Miên, một bước đi dài hơn thế kỷ
Văn xuôi Việt Nam sở trường ở truyện ngắn, có nhiều truyện hay. Văn xuôi Việt Nam có một số tiểu thuyết hay. Văn xuôi Việt Nam chưa hề có tác phẩm như Cá voi trầm sát[1].
Đây là một tác phẩm đậm nhân t́nh, sâu sắc, độc đáo. Đây không là tác phẩm dễ hiểu, dễ đánh giá. Phải đọc với tâm hồn khắc khoải của con người vừa tự do vừa tŕu mến.
Đây là và không là truyện ngắn. Đây là và không là tiểu thuyết. Đây là truyện ngắn đích thực : ngắn, cô đọng, có nội dung đặc thù. Mỗi truyện mở một ngưỡng cửa vào đời của một con người. Đây là tiểu thuyết đích thực : một tác phẩm, một cốt truyện khắc khoải, một đ̣i hỏi thách thức, một đam mê. Đây là tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên thiết kế thành công bằng truyện ngắn. Đọc một lần, chưa cảm hết ư nghĩa và vẻ đẹp độc đáo của nó. Đọc lần thứ hai mới thấy quy mô phong phú của tác phẩm. Đọc lần thứ ba mới thấm thía từng câu văn. V́ sao ?
Mỗi truyện long lanh vẻ đẹp riêng. Ta cảm nhận ngay khi vừa đọc. Chụm lại, mỗi truyện biến thành một cánh hoa. Một đoá hoa kỳ dị nở tung, lung linh mầu sắc, cả về nội dung lẫn h́nh thức. Những tia sáng lung linh ấy là những h́nh thái khác nhau của t́nh yêu, t́nh người. Mầu sắc cánh hoa này tô điểm mầu sắc cánh hoa kia, nội dung truyện này soi sáng nội dung truyện kia. Nhăn quan nhân vật này điểm cho nhân vật kia thêm một nét người. Đọc lần thứ hai, ta cảm nhận điều đó, thấy toàn cục và thấy những liên hệ cấu thành tác phẩm. Và ta chợt hiểu : thế giới thật h́nh thành qua thế nh́n, hành động của nhiều người khác nhau. Với ư thức ấy, đọc lần thứ ba, ta mới thấy công phu dựng tiểu thuyết của tác giả : câu văn này trong truyện này mở đường cho câu văn kia trong truyện kia. Thí dụ, câu nói bâng quơ, nhập nhằng của Thanh ở đầu tác phẩm mở đường cho Băng nhập cuộc ở cuối tác phẩm. Kỹ thuật dựng truyện kinh điển[2] này lại mở ra lối kể bất ngờ : câu nói nhập nhằng của Thanh trở thành tương lai lờ mờ của Miên nhưng, xuôi ḍng văn, định mệnh ấy xuất hiện dưới dạng quá khứ : một cái bóng, đă qua, đă mất, đă nḥa đi tới mức không c̣n nét mặt ! Một con người sợ định mệnh hơn là khao khát yêu.
Mỗi truyện mở một ngưỡng cửa vào đời của một phụ nữ Việt Nam, qua nhiều thế hệ. Đi hết ṿng những thân phận ấy, cửa khép kín một nấm mồ sâu hơn một thế kỷ, thế kỷ vây hăm ta. Muốn thoát thân, phải đương đầu với cơi chết, rứt ḿnh khỏi những lệ thuộc văn hoá, tư tưởng, truyền thống. Để làm chính ḿnh, để làm người. Để… yêu. Nhưng trên đời này, ai dám yêu người đàn bà như thế ? Ai đáng cho người đàn bà như thế yêu ? Đến bao giờ mới có được ? Đó là câu hỏi ngầm day dứt xuyên suốt tác phẩm, khiến ta không thể không hoang mang.
