết và có hệ thống những vấn đề này trong quyển sách triết Penser librement. Tôi vốn không phải một nhà văn, không phải người làm văn học. Nhưng những tác phẩm văn chương được xuất bản tại Việt Nam trong những năm 1987-1989 và sau này đă giúp tôi tiếp cận lịch sử Việt Nam không qua những lư luận trừu tượng của thời đại mà qua nghiệm sinh của con người dưới ng̣i bút của những nhà văn. Điều ấy đă giúp tôi hiểu được một số chuyện cơ bản trực tiếp liên quan tới thân phận của chính tôi. V́ thế, tôi đă dịch một số tác phẩm qua tiếng Pháp, bắt đầu viết về văn chương, văn học bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Nghiệm sinh của một người dịch văn chương, cảm nhận, suy luận và viết bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp đă giúp tôi xây dựng một lối tiếp cận và suy luận riêng, có thể tóm tắt bằng mấy điểm sau.

 Con người khác con vật cơ bản ở khả năng suy nghĩ bằng ngôn ngữ

 Nhưng ngôn ngữ ta dùng để suy nghĩ lại do người khác tạo ra. Khi ta suy nghĩ, trước hết ta thể hiện trong đầu ta tư duy của người khác.

 Trong nghĩa đó, với tư cách là người, con người vừa là chính ḿnh, vừa là người khác. Suy nghĩ của ta là của chính ta, không ai có thể suy nghĩ thay ta được. Nhưng ư nghĩa của những ngôn từ, những khái niệm và phương pháp suy luận mà ta vận dụng, bước đầu đều là của người khác cho ta.

 Quá tŕnh nên người, quá tŕnh chúng ta tự biến ḿnh từ một sinh vật thành người bằng cách học nói, học suy nghĩ, đồng thời là quá tŕnh khiến ta lệ thuộc người khác.

 Như thế, khác với điều tôi đă từng tin, con người sinh ra vốn không tự do. Nó phải tự giải phóng ḿnh khỏi những xiềng xích ấy mới khẳng định được chính ḿnh.

 Để làm chuyện ấy, không có cách nào khác hơn là chất vấn ngôn ngữ của ḿnh, chất vấn nền văn hoá của ḿnh, chất vấn chính ḿnh. Người ta trói súc vật bằng thừng bằng xích, người ta trói người bằng ngôn ngữ. Thừng xích có thể cắt được bằng dao bằng cưa. Ngôn ngữ chỉ có thể gỡ được bằng ngôn ngữ.

Trên cơ sở đó, tôi t́m gặp, trao đổi, đọc văn chương Việt Nam ở Mỹ, đặc biệt của những người đă cầm súng bảo vệ VNCH và những người đă đi học tập cải tạo.

Người Việt di tản cảm nhận và suy luận về lịch sử đă tạo ra chính ḿnh qua ngôn ngữ nào ?

Ngôn ngữ ấy trung thực (authentic) đến mức nào ?

5. Một ṿng gặp gỡ

5.1 Một sức mạnh áp đảo

Nước Mỹ quả là một 'trại học tập cải tạo' khổng lồ đối với kẻ… ghiền thuốc lá. Chưa ở đâu tôi gặp một sự áp đảo tinh thần mănh liệt và hữu hiệu như thế. Từ Nhà Nước, nó lan tràn vào xă hội, thấm vào từng nhà, từng người. Giữa đêm đông lạnh ngắt, chủ nhà muốn cùng bạn hút một điếu thuốc cũng phải đi ra ngoài, hít ít hơi khói ấm dưới mưa tuyết. Có lẽ v́ thế mà nước Mỹ là nước hiếm hoi thành công trong chính sách ngăn ngừa công dân hút thuốc lá. Điều đáng chú ư, những trung tâm văn hoá nổi tiếng của Mỹ như Boston, Cambridge, New York, cũng là những nơi người ta có thể hút thuốc thoải mái nhất. Phải chăng, ở đó, những giá trị xă hội xâm nhập vào đời sống riêng tư của con người khó hơn ?

5.2 Những phương tiện vật chất khổng lồ, hiện đại

Ở Mỹ, không có xe hơi, không biết lái xe hơi, kể như què. Nước Mỹ mênh mông. Thành phố Mỹ mênh mông. Đường xá Mỹ mênh mông, chiều ngược chiều xuôi mỗi chiều có đến hơn sáu hành lang cho xe chạy là chuyện thường t́nh. Có hành lang dành riêng cho xe chở hai hành khách hay nhiều hơn. Có hành lang chỉ cho phép đi thẳng, có hành lang chỉ cho phép rẽ phải hay rẽ trái, có hành lang lại cho phép rẽ… ngược. Chọn sai hành lang chạy, kể như đi chơi dài dài. Một hệ thống giao thông có tổ chức, luật lệ chặt chẽ, đă bắt đầu nối với một hệ thống điều hành từ vệ tinh có khả năng hướng dẫn người lái xe. Một đêm, một người bạn đưa tôi về nhà. Anh ta bật một máy tính nhỏ gài trong xe, gơ địa chỉ của tôi. Trên màn ảnh hiện lên một bản đồ. Từ đó, một ‘máy nói’ chỉ đường cho anh ta lái tới tận nhà. Rất chính xác. Một nửa mile nữa sẽ phải rẽ sang tay phải. Nhưng một nửa mile là bao nhiêu đối với người đang lái xe ? Một phút ? Hai phút ? Và một phút là bao nhiêu ? Next turn right. Thật rơ ràng. Thế mà anh bạn tôi hai lần lái trật, bị máy b́nh tĩnh ‘mắng’, rồi kiên nhẫn điều chỉnh, hướng dẫn người lái xe từ nơi lạc đường tới đích. Không gian, thời gian vật lư quả có khác không gian, thời gian của con người. Cảm nhận chủ quan của người lái xe có lúc không thống nhất được với lời chỉ bảo khách quan của hệ điều hành giao thông. Con người không dễ ǵ trở thành một bộ phận của một guồng máy, ngay cả một guồng máy ‘biết nói’.

5.3 Một thành phố Việt Nam ?

Trên xa lộ băng qua Quận Cam, có một bản chỉ ngơ ra mang tên Little Saigon. Nghe đâu bảng này đă bị người Mỹ gốc ở đây phá sập đôi ba lần, cảnh sát đă phải ŕnh bắt thủ phạm mới hết chuyện. Khẳng định bản sắc Việt Nam trên đất Mỹ, dù ở mức tượng trưng vô tội vạ như thế, cũng không phải chuyện dễ. Mặc dù người Việt di tản qua đây có thể đă có đóng góp lớn cho sự phát triển ngành máy tính của Mỹ. Không biết đúng tới mức nào, nhưng ít nhất đó là cảm nhận của một số người Việt di tản qua đây. Theo một người bạn ở San Jose : xưa, người Tàu di dân qua đây đă góp phần quan trọng xây dựng cho Mỹ hệ thống xe lửa Đông-Tây. Ngày nay, người Việt di tản đă có đóng góp quan trọng trong quá tŕnh xây dựng công nghiệp máy tính điện tử của Mỹ. Người Việt ở Silicon ValleyCalifornia rất đông, có nhiều người làm trong ngành máy tính qua ba đợt. Đợt đầu trong lĩnh vực lắp ráp : lao công rẻ tiền, khéo tay, cần cù, tỉ mỉ. Đợt thứ hai, lớp người có tŕnh độ hai, ba năm đại học, đóng góp với tư cách kỹ thuật viên. Đợt cuối, hiện nay, vẫn c̣n đông người làm việc với chức năng kỹ sư, chuyên viên.

Little Saigon quả là một mảnh đất Việt Nam nằm ch́nh ́nh trên đất Mỹ. Ở đây, người ta có thể sống cả tháng, cả năm mà không cần dùng đến tiếng Mỹ. Sáng dậy, có thể xách xe đi ăn phở, bánh cuốn, hủ tiếu, bún ḅ Huế, rồi vào sở làm việc bằng… tiếng Việt. Đau ốm, có bác sĩ Việt Nam, cửa hàng thuốc Việt Nam bán thuốc Mỹ hay… thuốc Bắc, thuốc Nam. Khai thuế, kiện cáo, quan hệ với chính quyền, có thể thuê trạng sư người Việt lo. Nơi đây tập hợp đông đảo nhà văn Việt Nam, từ những người đă thành danh tại Miền Nam xưa tới những ng̣i bút trẻ, mới vừa xuất hiện. Nơi đây có cả trăm tờ báo Việt ngữ lớn nhỏ, mấy tạp san văn học quan trọng nhất của người Việt ở Mỹ. Nơi đây, có người đă sống hàng chục năm mà vẫn không nói thạo tiếng Mỹ.

Ở nhà Mỹ (quả là rộng răi, tiện nghi hơn đời) nhưng lại ăn quà, ăn cơm Việt Nam, đọc báo, đọc sách, nghe đài phát thanh, xem tivi, thưởng thức văn nghệ, thi ca Việt Nam và suốt ngày đêm nói, suy nghĩ, cảm nhận bằng tiếng Việt. Phải chăng Little Saigon là một xă hội Saigon xưa thu nhỏ trên đất Mỹ ? Không hẳn thế. Tuy sống trong một môi trường h́nh thức rất Việt Nam, người ta đă bắt đầu sống theo kiểu Mỹ. Kiểu sống ấy đă lặng lẽ thay đổi con người từ cách ăn mặc, đi đứng, tiếp cận không gian và thời gian, tới quan hệ hàng ngày trong gia đ́nh.

Khá tiêu biểu cho kiểu sống ấy có kiểu ăn. Người từ Pháp qua khó có thể không hăi hùng trước một kiểu ăn phổ cập của người Mỹ. Ăn hời hợt, ăn nhanh, ăn chạy, trong đĩa giấy, ly giấy, với dao nĩa bằng nhựa. Ăn vội vă bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, ngoài đường, trong xe hơi, trong cafeteria, ngay nơi làm việc. Về nhà, mạnh ai nấy ăn, một ḿnh, trong bếp, trong pḥng ăn, pḥng khách, trước cái TiVi… Khái niệm, tập quán ‘bữa cơm gia đ́nh’ hầu như đă biến mất trong nhiều nhà, trong những ngày thường trong tuần, thậm chí cũng không c̣n ngay trong những ngày thứ bẩy, chủ nhật. Ở Mỹ, công sở làm việc ba ca, cả thứ bẩy và trưa chủ nhật là chuyện thường t́nh, người làm hai jobs cũng chẳng là trường hợp đặc biệt. Chồng sống theo nhịp sinh hoạt của chồng, vợ sống theo nhịp sinh hoạt của vợ, con sống theo nhịp sinh hoạt của con. Mạnh ai nấy sống nấy ăn. Bữa cơm gia đ́nh cổ truyền của người Việt khó mà tồn tại lâu được trên đất Mỹ.

Dĩ nhiên có nhiều gia đ́nh, đặc biệt trong giới trí thức có điều kiện sinh hoạt sung túc và đều đặn hơn giới khác, vẫn giữ được nếp sinh hoạt gia đ́nh xưa, vẫn có những bữa cơm chiều quây tụ cả gia đ́nh hay, ít nhất, những bữa cơm cuối tuần có đầy đủ những thành viên trong gia đ́nh tham dự. Ngay trong trường hợp này, nẩy ra một vấn đề hóc búa : sự cách biệt về ngôn ngữ. Những thế hệ Việt Nam dưới 30 tuổi, càng ngày càng ít người sành tiếng Việt. Họ có thể có khả năng sử dụng tiếng Việt cần thiết cho sinh hoạt thường ngày. Vốn tiếng Việt ấy không đủ để cho phép họ tiếp thu, kế thừa văn hoá gốc của họ. Hơn thế, sinh trưởng tại Mỹ, học hành trong các trường trung học và đại học Mỹ, đi vào đời sống xă hội Mỹ, họ phải đối diện với đời trong tư thế của một công dân Mỹ, bằng tiếng Mỹ, xuyên qua những tư tưởng, kiến thức, khái niệm, phương pháp suy luận của Mỹ và Tây Âu. Cha mẹ họ sinh trưởng ở Việt Nam, dù thành thạo tiếng Mỹ trong đời sống hàng ngày và trong chuyên môn của ḿnh, chưa chắc có khả năng trao đổi với con cái một cách sâu sắc về những vấn đề chúng phải đương đầu trong thời đại và môi trường của chúng. Cuộc giao lưu giữa văn hoá Việt Nam và Mỹ quả không đơn giản ngay trong bối cảnh thuận tiện nhất, bối cảnh gia đ́nh.

5.4 Âm thịnh dương suy ?

Một hiện tượng nữa, h́nh như cũng phổ cập. Có nhiều gia đ́nh qua đây, chồng thất thế, lụn bại nhưng vợ lại thành công, phát đạt, kiếm nhiều tiền hơn chồng, đương nhiên trở thành cột trụ của gia đ́nh. Ở Việt Nam xưa cũng có nhiều trường hợp như thế, vợ đảm đang gánh trọn hay phần lớn gánh nặng gia đ́nh, nhưng vị trí của chồng trong gia đ́nh không hề bị ảnh hưởng. Việt Nam có truyền thống "khinh tài". Ở đây, không đương nhiên như vậy. Kiếm nhiều tiền là một thước đo quan trọng giá trị của một con người. Có gia đ́nh đă tan hoang v́ t́nh cảnh này. T́nh nghĩa vợ chồng cổ truyền của người Việt cũng không dễ tồn tại trong môi trường này.

5.5 Thời gian

Ở đây, học đại học rất đắt. Nuôi con nên người, lo cho nó học hành đến nơi đến chốn đă là chuyện khó. Nhưng giữ con gần gũi với ḿnh c̣n khó hơn. Vào đại học, nó đi ở xa, hoà vào nhịp sống của thanh niên Mỹ, c̣n rất ít thời giờ. Có người mẹ kể, ḿnh điện thoại thăm con, chưa nói được một câu, nó đă chặn lời : con bận lắm, chỉ có 5 phút cho mẹ thôi, vậy mẹ vào thẳng vấn đề nhe. Nó bận thật hay có vấn đề ǵ khác ? Trong t́nh người, thời gian là điều khó cho nhau nhất. Ở đây, thời gian là của hiếm vô cùng. Kể cả thời gian để thăm hỏi nhau đôi lời. ‘Thời gian là tiền’. Tiền bạc không cho c̣n giữ được, cho vay c̣n đ̣i lại được, có khi c̣n có lời. Thời gian, cho hay cho vay đều mất luôn, cả ch́ lẫn chài. Không cho cũng vậy. Thế mà cho nhau chút thời gian là chuyện cực khó. Quan hệ gia đ́nh, họ hàng, làng xóm, làng quê cổ truyền của người Việt cũng khó mà tồn tại lâu dài trên đất này ?

