NhungNeoDuongQuenLang

 

Những nẻo đường quên lăng

Lời tựa cho tuyển tập truyện ngắn En traversant le Fleuve (Qua sông)

Nhà xuất bản Philippe Picquier. 1996.

Tác giả tự dịch : 02/2008

 

 

Có một lời nguyền không ai thoát được : phải sống vượt cơi chết. Chúng ta chào đời như thú vật trong đau đớn, máu me. Chúng ta chết như thú vật v́ già, v́ bệnh, v́ ngẫu nhiên. Giữa hai thời điểm ấy, chúng ta đă nên người, đă học tư duy xuyên qua một ngôn ngữ. Thế nghĩa là chúng ta là những thực thể văn hoá, những con người. Con người khác thú vật ở khả năng ngôn ngữ. Tinh thần nó là một băi tha ma từ mênh mông. Cất lời, nó tái sinh người chết. Nhưng khi nó thổi sinh khí của nó vào ngôn từ, nó khiến ngôn ngữ đượm những sắc thái khiến nó là một con người biệt lập. Nó không tạo ra những ngôn từ qua đó nó tư duy, yêu, thù hận, tuyệt vọng. Nhưng qua lời nó, một nền văn hoá tái sinh ở đời. Nó nói, vợ nó nghe, con nó nghe thấy, nó viết, có người khác đọc. Khi nó ra đi th́ đă quá muộn, Niết Bàn đă trượt khỏi tầm tay nó, nó hết khả năng chết tốt. Ngôn từ của nó vẫn sống ở người khác, xa đời nó, ngoài nó, bất kể nó. Sự hồi sinh địa ngục này, sự sống vĩnh cửu, cụt cằn, méo mó này, chúng ta không có cách nào cưỡng lại được. Đó là một định mệnh, nó biến chúng ta thành người.

Có một cách giải phóng con người khỏi định mệnh quái đản ấy : tịch thu ngôn ngữ của nó. Không toàn bộ, cũng cần chút ngôn ngữ để ra lệnh, sai bảo chứ, chỉ tịch thu ngôn ngữ riêng của từng người. Để đạt điều ấy, chỉ cần áp đặt một hệ thống tư duy độc tôn, tiến hành độc quyền trên lời nói và lời viết, thiết lập văn hoá "lưỡi gỗ". Điều ấy đă xảy ra ở Việt Nam trong gần nửa thế kỷ. Chiến tranh, với mọi người, chỉ được quyền có một bộ mặt thôi, bộ mặt của anh hùng đấu tranh cho Chính nghĩa. Bộ mặt ấy không hẳn hoàn toàn thiếu sự thực, có một dân tộc thực sự đấu tranh cho độc lập của nước ḿnh. Nhưng bộ mặt đen trắng, duy nhất, quá mức đơn giản ấy, hoàn toàn trừu tượng. Ở đó, nó là một sự gian dối. Khi không c̣n ai có quyền và phương tiện để căi lại nó, năm tháng, các thế hệ trôi đi, sự gian dối biến thành sự thực : nó là biểu hiện bằng tiếng người duy nhất của hiện thực. Cho tới ngày hiện thực nổ tung. Một thế giới mới tự áp đặt, chẳng ai biết nó từ đâu tới, nó sẽ đi về đâu. Đó là cuối thập niên 80. Việt Nam đổ ḿnh vào kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản rừng chiếm hữu trận địa với sự cổ vũ và lời ban khen của những kẻ thù cũ của chính quyền Việt Nam, dưới sự thống trị của một quyền lực bị xâu xé giữa những bè phái ngày càng mafia nhưng vẫn duy tŕ, ngay hôm nay, sự thống trị gay gắt của chúng trên ngôn ngữ và tư duy. Khi những đổi thay của thế ǵới không được nhân hoá qua sự phát triển của ngôn ngữ cho phép diễn giải nó, thế giới hiện h́nh như một quái thai không thể hiểu được. Những nhà văn Việt Nam đang đương đầu với quái thai ấy, xé ḷng, với hai bàn tay trắng, với cái đầu mất định hướng. Chẳng c̣n nhịp cầu nào nối liền thế giới hôm qua với thế giới hôm nay. Giữa những hoài băo hôm qua và thế giới hôm nay, toang hoác một vực thẳm mà họ phải đối đầu chỉ với vũ khí sẵn có trong tầm tay, chẳng ǵ  cả. Sự rạn nứt ấy gặm ṃn từng con người, dù sống ở Việt Nam hay đă di cư ra nước ngoài. Một mặt, có nhục cảm, ư tưởng, giá trị, di sản của một nền văn hoá đă có từ hàng ngh́n năm, mặt khác, chỉ có cuộc hiện sinh trần truồng. Đó là thời điểm phụt lời, khoảnh khắc ngôn từ bập bẹ vụt sống từ da thịt quằn quại của con người để tiêu tan ngay tức khắc trong thể xác của nó và vút lên không ngừng nghỉ. Không có ǵ đau đớn hơn sự lang thang trong đó một cuộc đời bị bẻ găy cố gắng t́m lại cho ḿnh một vóc dáng người, đặc biệt trong giới những người Việt di dân ở Mỹ, Pháp và Úc. Họ biết là họ đă mất tất cả – vĩnh viễn. Quá khứ Việt Nam của họ không có tương lai Việt Nam, văn bản của họ sẽ không được đăng ở Việt Nam, họ không có độc giả, và nếu có th́ họ và độc giả cũng không có chung một thực tại, một thế giới chung. Họ viết văn bằng tiếng Việt, họ không viết đời Việt, họ viết đời họ, một quá tŕnh chết nào đó.

