6 VanDeBocLotLaoDong

Vấn đề bóc lột lao động

Thảo luận với Vũ Quang Việt

Anh Việt thân,

Tôi xin thảo luận về bài :

Vấn đề bóc lột lao động

nh́n từ lư thuyết giá trị thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại

Tôi sẽ thảo luận ở 2 mức.

Chung : tôi tŕnh bầy một số suy nghĩ của tôi trong việc tiếp thu tư tưởng của Marx và vài khái niệm kinh tế đặc thù của Marx. Như anh biết, ngay thời Marx c̣n sống, tác phẩm của ông đă khơi nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều cách hiểu sai ngay trong hàng ngũ đồng chí của ông.

Cụ thể, chi tiết : tôi góp ư về bài của anh. Tôi dựa vào văn bản của anh, tŕnh bầy ư kiến của tôi trong ghi chú ở cuối trang. Đối với tôi, đó là cách thảo luận chân t́nh nhất. Ghi chú của tôi in đậm để dễ phân biệt với ghi chú của anh. Ở một vài nơi, v́ quá dài, tôi góp ư ngay trong bài : [PHĐ… ]. Cũng in đậm.

Tôi dựa vào quan điểm macxít. Dĩ nhiên, theo tôi hiểu.

Sau đây, những tài liệu tôi dùng, theo trí nhớ, v́ không có thời giờ t́m bới để trích dẫn. Trí nhớ tôi tồi nhưng trong đề tài này lại khá v́ đây là những quyển sách tôi đă đọc đi đọc lại cả chục lần, có khi đă tóm tắt để kiểm soát tiếp thu của ḿnh. Theo tôi, ta hiểu một tác giả khi ta đạt khả năng tŕnh bầy lại tư tưởng của người ấy với khái niệm và ngôn ngữ của chính người ấy.

1.   L’idéologie allemande và Etudes philosophiques, Marx et Engels, Editions Sociales.

Marx đă nhiều lần tuyên bố : toàn bộ những kiến thức ông có được trong các lĩnh vực khác nhau đều dựa vào triết lư vừa duy vật vừa biện chứng của ông. Triết lư ấy h́nh thành qua sự phê phán (1842-1845) thế giới quan duy vật nhưng phi biện chứng của Feuerbach và phương pháp suy luận biện chứng nhưng duy lư của Hegel.

Trong những ‘tác phẩm’ này (thực sự là một số đoạn văn, tài liệu t́m lại được của thời 1842-1844 và những đoạn trích từ những tác phẩm khác trong đủ thứ lĩnh vực) ông cũng bàn tới kinh tế và chủ nghĩa cộng sản.

Nói chung, khi Marx hay Engels dùng những từ ‘biện chứng’ hay ‘duy vật’ để nói tới tác phẩm của họ, họ đề cập tới thế giới quan và phương pháp suy luận biện chứng duy vật của họ. Cụm từ này chỉ xuất hiện sau khi họ đă chết.

2.   Misère de la philosophie, Marx, Editions NRF, La Pléiade.

Marx đă viết : đây là quyển sách đầu tiên tŕnh bầy một cách khoa học, tuy dưới dạng bút chiến, cách suy nghĩ chung của ông và Engels. Quyển sách này đề cập rất nhiều tới kinh tế. Nó phê phán toàn bộ tư tưởng của Proudhon. Đây là một tác phẩm ít ai chú ư, kinh tế gia cũng như triết gia. Lénine, trong Bút kư triết học, có đoạn b́nh luận thú vị về triết học liên quan tới khúc Marx phê b́nh những khái niệm kinh tế của Proudhon !

3.   Contribution à la critique de l’économie politique. Editions Sociales.

Đây là tác phẩm kinh tế gốc của Marx. Chính ông đă tuyên bố : đó là kết quả của 15 năm nghiên cứu môn kinh tế học. Lúc chắp bút viết quyển sách này, ông đă có cái nh́n toàn cục và chi tiết về kinh tế, đă thảo ra đề án toàn bộ của tác phẩm kinh tế của ḿnh :

J’examine le système de l’économie bourgeoise dans l’ordre suivant : capital, propriété foncière, travail salarié ; État, commerce extérieur, marché mondial.