5.6 Một cái Tết

Tôi tới Little Saigon vào dịp Tết. Liền đi xem lễ do báo chí, đài Phát thanh và TiVi Việt ngữ tổ chức. Một khúc đường rộng nằm giữa 3 dẫy nhà. Đằng trước, chắn ngang đường, toà soạn tờ Việt News, tờ báo lâu đời nhất, lớn nhất ở đây, do một người di tản mê làm báo xây dựng từ những tờ báo đánh máy, quay roneo. Bên trái, toà soạn của tờ Việt Báo do một cặp nhà văn miền Nam thành lập, và của tờ Việt-Tide, mới xuất hiện, do một phụ nữ Việt Nam trẻ, năng nổ, làm ăn phát đạt, thành lập. Giữa khúc đường, một sân khấu. Trên sân khấu, hai ngọn cờ : Mỹ và cố VNCH. Trên lề đường bên trái, bốn người mang quân phục của quân đội VNCH xưa đang nói chuyện với nhau. Đều lớn tuổi. Tôi đoán ṃ quân phục : nhẩy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân. Trước sân khấu, khoảng 200 chiếc ghế. Người ngồi lác đác. Hầu hết là người già, rất hiếm thanh niên. Không thấy không khí Tết, chỉ cảm thấy man mác buồn.

Chợ phiên Tết của Little Saigon được tổ chức trong băi vườn mênh mông của một đại học. Nghe nói trước kia phiên chợ này do rất nhiều tổ chức trong cộng đồng Việt Nam ở đây cùng tổ chức, gặp nhiều rắc rối, gây nhiều tai tiếng. Từ hai năm nay, thị xă trao cho một liên hiệp các tổ chức sinh viên trong các đại học vùng này độc quyền tổ chức và rất măn nguyện với kết quả. Coi bộ các thanh niên này có khả năng tổ chức cao.

Nói chung, chợ phiên này giống chợ phiên Tây Âu. Đa số các quầy hàng bán đồ và có tṛ chơi Tây Âu : Lô tô, bắn súng, ném ṿng quàng cổ chai. Đặc thù Việt Nam có : chữ Việt khắp nơi, những chiếc áo dài, sách báo, nhạc, video, DVD Việt Nam, một quầy đánh cuộc, đố… thơ ! Tôi nhớ, đă có người nhận xét : trong mỗi người Việt đều có một nhà thơ. Quả thế. Một ‘Tây con’ như tôi mà vẫn c̣n nhớ vài câu ca dao, dăm câu Kiều, Chinh Phụ Ngâm nữa là…

Cái ‘đinh’ của phiên trợ là một sân khấu khổng lồ, sáng rực đèn, có một hệ thống phát thanh cực mạnh, rất tốt. Trước sân khấu, vài chục hàng ghế, có lẽ đủ cho 200-300 khán giả. Sau những hàng ghế ấy, coi như ‘cửa’ vào quảng trường, trên một cái bục có một cái đỉnh hay một lư hương lớn, bàn thờ Tổ Quốc. Bên cạnh, một pho tượng hướng về bàn thờ. Có lẽ là Trần Hưng Đạo. Lá cờ VNCH. Không nhớ bên cạnh có lá cờ Mỹ không.

Trên sân khấu, một vở cải lương về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Đạo diễn đă táo bạo hậu hiện đại hoá ( ?) vở kịch : tướng Mông Cổ, tráng sĩ Mông Cổ, công chúa Mông Cổ mặc y phục Mông Cổ lộng lẫy. Trần B́nh Trọng th́ ăn mặc như một sinh viên tại đây. Quần Tây, áo sơ mi, tóc dài phất phới. Hát cải lương bằng tiếng Bắc mà sao nghe hay quá. Một cảm giác lạc lơng lạ lạ. Chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt hơn 25 năm, nước Mỹ đă lập quan hệ b́nh thường với nước Việt Nam, nhưng vẫn có thanh niên Việt Nam nêu cao tinh thần chống ngoại xâm. Không hiểu ngoại xâm ở đây là người nước nào ?

Trên băi cỏ, quanh một ngọn lửa, trước một màn ảnh chiếu h́nh ảnh Việt Nam, khoảng chục thanh niên ở tuổi 20 hát :

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến hàng ngày

Gia tài của mẹ để lại cho con

Là nước Việt buồn

Tôi chợt bùi ngùi, nhớ tuổi thanh niên của ḿnh. Hơn 30 năm trước đây, cũng những vở cải lương loại này, cũng những bài hát này, chỉ khác là thời ấy là thời chiến, thực sự có một quân đội ngoại quốc trên đất Việt Nam. Trong văn hoá của chúng ta, có điều ǵ không ổn, hoặc quá ổn.

5.7 Một bữa cơm đại gia đ́nh

Bữa cơm tụ tập người trong một gịng họ ở một tỉnh miền Trung, tại một gia đ́nh khá giả, nhà rộng, sân lớn. Bàn thờ Tổ dựng trong nhà. Thực khách ăn uống ngoài sân, dưới mái một bạt vải lớn căng trên một khung sắt. Món ăn Việt Nam, đũa Việt Nam. Ăn đứng theo kiểu Mỹ, đĩa giấy, ly giấy, dao nĩa nhựa. Hai bên bàn ăn, treo trên hai thanh sắt dựng mái, hai bao rác bằng nhựa xanh.

Những bực huynh trưởng quây tụ ở một góc bàn, nghiêm trang bàn về câu chuyện quan trọng nhất của buổi hội tụ này : gia phả. Một truyền thống rất Việt Nam, có thể là nguyên thủy, không vay mượn của một nền văn hoá khác ? Ít nhất cũng đă phải vay mượn chữ viết, dù là Hán, Nôm hay Latinh.

Đa số người dự buổi lễ này cũng lại là người lớn tuổi, tuy có đôi ba thanh niên và cháu nhỏ. Trên mảnh đất mông mênh, luôn luôn xáo trộn này, không biết gịng họ này c̣n giữ gia phả được bao nhiêu đời nữa. Không biết lễ thờ tổ tiên c̣n duy tŕ và có ư nghĩa trên đất Mỹ này bao nhiêu đời nữa ? Thanh niên nói chung, và thanh niên Tây Âu nói riêng, ít ai quan tâm tới chuyện gia phả. Truyền thống thờ ông bà cũng không dễ duy tŕ lâu trên đất này.

5.8 Hai ngọn cờ

Người đă đi qua Washington DC và San Jose không khỏi ngạc nhiên khi tới Little Saigon.

Ở vùng Washington DC cũng có một khu cửa hàng Việt Nam tên là Eden Center, ở giữa thành phố Falls Church, Virginia. Ngay trung tâm khu ấy, có một cột cờ lớn giương ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. Tháng 5 năm 2000, một người Việt Nam đă bị đám đông đánh chết tại trận dưới cột cờ này chỉ v́ có ư kiến bất kính đối với lá cờ ấy hay đối với những người biểu dương nó. Tới nay, cảnh sát vẫn không t́m ra một thủ phạm. Có lẽ người bị giết cũng là một người Việt Nam di tản, vượt biên ? Nếu thế, tuy đồng cảnh ngộ, người ta vẫn có thể giết nhau v́ một biểu tượng đă từng là của chung. Tại sao những thứ chung nhất của con người cũng thường là những thứ giết người ?

Ở San Jose cũng có vài khu tập trung cửa hàng Việt Nam, kích thước khiêm tốn so với Little Saigon, mỗi khu có độ vài chục cửa tiệm. Hầu như trên của tiệm nào cũng cắm một lá cờ, cờ Mỹ xen kẽ với cờ VNCH.

Tới Little Saigon, dọc Bolsa Avenue, cửa hàng Việt Nam chi chít, tiếng Việt ríu rít, phải để ư lắm mới thấy đây đó một lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lạ thật. Hỏi ra mới được cho biết : Little Saigon có thể coi như thủ đô buôn bán kinh doanh của người Việt di tản qua đây. San Jose mới là thủ đô chính trị, lănh tụ các phong trào đóng đô ở đó.

Trong lúc tôi lang thang ở Cali, có chuyện bang Virginia chuẩn bị một đạo luật thay thế cờ Việt Nam bằng cờ vàng ba sọc đỏ trong các trường học, những nơi công chính, những nghi lễ. Qua một email-list của những người tứ xứ nghiên cứu về Việt Nam, tôi đọc những suy ngẫm của người Mỹ. Rất phong phú. Lá cờ này ở đâu ra, có từ lúc nào ? Ở Việt Nam xưa, có những nghi lễ nào về cờ xí ? Nó mang ư nghĩa nào đối với một dân tộc, một cộng đồng người ? Có như ư nghĩa của lá cờ của Liên bang những tiểu bang Mỹ chống chính sách giải phóng nô lệ trong cuộc nội chiến của nước Mỹ không ? Riêng với người Việt Nam di tản ở Mỹ, lá cờ này có ư nghĩa ǵ ? […]

C̣n nhiều nhận định, suy luận khác chứng tỏ họ có kiến thức phong phú về lịch sử, văn hoá Việt Nam, có lẽ nhiều hơn cả nhiều người Việt.

Có điều khá rơ rệt. Những người Mỹ này nh́n vấn đề trong tư thế của sử gia, nhà xă hội học, nhà nghiên cứu văn hoá nước người, v.v. Trong thế nh́n ấy, lịch sử Việt Nam là một chuỗi sự kiện khách quan mà họ quan sát từ bên ngoài, liệt kê, kiểm chứng, thẩm định rồi ‘giải nghĩa’. Lịch sử khách quan là một loại ‘lịch sử chết’. Đương nhiên, để ‘giải thích’, họ phải dựa vào một nhân sinh quan, một thế giới quan, một sử quan. Nhân sinh quan, thế giới quan, sử quan đó nằm trong văn hoá của họ, có nhiều trường phái khác nhau. Văn hoá ấy là văn hoá của cường quốc số 1 của thế giới từ sau chiến tranh thế giới 2. Nó có ngay tầm nh́n toàn cầu, Việt Nam chỉ là một mẩu. Tiếp cận xă hội và văn hoá Việt Nam trong kích thước chủ quan của chúng, người Mỹ có quan hệ với người Việt, tối đa cũng chỉ có thể có thái độ ‘cảm thông’ (empathy).

Trừ khi đă hoàn toàn hoà nhập vào xă hội Mỹ, hoàn toàn Mỹ hoá, cảm nhận thế giới và suy luận bằng tiếng Mỹ, người Việt không thể chỉ có thế nh́n, cách tiếp cận ấy. Ở họ, lịch sử Việt Nam, tùy thế hệ, là lịch sử ít nhiều sống, biểu hiện nghiệm sinh của bản thân họ. Dĩ nhiên, mọi người đều có thể t́m hiểu, kiểm tra tính khách quan của những sự kiện lịch sử. Nhưng ‘giải thích’ quá tŕnh vận động của nó, tức là động cơ hành động của những con người làm nên nó, th́ b́nh thường chỉ có thể giải thích theo vốn văn hoá và nghiệm sinh của ḿnh, khó mà giải thích được theo thế nh́n, vốn văn hoá của người khác. Cuối cùng, người ta có thể ‘thông cảm’ người khác ḿnh, ít ai thông cảm được chính ḿnh ! Điều đó đ̣i hỏi, trước tiên, biết nh́n ḿnh như một người khác ! Không đương nhiên, đơn giản tí nào.

Nghe người Việt ở đây bàn luận về vấn đề này, tôi lại thấy những người Mỹ đó cũng có nhiều hiểu biết chính xác về cộng đồng Việt Nam, cả ba thế hệ : thế hệ qua Mỹ trước 1975, thế hệ qua Mỹ sau 1975 và thế hệ sinh trưởng ở Mỹ.

Vào nhà một người Việt, thấy h́nh một ngọn cờ VNCH bên cạnh h́nh ảnh một người thanh niên mang quân phục là điều dễ hiểu, dễ thông cảm : h́nh ảnh một đời người, vừa ra khỏi tuổi thiếu niên, mới cất bước vào đời, đi lính dưới một ngọn cờ và, từ đó tới ngày trời sụp, không có cuộc đời nào khác hơn là đời lính dưới ngọn cờ ấy. Không có ǵ tự nhiên hơn sự gắn bó của con người với quá khứ của chính ḿnh.

Nhưng ngọn cờ ấy biểu dương ở những nơi công cộng, trên sách báo, trong những ngày lễ lộc, v.v. đương nhiên là không chỉ có ư nghĩa đó. Ngoài quá khứ, nó c̣n biểu lộ niềm tin vào tương lai ?

Trong những nhận định của người Việt tại đây, tôi quan tâm nhất đến một ư kiến của một giáo sư Việt trưởng thành ở Mỹ (qua Mỹ sau 75, ở tuổi trung học) : lá cờ này phải coi như một biểu tượng biểu hiện sự gắn bó của một con người với một cộng đồng.

Lá cờ đó đă từng là cờ của một nhà nước (state) mang tên VNCH. Vậy, bản chất của cộng đồng kia gắn với một nhà nước ?

Một cộng đồng người thường tồn tại và phát triển trên cơ sở một quá khứ chung và một tương lai chung, dù muốn hay không.

Quá khứ chung của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ là ǵ ? Toàn bộ lịch sử Việt Nam hay một mẩu lịch sử Việt Nam bắt đầu từ 1954 khi Hiệp định Genova quy định hai vùng tập kết quân nhân đă mau chóng biến thành hai lănh thổ của hai nhà nước ? Toàn bộ dân tộc Việt Nam hay một bộ phận của dân tộc ấy ?

Quan trọng hơn, tương lai chung của cộng đồng ấy có thể là ǵ ? Một nhà nước đă tiêu vong, một quá khứ rất ít khả năng tái sinh ? Sự hiện diện song song của hai lá cờ Mỹ, một quốc gia có thực, và VNCH, một nhà nước đă tiêu vong, tại các khu tập trung người Việt thể hiện một mâu thuẫn nan giải. Nước Mỹ đă b́nh thường hoá quan hệ với Việt Nam và đang tăng cường quan hệ ấy. Nhà nước Mỹ ắt phải loại trừ lá cờ VNCH khỏi các nghi lễ chính thức, những nơi biểu hiện quyền lực của nhà nước. Là công dân Mỹ, luôn miệng biểu dương chế độ dân chủ pháp quyền như gương sáng đối lập với những chế độ độc tài toàn trị, người Việt ở đây ắt phải tuân theo luật pháp của nước Mỹ và những hiệp ước quốc tế của Mỹ. Không muốn cũng không xong. Làm người công dân Mỹ gốc Việt muốn giữ bản sắc dân tộc của ḿnh xuyên qua lá cờ VNCH thật cũng chẳng dễ nốt.