Tác phẩm bắt đầu bằng hành tŕnh vào cơi chết, cơi chết tương lai soi sáng cơi chết quá khứ. Miên một ḿnh vào nhà thương, lên bàn mổ, mạng sống mong manh. Trong lúc con người thực sự cô đơn, người đàn bà thấy ǵ, thèm ǵ, nhớ ǵ ? Thấy người tôi trống, một trống rỗng nhẹ nhàng, không vướng bận. Thấy điều quen thuộc trong đời ḿnh đă là cơi đời khác, lạ và xa. Thèm ngửi một hơi đất hơi sương, nhớ tấm phản u già hở áo ngồi quạt cho ḿnh ngủ buổi trưa hè oi bức. Thèm và nhớ những quan hệ nhục cảm sơ sài nhất của đời người, quan hệ sống với vật chất : hơi đất hơi sương, quan hệ sống với t́nh người : u già. Chuyện c̣n lại là cơi đời khác, lạ và xa. Vậy c̣n là cơi đời trung thực của ḿnh không ? Và khi thân xác ḿnh chợt nhỏ nhoi, lỏng lẻo, trần trụi, da thịt lạnh lẽo bắt đầu xa lạ, thuốc mê đẩy người đàn bà rơi hẫng vào một ḍng sông trắng. Trắng ? Như trang giấy trắng ? Từ vô ngôn trở về vô ngôn ? Ḍng sông đó là lịch sử câm của năm thế hệ xuyên qua một gia đ́nh VN, trôi theo một thế kỷ đảo điên, di cư, di tản, lang thang từ Hà Nội tới Sài G̣n, rồi tới Pháp. Trên bờ sông, đám đàn ông thấp thoáng, nhập nhoà không rơ nét, không nói nên lời, chỉ biết vọng tiếng xôn xao, một thứ âm thanh rền rền u khuất, nhưng cũng đủ để là những mạch nước gom thành ḍng sông đưa đẩy tôi đi. Đám đàn bà ŕ rầm với nhau về những người đàn ông ở bờ đối diện và về một cơi đời. Họ thầm lặng nhưng chắc chắn họ có vạn điều để kể… Tôi cũng muốn kể với những người đàn bà thân thiết này về ḿnh, như kẻ rong ruổi đường xa có lúc muốn dừng lại, lắng nghe tiếng thầm th́ của một ḍng sông, rọi bóng trên nó và gửi lại ḷng nước chút nỗi niềm nặng trĩu. Tôi muốn thúc hối họ hăy rời nơi đây, hăy xuống tận hạ nguồn để gặp biển thênh thang.
Chỉ nội vài trang, tác giả hồn nhiên phác hoạ ngay được quy mô, bối cảnh, nội dung, nhân vật, thế nh́n, hoài băo của tác phẩm : thân phận làm người Việt trong thế kỷ khô khốc này sẽ do mấy thế hệ đàn bà thuật lại, mỗi người theo cá tính, quan điểm sống, cuộc đời đích thực của ḿnh. Qua tác phẩm, những tiếng ŕ rầm kia sẽ hoá thành lời.
Nhập truyện như thế, quá hay.
Truyện ngắn mở đầu và kết thúc tiểu thuyết không có tựa ! Kết thúc mối t́nh cuối cùng của Miên với Băng. Băng giờ đă thành cái bóng […] em nh́n vào, nh́n thấy mà chẳng c̣n đau đớn. Mối t́nh hạnh phúc đau đớn cực độ kia đă từng khiến Miên thấy ḿnh được trở về một chốn quê nhà. Nhưng người đàn bà cả gan rọi ống kính sâu suốt vào mỗi mảnh đời của từng người thân, thu chụp lọc bắt những ǵ kín ẩn làm nên con người, định mệnh của họ không ghi được h́nh ảnh nào về người yêu. Mối t́nh đó cũng không nhất thiết phải thuật thành lời. Như thế, cuộc hành tŕnh xuyên qua những cơi chết chưa có tên gọi. Cửa mồ mở ra một thế giới chưa thể thành lời, thế giới văn chương, một nhân giới chưa có thực, nhưng đă có thể cảm nhận ngay trong ḷng ḿnh và, do đó, phải đ̣i, đ̣i làm người, làm người đàn bà Việt Nam. V́ : Dù vậy, em nghĩ chị vốn bén nhạy, hẳn đă cảm nhận được mọi điều, em tin là như thế.
Nhập truyện như thế, đă quá hay. Kết truyện như thế, càng hay hơn.
Tất cả, để c̣n giữ nổi ḷng tin vào những điều đẹp đẽ.
Hành văn đến thế, ta đành than : tuyệt !
Nào, hăy liếc qua sơ đồ không đầy đủ các nhân vật :
1 |
Cụ nội Quan Án sát |
+ |
Cụ bà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
↓ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Ông Nội Quan Tuần phủ |
+ |
Bà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ông chú Quan Bố chánh |
|
↓ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
↓ |
3 |
Cô Châu |
— |
Bác Chương |
— |
Bố mẹ |
— |
Cô Phượng |
— |
Cô Nhược |
— |
Bá
|
|
Băng |
|
|
|
|
|
↓ |
|
|
|
↓ |
|
|
|
↓ |
4 |
|
|
Miên |
— |
Tuấn |
|
|
|
Thanh |
|
|
|
Con trai |
4 |
|
Người đàn bà Tàu |
|
Vân + (chị Hạc) |
|
Đăng |
|
Mân |
|
|
↓ |
|
║ |
|
|
|
|
5 |
|
con gái |
═ |
con nuôi của Hạc |
|
|
|
|
chú thích
nhân vật xuất hiện trong truyện đầu |
|
nhân vật xuất hiện trong truyện 2 |
|
nhân vật xuất hiện sau |
|
nhân vật chủ thể của ngôn ngữ |
|
chết yểu |
Các truyện, tựa và chủ thể của ngôn ngữ
0. không, Miên, Tôi
1. Ngày Ngâu Đổ : Miên, Tôi
2. Chim Khuyên Lựu Đỏ : Châu, Tôi
3. Ngược Ḍng : Nhược, nhiều ngôi kể
4. Cỏ Ám : Phượng, Tôi
5. Nến Trong Kẽ Liếp : Miên, Tôi
6. Sao Rơi Về Đất : Miên, Tôi
7. Chim Hao Hút : Vân, Tôi
8. Vức Nắng : con nuôi, nhiều ngôi kể
9. Cuộc Trầm Sát Của Loài Cá Voi : Mân, Tôi
10. không, Miên, Em
Ngay trong đoạn nhập truyện, các nhân vật chính đă có mặt. Qua truyện Ngày ngâu đổ, hầu hết các nhân vật đă xuất hiện. Đủ thấy công phu dựng truyện : truyện ngắn tối kỵ có quá nhiều nhân vật v́ dễ bị loăng.