Marx là người đầu tiên và, theo tôi, là người duy nhất có một cái nh́n tổng hợp và thống nhất giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Chưa kể cái nh́n tổng hợp về nhân giới : kinh tế, xă hội, lịch sử, trí tuệ, khoa học, kỹ thuật, tâm lư, văn hóa, v.v. Chuyện toàn cầu hoá, ông đă nêu lên từ lâu như khuynh hướng tất yếu, không thể cưỡng lại được của h́nh thái kinh tế xă hội tư bản. Đọc bài vở hôm nay về đề tài này, tôi có cảm tưởng đọc truyện cổ tích, tất nhiên dưới h́nh thái ngôn ngữ hiện đại.

Tựa dự định của quyển sách này, lúc đầu, là Tư bản nói chung. Nhưng nó chưa đề cập tới khái niệm tư bản. Chỉ giải quyết hai vấn đề : giá trị của hàng hoá, sự lưu thông của hàng hoá và bản chất của tiền tệ.

Tự so sánh ḿnh với tiền nhân, Marx nhận xét : Ricardo (và Smith) là người đặt ra nền móng khoa học cho môn kinh tế học khi Ricardo quy giá trị của hàng hoá về thời gian lao động. Nhưng khái niệm thời gian lao động của Ricardo quy về thời gian vật lư (đo bằng đồng hồ, đây là khái niệm thời gian của lôgíc h́nh thức, của vật lư cổ điển) và như thế dẫn tới bế tắc, không giải thích được những hiện tượng cụ thể của kinh tế thị trường (thời đó gọi là kinh tế hàng hoá), bất cứ kinh tế thị trường nào chứ không chỉ kinh tế thị trường tư bản của thời ông ; như ông nói, thị trường có từ thời Bàn Cổ (antédiluvien).

Phê phán học thuyết của Smith và của Ricardo (có nhiều phê phán c̣n dùng được nguyên xi, ngày này, đối với khối lư thuyết gia dám định nghĩa khái niện giá trị của hàng hoá !) ông phân tích những h́nh thái[1] khác nhau của lao động và của thời gian lao động để kết luận : giá trị của hàng hoá được quyết định bởi thời gian lao động nói chung, trừu tượng, với lượng cần thiết đối với xă hội (travail général abstrait en quantité socialement nécessaire). Và ông khẳng định : tôi là người đầu tiên phân biệt được sự khác biệt giữa những h́nh thái lao động đó. Đó cũng là đóng góp đặc thù của ông trong lĩnh vực t́m hiểu kinh tế hàng hoá, bản chất của tiền tệ.

Đây là quyển sách ít được kinh tế gia chú ư (kể cả lúc nó ra đời). Có lẽ có một lư do mà chính Marx cũng đă đề cập : v́ ông hơi bị ghẹo duyên với ngôn ngữ của Hegel nên nhiều người không hiểu. Theo tôi, những khái niệm, phương pháp suy luận và ngôn ngữ ông vận dụng đều biện chứng nên những người được giáo dục trong hệ suy luận lôgíc h́nh thức (hầu hết trí thức thời ông và thời nay) khó tiếp thu.

10 năm sau, chắp bút viết Tư Bản Luận, ông tóm tắt quyển sách này trong 3 chương đầu. Đó cũng là 3 chương khó hiểu nhất. Engels đă phải khuyên ông ấy viết lại cho dễ hiểu hơn, nhưng ông không chịu.