5.9 Một gánh phở

Có hai món ăn Việt Nam đă trở thành quốc tế : phở và chả gị (hay nem). Ở Pháp chả gị có bán tại những siêu thị ngay cả trong những thành phố, những khu ít người Việt cư ngụ. C̣n phở, hầu như chỗ nào có người Việt định cư, chỗ ấy có tiệm ăn bán phở. Nhiều người Pháp, người Mỹ và người nước khác thích ăn phở, chả gị. Nhưng phải tới Mỹ mới có hiện tượng triệu phú (bằng đôla) cơ bản nhờ bán phở.

Món phở xuất thân từ Hà Nội ? Thuở nhỏ, thỉnh thoảng tôi được đi ăn phở Hàng Than ( ?), phở Cầu Gỗ. Phở gánh, nằm trên vỉa hè, lún trong sương mù buổi ban mai se se lạnh. Một cái thùng ngăn đôi, ngăn lớn đựng nước dùng, ngăn nhỏ đựng nước sôi để tráng bánh phở cho nóng. Bếp : một ḷ lửa, không nhớ là củi hay than. Thịt chín : vài khúc, khoảng một cân. Thịt tái : xắt sẵn trong một bát chiết yêu, rỉ máu. ‘Xin’ một th́a càfê ‘huyết’ ấy cũng phải trả tiền. Có được chút mỡ và nước béo th́ tuyệt. Thực khách, toàn đàn ông, ngồi trên vài chiếc ghế đẩu, trong ánh lửa than liu riu. Bên cạnh, một gánh càfê : ḷ than, ghế đẩu, điếu cầy. Càfê phin, đượm với một đầu tăm bơ mặn Bretel, một th́a nhỏ Cognac. Thực khách thuộc thành phần khá giả, sành ăn của Hà Nội, vừa ăn vừa tán gẫu nhẹ nhàng. Một món ăn ngon, một cách ăn thanh tao của thuở ấy.

Gánh phở di cư vào SàiG̣n mới trở thành tiệm phở đích thực, có cửa tiệm, bàn ghế, người hầu bàn. Có tiệm mỗi ngày ‘thịt’ một con ḅ. Bát phở to bằng hai bằng ba bát phở Hà Nôi, có đủ thứ thịt, tái, chín, nạm, vè, gân, gầu, sách, tủy… Huyết, nước béo, thả cửa. Thực khách đông lúc nhúc, ăn uống phấn khởi, xô bồ. Phở Ngọc Lan ở Đà-Lạt, tuy cũng chỉ là phở gánh, trước rạp ciné Ngọc Lan, có cả ngẩu pín, vú ḅ và mỡ mít.

Di tản qua Mỹ, gánh phở trở thành công nghiệp ăn uống, có người mở hàng chục tiệm trong nhiều thành phố khác nhau, như McDo, trở thành triệu phú. Tôi vào một tiệm phở khang trang, sạch sẽ, đủ chỗ ngồi cho khoảng 200 thực khách. Phục viên (chủ ?) ra lấy order. Tôi bảo :

- Tôi muốn kêu thêm một bát mỡ gầu, nhưng phải là mỡ gầu thật mới kêu.

- Món ấy ngon dở tùy ngày. Để tôi vào bếp xem hôm nay thế nào.

Nàng đi vào bếp một lúc, trở lại nói :

- Hôm nay ăn được.

Quả nhiên ăn được được. Tiếp khách như thế quả là thật thà, lịch sự.

Bạn bè dắt đi lùng nhiều tiệm phở trong nhiều tiểu bang, chỉ có 2 tiệm nấu mỡ gầu ăn được tuy chưa thật ngon. Mỡ gầu là một thỏi mỡ chi chít gân, rất khó nấu. Luộc quá đà, mỡ nát nhẽo, hôi mùi mỡ ḅ, nuốt không trôi. Luộc chưa tới mức, mỡ cứng, dai, hôi, nhai không được, nuốt không trôi. Nấu đúng mức, đúng kiểu, xắt mỏng ra, những sợi gân chi chít co lại, xoăn tít, cắn vào, mỡ ḍn tan, beo béo, thơm thơm, ngon tuyệt vời.

Tiệm ăn nói trên phục vụ khách gọn gàng, sạch sẽ, nhanh nhẹn, đàng hoàng, tử tế.

Qua thân phận một gánh phở thôi cũng thấy : không phải người Việt không biết làm ăn lớn, lịch thiệp. Điều đó tùy thuộc môi trường kinh doanh và văn hoá. Nhà nước tạo môi trường kinh doanh hiện đại, lành mạnh. Thực khách có văn hoá tạo phong cách ăn lịch thiệp. Chỉ bước vào một quán ăn Nhật đích thực ở New York là thấy. Bản sắc của một dân tộc không chỉ đơn thuần là một vấn đề văn hoá, c̣n là một vấn đề chính trị. Và, dĩ nhiên, trong lĩnh vực này, tùy thuộc tay nghề của đầu bếp.

5.10 Một lớp triết

Hệ thống giáo dục đại học mở và phong cách làm ăn trong kinh tế của Mỹ thật độc đáo, hữu hiệu. Hầu như bất cứ ai có ư chí, bất cứ lúc nào, cũng có thể đi học và, khi ra trường, sử dụng được học vấn của ḿnh để t́m ra việc mới, lương khá hơn. Khác hẳn ở Pháp. Ở Pháp, đă đi vào đời sống lao động, ít có khả năng trở lại ghế nhà trường, đại học. Tôi đă nghe nhiều người Pháp nhận định rằng : chương tŕnh giáo dục ở Mỹ thực dụng hơn ở Pháp, phần văn hoá phổ thông (culture générale) nhẹ hơn nhiều. Thí dụ, ở Pháp, chương tŕnh tú tài phổ thông (chuẩn bị vào đại học để học đường dài) rất nặng nề. Thi tú tài bắt buộc phải thi môn triết. Họ coi đó là một nét đặc thù của nền quốc gia giáo dục Pháp : nhiều nước khác không bắt buộc thi môn triết để có bằng tú tài. Có thể đúng, nhưng cũng chỉ đúng một nửa. Một người bạn là giáo sư triết ở đại học mở của San Jose mời tôi nói chuyện với sinh viên của ông. Một lớp học lạ lùng. Thầy giáo dậy triết Tây Âu với giọng… Quảng Nam. Sinh viên đông tới mức phải bắt thăm để có quyền chọn ngày giờ theo lớp triết (có mấy lớp cùng nội dung, tổ chức ở những ngày giờ khác nhau). Học sinh đủ lứa tuổi, đôi mươi cũng có, năm sáu chục tuổi cũng có ! Có người chỉ đi học, có người vừa đi học vừa đi làm, có người học ‘chơi’ cho biết… Hơn phần ba là Việt Nam, nói chuyện cười đùa với nhau bằng tiếng Việt chí chóe. Trong lớp, thầy tṛ, học viên thảo luận, tranh luận thoải mái : cơ bản họ phải tự học lấy qua sách do thầy giới thiệu. Khác hẳn những ‘cua’ triết rất buồn ngủ trong trường học Pháp. Tôi nói với bạn : không ngờ người Mỹ và người Việt ở đây quan tâm tới môn triết đến thế ! Nó giải thích : trước khi được ghi tên vào các đại học khác để tiếp tục học cao hơn trong những ngành ḿnh ưa thích, trong hai năm college, sinh viên bắt buộc phải đỗ hai ‘chứng chỉ’ về triết, một trong môn logic, một trong môn metaphysic. Như thế, cũng như ở Pháp, trong quá tŕnh học cấp cao, sinh viên Mỹ cũng bắt buộc phải học qua môn triết, trong cả hai mạch cơ bản của nó, triết lư về khoa học và triết lư về nhân văn. Khác chăng là họ tiếp cận với triết học ở tuổi chín chắn hơn, có trường hợp sau khi đă có kinh nghiệm sống và lao động trong xă hội, thêm khả năng thảo luận với thầy, với bạn.

Dĩ nhiên, triết lư được dậy ở đây không là triết lư Á Động, là triết lư Tây Âu, cơ bản bắt nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ và La Mă, dùng ngôn từ gốc Hy Lạp hay Latinh để biểu đạt và xây dụng khái niệm, ít nhiều chịu ảnh hưởng của các đạo Ky-tô, đặc biệt thấm nhuần tư tưởng Châu Âu thế kỷ 18 của . Không hiểu những thanh niên xuất thân từ những gia đ́nh Việt Nam h́nh thành trong một xă hội thấm nhuần Tam giáo, Phật, Khổng, Lăo, truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên, lại kinh qua một chiến tranh ư thức hệ Quốc-Cộng, sẽ tiếp thu những triết lư trên như thế nào ?

Giờ giải lao, nói chuyện với một sinh viên Việt Nam hơn 30 tuổi. Anh nói : bắt buộc phải học th́ học, chứ mấy thứ này chẳng ích lợi ǵ cả. Một loại triết lư về triết lư, về cuộc đời ? Rất Mỹ ?

5.11 Một buổi chiếu phim Việt Nam

Đại học Harvard. Hội sinh viên Việt Nam tổ chức chiếu 3 phim của Trần Văn Thủy : Chuyện tử tế (1985), Tiếng vĩ cầm Mỹ Lai (1998), Chuyện từ góc công viên (1996). Hơn 200 người, hầu hết rất trẻ. Hơn nửa là Việt Nam, đại bộ phận trên dưới 20 tuổi, sinh trưởng ở Mỹ. Nhiều em mặc áo dài. Có em nói tiếng Việt sơi, có khả năng dịch Việt-Mỹ, có em không nói được, đa số nói chút đỉnh.

Ngạc nhiên, tôi hỏi bạn tôi, có con học tại Harvard College :

- Đại học trứ danh này sao lắm sinh viên Việt Nam thế ?

- Có lẽ có khoảng 20 sinh viên ‘ṇi[11]’, số Việt Nam c̣n lại, có một số sinh viên Việt Nam Mỹ nhận cho du học tại đây, và bạn bè của chúng nó. Có đứa từ Chicago tới xem phim.

- Dù sao hầu hết đám trẻ này đều có tŕnh độ đại học nhỉ.

- Ừ. Trừ những con ông cháu cha qua đây mùa bằng cấp, lúc về vẫn chưa nói thạo tiếng Anh.

Có lẽ đám thanh niên này thuộc thành phần ưu tú tương lai của cộng đồng Việt Nam ở Mỹ.

Có một người phát truyền đơn có ư tố cáo tội ác của đảng cộng sản Việt Nam, bào chữa cho Mỹ về vụ tàn sát ở Mỹ Lai. […]

Nếu lá thư này do một người Mỹ kư tên th́ cũng là ‘tự nhiên’.

Có được một sắc thái đặc thù Việt Nam ở Mỹ cũng không dễ.

Nhiều người xem khóc. Phim Mỹ Lai có đề cập tới một thảm kịch trong chiến tranh Việt Nam qua cách nh́n của cựu chiến binh Mỹ 30 năm sau. Hai phim kia không đề cập tới lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nhưng trong cuộc hỏi đáp, những thanh niên này tỏ ra rất bị ám ảnh bởi lịch sử ấy. Những câu hỏi thường bắt đầu với ư : cảm ơn đạo diễn Trần Văn Thủy đă cho tôi hiểu biết thêm về chiến tranh Việt Nam. Nhưng dường như họ không có hiểu biết mấy về lịch sử cuộc chiến ấy. Có điều chắc chắn, nỗi băn khoăn này khác hẳn nỗi đau của thế hệ trước : không nặng căm thù, không triệt để tin tưởng vào lối nh́n lịch sử của thế hệ trước. Hiện tượng một cậu ung dung phát tờ ‘truyền đơn’ trên trong pḥng, không bị ai phản đối cho thấy điều đó. Lời thông báo của ban tổ chức trên giấy mời cũng vậy : không nhất thiết ban tổ chức tán thành nội dung của các phim được chiếu. Họ là hậu quả của chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam đă khiến họ trở thành công dân Mỹ. Họ c̣n gắn bó t́nh cảm với Việt Nam nhưng chiến tranh Việt Nam chỉ c̣n là một đề tài t́m hiểu, tuy thiết thân với họ, không c̣n là câu hỏi quyết định thân phận và ư nghĩa của một cuộc đời nữa. Họ không tiếp cận lịch sử Việt Nam như thế hệ đàn anh nữa. Ngoài sự tiếp cận trong gia đ́nh, họ c̣n tiếp cận chiến tranh VN qua kiến thức và cách nh́n của đại học Mỹ. Kiến thức và cách nh́n ấy không ăn khớp với kiến thức và cách nh́n của lớp đàn anh. Có thể đó đă là và sẽ là một thảm kịch nữa của thế hệ đàn anh : không những đă ‘mất’ dĩ văng của ḿnh c̣n ‘mất’ luôn cả tương lai thân thiết nhất của ḿnh. Duy tŕ bản sắc Việt Nam ở Mỹ cho thế hệ sau là chuyện không đương nhiên.

Ra ngoài cửa, có 4 người độ 40 tuổi trở lên chuyện tṛ với nhau trong khi đợi bạn. Có người nói lớn : Rơ ràng nó [Trần Văn Thủy] được Đảng cộng sản chỉ thị nói mạnh để quyến rũ đám trẻ. Mấy người khác tán theo, đại khái : tay Việt-cộng này đă được gửi qua đây để khuynh loát tụi trẻ ; nếu không có chỉ thị của Đảng, không bao giờ nó dám nói mạnh như thế. Họ phát biểu ư kiến của họ ngoài ‘hành lang’, không phát biểu ư kiến trong cuội trao đổi rất cởi mở trong rạp hát. Phải chăng thế hệ đàn anh này bắt đầu thấy nói chuyện với thế hệ sau về Việt Nam đă trở thành khó ?

Tôi thuật lại chuyện đó với một người quen, người ấy chép miệng cười : “Mấy ông cộng đồng ấy mà !”.

Duy tŕ được một cộng đồng Việt Nam chống cộng tại Mỹ cũng không phải chuyện đương nhiên.

5.12 Một hiện tượng trong giới báo chí văn học

Trước khi qua Mỹ, tôi được biết tin nhà xuất bản Văn Nghệ sẽ đóng cửa sau khi in một quyển sách cuối cùng. Đây là một trong những nhà xuất bản lớn và lâu năm nhất của ‘văn học Việt Nam hải ngoại’. Tạp san văn hoá Việt ở Úc cũng đóng cửa sau khi ra được 8 số, chuyển sang trạm Web Tiền Vệ để tiếp tục hoạt động. Duy tŕ một nhà xuất bản văn học, một tạp san văn học Việt ngữ ở hải ngoại đă trở thành khó.

Tập san Hợp Lưu cũng đang đối phó một t́nh trạng tế nhị : người sáng lập rút lui, nhường quyền điều hành cho người khác. Sau hai số, người thừa kế cũng rút lui, chủ biên cũ trở lại với sự cộng tác của một số bạn tứ xứ không muốn Hợp Lưu bị khai tử.

