Nội chiến ? Ta cần một cách tiếp cận lịch sử mới
Năm 1992, tôi có đăng một bài về vần đề nay. Từ đó tới nay, nó vẫn ám ảnh tôi. Càng ám ảnh sau 6 tháng thăm người Việt ở Mỹ. Lại ám ảnh qua một cuộc thảo luận với bạn.
Tính khách quan của Lịch sử
Lịch sử khách quan gồm toàn bộ những sự kiện khách quan về một vấn đề. Nó là lịch sử chết, v́ thế mà nó có thể khách quan, ta có thể vận dụng những phương pháp khoa học để thẩm định : sự kiện đó đă xẩy ra nơi nào, ở thời điểm nào, ra sao ? Nơi và thời điểm ở đây là không gian và thời gian của vật lư cổ điển, sao ở đây là sự kiện vật lư. Chúng ta dễ dàng nhất trí với nhau về lịch sử khách quan. Đó là kích thước khoa học duy nhất của môn sử học.
Tính phi nhân bản của lịch sử khách quan
Tự chúng, mớ ḅng bong sự kiện khách quan kia không có ư nghĩa (sens, có thể hiểu được) hay giá trị (valeur, tốt xấu, v.v.) ǵ cả. Chúng là chúng, chấm hết. Lịch sử chết là lịch sử phi nhân tính. Lịch sử chỉ bắt đầu có ư nghĩa, có giá trị qua tầm nh́n của một con người đang sống. Qua đó, nó trở thành lịch sử sống. Lịch sử sống có ư nghĩa, có giá trị v́ người sống có quá khứ, không chỉ của riêng ḿnh, của cả nhân loại, và có tương lai. Nó cần "hiểu" quá khứ kia để khẳng định chỗ đứng hôm nay và ngày mai của nó trong thế giới chung của nó và của đồng loại, và để hành động thực hiện điều ấy. Tóm lại, dù muốn dù không, con người phải gánh lịch sử để làm lịch sử chính v́ nó là người và mọi hành động của nó đều có kiến thức (dù ít hay nhiều, dù sai hay đúng), có suy nghĩ (dù nông cạn hay sâu sắc, "có lư" hay "phi lư").
Kiến thức, phương pháp suy luận, văn hoá
Để có thể "hiểu" được mớ ḅng bong sự kiện khách quan kia con người phải "nối" chúng lại theo một lôgíc nào đó. Trên cơ sở sự "hiểu biết" đó, nó lại phải đánh giá toàn bộ tức là lồng một giá tri nhân bản nào đó vào sự "hiểu biết" kia để lựa chọn thái độ và hành động của ḿnh. Như thế, lịch sử sống có ba kích thước thống nhất với nhau :
1. Kiến thức, trong nghĩa rộng nhất. Gồm kiến thức khoa học (trong nghĩa trên) và những thứ kiến thức khác, kể cả những thông tin phi khoa học.
2. Phương pháp suy luận. Thông thường, ta dùng lôgíc h́nh thức (v́ đó là loại lôgíc cơ bản, có khi duy nhất, ta học được ở trường) để thiết lập những quan hệ nhân quả giữa những sự kiện khách quan khiến cho ta thấy dễ hiểu. Các trường phái "duy vật" đều làm như vậy. Nhưng sau này người ta không ngại vận dụng cả psychanalyse để hiểu. Món này thịnh hành ở Pháp từ mấy chục năm nay (François Furet), đặc biệt trong lĩnh vực lư luận văn học (lịch sử cũng thuộc văn học). Đủ thấy vấn đề có thể linh tinh đến thế nào.
Ứng dụng loại lôgíc này để tiếp cận lịch sử có điều kẹt : đối tượng của nó, tuy có kích thước vật thể (objet), không đơn thuần là vật thể : nó là hành động của con người. Ngoài tính chất vật chất của nó (sự kiện khách quan, preuve matérielle des faits), hành động của con người luôn luôn có thêm nhục cảm, động cơ (kích thước sinh vật, sensation, intention) và t́nh cảm, giá trị (kích thước văn hoá, sentiment, valeur). Hai kích thước cuối không thể thẩm định một cách khách quan được. Do đó, xưa nay chưa ai có thể dùng loại lôgíc ấy mà giải quyết được một cách thoả đáng những quan hệ nhục cảm hay tinh thần của con người. Khốn nỗi, lịch sử chẳng là ǵ khác hơn toàn bộ quan hệ của con người với thế giới xuyên qua quan hệ giữa người với người. Để được việc và để… nên lời ! Không nên lời th́ làm quái ǵ có Lịch sử.