Saga gia đ́nh này bắt nguồn từ rất xa, xa đến mức những thế hệ đầu hầu như không có tên tuổi, chỉ là những chức năng gia đ́nh và xă hội : Cụ quan Án sát, Ông, Bà quan Tuần phủ, Ông chú quan Bố chánh, Bố Mẹ. Quá khứ truyền thống của ta, một nhân giới trong đó con người chỉ là mắt xích trong quá tŕnh phát triển tự nhiên của một loài sinh vật, không có lư do tồn tại nào cao hơn nối giống nối ḍng, người đàn bà phải đẻ con trai mới đáng kể. Đặc biệt, các bà vợ thường không có tên : vợ các quan lớn, vợ người Nam Bộ của bác Chương, Cô ba, Mẹ của Miên, Người đàn bà Tàu, con gái người đàn bà Tàu… Chính trong thế giới ấy cất lên tiếng nói của sáu người đàn bà : Cô Châu, cô Phượng, cô Nhược, Miên, Mân, con gái nuôi của chị Hạc. Vân, người đàn ông duy nhất có tiếng nói chủ thể, không thuộc gia đ́nh Miên và, theo truyền thống, là kẻ đại bất hiếu : là con trai duy nhất trong gia đ́nh mà không sinh được con trai để nối giống. Dường như chàng chỉ hiện diện để công nhận đàn ông bất lực trước khả năng yêu phong phú, vị tha của đàn bà. Sáu người đàn bà đều cất lời ở ngôi Tôi. Sáu lời khẳng định của sáu con người, sáu thân phận, sáu thế nh́n cuộc đời chung, qua những thời điểm lịch sử khác nhau, qua những môi trường văn hoá khác nhau, dựa vào cùng quá khứ đương đầu với những tương lai khác biệt, kết thành một nỗi đau : làm người. Hơn thế, không chỉ có sáu nhăn quang tạo ra bộ mặt thật nhăn nheo của cuộc sống. Mỗi nhăn quan c̣n đổi thế nh́n, đổi ngôi kể, đột ngột và tinh xảo, từ nó tới tôi, từ tôi về nó, nh́n đời, nh́n ḿnh như nh́n đời và cái ḿnh của người khác.
Saga gia đ́nh này bắt nguồn từ rất xa, từ rất gần. Xa như Trung Quốc, nơi người thanh niên Việt, quan Tuần phủ, tự ư lấy vợ, một công nương Tàu chân c̣n bó, thích làm thơ và lỡ yêu người anh họ nên bị đày ải làm con dâu không chính thức của một gia đ́nh phong kiến Việt Nam. Gần như ta với ta, những đứa con lai nói ngọng tiếng Tàu với giọng Ziao Chỉ, như mẹ chồng hành hạ con dâu, như nỗi đau của Kiều. Đặt tên ấy cho Người đàn bà Tàu lưu lạc qua Việt Nam, dù cố ư hay không, chẳng thể vô t́nh.
Câu chuyện xuất phát từ lời nguyền của quan Bố chánh : tất cả con cháu trai của công nương Tàu sẽ chết yểu. Câu chuyện kết thúc với lời nguyền ngược lại của cô Nhược : tất cả con cháu trai của quan Bố chánh sẽ chết yểu. Và thế thật. Gánh chịu những lời nguyền ấy, những người đàn bà lên tiếng với khát khao yêu phong phú đa dạng của họ.
Lời nguyền không có trong tự nhiên. Nó là ngôn ngữ, sản phẩm đặc thù của con người để ứng xử với nhau. Con người tiếp cận thế giới, cảm nhận cuộc sống, suy nghĩ về kiếp người xuyên qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy, nó học lại của tha nhân. Bước vào nhân giới, con người chỉ là quá khứ của con người. Chính v́ thế tương lai duy nhất của con người là con người. Chính v́ thế định mệnh duy nhất của con người cũng là con người trong cả ba nghĩa : là quá khứ, nó lệ thuộc con người, là hiện tại, nó đơn độc tự do, là tương lai, nó tự tạo. Chính v́ thế, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ai cũng có thể bước qua mọi lời nguyền. Muốn làm điều ấy, phải có gan đập tan lời nguyền, đả phá ngôn ngữ, tái sinh và tái tạo tiếng nói của con người. Tóm lại, phải dám hành hạ văn chương, dám hành văn.