4.   Le Capital, Livre I,Tome 1,2,3, Editions Sociales.

Marx đă khẳng định : ông đă viết lại bản dịch tiếng Pháp của Roy, văn bản này phải coi như nguyên bản, kể cả đối với người sành tiếng Đức. Phải công nhận, Marx sử dụng tiếng Pháp tuyệt vời. Có lẽ v́ thế mà triết gia và nhà văn Tây Âu mê một số đoạn trong tác phẩm này[2]. Trong 3 quyển sách này Marx đưa ra 2 định nghĩa cơ bản mà ông coi như đóng góp đặc thù của ông cho môn kinh tế chính trị học : sức lao độnggiá trị của sức lao động. Đó là những khái niệm cho phép hiểu được lôgíc vận động của h́nh thái kinh tế tư bản.

5.   Penser librement

Xin lỗi, đây là quyển sách trả nợ đời của tôi. Chỉ sau khi viết xong quyển sách này (năm 2000) tôi mới có cảm tưởng hiểu Marx (kể cả trong môn kinh tế), hiểu Sartre. Tuy quyển sách đề cập tới đủ thứ vấn đề, từ tư duy khoa học tới nghệ thuật và văn chương, nội dung duy nhất của nó là : tư duy biện chứng là ǵ ? (Lúc đầu, tôi muốn đăng nó dưới tựa Dialectique, nhà xuất bản bảo : sẽ chẳng có ma nào nó mua). Chương 6 tập trung vào một đề tài : tư duy biện chứng duy vật của Marx, sự nhất trí trong phương pháp luận và sự khác biệt trong cách đặt vấn đề (sic) giữa Marx và Engels, sai lầm cơ bản của Sartre (cũng là người vận dụng tài t́nh phép biện chứng).

Những ǵ tôi viết ở đây có ư nghĩa trong référentiel đó.

Một số ư chung

1.   Nền tảng triết lư của học thuyết kinh tế macxít

Theo tôi, không nắm được điều này th́ không thực sự hiểu được Marx, nói chi đến phê phán. Tất nhiên là phê phán lư thuyết. Ngoài ra, mấy chục năm qua người ta vẫn thường xuyên đưa đám Marx. Cụ này chết dai thật !

Marx, Engels và Lénine là những tác giả duy nhất vận dụng được một cách triệt để phương pháp suy luận biện chứng duy vật để phân tích kinh tế. Sau đó, không có ai cả, hoặc duy vật máy móc như Staline, hoặc biện chứng nửa vời như Mao.

Những khái niệm Marx dùng (hàng hoá, giá trị, sức lao động, v.v.), cách suy luận và ngay cả ngôn ngữ của ông phải được hiểu một cách biện chứng (từ đây, tôi dùng từ biện chứng trong nghĩa biện chứng duy vật). Thí dụ : giá trị của sản phẩm tự hiện thực (se réaliser) dưới h́nh thái giá trị trao đổi xuyên qua sự trao đổi hàng hoá. Chính sự trao đổi sản phẩn (giữa những con người !) biến sản phẩm của lao động thành hàng hoá (transforme le produit en marchandise). Nếu ta hiểu mấy động từ se réalisertransformer theo nghĩa thông thường (và đó là cách hiểu lờ mờ của nhiều người) th́ 2 câu trên không có ư nghĩa ǵ cả !

2.   Hàng hoá

Phải hiểu như h́nh thái hàng hoá của sản phẩm của con người. H́nh thái đó không có từ muôn đời và cũng chẳng vĩnh cửu ! Để nó xuất hiện phải hội tụ rất nhiều điều kiện về mọi mặt do loài người tạo ra qua lịch sử h́nh thành và phát triển của những cộng đồng người. Từ khi con người biến thành người (lại ngôn ngữ biện chứng !) bằng cách tự sản xuất những đồ ḿnh cần để sống, không hoàn toàn lệ thuộc thiên niên nữa, nó đă không ngừng sản xuất. Trong một thời gian rất lâu, trong những h́nh thái kinh tế xă hội khác nhau, hoặc không có h́nh thái hàng hoá của sản phẩm, hoặc chỉ có ở mức lặt vặt, không thường xuyên. Ngay ngày nay, vẫn có những cộng đồng người không sống qua kinh tế hàng hoá. Để cho h́nh thái hàng hoá của sản phẩm xuất hiện, ít nhất phải có hai điều kiện :

a/ năng suất lao động phải cho phép con người sản xuất một sản phẩm với một khối lượng lớn hơn khả năng hay nhu cầu tiêu thụ nó. Điều này lại đ̣i hỏi lực lượng sản xuất đă đạt một mức độ nhất định (kỹ thuật, năng khiếu, khoa học…), phân công - phối hợp lao động, v.v.