Hợp Lưu là một hiện tượng độc đáo trong môi trường văn chương, văn học của người Việt ở hải ngoại do Khánh Trường, một cựu sĩ quan của quân đội VNCH, sáng lập cách đây hơn 12 năm, gánh vác một ḿnh trong suốt thời gian đó. Hợp Lưu ra đời trong một môi trường c̣n bị chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng nặng nề : ở Việt Nam, chính trị tri phối văn học thậm tệ, đă đành ; nhưng ở Little-Saigon cũng vậy : người ta phân biệt văn học Việt-cộng và văn học Quốc-gia.

Những người muốn thoát khỏi những kim cô chính trị thường chủ trương tách rời chính trị với văn học, chủ trương văn học phi chính trị. Thực hiện điều đó không dễ. Từ lư luận tới hành động có một khoảng cách. Hành động cụ thể có thể tạo một ư nghĩa khác hay ngược lư luận khai sinh ra nó. V́ hành động của con người khai triển trong môi trường hành động chung của con người, người khác có thể lồng cho nó một ư nghĩa khác. Có khi, tự nó, hành động cụ thể tải một nội dung khác. Do đó, ở Mỹ, cho tới đầu thập niên 90, t́m một tờ báo Việt ngữ phi chính trị không phải chuyện dễ.

Hợp Lưu chủ trương đăng bài vở của bất cứ ai, người trong nước hay người ngoài nước, bất kể chính kiến của người đó như thế nào, tả hay hữu khuynh, miễn sao tác phẩm có tính văn học, nghệ thuật. Tất nhiên vừa chào đời Hợp Lưu đă bị ‘đánh’, bị lên án ‘thân cộng’, ‘nối giáo cho giặc’. Xét cho cùng, và một cách hời hợt, không oan. Bất kể chính kiến có nghĩa là chấp nhận tác giả có chính kiến, không tách rời chính kiến với văn học. Thực tế, chẳng có mấy tác giả vứt bỏ chính kiến của ḿnh để có bài đăng trong Hợp Lưu. Phân tích một tí, lập trường kia, tự nó, thể hiện ‘ngầm’ một quan điểm khá độc đáo : cuối cùng, chính trị không thể lănh đạo văn học được mà, ngược lại, văn học chân chính có thể có khả năng chi phối, thậm chí hướng dẫn chính trị[12]. Với lập trường ấy, Hợp Lưu đă trở thành ‘sân chơi’ đầu tiên trong đó mọi nhà văn Việt Nam đều có thể có tiếng nói của ḿnh. Hợp Lưu đă thu hút được hầu hết những ng̣i bút đáng kể, tại Việt Nam, Mỹ-Canada, Úc, Đông Âu và Tây Âu, và đă có tác động rất ư nghĩa vào môi trường văn học tại Việt Nam. Nhiều tác giả trong nước đă gửi bài cho Hợp Lưu, tuy đó là hành động quốc cấm. Nhiều tác phẩm sáng tác ở hải ngoại, đăng trong Hợp Lưu, đă được đăng lại tại Việt Nam. Bây giờ ở Việt Nam người ta đang ‘phục hồi’ đủ thứ, hết thơ văn tiền chiến đến Nhân văn Giai phẩm, văn học miền Nam. Sẽ có một ngày, những tác phẩm có giá trị văn chương, văn học được sáng tác ở hải ngoại sẽ trở về với cái nôi văn hoá của nó. C̣n ‘nhạc vàng’ nhạc bạc th́ tràn ngập thị trường. Ngược lại, ở Mỹ, các tạp san văn học, nghệ thuật khác cũng mau chóng đi theo con đường Hợp Lưu và hôm nay, những tiệm sách ở Little-Saigon bán không thiếu ǵ sách xuất bản ở Việt Nam. Đương nhiên, không phải Hợp Lưu tạo ra tất cả những sự kiện đó, nhưng quá tŕnh phát triển của t́nh h́nh chính trị và văn học Việt Nam sau chiến tranh xác định lập trường của Hợp Lưu là đúng đắn.

Trong cuộc ‘đụng đầu’ văn hoá sau chiến tranh, Hợp Lưu đă thắng. Thắng cả những ông quan văn hoá tư tưởng của chính quyền Việt Nam lẫn những ông tướng văn hoá tư tưởng ở hải ngoại.

Trong lá thư từ giă Hợp Lưu, Khánh Trường có nêu một khó khăn nan giải : t́nh trạng lăo hoá trong sáng tác. Dường như những nhà văn Việt Nam ở hải ngoại đang hụt hơi.

Duy tŕ một sinh hoạt văn học Việt Nam ở hải ngoại cũng lại không dễ.

Khi Phùng Nguyên quyết định ‘rút lui’, một số bạn bè không muốn Hợp Lưu tiêu vong, tụ nhau lại thành một ban biên tập làm việc phụ Khánh Trường ‘cứu’ Hợp Lưu.

[…]

Trước kia, Hợp Lưu dựa vào 1 người, một ḿnh gánh tất cả, tuy có một ban chủ trương dài tràng giang đại hải tên những cây bút, không có ban biên tập, có nghĩa là : khuynh hướng của tạp san do một người quyết định.

Bây giờ lại bộc phát h́nh thành một nhóm người rất khác nhau muốn làm việc chung với nhau để ‘cứu’ Hợp Lưu. Điều đó đủ cho thấy ư nghĩa của hiện tượng Hợp Lưu, trước kia và hiện nay.

Ở hải ngoại, và ngay cả ở Việt Nam trong suốt thế kỷ qua, trong giới làm báo, lần đầu tiên có một tập hợp lư thú như thế này. Phân tích một tí, đặc biệt lắm. Một nhóm khá đông ở Pháp-Canada (ảnh hưởng văn hoá Pháp), một nhóm ở Mỹ, một nhóm ở Úc, (ảnh hưởng văn hoá Mỹ-Anh). Chỉ thêm vài người ở Đông Âu và ở Việt Nam là có một ‘tập thể’ khá tiêu biểu cho tính ô hợp của văn học Việt Nam ngày nay, thậm chí ngày mai ?

Toàn là người có cá tính mạnh, khó dung hoà. Đa số đă thành danh, có thể đăng sáng tác của ḿnh ở nhiều nơi, không lệ thuộc Hợp Lưu trong vấn đề này. Họ đều muốn góp sức cho Hợp Lưu sống là điều rất ư nghĩa. Tuy họ tới từ những chân trời rất khác nhau, với những nghiệm sinh, kiến thức, quan điểm, phương pháp suy luận và khả năng khác hẳn nhau, nhiều người có t́nh bạn với nhau hay, ít nhất, cũng quư trọng nhau, có vẻ có khả năng thảo luận và làm việc với nhau.

Làm báo kiểu này giống như thể nghiệm một mini Cộng hoà của những nhà văn. Xưa nay chưa ai thành công trong hoài băo này. Đúng hơn, xưa nay chưa có ai có nhu cầu ấy. Khả năng thất bại nhiều, nhưng khả năng thành công cũng không ít và nếu thành công th́ quả là độc đáo. Chuyện này, xưa nay chưa hề có. Có thể, phải là dân “Giao chỉ” mới có nhu cầu lạ lùng này ? Sau một cuộc chiến đă làm tan tành môi trường văn hoá của Việt Nam. Để xem.

Xây dựng bằng văn chương, văn học, một bản sắc dân tộc cho ‘cộng đồng’ người Việt ở hải ngoại cũng không dễ.

5.13 Cùng một con thuyền, nhưng…

Sáu tháng trước, tôi có đi một chuyến thăm Cali 10 ngày. Kiểu du lịch do các hăng kinh doanh du lịch tổ chức. Đi cùng người Pháp, cưỡi ngựa xem hoa, viếng danh lam thắng cảnh vĩ đại của nước Mỹ, không gặp một người Việt nào.

Chuyến này, sống 6 tháng tại Mỹ, chủ yếu tôi chỉ gặp người Việt, ở đậu, t́m gặp, đọc và nghe ngóng những nhà văn Việt Nam có nghiệm sinh, quan điểm, phương pháp suy luận khác hay ngược với tôi, một người Bắc di cư vào Nam năm 1955, lúc chưa tṛn 10 tuổi, du học tại pháp năm 1963, chưa bao giờ phải cầm súng, trực diện với chiến tranh, dấn thân vào thời cuộc với kiến thức và thế nh́n từ xa, với những khả năng và giới hạn của nó.

Những người tôi gặp hầu hết là những người đă tham chiến hay đă mục kích chiến tranh hay ảnh hưởng trực tiếp của nó vào đời sống của họ. Họ đă mất mát rất nhiều, thậm chí ‘tất cả’ : sự nghiệp, bè bạn, gia đ́nh, người thân, quê hương, tổ quốc… Riêng nhà văn lại ‘mất’ thêm môi trường tự nhiên của một nhà văn : đất nước, dân tộc, độc giả của ḿnh. Chỉ c̣n lại một nhúm độc giả ngày càng co lại ở hải ngoại. Qua đây, hầu hết đă phải làm lại cuộc đời của ḿnh từ hai bàn tay trắng, với một ngôn ngữ xa lạ, tiếng Mỹ. Nhiều người đă bắt đầu bằng đủ thứ nghề tay chân : quét dọn nhà, cắt cỏ, trồng cây, sơn nhà, bơm xăng, làm công nhân lao động ít chuyên môn. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị, không thể dùng để đi kiếm việc, phải học lại từ đầu. Thế mà nhiều người đă làm được và, cuối cùng, thành công mỹ măn, có cơ ngơi to lớn hơn người Việt sinh sống yên ả ở Châu Âu. Bước đầu, họ đi làm bất cứ việc ǵ để sinh sống, thoát nỗi nhục tŕnh tem phiếu Welfare đổi lấy đồ ăn, rồi bỏ làm đi học, lấy thêm kiến thức, bằng cấp, rồi lại đi làm ở mức khá hơn, rồi lại bỏ làm đi học… Cuối cùng, ở thành phố nào cũng đầy bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, luật sư, giáo sư, giáo viên, v.v. ung dung đi vào thành phần trung lưu trong xă hội Mỹ. Tuy vậy, dường như họ ít có quan hệ bạn bè thân thiết với người Mỹ. Hội nhập vào xă hội Mỹ coi bộ cũng không phải chuyện dễ.

Ở đây, như ở mọi nơi trên thế giới, ít có nhà văn nào sống được với ng̣i bút của ḿnh. Nhưng khác với các ‘cộng đồng’ người Việt ở Châu Âu, có khá nhiều người làm việc trong những ngành nghề trực tiếp liên quan với sự nghiệp của một nhà văn : báo chí, đài phát thanh, tivi, nhà xuất bản…

Ở một số nơi như San Jose, San Francisco, Toronto, đă có khá nhiều người vượt biên di tản từ miền Bắc, đặc biệt khá nhiều người Hải Pḥng. Thoạt tiên tôi tưởng những người cùng bỏ nước, tị nạn cộng sản, sẽ dễ gần nhau. Không như vậy. Những người vượt biên từ miền Bắc cũng có quan hệ với những người di tản, vượt biên từ miền Nam, nhưng hai nhóm này không chơi thân với nhau. Phải chăng do ‘truyền thống’ phân chia Nam-Bắc ? Không hẳn. Trong những nhóm di tản từ miền Nam có đầy người Bắc di cư vào Nam những năm 54-55. Họ vẫn coi những người vượt biên từ miền Bắc là Việt-cộng vượt biên. Trong một bữa cơm đông khách tổ chức tại một nhà Việt-cộng vượt biên, một người vượt biên từ miền Nam nói : tôi đă đến đây là tôi đă chấp nhận tất cả (trong nghĩa : kể cả chơi với cựu Việt-cộng). Một nhà văn đi từ miền Nam nhận xét : mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc đă tạo ra một lớp người gai góc, dễ sợ. Nhà văn này đă từng bị những người chống cộng cực đoan uy hiếp, dọa nạt cả một thời gian dài. Tôi thấy nhận xét ấy rất đúng. Phong cách, ngôn ngữ, cách ứng xử của người vượt biên từ miền Bắc có điều ǵ khác biệt với người Bắc hay Nam đi từ miền Nam. Ngược lại, người bạn Việt-cộng vượt biên kể cho tôi hai chuyện tiếu lâm ( ?) khá bất ngờ về người di tản từ miền Nam.

Ở thành phố anh đang sống, có một ông sĩ quan VNCH có một cái basement rộng lớn[13]. Trong đó, ông dựng một cái bục diễn văn, trương một ngọn cờ VNCH, sắp nhiều hàng ghế. Mỗi sáng, từ mấy chục năm nay, ông dậy sớm, xuống basement, thể thao, làm lễ chào cờ, và lên bục đọc diễn văn ! Tôi cười, tỏ vẻ không tin. Bạn đề nghị dẫn tôi đến thăm nhà vị sĩ quan ấy.

Cũng ở đó, có một vị linh mục quả quyết :

-Việt-Cộng, phải giết hết, không có cách nào khác.

- Nhưng Việt-cộng là những ai ?

- Tất cả những người đă sống 6 năm dưới chế độ cộng sản đều trở thành Việt-cộng hết, không thể cải tạo được.

‘Cộng đồng’ Việt Nam ở Mỹ là một khái niệm không đơn giản.

5.14 Một ngôn từ

Việt-cộng. Bỏ từ ngữ này đi, có lẽ sẽ không c̣n cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, hay sẽ c̣n lại một cộng đồng rất khác. Người Việt Nam di tản hay vượt biên từ miền Nam qua đây đương nhiên có chung một nguồn gốc, nước Việt Nam, một ngôn ngữ, tiếng Việt. Trong tư cách đó, họ cũng như mọi người Việt, ở trong nước hay ở nước ngoài. Nhưng để có thể suy nghĩ về Việt Nam, về thân phận làm người Việt Nam trong thế kỷ 20 và hiện nay, họ không thể thiếu một từ, từ Việt-cộng. Cũng tự nhiên. Trừ khi tu thiền, con người chỉ có thể suy nghĩ bằng ngôn ngữ. Ở điểm này, họ chỉ giống một phần của dân tộc Việt Nam thôi, một số những người sống ở miền Nam sau 1954 không ưa chủ nghĩa cộng sản, bất kể họ gốc Bắc hay gốc Nam.