Trong tự nhiên, t́nh cờ có sinh có tử, không có lời nguyền, không có định mệnh. Trên cơ sở ấy – v́ chúng ta cũng là một loài sinh vật – con người sáng tác cho chính ḿnh một thế giới có ngôn ngữ có lời nguyền có định mệnh v́ đó là một thế giới có văn hoá, một nhân giới. Trong văn hoá của ta, lời nguyền kia tạo ra định mệnh nọ. Trong một nền văn hoá mẫu hệ, chắc ǵ người ta thèm để ư tới lời nguyền và định mệnh đó ?
Một lời nguyền khủng khiếp nhất, khát máu nhất, lời nguyền chiến tranh ám ảnh day dứt tác phẩm này.
Sáu người đàn bà nọ dĩ nhiên là sản phẩm của những lời nguyền. Nhưng họ đă lên tiếng, xưng Tôi. Họ không c̣n là sản phẩm thụ động của lịch sử và xă hội nữa. Từ quá khứ chung, mỗi người đă lựa chọn, tự tạo định mệnh của chính ḿnh. Lựa chọn quật cường, có ư thức, Miên gánh cả quá khứ bước qua lời nguyền, mở cửa tương lai. Con bé Tàu lai, Hạc xin ngoài chợ về nuôi và mang sang Pháp, lựa chọn « hồn nhiên » hơn, nhưng không kém đau đớn, nhân đạo. Đứa « đầm con » ngáo ngổ, bất kính ai, cố t́m lại quá khứ, gia đ́nh của ḿnh. Quá khứ và gia đ́nh ấy không là bố mẹ đẻ. Là t́nh thương tự do tự nguyện – có thật trong đời ḿnh – của người mẹ nuôi. Không phải ai cũng lựa chọn như thế. Có người lựa chọn nuôi dài quá khứ, công nương Tàu chẳng hạn : triệt để duy tŕ nghi lễ của gia đ́nh chồng mặc dù gia đ́nh ấy bạc bẽo với ḿnh. Ở đây lóe lên mâu thuẫn muôn thuở trong thân phận đàn bà. Khi cần bảo vệ sự sống và hạnh phúc, nhất là của con, người phụ nữ ít mặc cảm thành kiến hơn đàn ông, dám vượt qua mọi giáo điều truyền thống. Nhưng chính t́nh thương ấy khiến người phụ nữ trở thành kẻ đầu tiên, cơ bản nhất, nhét con vào khuôn phép xă hội, nhồi truyền thống vào nó, từ món ăn, cách mặc cho đến lối xưng hô, lạy lục, chào hỏi, nói năng : đó là cách « tự nhiên » nhất để con được yên thân ở đời. T́nh mẫu tử cũng có thể biến thành cạm bẫy đằm thắm « giết » người… Không ai thương và hận mẹ hơn con.
Gắn với lời nguyền có một tội lỗi, văn hoá nào cũng nghiêm cấm : t́nh dục giữa người thân trong gia đ́nh gần. Dường như điều này có cơ sở sinh học, dù chưa là kiến thức khoa học cũng là nghiệm sinh lâu đời của loài người : nội hôn dễ đưa tới hủy hoại giống ṇi. Từ đó sinh ra những cấm kỵ nặng nề đến mức trở thành điều kiêng nói đến (tabou) mà Freud phát hiện, t́m hiểu cách đây mới khoảng trăm năm. Trong văn hoá Trung Quốc mà ta thừa hưởng, nỗi sợ đó biến thành một nhân sinh quan ngộp thở : nam nữ thụ thụ bất thân, cấm tiệt mọi quan hệ nhục cảm giữa người khác giới tính ngay từ buổi thiếu thời. Khốn nỗi, quan hệ nhục cảm lại là nhân tố cấu tạo con người. Ta cảm nhận thế giới và tha nhân xuyên qua giác quan của ta. Những cảm nhận ấy chính là những giá trị của sự sống[3]. Thiếu chúng, không thể nên người[4]. Không có giác quan, ta mù, điếc, câm, v.v.[5] ta lănh cảm hoàn toàn, không có cả khả năng bập bẹ một lời, nói chi tới tán dóc triết học, mỹ học, đạo đức, t́nh yêu, văn chương, nghệ thuật ! Nếu thế mà ta c̣n khả năng sinh đẻ, ta đáng gọi là máy đẻ. Trong cuộc sống thực, điều ấy không thể thực hiện được. Nhất là ở Việt Nam, nơi bố mẹ thường ôm con ngủ, anh chị em quây quần trong căn pḥng chật hẹp, chị ẵm em, bạn bè gác chân lên nhau ngủ, nơi con người nên người trong ôm ấp, ve vuốt, găi cù, nô đùa vật lộn với nhau hàng ngày. Đó là một phần nhân cách của nó, cắt