b/ ‘Người’ sản xuất phải có toàn quyền sử dụng những sản phẩm dư thừa, phải là người tự do và b́nh đẳng với người khác (kẻ trao đổi sản phẩm với ḿnh) mới có thể mang nó đi trao đổi với một người khác có tư thế như ḿnh. Tôi viết ‘Người’ trong nghĩa : không nhất thiết là một cá nhân. Trong kinh tế gia tộc, có trao đổi lao động, có phân công – phối hợp lao động để sản xuất, có phân phối sản phẩm, có ít nhiều sản phẩm thừa so với khả năng hay nhu cầu tiêu thụ của công đồng gia tộc, không có h́nh thái trao đổi hàng hoá trong nội bộ gia tộc, không có sự trao đổi sản phẩm trên nguyên tắc lượng giá trị cân bằng (échange d’équivalents, à valeur égale). Xuyên qua một hệ thống quyền lực nào đó, gia trưởng hay hội đồng gia tộc chẳng hạn, cộng đồng ấy có thể mang số sản phẩm dư thừa trao đổi với cộng đồng khác. Ở thời điểm đó, ở ranh giới của cộng đồng, h́nh thái hàng hoá xuất hiện, thị trường xuất hiện.

Cho rằng tôi làm kỹ sư trong một nhà máy sản xuất xe hơi. Đối với chủ vốn tư bản và người đại diện họ để điều động kinh doanh (tư bản chức năng, ông tổng giám đốc chẳng hạn) tất cả, kể cả con người, đều là hàng hoá. Nhưng đối với tôi, những chiếc xe lững thững ra ḷ mỗi ngày chỉ là sản phẩm của lao động của tôi và những người cùng làm việc với tôi, không thể là hàng hoá được : tôi không thể mang nó ra chợ bán lấy tiền bỏ túi. Đối với tôi, chỉ có hai loại hàng hoá : sức lao động của tôi tự hiện thực thành hàng hoá dưới h́nh thái tiền lương và những sản phẩm bầy trên thị trường tự hiện thực dưới h́nh thái hàng hoá qua h́nh thái giá mua.

*

Tôi lải nhải lại những luận điểm của Marx với ngôn ngữ của ông để làm nổi bật sự khác biệt giữa tư duy biện chứng và tư duy lôgíc h́nh thức. Tư duy biện chứng không phân tích bản thể của bất cứ điều ǵ v́ nó coi khái niệm bản thể (être-en-soi, Kant) là một khái niệm duy tâm, không có nội dung thực. Tư duy biện chứng phân tích quá tŕnh vận động của mọi sự vật, sự kiện để t́m hiểu quy luật vận động của chúng. Do đó, tư duy biện chứng vừa rất cụ thể : trong kinh tế hàng hoá, người ta có thể trao đổi một số đôi giầy lấy một cái nhà mà không ai thấy bị thiệt cả, mọi người đều coi như một sự trao đổi cân đối về lượng ! Nếu không như thế, khoa học kinh tế là chuyện phiếm. Đó là cách đặt vấn đề của Aristote và Marx cho rằng Aristote là người đầu tiên đặt vấn đề một cách đúng đắn. Dựa vào nhân sinh quan của Aristote, ông c̣n giải thích được tại sao Aristote không lư giải được chuyện kỳ lạ ấy ! Nhưng tư duy biện chứng lại cũng rất trừu tượng, tổng hợp : đằng sau h́nh thái hàng hoá của sản phẩm của lao động, có cả lịch sử h́nh thành, vận động, phát triển về mọi mặt của những xă hội loài người. Đối với kiểu suy luận đó, thiếu cái nh́n tổng hợp về nhân giới, không thể hiểu, không thể quy định một cách đúng đắn vị trí, vai tṛ của những lĩnh vực kiến thức khác nhau cũng như những mối liên hệ hữu cơ giữa chúng. Ở Marx, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xă hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, thậm chí văn chương và nghệ thuật không bao giờ tách rời nhau. Đọc Tư Bản Luận, thấy liền.