Nếu phải định nghĩa từ Việt-cộng một cách mạch lạc th́ Việt-cộng là những người Việt Nam tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Cụ thể là những đảng viên thành thật của ĐCSVN[14] dưới những tên khác nhau của nó trong lịch sử. Có thể mở rộng định nghĩa này cho những người có hoài băo được kết nạp vào ĐCS để thực hiện lư tưởng của ḿnh : một phần những người trong Đoàn thanh niên cộng sản [ĐTNCS]. Trong thời chiến, ở miền Bắc, số đoàn viên đông v́ ĐTNCS là một tổ chức để kiểm soát thanh niên của một chính quyền. Không biết số người thực sự có hoài băo được kết nạp vào đảng v́ lư tưởng có được bao nhiêu. Ở miền nam, trong thời gian chiến tranh, số này không đông : đó là một tổ chức đấu tranh bí mật, hễ bị bộc lộ là bị tiêu diệt. Bất kể có bao nhiêu th́ người Việt Nam có lư tưởng cộng sản cũng chỉ là một thiểu số. Người Việt Nam có hiểu biết đích thực về chủ nghĩa Marx lại c̣n ít hơn. Lư do đơn giản : ít người có khả năng đọc và hiểu những tác phẩm lư thuyết của Marx, Engels hay Lenine. Ngoài bức tường ngoại ngữ c̣n một điều kiện rất khó đạt : nghiệm sinh và văn hoá của người sống trong một nước tư bản phát triển v́ chủ nghĩa cộng sản của thế kỷ 19 và thế kỷ 20 là sản phẩm chân chính của chủ nghĩa tư bản. Không có kiến thức sâu sắc về chủ nghĩa tư bản không thể hiểu được chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng trong ngôn ngữ của đa số người di tản hay vượt biên, Việt-cộng không có nghĩa đó. Chỉ hỏi họ một câu ‘theo anh (chị) Việt-cộng nghĩa là ǵ’ th́ thấy ngay. Từ ngữ này rất mơ hồ, thậm chí không có nội dung ! Câu trả lời có tính tổng quát nhất là : Việt-cộng là độc tài, tham nhũng, gian manh, tàn ác, v.v. Tóm lại, những tính xấu của con người, đâu đâu cũng có, không có ǵ là đặc thù cộng sản cả. Hỏi thêm : ‘Cụ thể là những ai’ sẽ nhận những câu trả lời lạ lùng, ít nhất là trong cách nói :

1. Là toàn bộ người Việt sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 sau 1954 (cộng sản Bắc-Việt)

2. Là toàn bộ người Việt sống tại Việt Nam sau 1975 (cộng sản Việt Nam). Có người con khẳng định : bất cứ ai đă sống trên sáu năm dưới chế độ cộng sản th́ đều trở thành cộng sản, không thể cải tạo được, chỉ có cách… giết thôi.

3. Là toàn bộ những người… suy nghĩ khác ḿnh trong chuyện chống cộng. Những người đó, nếu chưa phải là cộng sản th́ cũng là tay sai, đồng minh hay người làm lợi cho cộng sản.

4. Có người c̣n khẳng định : là một món hàng cho lái buôn chính trị.

5. V.v.

Một điều đặc sắc, trong quan hệ gia đ́nh, bạn bè, họ lại phân biệt một cách hồn nhiên, dường như vô thức : em em, cô chú bác cô chú bác, bạn bạn, không thể Việt-cộng, mặc dù em, cô, chú, bác hay bạn đó đă từng người của (hoặc ủng hộ) MTDTGPMN hay VNDCCH trong thời chiến, thậm chí có người vẫn chính thức là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam !

Dường như, trong ngôn ngữ của một số đông người Việt ở đây, Việt-cộng là một thứ bản chất tự tại, lửng lơ, có thể đem ra ghép vào bất cứ ai.

Tóm lại, rất nhiều người tiếp cận và suy luận về lịch sử Việt Nam, lịch sử tạo ra thân phận của chính ḿnh, xuyên qua một ngôn từ không có nội dung, không có định nghĩa, không có… nghĩa.

Hỏi thêm nữa : ‘Từ Việt-cộng có từ lúc nào trong tiếng Việt ?’ chỉ nhận sự im lặng. Không một người nào mà tôi đă gặp trả lời được câu hỏi đó. Đối với nhiều người, trước khi tôi đặt câu hỏi, dường như từ này là tiếng Việt, vốn có từ muôn đời. Nhưng, sau khi nói chuyện, mọi người đều đồng ư : từ này chưa có trước năm 1954. Thời ấy, người ta dùng từ Việt Minh. Từ Việt Minh trực tiếp liên hệ với kháng chiến chống Pháp. Có nhiều người chống Việt-cộng đă từng theo Việt Minh. Tôi nhớ, đầu năm 1955, di cư vào Nam, tôi chưa nghe thấy từ Việt-cộng. Những năm 55-56, nghe nhiều tới B́nh Xuyên, Hoà Hảo, v.v. vẫn chưa nghe thấy từ Việt-cộng.

Tôi hỏi bạn xem có ai biết từ đó có từ bao giờ, ở đâu ra. Tôi nhận được mấy câu trả lời.

Từ điển Bách khoa của Mỹ :

"officially Viet Nam Cong San [Vietnamese Communists], People's Liberation Armed Forces in South Vietnam. The term was originally applied by Diem's regime to Communist troops (about 10,000) left in hideouts in South Vietnam after the Geneva Conference of 1954, following the French Indochina War (1946-54). Most Communist troops, according to the agreements, had withdrawn to North Vietnam. Supported and later directed by North Vietnam, the Viet Cong first tried subversive tactics to overthrow the South Vietnamese regime, then resorted to open warfare (see Vietnam War ). They were subsequently reinforced by huge numbers of North Vietnamese troops infiltrating south, and aided in the reunification of Vietnam following the collapse of South Vietnam in 1975."

Đó là cách người Mỹ nh́n người Việt.

theo quyển từ điển bách khoa [của Đức] "Der Sprachbrockhaus" th́ từ Viêtcong có từ năm 1957 và sau đó Thế giới phương tây sử dụng theo.

[…]

Hai cách nh́n khá thống nhất về nội dung.

Người bạn khác lại cho biết :

Theo Đại Tá Nguyễn Văn Châu, cựu giám đốc Văn Pḥng Trung Ương của Cục Chiến Tranh Tâm Lư Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà (Central Psychological War Service of the South Vietnamese Armed Forces) từ năm 1956 đến 1962, th́ chính ông là người đặt ra và phổ biến từ Việt Cộng. Theo ông th́ đây là một lối chơi chữ v́ nói với giọng Nam th́ từ ấy thành "diệt Cộng." Diệt Cộng là khẩu hiệu của Phong Trào Tố Cộng dưới thời Diệm.[15]

Đó là cách nh́n người Việt của một người Việt, người tuyên bố chính ḿnh đă sáng tác ra từ ấy.

Khi chào đời, mắt chúng ta mù, miệng chúng ta chỉ biết bú, biết kêu, biết khóc, không biết nói. Chúng ta không khác một con thú là bao. Nếu người khác không dậy chúng ta làm người, chỉ ‘nuôi’ chúng ta như một con thú, chúng ta sẽ lớn lên, trở thành một loại thú, biết ḅ, biết sống, biết sinh sản, không biết đứng, biết đi, biết nói, không biết tư duy v́ không có ngôn ngữ để tư duy. Chúng ta bắt đầu nên người khi chúng ta học đứng, học đi và, cơ bản nhất, học nói, học tiếp cận, chiếm hữu thế giới xuyên quá ngôn ngữ, học suy luận. Con người cơ bản khác con vật ở khả năng suy luận bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đó nó học của người khác. Như vậy, khi nó suy luận, nó thể hiện trong đầu của nó tư duy của người khác, nó không tự do. Nó vừa là chính ḿnh, v́ chính nó là chủ thể của những suy luận của nó, không thể là ai khác, vừa là người khác v́ nó suy luận với ngôn ngữ của người khác, b́nh thường một cách vô thức v́ ít ai có thời giờ hoặc khả năng định nghĩa lại toàn bộ những từ ngữ ḿnh dùng để suy luận. Tóm lại, nó tự do một cách không chân chính (authentic). Suy luận với bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Đây là bi kịch (tragedy) chung của con người, là một nét cơ bản trong thân phận làm người của cả nhân loại. Quá tŕnh nên người của chúng ta, quá tŕnh biến chúng ta từ con thú thành một con người, đồng thời là quá tŕnh nô lệ hoá chúng ta với tư duy của người khác. Xiềng xích này không phải là xiềng xích vật chất, là xiềng xích trí tuệ. Nó không trói chân, trói tay, trói cổ con người, nó trói lư trí, tâm hồn. Người ta trói thú bằng thừng, bằng xích, người ta trói người bằng ngôn ngữ, khiến con người tự trói ḿnh. Muốn thoát ra khỏi sự trói buộc đó, không có cách nào khác hơn là phủ định ngôn ngữ của chính ḿnh, phủ định chính ḿnh. Làm điều đó không chỉ đau đờn, c̣n khó vô cùng : người ta chỉ có thể phủ định ngôn ngữ bằng… ngôn ngữ.

Riêng với người Việt Nam di tản, vượt biên, bi kịch này có một nét đặc thù : đa số những ngôn từ, khái niệm họ dùng để tiếp cận và suy luận về lịch sử của thế kỷ 20, lịch sử của chính họ, lịch sử nhào nặn ra bản thân họ, đều là những ngôn từ, khái niệm du nhập vào tiếng Việt từ những nền văn hoá Tây Âu, xuyên qua những ngôn từ Hán-Việt. Cách tiếp cận, cách suy luận ấy, đương nhiên mỗi người một vẻ, nhưng có thể có một số nét chung sau :

 Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa ngoại lại, do Moscowa điều khiển, dùng ĐCSVN để xâm lược và nô lệ hoá Việt Nam.

 Người Quốc Gia chống lại sự xâm lược đó để bảo vệ đất nước quê hương ḿnh, để xây dựng một nước độc lập, tự do, dân chủ.

 Quốc Gia có chính nghĩa nhưng thua v́ chính khách và tướng lĩnh tồi.

Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa xuất phát từ Châu Âu, đối kháng với chủ nghĩa Tư Bản cũng là một hệ tư tưởng của Châu Âu là chuyện rơ ràng. Bản thân người cộng sản Việt Nam công nhận điều đó, không hề dấu diếm. Chính xác hơn, với chức năng phủ định CNTB, CNCS là con đẻ chân chính của CNTB, nó là một bộ phận của nền văn hoá tư sản Châu Âu. Trong lối suy luận trên, chỉ có một điều đặc biệt : đồng nghĩa chuyện thu nhập một tư tưởng ngoại quốc với chuyện xâm lược một quốc gia, một dân tộc. Với lối suy luận này th́ nước Việt Nam đang bị rất nhiều nước khác xâm lược và nô lệ hoá : Trung Quốc (Khổng, Lăo, CNCS-Mao), cố Liên Xô (CNCS-LX), Ấn Độ (Phật), Pháp và Mỹ (toàn bộ những giá trị của nền văn hoá tư sản).

C̣n chủ nghĩa Quốc Gia ? Có từ hồi nào ? Những từ ngữ, khái niệm nó sử dụng để tiếp cận thế giới, để suy luận, có từ thời nào trong tiếng Việt, từ đâu ra ? Tự do, dân chủ, pháp quyền, kinh tế thị trường, v.v. toàn là những từ ngữ, những khái niệm của nền văn minh tư sản Tây Âu, hoàn toàn không có trong văn hoá cổ truyền của Việt Nam, tóm lại cũng ngoại lai nốt, cũng xâm lược nước Việt Nam và nô lệ hoá người Việt Nam nốt.

Trên những cơ sở khách quan đó, do đâu mà con người có thể suy luận giống nhau như vậy và, tùy đối tượng của suy luận, có thể suy luận một cách không "đồng nhất" (cohérent) như vậy. Do một phương pháp suy luận cũng không có trong văn hoá cổ truyền Việt Nam, ít nhất với tư cách một phương pháp luận hoàn chỉnh, lôgíc h́nh thức. Trong văn học cổ truyền của người Việt, thánh nhân hay tổ tiên dậy ǵ về đạo làm người, ta làm nấy, thế là tốt, không có lư luận lôi thôi để đi t́m sự thật khách quan, khoa học (cũng lại một khái niệm đặc thù Tây Âu). Lôgíc h́nh thức khi được hiểu và vận dụng một cách mơ hồ cho phép chứng minh bất cứ điều ǵ, như trong câu truyện ‘tiếu lâm’ sau :

Một hôm, tán gẫu với bạn trong một tiệm café, Bertrand Russell nói :

- Khi vận dụng lôgíc h́nh thức, phải hết sức thận trọng, sai một li đi một dặm, muốn chứng minh cái ǵ cũng được.

- Thật không ? Ông có thể chứng minh tôi là Đức Giáo Hoàng không ?

- Có khó ǵ đâu. Ông người, phải không ?

- Phải.

- Đức Giáo Hoàng người, phải không ?

- Phải.

- Người người, đúng không ?

- Đúng.

- Vậy ông là Đức Giáo Hoàng chứ c̣n ǵ nữa.

Tóm lại :

Nếu a=b và b=c th́ a=c

Dưới dạng này, nếu chỉ có vậy và nếu đơn giản hoá khái niệm toán "=" thành khái niệm "là", suy luận trên không có nội dung, a, b, c có thể là bất cứ cái ǵ, chỉ c̣n h́nh thái suy luận, một kiểu vận động của tư duy. V́ thế, lối suy luận hay bị chê là lôgíc h́nh thức.

Bertrand Russell c̣n "đùa" ác hơn nữa :

“ Les mathématiques sont la science où on ne sait jamais de quoi l’on parle et si ce que l’on dit est vrai.[16] ”

(Toán là một môn khoa học trong đó người ta không bao giờ biết người ta đang nói về cái ǵ và điều người ta nói có thực (hay đúng) hay không.)

Lôgíc h́nh thức không có nội dung cụ thể, do đó, dùng nó một cách tùy tiện, muốn chứng minh cái ǵ cũng được.

Cái cửa mở ra cho sự tùy tiện ấy là khái niệm . Nó được dùng để định nghĩa[17]. Trong ngôn ngữ thường ngày, nó cho phép định nghĩa nhập nhằng bằng những khái niệm nhập nhằng, dẫn tới muốn chứng minh cái ǵ cũng được.

Trong truyện ‘tiếu lâm’ trên, khái niệm người không có định nghĩa h́nh thức (formal definition). Bertrand Russell sử dụng nó với hai định nghĩa ngầm khác nhau :

 người là toàn bộ những sinh vật có hệ gien (génôme humain) của loài người (chẳng hạn ; génôme humain là một khái niệm sinh học chưa có thời B. Russell).

 người là một sinh vật có hệ gien của loài người có chức năng Đức Giáo Hoàng đối với người khác.

Thế mới có thể rút ra được kết luận bất ngờ trên.

Khi tiếp thu khoa học, kỹ thuật và văn hoá Pháp, người Việt đă tiếp thu luôn phương pháp suy luận ấy vào ngôn ngữ và óc năo của ḿnh. Họ vận dụng nó để tiếp cận hiện thực và suy luận một cách nhập nhằng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kiến thức và tư duy, đặc biệt trong tuyên truyền chính trị. Người cộng sản cũng làm như thế. Họ thường dùng những khái niệm mácxít đệm vào lôgíc h́nh thức : CNCS GPDT, CM, Dân chủ, Tự do, Hạnh phúc cho đa số, v.v. vậy th́ là chính nghĩa. Quốc Gia, Trốtkít tay sai của Đế Quốc và Tư bản, bán nước, v.v. vậy th́ là ngụy.