bỏ đi sẽ tạo ra những con người què quặt, miên man thiếu hụt chính ḿnh. Què quặt đến mức t́nh bạn đượm chút âu yếm, ve vuốt giữa đàn bà với đàn ông là chuyện không thể h́nh dung được, phải nghi ngờ. T́nh nam-nữ quy về quan hệ chiếm hữu, thống trị, giao cấu để nối dài giống ṇi. T́nh người quân tử thực sự như nước mùa thu : trong vắt, lạnh và nhạt. Người bị cắt, xén, gọt, tỉa, xoá nhiều nhất, khốc liệt nhất, chính là người đàn bà[6]. Những trái bom nổ chậm ấy đă tới ngày nổ tung. Thế giới đă mở toang, phụ nữ đời nay đă đ̣i hỏi chỗ đứng chính đáng, cần thiết của ḿnh giữa nhân loại, với tư cách cá nhân b́nh đẳng với nam giới về mọi mặt kể cả nhục dục. Cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ của thế kỷ 20 là cuộc cách mạng sâu rộng đậm nhất trong lịch sử loài người. Nó bắt người đời phải xem lại, định lại quan hệ cơ bản nhất của con người, quan hệ tái tạo con người, không chỉ giới hạn ở chuyện giao cấu, quan hệ nam-nữ. Để làm chuyện ấy, không có mô h́nh, không có tiền lệ, chỉ c̣n nỗi khắc khoải yêu của muôn đời cấm yêu. Chưa có tiểu thuyết Việt Nam nào nêu nỗi khắc khoải vừa cũ kĩ vừa cực mới ấy rơ ràng, phong phú, chân t́nh như tác phẩm này. Mời các bạn thanh niên, nam và nữ, những người chủ của tương lai c̣n khao khát yêu, đọc và suy ngẫm.
Tài dựng truyện đến thế, câu chuyện hiện đại, phong phú, đa dạng như thế, hoài băo lớn thế, nhưng viết thế nào cho độc giả hiểu và cảm ? Đây là điều thú vị nhất của tác phẩm này : nghệ thuật hành văn.
Đặc điểm nổi bật trong văn phong Mai Ninh là nó có hai bộ mặt tương phản.
· chính xác, trong sáng, mạch lạc, khúc chiết. Chấm, phẩy : ngoạn mục. Rất cô đọng, đọc có thể mệt nhoài. Văn của người làm khoa học chính xác. Văn kinh điển[7], h́nh thành ở Pháp trong thế kỷ 17, thịnh vượng suốt thế kỷ Khai Sáng, xuất hiện ở Việt Nam trong những năm khai sinh tiếng Việt ngày nay : 1930-1945. Không phải ai cũng viết thành văn được. Trong tiếng Pháp, phải cỡ Gide, Camus, Saint-Exupéry mới vượt được nó. Chính v́ họ dùng nó để nói nhiều điều rất mới với thời đại của họ. Tiếng Pháp hơn đời ở khía cạnh đó : tính duy lư h́nh thức hun đúc qua mấy thế kỷ, từ Montaigne tới Voltaire. Tiếng Việt ngày nay thừa hưởng phần nào gia tài ấy. Những trào lưu văn học lăng mạn, tượng trưng, siêu thực, dadaïsme, tiểu thuyết mới[8], v.v. đều là những h́nh thái phản kháng sự áp đảo ngộp thở của ngôn ngữ duy lư h́nh thức. Không ai có thể xoá bỏ nó. Nó là kích thước không thể thiếu trong ngôn ngữ của con người, từ cổ tới kim. Phải chăng v́ thế có nhà phê b́nh lư luận văn học phán văn Mai Ninh có lúc hơi Tây ? Than ôi, khả năng lôgích h́nh thức đâu của riêng Tây Âu ! Tạo cho tiếng Việt khả năng biểu đạt nó là chuyện đáng mừng. Thiếu nó, khó mà tiếp thu khoa học, kỹ thuật của Tây Âu. Thiếu nó, đến bao giờ ta mới hết ăn nói hàm hồ để rơ ràng, chính xác, mạch lạc với nhau trong những lĩnh vực cần loại quan hệ ấy ? Thiếu nó, thứ văn chương mù chữ, hỗn loạn, kịch cỡm, lem nhem sẽ tiếp tục ồ ạt lấn áp văn đàn Việt Nam. Chưa kể đến những thứ văn chương linh tinh ḷe đời đang khuếch trương ngay ở nhà ta nhờ ta dốt nát. Đương nhiên, trong tiếng Việt cũng như tiếng Pháp, loại ngôn ngữ đó không thể nói lên tất cả những bộ mặt của kiếp người. Nó không cần văn chương. Văn chương cần nó, nhưng không thể giới hạn ở nó, phải vượt nó.