Tóm lại, đối với Marx, hàng hoá (và đặc biệt h́nh thái tiền tệ của nó) là một quan hệ xă hội h́nh thành trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định trong quá tŕnh phát triển của nhân loại, nấp sau h́nh thái quan hệ giữa vật thể với vật thể. V́ thế mà nó khó hiểu, đôi khi có dáng dấp phù phép. Nó là kết quả của một quá tŕnh vật thể hoá quan hệ giữa người với người.

Trong Tư Bản Luận, sau khi phân tích xong những khái niệm hàng hoá, giá trị, tiền tệ, Marx giễu cợt các kinh tế gia với một chương nổi tiếng : Le caractère fétiche de la marchandise et son secret. Sau này, trong thế kỷ hai mươi, nhiều triết gia, văn nghệ sĩ, nhà làm văn học, xă hội học, tâm lư học mê tít tḥ ḷ, bàn tới bàn lui những khái niệm réification, chosification, aliénation với ít nhiều hơi hám… kinh tế học macxít ! Có thể một cách vô thức. Người cuối cùng chơi tṛ này mà tôi biết là triết gia hậu hiện đại Derrida. Chàng đă táng cho độc giả cả một quyển sách xung quanh đề tài này, Spectres de Marx. Quyển đó chứng tỏ chàng có thể hành văn hay trên cơ sở nhập nhằng, nhưng hoàn toàn không hiểu ǵ cả về kinh tế chính trị học và biện chứng pháp của Marx.

3.   Giá trị

Khái niệm giá trị gắn liền với khái niệm hàng hoá. Đây là khái niệm gốc của môn kinh tế học, ít nhất đối với kinh tế thị trường. Vứt nó đi, môn kinh tế học chẳng khác ǵ văn chương : bất cứ lư thuyết kinh tế nào cũng phải dựa vào nó v́ đó là đơn vị đo lường chung của kinh tế hàng hoá. Những lư thuyết gia kinh tế khác nhau cơ bản ở việc định nghĩa khái niệm này. Những người chấp nhận cùng một định nghĩa thuộc cùng một hệ tư tưởng, dù có ư thức hay vô thức, dù lư thuyết của họ khác nhau, mâu thuẫn với nhau đến đâu đi nữa. Cũng như đối với khái niệm hàng hoá, Marx khác hẳn tất cả các lư thuyết gia khác ở chỗ khái niệm giá trị của ông được định nghĩa một cách duy vật biện chứng trong khi các lư thuyết gia khác đều định nghĩa theo lôgíc h́nh thức. Do đó, không thể sắp xếp Marx vào trường phái kinh tế cổ điển hay bất cứ trường phái kinh tế nào. Học thuyết của ông không nằm trong khuôn khổ của lôgíc h́nh thức.

Vấn đề này đă bàn sơ sơ trong điểm hàng hoá, không trở lại nữa. Ta chỉ cần xem xét sự khác biệt giữa Ricardo và Marx th́ thấy rơ. Cả hai đều quy giá trị của hàng hoá về thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hoá. Nhưng Ricardo ngừng ở đó và thời gian lao động của ông là thời gian vật lư của lôgíc h́nh thức. Marx th́ khác. Ông phân tích tỉ mỉ những h́nh thái khác nhau của lao động và những yếu tố liên hệ : cụ thể, trừu tượng, giản đơn, phức tạp, cá thể, xă hội, v.v. Toàn là những cặp phạm trù tương phản trong lôgíc biện chứng. Song song là những h́nh thái khác nhau của giá trị : giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và, cuối cùng : giá trị. Trong Contribution à la critique de l’économie politique, ông mới chỉ phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi và khẳng định : lượng giá trị trao đổi bằng lượng lao động nói chung, trừu tượng (travail général, abstrait). Phải 10 năm sau, trong Tư Bản Luận, ông mới phân biệt giá trị trao đổi với giá trị và đưa ra định nghĩa cuối cùng : giá trị là lao động nói chung, trừu tượng [với lượng] cần thiết đối với xă hội (travail général, abstrait [en quantité] socialement nécessaire).

