Thư ngỏ về việc tập TRẦN DẦN – THƠ bị ngưng phát hành
Một hành-động đầy ư nghĩa, đầy giá trị cho tương lai
Trần Dần, một tác nhân chủ yếu trong Nhân văn – Giai phẩm, chết đă hơn mười năm. Nhà nước Việt Nam đă tinh khôn nhận lỗi với chàng, một cách rất Việt Nam tức là không thẳng thắn, rơ ràng. Thôi, cũng được được, thà có c̣n hơn không. Tác phẩm chàng để lại có bài viết đă 50 năm. Thế mà vẫn có người sợ. Đủ thấy, khi ngôn ngữ đă biến thành thơ văn, nó có sức sống vượt kiếp người, vượt khả năng đàn áp, trù dập, tiêu hủy, xuyên tạc hay lợi dụng của mọi quyền lực. Sức sống đó, đương nhiên không là sức sống của người… đă chết. Là sức sống của người đang sống ở đời nay : tác phẩm ấy vẫn có ư nghĩa, giá trị đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Thế mới khiếp !
Lâu nay, nhiều tác phẩm của Trần Dần – sinh mệnh của nhà thơ, nhà văn – vẫn chưa được công bố ngay trong nôi văn hoá của nó. Nhà xuất bản Đà Nẵng đă dám làm chuyện ấy. Quyển Trần Dần – Thơ vừa chào đời liền bị lệnh ngưng phát hành. Sự kiện này đă từng xảy ra đối với nhà thơ nhà văn khác ở Việt Nam. Nhưng chuyến này có chuyện lạ : 7 người trong "làng văn" VN đă viết Thư ngỏ tố cáo lệnh cấm ấy, gửi cho Quốc Hội, v.v. và được ngay 124 người khác hưởng ứng kư tên.
Sự kiện này có mấy đặc điểm quư báu :
1/ Hầu hết những người hạ bút kư tên đang sống, đang làm việc, sẽ sống, sẽ làm việc ở Việt Nam. Không chỉ có "bô lăo", có người c̣n rất trẻ. Họ rất có thể và dễ dàng bị đàn áp, vùi dập, dù không đi tù cũng có thể "mất" tương lai. Họ biết rơ. Và họ đă hạ bút kư tên ḿnh dưới lá Thư ngỏ ấy, tự ghi tên ḿnh vào sổ đen của công an. Thế th́ họ không chỉ hành-động v́ t́nh nghĩa với người đă chết, họ đă hành-động v́ tương lai ở Việt Nam của chính họ và con em của họ, và sẵn sàng trả giá cho hành-động ấy. Họ đă chủ động khẳng định tương lai của chính ḿnh ở Việt Nam.
2/ Họ không chỉ bảo vệ một người đă chết. Đă chết rồi, nó hết cần được bảo vệ, ai làm ǵ nó được nữa ? Ai muốn gây sự với nó, cứ việc gơ cửa Diêm Vương. Chẳng thích thú tí nào. Họ bảo vệ tác phẩm của một nhà thơ. Nghĩa là : họ bảo vệ văn chương, văn hoá, h́nh thái tồn tại vượt cơi chết của một con người. Họ bảo vệ chính họ và chính chúng ta trong tư cách người nói chung và người Việt nói riêng.
3/ Trước hết, họ gửi Thư ngỏ cho Quốc Hội, đại diện của dân – trên danh nghĩa. Sau đó mới gửi cho Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHCN Việt Nam và Ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXHCN Việt Nam, tức là quyền lực chính trị.
Thế th́ họ đă bảo rơ : đời nay, dân là cội nguồn của quyền lực chính trị, quyền lực phi dân chủ là quyền lực phi chính nghĩa.
4/ Họ nêu vấn đề trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, đ̣i hỏi quyền lực phải phục tùng pháp luật.
Thế th́ họ đ̣i hỏi Việt Nam trở thành một nước pháp quyền và đ̣i hỏi pháp luật lấy dân quyền, nhân quyền làm gốc.
5/ Họ không chỉ bảo vệ tác phẩm của một Trần Dần thôi, như thế cũng quư quá rồi, họ c̣n công khai bảo vệ tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, Dương Nghiễm Mậu, Trương Tân và Nguyễn Quang Huy. Đúng là bảo vệ văn chương, văn học, nghệ thuật, văn hoá Việt Nam. Đẹp vô cùng. Ôi, hôm nay Trần Dần đă t́m được nhiều độc giả chính đáng !
6/ "Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lư, mà c̣n bóp nghẹt tự do sáng tạo, ḱm hăm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lư xă hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ v́ lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối th́ cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ." [PHĐ nhấn mạnh]
Thế th́ họ đă đặt vấn đề ở tầm cỡ văn hoá. Văn hoá là nền tảng cuối cùng, cơ bản, của mọi thể chế chính trị có khả năng tồn tại lâu dài trong một thời đại. Một quyền lực phi văn hoá chẳng bao giờ tồn tại lâu đời được, cả lịch sử của thế kỷ 20 đă cho thấy rất rơ.
"Xă hội dân sự", theo định nghĩa của Gramsci bắt đầu như thế này đấy, trong mọi lĩnh vực của cuộc nhân sinh. Nó chỉ h́nh thành được qua hành-động có tư duy văn hoá, nghĩa là có giá trị, cho cuộc chung sống.
Đích thực và hữu hiệu hành-động cho dân chủ, tự do, văn hoá, văn minh là hành-động như thế này, chứ không phải là chửi bới lung tung và hô khẩu hiệu "tự do", "dân chủ" trừu tượng rỗng tuếch. Muốn xây dựng một xă hội dân chủ, không thể chỉ thuê chuyên gia viết vài bộ luật mang ra công bố mà làm được. Trước tiên chính người dân phải học làm chủ tương lai của ḿnh ngay trong ḷng xă hội ḿnh đang sống. Một quyền lực chân chính có thể giúp nó thực hiện điều ấy nhanh hơn. Lănh tụ chính trị lỗi lạc khác chính khách tầm thường ở đó. Nhưng, cuối cùng, chính người dân phải chủ động khẳng định quyền làm chủ của ḿnh th́ chế độ dân chủ mới h́nh thành được. Quá tŕnh ấy đằng đẵng và đôi khi khốc liệt đến thế nào, chỉ cần xem lại quá tŕnh hơn 200 năm h́nh thành chế độ dân chủ tư sản ở Châu Âu th́ thấy.
7/ Sự kiện trên giúp ta một hiểu biết quư báu : lôgíc hành động mới của cái chế độ không chấp nhận phân quyền, chỉ chấp nhận phân công. Đảng lănh đạo bằng lệnh miệng trong bóng tối và đe, cũng trong bóng tối. Nhà nước công khai vác công văn, công an, v.v. đi quản lư xă hội. Quốc hội huưt gió ngắm mây trời lững thững trôi đi : nó làm ǵ có quyền bắt Nhà nước phục tùng luật pháp ! Khi công dân bị oan ức, Đảng vô trách nhiệm, Nhà nước hữu công văn, Quốc hội mậu liên quan, media câm như hến. Phân công ngoạn mục đến thế là cùng !
Phan Huy Đường xin tỏ ḷng quư mến những người đă chủ trương và hưởng ứng Thư ngỏ này.
2008-03-05
Sửa 1 từ : 2008-03-13