· có một nỗi đau khó hiểu miên man ám ảnh chữ nghĩa : sự hiện diện lung linh, không nắm bắt được của một con người. Gọi là sự vắng mặt cũng được. Cảm nhận sự vắng mặt ấy nghĩa là đă phát hiện sự hiện diện kia. Ở đây, sự hiện diện của con người chính là sự vắng mặt ! Ở đây hương khói mờ nhân ảnh. Ở đây, con người thấp thoáng sau hương khói bàn thờ, trong gương mặt lờ mờ ám ảnh ḍng văn. Món này, người trong nghề phê b́nh văn chương gọi là sự lùi lại để tạo khoảng cách nghệ thuật, khoảng cách thơ[9], lôi cả triết lư của Husserl, Heidegger, Sartre, thậm chí Derrida ra ví von. V́… lẫn lộn quan hệ giữa người với vật thể và quan hệ giữa người với người. Tại sao cảm nhận kia chỉ thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật thôi ? Viết thế nào mới thể hiện được ? Không thể bàn, sẽ quá dài. Chỉ xin nói : văn Mai Ninh thực hiện điều đó một cách đặc biệt. Có khoảng cách nghệ thuật thật, nhưng rất miên man, ám ảnh như mất mát, thiếu hụt điều ǵ. Như thế, không là cái recul esthétique trong văn kinh điển hay nỗi miên man trong văn lăng mạn, văn nổi loạn của thế kỷ 20. Là văn của người làm khoa học – cứ coi nghệ thuật dựng truyện, cấu trúc câu văn cũng thấy – nhưng không chấp nhận chỉ là thế khi hạ bút hành văn.
Cấu trúc giải thích của câu văn là ưu điểm và nhược điểm cơ bản của văn kinh điển. Mỗi khi câu văn giới hạn ở đó, nó có sự trong sáng mạch lạc của lôgích h́nh thức, của quan hệ giữa người với người xuyên qua quan hệ chung của họ với thế giới vật chất và thế thôi. Nó không thể hiện được quan hệ tổng hợp toàn diện giữa người với thế giới[10]. Khi tôi muốn anh hiểu một khái niệm miêu tả quan hệ chung của chúng ta với thế giới vật chất, để anh hiểu rơ tôi muốn nói ǵ, tôi mời anh vào labô, cùng thực hiện một thực nghiệm. Nhưng khi em muốn anh thấy nền trời hôm nay xanh đến thế nào, em nắm tay anh, kéo anh ra đứng giữa đất trời, cùng em ngắm vũ trụ. Và em… thủ thỉ… hành văn… Tội nghiệp anh quá, anh chết mất… chịu sao thấu ?
Văn Mai Ninh vượt văn kinh điển :
Đă mất Thanh. Sau những cái tát cuồng nộ của ông bố khi bắt gặp tờ thư anh đang ngồi viết cho tôi, Thanh xách xe chạy điên ra đường. Chẳng bao giờ tôi tưởng nổi, đau xé nào khiến anh mất phương hướng giữa bầy xe cộ hoảng loạn, đă lao thẳng, bay vút qua chiếc xe jeep đằng trước rồi đáp xuống, úp hôn mặt đường rướm nhựa. Đứng trưa.
Đoạn văn tả những giây phút cuối đời của Thanh biểu hiện chính xác, mạch lạc những quan hệ vật chất của con người, ai cũng hiểu được. Trên cơ sở đó, tác giả đă khéo lồng những quan hệ nhục cảm và giá trị[11] : những từ gạch dưới, như úp hôn… cái chết, và mất. Ai mất cái ǵ ? Dĩ nhiên là Miên mất Thanh. Nhưng không đơn thuần chỉ Miên mất và cũng không đơn thuần chỉ mất Thanh. Miên mất một cuộc-đời-có-thể của ḿnh. Tùy Thanh hiện hữu hay không ở đời, cuộc đời Miên sẽ khác. Cũng v́ thế, cuộc đời chung của con người mất Thanh, mất chính ḿnh. Thanh mất đi, đời chỉ c̣n một ngọn nắng. Tàn nhẫn quá. Văn đă tàn nhẫn, phải tàn nhẫn tới cùng, tàn nhẫn tới tận nội dung ngơ ngác của chữ nghĩa. Thế mới là t́nh, là hành hạ văn chương, là hành văn.
Câu văn đă súc tích lại dài dễ khiến độc giả ngộp thở. Ngộp thở quá lâu, mất khả năng cảm xúc, như người say đ̣n hết thấy đau[12]. May thay, thỉnh thoảng tác giả « búa » một câu thật ngắn gọn khiến luồng cảm xúc ồ ạt kia đọng lại trong ngôn ngữ, xoáy vào hồn người. Luồng âm nhạc miên man kia bỗng đọng lại trong im lặng. Im lặng của ta. Khi ta chân t́nh đọc văn. Chính nó là nền tảng của mọi âm hưởng. Đứng trưa. Đoạn cuối có mấy câu như thế, rất hay.