3. Văn hoá.
Nhà sử gia "khoa học" có thể không cần đánh giá những sự kiện lịch sử. Đó là quan điểm thống trị môn khoa học lịch sử trong khá lâu : khách quan, khách quan và khách quan. Không đánh giá (porter un jugement de valeur) những sự kiện lịch sử. Điều đó không ngăn cản, trên cơ sở cùng những kiến thức khách quan, những sử gia khoa học của chúng ta suy diễn ra những lư giải rất khác nhau về những sự kiện lịch sử. Tại sao ?
Người đời thường trong cuộc sống của ḿnh không thể không đánh giá khi tiếp cận lịch sử v́ lư do đơn giản : bản thân ḿnh là lịch sử sống và ḿnh phải xử lư nó để tiếp tục sống. Thí dụ : không đáng nghĩ tới nữa, dẹp qua, lo chuyện khác. Đương nhiên, ta đánh giá lịch sử trên cơ sở một hệ giá trị của một nền văn minh. Một cách thô thiển, tới nay đă từng có những nền văn minh bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, chủng tộc. Tôi tạm bỏ qua những hệ giá trị của những tôn giáo hay triết lư lớn lấy kích thước nhân loại làm nền tảng.
Hiện nay, phổ cập nhất là những hệ giá trị của các nền văn minh dân tộc. Cuộc tranh luận về nội chiến hay không có ư nghĩa trong môi trường suy luận đó. Mọi người có vẻ đồng ư rằng Trịnh Nguyễn phân tranh là nội chiến. Đối với hệ giá trị của ta ngày nay, điều đó hiển nhiên. V́ nó "hiển nhiên", ta tưởng nó là sự thật của muôn đời ! Có chắc thế không ? Các đương sự làm nên khúc lịch sử đó có thấy vậy không ? Chúa Nguyễn và chúa Trịnh có coi nhau là anh em đâu mà nghĩ tới nội chiến hay không nội chiến ? Nói chi tới t́nh anh em, Nguyễn Ánh mà c̣n chút t́nh người th́ đâu nỡ lấy sọ Nguyễn Huệ làm bô đi tiểu. Quan tướng của những lănh chúa ấy lấy đạo trung thần làm đầu liệu có thấy đó là nội chiến chăng ? C̣n dân đen Đàng Trong Đàng Ngoài ? Họ tự thấy là dân nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Trịnh hay là dân Ziao Chỉ ? Chúa Nguyễn, chúa Trịnh, Quang Trung, Gia Long để lại cho tôi lịch sử chết. Vĩnh viễn chết, trong nghĩa này : không c̣n khả năng tạo tương lai. Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích (?), Hồ Xuân Hương, vài vị khác, công thần hay không của các vua chúa nọ để lại cho tôi lịch sử sống của một kiếp người. Sao tôi thèm gặp, không chỉ trong hư cấu, một người đàn bà như Hồ Xuân Hương quá ? Chắc nàng sẽ thấy tôi lạc hậu vô cùng !
Chúng ta dễ dàng nhất trí với nhau về những sự kiện lịch sử khách quan v́ chúng là lịch sử chết. Và điều ấy phù hợp với chúng ta ? Từ nội chiến khiến ta ray rứt v́ nó biểu hiện lịch sử sống. Nó bao hàm sự lựa chọn giá trị và phương pháp suy luận của ta, nó "định nghĩa" ta trong tư cách làm người. Nếu sự lựa chọn đó thuần cá nhân như thích ăn ngọt hay ăn mặn th́ nó phù hợp với lục phủ ngũ tạng của ta, chẳng phiền hà ai, thế thôi, không có ư nghĩa giá trị ǵ cả v́ ư nghĩa và giá trị, về bản chất, là quan hệ giữa người với người, giữa một con người với cả một cộng đồng người bao hàm cả quá khứ và tương lai riêng và chung của mọi người. Để cho sự lựa chọn đó có ư nghĩa, có giá trị, nó phải là sự lựa chọn cho mọi người ! V́ thế mà có nhu cầu thảo luận, tranh luận với người khác ư ḿnh. V́ thế mà đă tranh luận, thảo luận là gay gắt. Một sự "thỏa hiệp" nửa mùa chẳng có thể vừa ḷng ai. V́ thế mà cuộc thảo luận ấy không thể kết luận nhanh chóng được. B́nh thường người ta lịch sự kết thúc nó như sau : anh nghĩ vậy, tôi nghĩ vậy nhưng mọi chuyện cũng tương đối thôi. Điều ấy có nghĩa : chúng ta chẳng c̣n ǵ để nói với nhau nữa, anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, t́nh nghĩa đối ta có thế thôi. Kết quả "hiển nhiên" là : lần sau chúng ta gặp lại nhau trong một môi trường khác thích hợp hơn để "giải quyết" vấn đề, "mần" liền, khỏi tranh luận lôi thôi, mất thời giờ.