Tóm lại, người Việt Nam, Quốc-gia cũng như Cộng sản, tiếp cận lịch sử của chính ḿnh xuyên qua nghiệm sinh của chính ḿnh nhưng suy luận về lịch sử ấy với những khái niệm và phương pháp suy luận của Tây Âu, đôi khi với những ‘khái niệm’ thuần tâm lư chiến.

Xây dựng một thế nh́n Việt Nam về lịch sử Việt Nam và lịch sử từng con người, thật không đơn giản tí nào.

5.15 Một quyển sách

Khi tranh luận về lịch sử Việt Nam với tôi, người ta hay dùng luận điểm sau : anh sống ở nước ngoài, làm sao hiểu biết được t́nh h́nh bằng người trong cuộc. Nhân chuyến thăm Mỹ này, tôi muốn t́m hiểu cách nh́n của người trong cuộc về thân phận lịch sử của chính ḿnh.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đông nhất có người Việt di tản, vượt biên từ miền Nam, người gốc Bắc hay gốc Nam. Tôi t́m gặp họ, t́m đọc tác phẩm của họ, đặc biệt chú ư tới tác phẩm của những người đă từng cầm súng bảo vệ VNCH và những người đă từng đi học tập cải tạo. Không có cái nh́n nào có thể ‘trong cuộc’ hơn. Trong những quyển sách tôi mua hay được tặng, tôi chú ư nhất (trong khuôn khổ công việc này) quyển Tháng ba găy súng[18].

Đọc quyển sách này, theo cảm nhận của tôi, ta có thể hiểu nội dung chống cộng và sự biến đổi của nó trong quá tŕnh lịch sử của một số người Việt trưởng thành ở miền Nam, tới tuổi quân dịch th́ đi lính. Bước đầu, đó là t́nh yêu quê hương thông thường của bất cứ ai, gắn với tuổi thơ, tuổi học tṛ, tuổi thanh niên, gắn với phố phường, làng xóm, bè bạn… Hoàn toàn không có nội dung ư thức hệ. C̣n nội dung chính trị, nếu có, cũng rất mơ hồ : bảo vệ cuộc sống tự do và dân chủ, mặc dầu trong chế độ VNCH và nhất là trong cuộc sống của một quân nhân, tự do dân chủ đó khá giới hạn. Hành tŕnh đó có thể kết thúc bằng một mối thù đích thực.

Tác giả Tháng ba găy súng là người Bắc di cư vào Nam năm 1954, lúc độ chục tuổi, làm sĩ quan thủy quân lục chiến, có quan điểm viết sự thật 100%. Tháng ba găy súng là hồi kư thuật lại quá tŕnh tiêu vong của một lữ đoàn thủy quân lục chiến, chưa đánh chác đă tan ră và cuối cùng bị một đại đội du kích bắt sống.

Có lẽ ít ai thẳng thắn hơn Cao xuân Huy :

Trong lứa tuổi của tôi, lứa tuổi dưới mười khi theo gia đ́nh di cư từ Bắc vào Nam, ngoại trừ những người có thân nhân ruột thịt bị giết bởi Việt cộng, c̣n hầu hết, có bao nhiêu người thực sự căm thù Việt cộng đâu, v́ rơ rệt một điều là từ lứa tuổi tôi trở xuống, có đứa nào biết Việt cộng là cái ǵ đâu. Cũng y như lứa tuổi dưới mười khi theo cha mẹ qua Mỹ từ năm 1975 ở đây bây giờ. […] Cho nên khi vào quân đội, tôi t́nh nguyện vào quân đội tác chiến thứ thiệt v́ căm thù kẻ địch th́ ítv́ cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, v́ bị kích thích bởi những cảm giác mạnh của chiến trường th́ nhiều[19]. (trang 7-8)

Tuy nhiên, v́ ở một đơn vị thường xuyên tác chiến, cùng gian nguy, cùng sống chết với nhau nên tôi đă gắn bó với bạn bè, đồng đội trong đơn vị như với anh em ruột thịt.

Tôi giết Việt cộng không gớm tay nhưng không bởi ḷng căm thù v́ giữa chúng tôi và Việt cộng đă có lằn ranh rơ rệt, hai bên chiến tuyến hẳn ḥi, hễ cứ thấy mặt nhau là giết, dùng mọi mưu mọi cách để giết nhau.(8-9)

Như trong mọi quân đội, t́nh đồng đội kia phát triển với những đạo lư phổ cập có thể dẫn tới những thái độ anh hùng. Khi mặt trận VNCH bắt đầu tan ră, người lính nghỉ phép không t́m đường thoát thân mà t́m về đơn vị để cùng đồng đội chiến đấu :

Hơn nữa, c̣n đồng đội tôi, c̣n đàn em tôi, c̣n danh dự tôi. Tôi sẽ ăn nói thế nào với họ khi mà tôi, thằng Huy Râu của Tiểu đoàn 4 đào ngũ khi đơn vị đụng trận. (trang 20)

Trung đội Trâu Điên vẫn tả xung hữu đột, vẫn b́nh tĩnh chiến đấu như đang thực tập một bài chiến thuật trong quân trường.

Khi đại đội tôi lên và giải vây cho họ xong, một người nh́n tôi cười nói :

- Đụ mẹ, đánh giặc đă quá, ông thầy ! (trang 134)

Người lính ôm ṇng súng nh́n người bạn vừa ngă chết, miệng tươi cười như không có ǵ xẩy ra :

- Đù má, chết sớm dzậy mày ? … (trang 135)

- Tui đâu có mệt ông thầy, chạy phía này lỡ có bị bắn tui c̣n che được cho ông chớ. (trang 143)

Nỗi đau thất trận gắn với nỗi đau mất quê hương, không có nội dung ư thức hệ :

Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.

- Quay lại nh́n Huế lần chót bay, chắc chắn là ḿnh sẽ không đánh ra tới đây để lấy lại đâu.

Một nỗi buồn dâng lên trong tôi, không khóc nhưng mắt tôi đoanh tṛng. Bao nhiêu gian truân, bao nhiêu xương máu, bao nhiêu xác người, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của bạn bè của anh em đồng đội tôi đă đổ xuống cho cái vùng địa đầu nghiệt ngă này. Bản thân tôi cũng đă hai lần đổ máu ở nơi này, bây giờ bỗng chốc bỏ đi, hỏi ai là người không tức tưởi. (trang 68)

Và như thế cũng đủ để thấy đời ḿnh không c̣n ư nghĩa, không c̣n đáng sống nữa :

Lại có nhiều người tự tử. Bây giờ họ không tự tử từng người, từng cá nhân mà họ tự tử tập thể. […] Ḍng người chúng tôi đang chạy, một người tách ra ngồi lại trên cát, một người khác cũng tách ḍng người ra ngồi chung, người thứ ba, người thứ tư, người thứ năm nhập bọn, họ ngồi tụm với nhau thành một ṿng tṛn nhỏ, một quả lựu đạn nổ bung ở giữa. (trang 144-145)

Một người khác lại chạy ào ra ôm cứng một tên Việt cộng khác, lại một tiếng lựu đạn nổ, lại cả hai ngă bật ra chết. (trang 147)

Người lính biết sống, biết chết như một người lính, nhưng không hiểu nổi những người mà, trên nguyên tắc, anh bảo vệ :

H́nh như người dân ở bờ Nam cầu An Lỗ không biết hay không cần biết đến những chuyện đang xẩy ra sát cạnh họ, ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến cuộc sống của họ. Tôi thực không thể hiểu v́ lẽ ǵ và tại sao người dân ở đây lại có thể b́nh thản đến như vậy. (trang 60)

V́ sao cái quân đội thiện chiến, can đảm này lại thất bại dễ dàng như thế ? Tác giả không có giải thích nào hơn là :

 Chúng ta thua không phải v́ kẻ địch mạnh mà v́ trong hàng ngũ chúng ta có quá nhiều kẻ phản bội và hèn nhát. (trang 8-9)

Và không bao giờ tự hỏi : v́ sao trong một chế độ tự do dân chủ thiểu số phản bội và hèn nhát ấy lại có quyền lănh đạo ḿnh và đồng đội của ḿnh ?

Khi bị bắt rồi, lần đầu tiên tác giả trực tiếp gặp một người cộng sản Việt Nam, người chỉ huy đội du kích, hoá trang dưới dạng một ông sư, có nhiệm vụ công tác tư tưởng tù b́nh :

Người ngồi cạnh tôi, giơ tay lên vừa cười vừa nói.

- Vậy đồng chí cho xin điếu thuốc.

Nhà tu hành đang tươi cười ‘thuyết pháp’, chợt sa sầm mặt xuống, chụp ngay cổ áo người vừa nói, giựt giựt mấy cái, vừa giựt vừa gằn từng tiếng.

- Ai là đồng chí với mày, mày là kẻ thù của tao. Không có chính sách khoan hồng của cách mạng th́ mày đă toi đời rồi con ạ. (trang 160)

Chỉ bắt đầu từ đấy, tác giả mới biết Việt Cộng là ǵ. Nhưng đó không c̣n là chuyện chiến tranh nữa. Đó là bước mở màn cho một chuyện khác, một giai đoạn khác trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn Đảng cộng sản VN xây dựng chủ nghĩa xă hội.

Nhà văn Lâm Chương, cựu sĩ quan biệt động quân, mười một năm cải tạo, cũng khẳng định với tôi : chỉ bắt đầu căm thù Việt Cộng sau 1975, khi nếm mùi các trại cải tạo. Trước đó, là lính th́ phải đánh, ḿnh không bắn địch chết th́ nó bắn ḿnh chết, thế thôi.

5.16 Một câu hỏi, một miền đất cấm của tư duy ?

Quyển sách trên thuộc loại hồi kư, tập trung thuật lại những trận đánh cuối cùng, không phân tích chiến tranh một cách toàn cục. Nhưng đương nhiên, tác giả cũng đề cập tới một vấn đề : v́ sao thua ? Và qua đó cũng cho thấy tác giả nh́n chiến tranh Việt Nam như thế nào.

Cách nh́n ấy rất phổ biến trong những tác phẩm thuật lại giai đoạn lịch sử vừa qua. Nó có một điểm chung lạ lùng đối với người theo rơi chiến tranh Việt Nam từ xa, ngoài nước : dường như quân đội Mỹ chưa hề đặt chân vào Việt Nam ! Mọi chuyện đă xẩy ra cơ bản là giữa người Việt, Việt-cộng và Quốc-gia. Vai tṛ của Mỹ ở Việt Nam thu gọn vào ư niệm : đồng minh bội phản. Đồng minh ấy chỉ có chức năng giúp tiền của và súng đạn thôi, không có chức năng điều khiển, chỉ huy. Cách nh́n này khác hẳn cách nh́n của người Mỹ nói chung và của các chính phủ Mỹ đă tham chiến ở Việt Nam nói riêng. Mở một quyển sách Mỹ về chiến tranh Việt Nam, khó mà tránh khỏi những khái niệm quân sự Mỹ, những chiến lược Mỹ : chiến lược Domino, chiến tranh đặc biệt, cục bộ, leo thang, chiến tranh phá hoại đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá, Việt Nam hoá chiến tranh để thay mầu da xác chết… Khó mà tránh tên những vị tướng lừng danh như Paul Harkins, Westmoreland, Abrams, những trận đánh khiếp đảm như Cedar Falls, Junction City, Khe Sanh, những nhà đại sứ Mỹ khét tiếng, hầu hết những chính khách quan trọng của Mỹ thời đó, những cuộc dội bom B52 trên đất Bắc. Tóm lại, khó mà không thấy vai tṛ chủ đạo của Mỹ trong chiến tranh. Dường như nhiều tác giả chưa hề đọc và cũng không muốn đọc quan điểm của Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Sự khác biệt trong cách nh́n chiến tranh Việt Nam của các tác giả và cách nh́n của Mỹ nổi bật trong nhận xét của Hoàng Khởi Phong :

Quân lực miền Nam sản xuất những trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng có thể nói là hàng đầu của thế giới, chính nhờ vậy mà miền Nam đă đứng vững suốt hai mươi năm[20]

‘suốt hai mươi năm’ tức là từ 1955[21] đến 1975 ! Như thế, làm sao hiểu nổi v́ lư do nào Mỹ đă phải trực tiếp tham chiến ngay từ tháng 7-1964 (dội bom miền Bắc) và phải đổ quân vào miền Nam ngày 8-9/1965. Không thể hiểu nổi vai tṛ của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam trong 9 năm liền, từ 1964 đến 1973, với những cố vấn quân sự hiện diện tới tận những đơn vị nhỏ và, cuối cùng, với một quân đội có lúc lên tới 650 000 quân. Không thể hiểu nổi thương vong của Mỹ tại Việt Nam : chết gần 60 000 quân, bị thương khoảng 300 000. Đối với người theo rơi chiến trường từ xa, từ 1964 đến 1970, những trận đánh lừng danh nhất đều do quân đội Mỹ đảm nhận, do tướng Mỹ chỉ huy. Chỉ sau khi Nixon tiến hành chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh (7/1969 tới 12/1972), lần lượt rút quân, vai tṛ của quân đội VNCH mới bắt đầu nổi lên. Những đơn vị thiện chiến của VNCH bắt đầu tham gia những trận đánh lớn mang tên Việt Nam.

 29/04/1970 : chiến dịch Toàn Thăng 42, đánh qua Campuchea, cùng với quân đội Mỹ.

 02/1971 : chiến dịch Lam Sơn 719. Đây là trận đầu tiên quân đội VNCH chiến đấu một ḿnh, với sự yểm trợ hoả lực của Mỹ. Lúc đó Mỹ c̣n 180000 quân ở Việt Nam.

 30/03/1972 : quân đội VNDCCH tràn qua vĩ tuyến 17, rồi tấn công vùng 2 và vùng 3 chiến thuật, uy hiếp Lộc Ninh. Lúc này, Mỹ c̣n lại khoảng 40000 quân trên đất Việt Nam. Hạm đội 7 vẫn yểm trợ quân đội VNCH bằng hoả lực.

Kết quả của hai năm thử lửa ấy, theo John Rincon là :

Nixon and Kissinger both realized that the fall of Saigon to the Communists was a real possibility. In Nixon's words it was a “very major crisis,” and “do or die time” in South Vietnam.(61) Nixon thus made the decision to send B-52 bombers to strike targets in and around Hanoi, sent the U.S. 7th Fleet to mine Haiphong Harbor, and drastically increased both land and aircraft carrier based air support for the beleaguered ARVN units all through South Vietnam. Finally, he allowed Kissinger to insinuate the possibility of a U.S. tactical nuclear strike on NVA military targets just north of the DMZ during the course of his peace negotiations with North Vietnamese officials in Paris.(62) Most allied commanders agreed that without this monumental U.S. effort to keep South Vietnam alive, Saigon and the rest of the south would have succumbed to the Communist offensive. Sadly, even with all this U.S support, there were areas in Military Region 1 which could not be retaken and stayed in Communist control for the remainder of the war.(63)

(61) White House Years. 1113.