Trong văn Mai Ninh, chủ thể của ngôn ngữ được minh định rơ ràng, độc đáo : đó là con người, một con người với bẩy bộ mặt. Thú vị !
Con người nên người nhờ ngôn ngữ. Con người lệ thuộc con người v́ ngôn ngữ. Con người giải phóng con người bằng ngôn ngữ. Con người làm người khi làm chủ thể của ngôn ngữ. Giải phóng con người hay nô lệ hoá nó thể hiện ngay trong văn phong. Hạ bút viết một câu văn, ta nên thả ḿnh xả láng, thể hiện chính ḿnh, kể cả cái ḿnh vô thức, lệ thuộc. Nhưng khi sửa, khi ta nh́n lại chính ta, ta nên ư thức : ta viết như thế để làm ǵ, với ai, v́ ai ? Tại sao làm được ? Xin chớ ngụy biện bằng những triết lư, mỹ học linh tinh : tôi viết cho tôi, v́ tôi và… vài người tri kỷ. Nếu thế thật, đừng bao giờ xuất bản tác phẩm của ḿnh và nhớ đốt hết trước khi đi chầu Diêm Vương. Làm Kafka đâu dễ thế[13].
Có rất nhiều h́nh thái thực hiện điều trên. Ở đây, xin chỉ nêu : Ai làm chủ thể của ngôn ngữ và làm như thế nào ? Sáu người đàn bà trực tiếp kể lại thân phận làm người của ḿnh, nói lên những điều xưa nay đến chết vẫn chỉ có thể rủ rỉ cùng nhau bên ḍng sông trắng.
Đột nhiên ta hiểu v́ sao tác phẩm miên man này có sức giải phóng con người mănh liệt. Muốn giải phóng con người, từng người phải nói thẳng với mọi người, rơ ràng, mạch lạc, những xiềng xích trói buộc nó từ tiềm thức tới ư thức, giải phóng nó khỏi ngôn ngữ nó dùng để tư duy, cảm nhận, thể hiện chính ḿnh trong nhân giới, phải tái sinh, tái tạo ngôn ngữ. Muốn tạo cho nhân giới một h́nh thái yêu đương chưa có tiền lệ, phải tha thiết t́m người, t́m ḿnh, miên man cải tạo và sáng tạo ngôn ngữ. Ở đây ta mới thấy nghệ thuật dựng tiểu thuyết bằng truyện ngắn lợi hại như thế nào. Tác giả đă phát huy ưu điểm tuyệt đối của truyện ngắn : một nội dung, một h́nh thức, tập trung, cô đọng. Từ truyện này qua truyện khác, tác giả thay đổi cách hành văn, thể hiện được từng con người cá biệt trong tư cách làm chủ thể của ngôn ngữ. Chỉ văn chương đích thực mới làm trọn vẹn được. Trong bút pháp của Mai Ninh nội dung hành văn đồng nhất với nội dung cơ bản của truyện. Thế gọi là văn phong của một con người.
Tuy có bẩy người cất tiếng xưng Tôi nhưng xét cho cùng đây đâu phải tác phẩm chung của bẩy nhà văn ! Đây là tác phẩm của một con người. Bẩy thân phận làm người kia là bẩy nét mặt có-thể của một con người. Bẩy tiếng nói kia là bẩy gương hồn có-thể của một tâm hồn. Điều đó khả thi v́ xuyên qua ngôn ngữ con người thực sự là toàn bộ quan hệ xă hội của ḿnh[14], quan hệ với người đời xưa, người đời nay, người của mai sau, v́ tiếng Việt là hồn đích thực của mọi người Việt, v́ tiếng Việt chỉ hiện sinh qua ta, v́ ta là tiếng Việt. Ta nghiệm sinh điều ấy khi lướt qua một đoạn văn ḷng ta quặn thắt, mắt ta nḥa đi. Cái ta này, chính là Miên. Miên là sáu đời phụ nữ Việt Nam phá mồ cất bước, là người mở và khép vở bi kịch.
Nếu ta không nửa chừng khép sách lại, cái ta này cũng đă trở thành một phần nhân cách của ta. Sức cảm hoá, tính cách mạng của văn chương ở đó. Những thế lực vật chất, tinh thần, kể cả tôn giáo, thống trị con người đều bất lực trước nó. Đức giáo hoàng Pie XII cấm đọc tác phẩm của Sartre nhưng tác phẩm ấy cứ lan tràn thế giới, tuôn về Roma. Mọi nẻo đường đều dẫn tới Roma…
Sao lại có thể như thế ? Rất dễ hiểu, cực khó làm.
Rất dễ hiểu : khi từ tôi vang trong đầu độc giả, dĩ nhiên tôi ấy là độc giả. Chứ tôi nào bây giờ ? Điều đó có nghĩa : độc giả đă cho tác giả mượn cái tôi của ḿnh để tái tạo nhân vật. Nhà văn vận dụng ngôi tôi là người kêu gọi tha nhân mở tâm hồn ḿnh, cho tác giả nhập vào nó, cùng nhau sáng tác một tác phẩm nghệ thuật. Tại sao điều ấy khả thi là vấn đề triết học hóc búa không thể dài ḍng ở đây. Độc giả đáp lời bằng cách tiếp tục đọc hay… khép sách lại, điều ta thường làm, chỉ liếc qua giá sách cũng thấy.