Chúng ta cần một cách tiếp cận lịch sử mới
Trong thế kỷ 18 ở Pháp đă h́nh thành một hệ giá trị mới lấy con người "phổ cập" (universel), cá thể, tự do và b́nh đẳng, điền thêm anh em (fraternité) cho bớt rừng xanh, làm nền tảng và lấy phương pháp lư luận khoa học làm phương pháp suy luận. Những giá trị ấy, phương pháp suy luận ấy đă thâm nhập vào và trở thành những nét khá đậm của nhiều nền văn hoá. Những nét thôi, v́ môi trường suy luận chung của thời đại này vẫn là văn hoá dân tộc. Nhiều người tán thành hệ giá trị ấy. Nhưng mỗi khi đụng chuyện cụ thể, những giá trị ấy có thói biến mất, bay lên trời, ít nhất đối với những người ít b́nh đẳng hơn trong những người b́nh đẳng, ít tự do hơn những người tự do. Và họ chiếm đại đa số nhân loại. Hệ giá trị này có hai nhược điểm.
1. Con người tự do b́nh đẳng ở đây là con người trừu tượng, không có trong thực tế. Không có suy luận nào khiến ta thống nhất được giá trị lư tưởng ấy với thực tế. Và cũng chẳng thấy con đường thiết thực nào giúp cho thực tế ngày càng gần lư tưởng, ở mức nhân loại (universel mà !)
2. Đă cá thể th́ khác biệt, đă khác biệt làm sao b́nh đẳng được ? Ở Pháp, mỗi lần đụng tới vấn đề này ta lại được nghe các nhà tư tưởng tiến bộ lao nhao lên những câu kiểu L'égalité dans la différence, B́nh đẳng trong sự khác biệt, nghe rất sướng tai nhưng đằng sau chẳng có suy luận ǵ ra hồn cả.
H́nh thái sâu sắc nhất của hệ giá trị kia được phát triển trong triết lư của Marx, con đẻ chân chính nhất của chủ nghĩa tư bản. Đại khái, Marx giải quyết bế tắc của chủ nghĩa nhân bản tư sản như sau :
1. Con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó. Những quan hệ xă hội đó đương nhiên gồm có những quan hệ xă hội hôm nay, nhưng cũng gồm cả những quan hệ xă hội hôm qua v́ chính chúng đă sản sinh ra những quan hệ xă hội hôm nay và, ít nhất là trong một tương lai gần, những quan hệ xă hội của ngày mai sẽ sinh ra từ những quan hệ xă hội hôm nay. Với tư cách ấy, mọi người "như nhau", b́nh đẳng với nhau, không trong nghĩa bằng nhau (égalité) trong vật lư hay trong luật pháp mà trong nghĩa đồng nhất với nhau (identité của Hegel, Marx, Trần Đức Thảo). Không nhớ trong quyển sách hay bài nào TĐT có viết ư : ḿnh bằng ḿnh v́ ḿnh bằng mọi người. Trong câu cuối của Les mots, Sartre viết chính xác hơn : tout un homme fait de tous les hommes, qui les vaut tous et que vaut n'importe qui (một con người trọn vẹn, h́nh thành bằng cả nhân loại, ngang giá với mọi người và bất cứ ai cũng ngang giá với ḿnh). Trong tư cách ấy, con người là sản phẩm của chính ḿnh. Tóm lại, mọi người cùng bản chất (essence). V́ thế, một đ̣i hỏi muôn đời của con người là được trở thành chính ḿnh (t́m lại được bản chất của chính ḿnh) và được hoà đồng (fusionner) với người khác. Như trong t́nh yêu ấy mà. Hoặc như trong théorie des groupes en fusion (Sartre, Critique de la raison dialectique) tuy ít sướng hơn.