(62) Nixon's Vietnam War. 305. Haiphong Harbor was Hanoi's logistical lifeline for military supplies coming into the country by sea. The mining of the harbor drastically reduced military equipment destined for North Vietnam to be docked and unloaded.

(63) The Easter offensive of 1972. 174.

The Effects of Vietnamization on the Republic of Vietnam's Armed Forces, 1969-1972 written by John Rincon.

Copyright © 2002 John Rincon. http ://www.militaryhistoryonline.com/vietnam/vietnamization/default.aspx

 23/01/1973 : Hiệp định Paris được kư kết.

 29/03/1973 : Mỹ rút hết quân khỏi Việt Nam.

Bắt đầu từ đó, VNCH thực sự phải một ḿnh đương đầu với địch. Được hơn hai năm th́ sụp đổ.

Cũng phải nói, không phải các tác giả hoàn toàn không ư thực được vai tṛ của Mỹ trong cái lịch sử đă quyết định cuộc đời của họ. Điều đó được tŕnh bầy một cách gián tiếp khi họ lư giải thất bại của chế độ họ đă từng bảo vệ. Hai lư do chính được nêu ra là :

a/ tướng lĩnh tồi, hèn nhát, tham nhũng

b/ lĩnh tụ chính trị nếu không là kẻ bán nước cầu vinh cũng là kẻ chỉ có tham vọng cá nhân

Sau ông Ngô Đ́nh Diệm, hầu hết lĩnh tụ chính trị của VNCH đều là tướng lĩnh. Như thế, chỉ c̣n lại một vấn đề. Nếu họ là kẻ bán nước, họ chỉ có thể thành công v́ có người… mua. Mua bán chính trị không theo quy luật trao đổi ngang giá của thị trường hàng hoá, nó tùy thuộc tương quan lực lượng. Tương quan lực lượng thực giữa Mỹ và các thủ lĩnh chính trị VNCH ra sao ?

Đó là câu hỏi không ai trong những người tôi được gặp muốn t́m hiểu ?

Trong một cuộc chiến có tầm vóc quốc tế, đượm mầu sắc ư thức hệ như chiến tranh Việt Nam, thế nh́n ‘tại trận’ là thế nh́n duy nhất mang lại nhân tính trung thực thông thường cho chiến tranh v́ nó là thế nh́n của con người trực chiến. Ở đây, những khái niệm ư thức hệ trừu tượng, nếu có, phải nhường bước cho nghiệm sinh của những con người xác thịt với những t́nh cảm, những ước mơ, những khổ đau, sự sợ hăi cũng như chí khí chân chính của họ. Nhưng cái nghiệm sinh đó lại có khả năng che lấp thế nh́n và kiến thức toàn cục về cuộc chiến. Yêu quê hương với tấm ḷng của mọi người Việt, nhưng suy luận về nước ḿnh với một mẩu của lịch sử trong cả hai kích thước không gian và thời gian. Khi kích thước toàn cục của cuộc chiến không c̣n ăn khớp với nghiệm sinh cá nhân, con người không sao hiểu nổi thân phận của ḿnh.

Kéo dài một quá khứ chân thành, với những giá trị chân chính của nó, nhưng không thể hiểu được v́ sao nó đă phải tiêu vong, mặt nào đó cũng là nhốt hiện tại và tương lai vào một cái cũi vô lối thoát ? Rất có thể. Khó có thể không nghĩ tới điều ấy khi thấy một số người trong ‘cộng đồng’ Việt Nam hô hào chống cộng, chào cờ VNCH trong khi tổng thống Mỹ chính thức viếng thăm nước CHXHCNVN và chào cờ đỏ sao vàng. Nhất là trong khi ở Việt Nam hôm nay, chẳng c̣n mấy ai tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa, kể cả nhiều lănh đạo và quan chức của bản thân Đảng cộng sản Việt Nam. Nước Việt Nam hiện thực ngày nay chẳng có ǵ là xă hội chủ nghĩa cả, Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay chẳng có ǵ là cộng sản cả. Chống cộng ở Việt Nam, ngày nay, chẳng khác ǵ chống bóng ma. Có lẽ v́ thế guồng máy ĐCSVN rất cần có những phong trào chống cộng. Chỉ có lợi cho nó thôi, chẳng hại ǵ.

Các nước ASEAN hiểu rơ điều đó khi họ đón nhận Việt Nam vào hàng ngũ của họ. Mỹ, Nhật, các nước tư bản Tây Âu cũng vậy khi họ ráo riết phát triển quan hệ với Việt Nam.

5.17 Chút t́nh người qua những cuộc bể dâu

Có khi phải trả giá rất đắt mới thấm hiểu được tính lịch sử của những giá trị nhân bản rất thông thường. Thuở thanh niên, bước chân tới Paris trong những năm 60, có một điều tác động lớn vào suy nghĩ của tôi : trên đất Pháp thời đó, hầu như không c̣n ai làm đầy tớ cho ai. Chung quanh tôi, mọi người đi làm nuôi thân trong công sở, xí nghiệp. Trên nguyên tắc, mọi người tự do, b́nh đẳng với người khác về mặt nhân cách. Ở tuổi thanh niên ai mà chẳng thấy quan hệ xă hội ấy tốt đẹp hơn quan hệ chủ-tớ ? Ai mà chẳng muốn vĩnh viễn xoá bỏ quan hệ chủ-tớ ?

Gia đ́nh tôi thuộc thành phần tiểu tư bản đích thực, có lúc mướn hơn chục công nhân để sản xuất thuốc Tây. Trong nhà cũng có vài người đầy tớ. Đó là điều luôn luôn khiến lương tâm tôi ray rứt. Năm 1978, tôi về thăm đất nước, chuẩn bị về xây dựng, trong khi cả gia đ́nh tôi đă di tản, phân tán khắp nơi. Pḥng bào chế dược phẩm của bố tôi đă tiêu tan, biến thành nhà ở của cán bộ, công nhân và người làm cũng đă tản mát. Không nhớ họ làm thế nào mà biết tin tôi về, t́m gặp và mời tôi một bữa cơm. Một khu nhà lá nghèo nàn. Một cái chiếu. Một bữa thịt chó linh đ́nh. Chung quanh, hầu hết người làm đều có mặt, tiếp tôi như người trong gia đ́nh. Trước khi tôi về Pháp, họ c̣n cho cả một lọ cà cuống nguyên chất. Năm đó, Saigon đói, dân chúng ăn cơm độn bo bo. Nhiều người chỉ được ăn bo bo. Chắc họ đă vét cạn túi để đăi tôi một bữa cơm như thế và cho tôi một lọ cà cuống. Rồi sau tôi được biết. Sau ngày giải phóng, cán bộ đă tổ chức đấu tố phiến diện những tên tư bản bóc lột, ép họ lên án, chửi bới chủ cũ. Tất nhiên, họ phải tuân lệnh. Nhưng làm rồi lại bị lương tâm hành hạ. Tôi lại nhớ, mỗi lần mẹ tôi kể chuyện về những khúc gian khổ trong đời ḿnh, mẹ tôi thường khóc : lo thắt ruột nuôi 17 miệng ăn. Cả gia đ́nh tôi lúc ấy chỉ có 9 người. 8 người c̣n lại là người làm thuê. Lúc di tản qua Pháp, mẹ tôi nghèo, nhưng vừa kiếm được tiền đă dành phần gửi về giúp gia đ́nh và… người làm. Hiểu thế nào cái nghiệm sinh ấy so với lư thuyết đấu tranh giai cấp, so với chủ trương hận thù giai cấp ?

Qua Mỹ, tôi lại được chứng kiến một chuyện tương tự. Nàng là người Bùi Chu di cư vào Nam năm 54. Gia đ́nh nghèo, đông con, cha mẹ phải đem ‘gửi’ cho một nhà tư sản miền Nam theo cách mạng, có thân nhân đi tập kết, để giữ em. Thuở đó, nàng độ 12 hay 13 tuổi. Rồi mẹ nàng mất, bố nàng lấy vợ kế sinh thêm nhiều con. Nàng phải dành tiền giúp em. Nàng lớn lên trong nhà ấy, gần như con cháu trong gia đ́nh. Đến tuổi, nàng lấy chồng lính cộng hoà. Mỗi lần lận đận, không biết về đâu, nàng lại quay về nhà ‘ông bà’, chủ cũ. 1978, ‘ông bà’ cho nàng tiền mua chiếc ghe để vượt biên với chồng và 5 đứa con. Bây giờ nàng sống ở Mỹ, có nhà cửa rộng răi, vườn lớn. Con cái đều có tŕnh độ đại học, có công ăn việc làm, có đứa có nhà cửa khang trang tại bang New York, khu có trường học tốt, đắt tiền. Sau nhiều năm lận đận, ngay từ lúc kiếm ra tiền, nàng đă gửi tiền tặng ‘bà’ vốn cũng đă bỏ cả cơ nghiệp đi Pháp. Tôi tới thăm nàng cùng với một người bạn vốn là con gái của ‘ông bà’. Nàng tiếp như thân nhân trong gia đinh. Trong câu chuyện, nàng kêu bạn tôi bằng cô, tự xưng bằng tôi, lối xứng hô của ‘chủ-tớ’. Bạn tôi kêu nàng bằng chị, xưng em, lối xưng hô của người trẻ với người lớn tuổi hơn. Chuyện tṛ vui vẻ, nàng bỗng xưng chị một cách hồn nhiên. Lối xưng hô trong gia đ́nh hay giữa bè bạn. Không có chút t́nh trong đáy ḷng không thể buột miệng xưng hô như thế. Lúc chúng tôi về, nàng c̣n gửi biếu ‘bà’ gần hai tháng lương của chồng.

T́nh người trong những trường hợp này là một h́nh thái tàn dư của một loại quan hệ xă hội bộ tộc vẫn tồn tại trong thời đại này ? Nội dung của nó đă thay đổi hoàn toàn. Những người ‘đầy tớ’ này không phải là gia nô. Họ là những công dân tự do. Họ ‘đi ở’ v́ không có cách nào khác để sinh nhai, để có một mái nhà trú thân. Khi họ dành dụm được chút tiền, khi họ có dịp, họ cũng bỏ đi sống độc lập, mặc dù vẫn có thể tới làm công trong ngày tại nhà chủ. Nội dung kinh tế, xă hội, chính trị đă khác hẳn. Chỉ c̣n lại h́nh thức thôi chăng ? Rất khó tin. Phải chăng đây là một nội dung văn hoá xa xưa của người Việt thể hiện trong châm ngôn ‘ăn ở với nhau cho có t́nh’ ?

Loại quan hệ ‘chủ-tớ’ trên, xă hội loài người cũng phải mất hàng chục thế kỷ mới xây dựng được. Xoá bỏ loại quan hệ đó, đương nhiên là điều tốt nếu có thể thay thế nó bằng một loại quan hệ giữa người với người nhân nghĩa hơn trong đời sống xă hội. Điều đó đ̣i hỏi đủ thứ điều kiện kinh tế, xă hội, chính trị và văn hoá. Chỉ biết sách động căm thù để tàn phá những nền tảng đạo đức cũ mà không thay thế được bằng một nền tảng đạo đức mới nhân bản hơn, là có nguy cơ giảm nhân tính, tăng thú tính của xă hội. V́ xưa nay, t́nh người dưới những h́nh thái khác nhau trong lịch sử vẫn là nền tảng của xă hội, của văn hoá, vẫn là cái nôi tôi luyện con người nên người.

Đương nhiên, loại quan hệ đó không phù hợp với một xă hội tư bản phát triển như xă hội Mỹ. Nó c̣n xứng đáng tồn tại không ? Nó c̣n khả năng tồn tại không ? Nếu không, thay thế nó bằng một loại quan hệ nào đối với những người nghèo khổ ? Đơn thuần welfare ? Tổ chức từ thiện chống đói, nghèo và dốt ? Có một số thanh niên Việt Nam ở đây đă lao ḿnh vào những tổ chức ấy.

6. Kết luận tạm thời

6.1 Con người là quá tŕnh h́nh thành ra nó

Nếu ta tự hỏi : Ta ai ? Ta cái ǵ ?ta sẽ không bao giờ t́m được một câu trả lời thỏa đáng.

Nhưng nếu ta tự hỏi : Ta đă nên người như thế nào ? vô vàn kỷ niệm thiết thân sẽ đột nhiên sống lại trong ta, từ những cảm giác lờ mờ nhưng rất đậm của tuổi thơ ấu tới những nỗi băn khoăn khắc khoải của hôm nay. Ta là tất cả những ta trong quá khứ, một đứa trẻ tung tăng chơi đùa, một học sinh thấp thỏm si t́nh, một chàng trai cầm súng ra chiến trường, một người di tản, một công dân Mỹ gốc Việt, v.v. Ta là tất cả những ta ấy, đồng thời ta chẳng là một ta nào cả : ngày mai, ta đă là một người khác. Ta luôn luôn là ta và ta luôn luôn là ai khác : ta chỉ "là" quá tŕnh nên người và làm người của ta. Con người khác kia dính dáng ǵ với những con người trước kia ?

6.2 Quá tŕnh nên người là một quá tŕnh cá biệt

Không thể khác được. Ta nên người xuyên qua nghiệm sinh của chính ta, xuyên qua lịch sử cá nhân của ta. Mỗi con người là một thực thể duy nhất (unique) trong không-thời gian, là một hiện thực biệt lập.

6.3 Ta nên người trong môi trường của người khác

Nhưng ta lại không thể nên người một ḿnh. Ta chỉ có thể nên người xuyên qua người khác. Như đă nói, nét đặc thù của con người là khả năng tư duy bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy do người khác cho ta. Khả năng ấy cho phép ta tiếp cận thế giới một cách nhân bản trong nghĩa : ta không phải chỉ là một đồ vật va chạm với những đồ vật khác trong sự vận động triền miên của vũ trụ ; ta cũng không phải chỉ là một con thú giành ăn với những con thú khác để tồn tại ; ta tiếp cận thế giới và ta hành động xuyên qua những kiến thức, những giá trị của người đời xưa và người đời nay để làm người.