Cực khó làm : dù sao độc giả cũng chỉ cho mượn tạm cái tôi của ḿnh một cách hơi bị đặc biệt : độc giả không bao giờ quên hẳn chính ḿnh được. Làm sao ta tin nổi ta là một tiểu thư Hà Nội ở tuổi dậy th́ khi ta chỉ là một thằng Tây con lỗ măng ? Để độc giả có thể cho mượn cái tôi của ḿnh, nhân vật phải có điều ǵ đồng nhất với cái tôi ấy. Điều ấy là cốt lơi của văn chương, tôi gọi là t́nh người. Chỉ có thể thực hiện qua văn phong. Văn phong thiếu điều ấy, độc giả khép cái tôi lại, nhân vật vong mạng. Văn phong là t́nh người đọng lại trong ngôn ngữ qua bút pháp của một con người.[15]
Ôi, phải chi ta được gặp Miên. Biết đâu, nàng sẽ cho ta một gương mặt có-thể của chính ta ?
C̣n nhiều điều đáng bàn. Qua văn Mai Ninh, nhiều vấn đề văn chương kinh điển bỗng lộ một làn môi mới. Nội cái sướng của đàn bà do chính đàn bà mô tả cũng đáng một bài luận văn. Mời bạn đọc tự khám phá. Cứ đọc, sướng vô cùng.
Cuộc hành tŕnh vượt mồ xuất phát từ rất xa, từ Trung Quốc, nôi văn hoá thống trị văn hoá ta. Lịch sử đưa đẩy nó rất xa, tới tận nôi văn hoá Tây Âu đă từng ảnh hưởng văn hoá ta, nước Pháp, nơi cá tính và cá nhân con người bị khẳng định tới mức cô đơn tuyệt đối của cái Tôi mất xác[16], nơi Miên khắc khoải làm người của hôm nay. Tóm lại, đi từ bế tắc tới bế tắc. Nhưng Miên đă biết kết thúc hành tŕnh, vươn qua nấm mồ trong lá thư gửi người bạn gái, ở ngôi sâu sắc, phong phú, độc đáo, dâm dục, âu yếm nhất của tiếng Việt : em.
Từ lâu lắm, từ thuở nào tôi không nhớ nữa, tôi ít khi xưng anh với người khác, thấy điều ấy hiện nay cần thiết. Nhưng tôi vẫn đau đau thiếu hụt, mất mát một điều ǵ. Khép áng văn này, tôi bỗng thèm nghe một tiếng em. Hè hè… văn chương !
08-2004
Phan Huy Đường
[1] Nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam, 2004
[2] Được vận dụng điêu luyện trong truyện Tam Quốc.
[3] Qualités de la vie. Khái niêm triết của riêng tôi, định nghĩa trong Penser librement, Chronique sociale, Pháp, 2000.
[4] Sinh học hiện đại đă phát hiện : những quan hệ nhục cảm tác động trực tiếp vào quá tŕnh h́nh thành cấu trúc của bộ óc.
[5] trong tiếng Việt không có từ nào biểu đạt t́nh trạng đó đối với những giác quan c̣n lại, khả năng cảm nhận bằng mũi, lưỡi và da thịt. Đủ thấy những tabou ấy nặng đến thế nào.
[6] Trong truyện có một người mẹ mài dao thiến đứa con gái hai tuổi, đúng theo tục lệ của một dân tộc Châu Phi.
[7] classique.
[8] romantisme, symbolisme, surréalisme, dadaïsme, nouveau roman
[9] recul esthétique, distanciation poétique
[10] Monde, khái niệm của riêng tôi, định nghĩa trong Penser Librement, Chronique sociale, Pháp, 2000.
[11] Valeur, khái niệm của riêng tôi, định nghĩa trong Penser Librement, Chronique sociale, Pháp, 2000.
[12] Có tác giả cố ư viết như vậy để thực hiện một mục đích khác : làm tan ră ngay cả ư thức của độc giả, đẩy nó vào một thế giới lơ lửng giữa thực-thể và hư-vô. Một đỉnh cao nghệ thuật hành văn này là tiểu thuyết La route des Flandres của Claude Simon, nhà văn Pháp cuối cùng được giải Nobel văn chương.
[13] Bản thân Kafka trước khi chết cũng chỉ yêu cầu Max Brod huỷ bỏ tác phẩm chưa đăng, không tự tay huỷ bỏ.
[14] Karl Marx.
[15] V́ thế văn hay vẫn hay ngay cả sau khi bị dịch.
[16] Je pense, donc je suis. Tôi tư duy, vậy tôi có thực. Descartes.