Có một lời nguyền không ai thoát được, lời nguyền không thể quên. Ngôn ngữ không là một di sản mà ta có thể vứt đi, nó khắc sâu trong da thịt, nó cấu trúc hoá khối óc, nó nhuộm ánh nh́n, nó uốn giọng nói. Không ai có thể chiếm hữu nó vô tội vạ. Khi nó mất khả năng thuần hoá hiện thực, nó ră rời trong mê lộ tối tăm của tiềm thức và vụt hiện trong ng̣i bút dưới dạng quái dị kinh hoàng của một hồi ức bềnh bồng, hồi ức của một thời khi ta đă là người, là người Việt, đă sống những niềm vui và nỗi đau hôm nay đă trở thành siêu thực, hồi ức một sự tan vỡ vô phương cứu chữa của nhân cách. Những tiếng nói của kư ức ấy, chúng ta gặp lại trong tuyển tập truyện ngắn này của những nhà văn Việt Nam đang sống ở Việt Nam, Mỹ, Pháp và Úc. Sự khác biệt giữa họ về đề tài, giọng văn, tiếng nói, minh hoạ sự khác biệt về hoàn cảnh và sự khác biệt giữa những nẻo đường quên lăng không thể t́m được.

Lùi ḿnh đau đớn cười cợt một dĩ văng không có tương lai, mê man đắm hồn trong nhục t́nh, trong sự ám ảnh của cơi điên loạn, lănh đạm lao hết ḿnh vào hiện thực không thể hiểu được, hay để mở toang cái quá khứ không thể nên lời, cũng thế thôi : không có lối thoát. Nhưng vẫn phải viết nó. Và họ đă viết. Tuyệt vọng tột độ, lăng quên tột độ, tệ hại nhất, qua đó mà trở thành nhân bản, sẽ sống vượt cơi chết, một khi nó đă nên lời. Ngôn từ bập bẹ như than hồng của một nôi lửa cổ xưa cứ không chịu tắt, mà người đời gọi là Việt Nam, v́ dù sao đi nữa, "Con cháu Người-Đốt-Lửa hăy c̣n." […] "Ngọn lửa thiên thu kia đă có một linh hồn và một tác động vĩnh cửu. Chúng ta ghi nhớ lại, cũng có nghĩa là sẽ đốt lên."

01/1996

© Copyright Phan Huy Duong, 1996