2. Bản chất của con người không là một cái ǵ có thực, tự tại trong thế giới tự nhiên chính v́ nó là sản phẩm của con người, là kết quả của một quá tŕnh "sản xuất người" cụ thể, thể hiện qua những h́nh thái xă hội khác nhau trong lịch sử. Đặc điểm lớn nhất của những quá tŕnh ấy, của những h́nh thái xă hội ấy là : v́ con người c̣n lệ thuộc thiên niên để tồn tại, v́ phương tiện và trí tuệ của nó thấp kém, nó phải dùng chính con người làm công cụ để chiếm hữu thiên nhiên, phát triển sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật và văn hoá. Qua đó, con người đánh mất bản chất của ḿnh, đánh mất chính ḿnh. Khái niệm aliénation (tha hoá) của Marx, nội dung ngược với khái niệm alénation của Hegel, không dính dáng ǵ với khái niệm aliénation của Freud. Do đó, bản chất (essence) và thực-thể (existence) của nó mâu thuẫn với nhau. Do đó, Marx gọi toàn bộ quá tŕnh ấy là thời tiền sử của nhân loại. Lúc nào lực lượng sản xuất phát triển tới mức loài người hết lệ thuộc thiên nhiên th́ lúc ấy mới có đủ điều kiện vật chất (tôi không nói một cách máy móc là có luôn tư tưởng thích ứng nhe) đề thành lập những quan hệ xă hội mới, khác hẳn, cho phép con người t́m lại được bản chất thật của ḿnh ngay trong thực-thể của ḿnh. Lúc đó, con người mới có điều kiện vật chất để sống vừa b́nh đẳng với nhau (như trong xă hội cộng sản nguyên thủy) vừa có cá tính đầy đủ của những cá nhân tự do (khác xă hội cộng sản nguyên thủy), lúc đó tiền sử của nhân loại mới chấm dứt.
Mở rộng đề tài, thêm quan hệ giữa người với thế giới tự nhiên, có quan hệ giữa người với người trong tư cách là một thực-thể tự nhiên và trong tư cách là người (sản phẩm của con người, của chính ḿnh), Marx cũng có những luận điểm lư thú.
Trong toàn bộ những quan hệ xă hội cũng như những quan hệ giữa con người với tự-nhiên, quan hệ cơ bản nhất là quan hệ nam-nữ v́ đó là quan hệ tái tạo con người. Do đó, Marx nhận định : chỉ cần xem vị trí của phụ nữ trong một xă hội th́ biết độ nhân của xă hội ấy. Các chàng lăng tử sống tại Pháp và Tây Âu hẳn đă từng nếm mùi phong trào giải phóng phụ nữ ở đó. Có ba trường phái lớn dựa vào ba hệ tư tưởng lớn : Freud (ở Pháp : Mouvement des femmes, cánh Antoinette Fouque), Sartre-Beauvoir, và Marx.
Triết lư của Marx giải quyết mâu thuẫn giữa bản chất (essence) và thực-thể (existence) như thế. Tôi tóm tắt như sau, với ngôn ngữ què quặt Phúlăngsa : L'aliénation humaine s'achève quand son essence sociale se reconnaît dans son existence individuelle, quand son essence humaine se reconnaît dans son existence naturelle (Sự tha hoá của con người chấm dứt khi bản chất xă hội của nó tự nhận diện trong thực thể cá biệt của nó, khi bản chất người của nó tự nhận diện trong thực thể tự nhiên của nó.)
Ở đây, tôi không bàn suy luận của chàng trong vấn đề này đúng sai thế nào. Tôi chưa có khả năng làm chuyện ấy. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần dựa vào và vượt những hệ giá trị và suy luận kiểu ấy th́ mới có thể tiếp cận lịch sử của thế kỷ 20, của chính ta và của mọi người một cách nhân đạo. Nếu chúng ta không đóng góp được một tí ǵ để góp phần xây dựng một sử quan kiểu ấy, tôi mong thế hệ gánh vác "di sản" khốn nạn của tôi và của những người khắc khoải kiểu tôi sẽ mau chóng làm được.
01-2004