Ta cũng không thể làm người một cách biệt lập với người khác : ta chào đời trong một thế giới đă nhân hoá, đă được nhào nặn bởi hành động của con người, trong một ngôn ngữ và một nền văn hoá. Thế giới đó là môi trường hành động chung của con người. Hành động của người này chi phối hành động của người kia trong không gian và thời gian chung của những cộng đồng người có quan hệ với nhau. Ngay từ đầu thế kỷ 20, không gian đó là toàn bộ trái đất và thời gian đó là thời gian chung của cả loài người. Kết quả tổng hợp và cá thể của những sự tương tác ấy là lịch sử và thân phận làm người.

Tóm lại, lịch sử của cá nhân ta chỉ có thể h́nh thành và có ư nghĩa trọn vẹn trong ḷng lịch sử thế giới. Ngược lại, v́ chính con người làm nên lịch sử, ghi chép lịch sử, giải thích lịch sử, dậy lịch sử cho người khác, v.v. chỉ có con người mới có khả năng tạo cho lịch sử một ư nghĩa, một giá trị, (và một sự thống nhất nào đó về mặt lư trí ?) Trong nghĩa đó, lịch sử chỉ có thể trở thành lịch sử (của con người) xuyên qua lịch sử từng cá nhận.

6.4 Chiếm hữu lại lịch sử chân chính, toàn diện của ḿnh

Trong một cuộc đời b́nh thường, yên ấm, chẳng mấy ai có nhu cầu nhức đầu với những vấn đề trên. Nhưng trong suốt mấy thế hệ, hầu hết người Việt đều không được hưởng một cuộc đời như thế.T́m hiểu quá tŕnh nên người của chính ḿnh có thể giúp ḿnh chiếm hữu lại một cách có ư thức, với những kiến thức rộng hơn, lịch sử chân chính, toàn diện của chính ḿnh. Trong lịch sử đó, có nghiệm sinh cá nhân, có toàn bộ những ǵ ḿnh học theo người khác để tiếp cận thế giới, đánh giá những sự việc và để hành động vào thế giới chung của loài người. Phần đó thường chỉ cho phép ḿnh hiểu cộng đồng bé nhỏ thiết thân nhất đối với ḿnh. Đó là một phần rất bé nhỏ trong toàn bộ những điều đă và đang quyết định thân phận làm người của chính ḿnh.

Phần c̣n lại có : lịch sử của cả dân tộc, từ Bắc chí Nam, không chỉ bắt đầu từ 1954 và, tất nhiên, lịch sử thế giới.

Người Việt sống ở các nước Tây Âu có điều kiện rất thuận lợi để t́m hiểu mặt tối của lịch sử của chính ḿnh, mặt do người khác nhào nặn, tất nhiên với một sự thỏa thuận nào đó của ḿnh.

Trên cơ sở đó, ta có thể lựa chọn một cách có ư thức những giá trị ḿnh muốn duy tŕ trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ xă hội với người khác ở bất cứ đâu, khẳng định thế đứng của ta ở đời.

Để xây dựng những giá trị cổ truyền như t́nh gia đ́nh, làng xóm, đồng hương, t́nh nghĩa vợ chồng, bè bạn, v.v cũng đă cần đến hàng ngh́n năm. Đánh mất đi, không dễ ǵ xây dựng lại được. Dĩ nhiên, những quan hệ ấy cần có những nội dùng và h́nh thức thích hợp với thời đại này mới tồn tại và phát triển được.

Để đi vào một thế giới đă thống nhất trong nhiều lĩnh vực cơ bản, ta cũng không thể nào không tiếp thu những kiến thức và giá trị chân chính của thời đại do các dân tộc khác đă tạo ra mà có thể tồn tại được.

Ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại, để làm người một cách ít hận thù, ít đau khổ hơn, nhân đạo hơn, chúng ta không những cần chiếm hữu lại lịch sử trung thực của ḿnh, chúng ta c̣n phải làm chủ trở lại quá tŕnh nên người của chính ḿnh. Nếu trong quá khứ, chúng ta có thể biến chất một cách triệt để và nhanh chóng như thế th́ ngày nay, cho tương lai, chúng ta cũng có thể biến chất một cách triệt để và nhanh chóng ! Để làm người một cách nhân đạo hơn.

Con người là thể thống nhất năng động của vật chất, sự sống và tinh thần. Nó chỉ khác những sinh vật cao cấp khác ở khả năng tư duy. Đó là nét đặc thù của nhân tính. Khả năng ấy thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy không có sẵn trong đầu nó khi nó chào đời. Nó phải học lại của người khác. Nói như người Việt : nó phải học làm người th́ nó mới nên người được và, như thế, nó phải được người khác dạy nó làm người. Nó đă tiếp thu những bài học ấy trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Thời gian có thể trôi đi, nhưng những bài học ấy vẫn tồn tại dưới dạng ngôn ngữ ngay trong đầu của nó và trong tác phẩm văn học, văn chương của nó. Chính v́ thế nó có điều kiện và khả năng làm chủ trở lại – một cách chủ động, có ư thức – quá tŕnh nên người của nó. Hơn hai mươi lăm năm sau chiến tranh, nó đă có thêm điều kiện để t́m hiểu lịch sử khách quan qua các tác phẩm nghiên cứu của sử gia, để so sánh một cách phê phán cách tiếp cận lịch sử đă qua của chính nó với lịch sử khách quan kia, để tự hiểu ḿnh đă nên người như thế nào và đă làm người như thế nào qua ngôn ngữ của chính ḿnh. Nếu ngôn ngữ đó đă khiến ḿnh nên người như hôm nay th́ chính nó cho phép ḿnh chủ động làm ngườidạy làm người một cách khác bằng cách cải tạo và sáng tạo ngôn ngữ, tảy rửa bớt những điều phi khoa học, phi nghĩa, phi nhân, lồng vào nó những kiến thức, t́nh cảm, giá trị c̣n đáng trân trọng trong nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam và, đương nhiên, trong những nền văn hoá khác của thời đại này. Đối với người gốc Việt cư ngụ ở Tây Âu, không thể thiếu những kiến thức, t́nh cảm, giá trị của nước đă đón nhận ḿnh.

Tôi tin điều đó có thể làm được. Nếu không, khái niệm tự do thật nghèo nàn, nhạt nhẽo. H́nh thái cao nhất của tự do là tự do đối với bản thân ḿnh. Nó cho phép con người là một thực thể mở, có khả năng đón nhận đạo làm người của nhiều nền văn hoá khác nhau, có khả năng tự tạo, có khả năng chủ động sáng tạo nhân giới một cách có ư thức v́ - một cách vô thức - th́ xưa nay đă vậy, lịch sử cận đại của Việt Nam biểu hiện quá rơ, quá tàn nhẫn điều đó. Quan trọng hơn nữa, tự do đối với bản thân ḿnh có hai nghĩa thống nhất với nhau : tự do đối với cả loài người chính v́ bản thân ḿnh là sản phẩm văn hoá của cả loài người. Không có văn hoá, con người không thể tự do. Ngược lại, con người mà không tự do đối với văn hoá tạo ra ḿnh, đối với chính ḿnh th́ không thể sáng tạo văn hoá và, như thế, văn hoá không thể có được.

Dường như đă có nhà văn bước vào con đường ấy. Ở Việt Nam, Hội Nhà Văn đă trao giải 1998-2000 cho tiểu thuyết dă sử Hồ Quư Ly. Cách đây ba năm, nhà văn Nam Dao ở Canada đă đăng một tiểu thuyết dă sử về thời Lê mạt : Gió lửa. Rồi mới đây lại đăng một tiểu thuyến dă sử về thời Nguyễn Trăi, Lê Lợi : Đất Trời. Viết tiểu thuyết dă sử không phải là một truyền thống trong văn chương Việt Nam. Thế mà mới đây đă xuất hiện liên tiếp mấy tác phẩm được đánh giá cao, được độc giả ưa thích. Phải chăng một số người Việt đă bắt đầu ư thức yêu cầu chiếm hữu lại, một cách phê phán, lịch sử đích thực của xă hội, của nền văn hoá đă tạo ra ḿnh để, từ đó, xây dựng một phong cách làm người mới ?

Cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ đă tạo và duy tŕ được một đời sống văn học, văn chương bằng tiếng Việt trong hơn 25 năm tại Mỹ. Đây là điều rất lạ trong lịch sử của những cộng đồng di dân.

Họ có rất nhiều điều để nói về thân phận long đong của người Việt di tản hay di dân sau chiến tranh. Những sản phẩm bằng tiếng Việt đó là một kho tàng để t́m hiểu thân phận làm người của một số người Việt trong nửa sau của thế kỷ 20, thậm chí để t́m hiểu đôi điều trong thân phận làm người nói chung trong giai đoạn lịch sử đó của thế giới v́, như đă nói, Việt Nam đă tập trung trong một thời gian rất ngắn và ở mức khốc liệt hầu hết những mâu thuẫn cơ bản của thế kỷ 20, của Thời đại của những thái cực[22]. Nó có thể cho phép chúng ta hiểu thêm một số người Việt đă nên người như thế nào qua chiến tranh, muốn làm người như thế nào sau chiến tranh. Nó có thể cho phép chúng ta thử t́m hiểu xem những điều ǵ có thể giúp họ và chính chúng ta, những người di dân, chiếm hữu lại lịch sử chân chính của ḿnh, làm chủ trở lại quá tŕnh nên người của chính ḿnh để vừa lưu truyền những giá trị đáng trân trọng trong nền văn hoá truyền thống của Việt Nam vừa hoà nhập vào xă hôi mới của ḿnh, tự tạo cho ḿnh một thế nh́n, một thế đứng, một phong cách làm người nơi quê người.

07-2003



[1] Nxb Hồng Lĩnh, tiệm Mưa Hồng, 9531 Bolsa Avenue, Westminster, CA 92683, USA.

[2] Theo định nghĩa của Karl Marx.

[3] Trong bài này, từ thế giới viết nghiêng, đề cập tới tồn bộ thế giới vật chất, thế giới của sự sống và thế giới của tư duy. Tổng hợp lại, đĩ là thế giới của con người : thể thống nhất của tồn bộ những quan hệ vật chất, sinh học và văn hố, thể hiện bằng ngơn ngữ. Cf. Penser Librement, Phan Huy Duong, Chronique Sociale, France, 2000.

[4] pensée analytique.

[5] Triết gia Hy Lạp và Tây Âu, cho tới thế kỷ thứ 18 và ngay cả ngày nay, có nhiều người am hiểu khoa học, thậm chí là những nhà khoa học có tầm cỡ trong thời đại của họ. Triết gia Tam Giáo không có ai bàn được điều ǵ đáng kể về khoa học !

[6] The Wisdom of the West. Bertrand Russel.

[7] Phỏng vấn Pierre Alban Thomas, sĩ quan trong quân đội Pháp. Tạp chí Passion Việt Nam, số 10, 10/2001, trang 16.

[8] « Pour tenter de dresser la population contre le communisme, et obtenir surtout l’aide de Washington, la France inséra, en 1949, sa guerre dans le plan américain d’endiguement (containment) de la Chine. Le Vietnam se muait en un « bastion du monde libre » contre le communisme chinois et sa « guerre civile » devenait partie intégrante de la guerre froide mondiale. » Philippe Devillers in Encyclopédia Universalis, Vietnam, p.577.

(Để cố gắng lơi cuốn dân chúng chống cộng sản, và nhất là được Washington hỗ trợ, năm 1949, nước Pháp đă đưa chiến tranh của ḿnh vào kế hoạch ngăn chặn (containment) Trung Quốc của Mỹ. Qua đĩ, nước Việt Nam biến thành một « thành tŕ của thế giới tự do » chống chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và cuộc « nội chiến » của nĩ trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến tranh lạnh tồn cầu. »)

[9] Ở Pháp, ngồi chuyện thơn tính đất đai cịn có chủ trương tiêu diệt ngơn ngữ của nhiều lănh thổ (Breton, Basque, Corse, v.v.) Hiến chương Pháp ghi : tiếng nĩi của Cộng Hồ Pháp là tiếng Pháp. Ở Việt Nam không thể có chuyện đĩ giữa người Kinh với nhau.

[10] Năm 1954, trong Bộ chính trị của Đảng Lao Động Việt Nam, chỉ có hai người có tŕnh độ đại học là các ơng Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng và một người đă từng có dịp tiếp cận trực tiếp trong nhiều năm những nước tư bản phát triển là Hồ Chí Minh. Sau cuộc thanh lọc phe « xét lại » (1966-1967) quyền lực thực tế nằm trong tay các ơng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Dĩ nhiên, bằng cấp không phải là thước đo duy nhất của trí tuệ, nhất là trong lĩnh vực chính trị và văn hố. Ở đây, tôi muốn khơi câu hỏi về tŕnh độ kiến thức và văn hố của guồng máy nắm quyền lực đích thực (chứ không phải của những trí thức mà nĩ dùng làm cây cảnh, tuy có chức vị nhưng không có quyền hành). Điều này chỉ có thể xác định được một cách khoa học khi ta có đầy đủ thơng tin về tŕnh độ kiến thức và văn hố của nhân viên trong guồng máy của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1954 đến 1986, từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, ta chỉ có thể linh cảm được qua một số tác phẩm văn chương xuất hiện sau 1986-1987, những kinh nghiệm cá nhân, một số tranh luận cơng khai trong ngành giáo dục, hay trong… văn kiện của những cơ quan nhà nước…

[11] Do đại học Harvard tuyển lựa mỗi năm, rất ít, vào Harvard College.

[12] V́ thế nhà văn càng lớn càng có ảnh hưởng lớn vào đời sống chính trị trong thời đại của ḿnh, thậm chí hơn thế. Ở Việt Nam, có nhiều sự kiện minh hoạ cho điều này.

[13] ‘hầm’, từng nhà xây lún dưới mặt đất, chỉ khác những từng trên ở chỗ không có cửa sổ, không khác lắm về tiện nghi.

[14] Trong ĐCSVN có không thiếu người vào không v́ lư tưởng mà chỉ v́ tham vọng cá nhân. Những người này, bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành bất cứ cái ǵ, nhất là tư bản hay mafia.

[15] Coi bài phỏng vấn với ơng đăng trong báo St. Louis Post-Dispatch, ngày 24 tháng 9 năm 1972. [Tôi chưa kiểm tra được thơng tin này].

[16] Bertrand Russell, trích trong Sciences et dialectiques de la nature, La dispute, 1998, trang.389.

[17] Trong triết học Tây Âu, người ta hay dùng để định nghĩa Bản thể (Être) hay bản chất (Essence) của một hiện tượng (Phénomène).

[18] Tháng ba găy súng, Cao Xuân Huy, cali 1-1985, Đại Nam tái bản lần thứ 4, 1994.

[19] Do tôi nhấn mạnh.

[20] Ngày+, hồi kư, Văn Nghệ, California, 1988. Trang 70.

[21] Lúc đĩ làm ǵ có một Quân lực miền Nam !

[22] L’Âge des extrêmes, Histoire du court XXe siècle, Eric J. Hobsbawm, éditions Complexe, 1999