Đọc Marx, người suy luận theo lôgíc h́nh thức có thể kết luận : giá trị thực trong trao đổi hàng hoá là một giá trị trung b́nh quyết định bởi một lượng thời gian lao động trung b́nh để sản xuất một sản phẩm, xoá bỏ những sự khác biệt giữa những h́nh thái cụ thể của lao động và giữa những cá nhận hay tập thể sản xuất cùng một sản phẩm. Và như thế, hiểu sai. Lượng lao động cần thiết đối với xă hội không có nghĩa đó. Marx và Engels đă từng giải thích : bất kể có bao nhiêu thời gian lao động trong sản phẩm, nếu sản phẩm ấy không đáp ứng một nhu cầu của xă hội, giá trị của nó [đối với xă hội] là 0 ! Có nghĩa là sẽ không ai mua cả : sản phẩm không biến thành hàng hoá. Điều này có thể kiểm nghiệm mỗi khi xẩy ra nạn sản xuất thừa : thà vứt sản phẩm không có giá trị c̣n hơn tốn tiền lưu kho. V́ sao có hiện tượng đó ? V́ sản xuất không có kế hoạch chung ở mức xă hội, tự phát theo cảm nhận, ư muốn của những cá nhân cô lập, v.v.

Ở Marx thế nh́n vĩ mô (lượng lao động cần thiết đối với xă hội) thống nhất với thế nh́n vi mô (giá trị của một hàng hoá) như thế.

Câu hỏi đặt ra : vậy làm sao quy định được lượng lao động cần thiết đối với xă hội để sản xuất một sản phẩm là bao nhiêu ? Trả lời : trong h́nh thái kinh tế xă hội tư bản, nó do thị trường quyết định một cách mù quáng, nói theo ngôn ngữ lôgíc h́nh thức. Nghĩa thực là : không ai quyết định được, mạnh ai nấy sản xuất, lúc đem ra trao đổi mới biết được. Với khả năng xử lư thông tin ở thời ông, quá dễ hiểu.

Đó mới là cơ sơ lư luận đúng đắn của lư thuyết : Cung-Cầu quy định giá trị. Nó hoàn toàn giải thích được hiện tượng giá cả (trong ngôn ngữ của Marx : h́nh thái giá cả của giá trị, forme prix de la valeur) xoay quanh một giá cả trung b́nh biểu tượng cho giá trị. Nó cũng giải thích được sự vô giá trị hoá những sản phẩm quá dư thừa và sự phá sản của một số công ty muốn spéculer trong một số lĩnh vực của thị trường. Cuối cùng, nó giải thích được nạn sản xuất thừa.

Nhưng thị trường không nhất thiết là nơi duy nhất quyết định a postiori cái ǵ cần thiết hay không cần thiết cho xă hội, với lượng bao nhiêu mỗi lúc. Trong một nền kinh tế có kế hoạch, con người cũng có thể quyết định điều đó một cách tương đối chính xác. Thí dụ, trong 30 năm phát triển kinh tế mănh liệt của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế của Pháp là một nền kinh tế có kế hoạch dưới sự chỉ đạo tập trung của nhà nước (Commissiariat du Plan của De Gaulle) trong một số lĩnh vực chiến lược. Cuối thời kỳ đó, khoảng 1/3 nền kinh tế Pháp bị chi phối trực tiếp hay gián tiếp bởi các xí nghiệp quốc doanh. Trong thời gian đó, nói chung, dựa vào học thuyết của Keynes, cả Tây Âu cũng làm vậy và cũng thành công. Công lớn của Keynes là đă vạch ra được đ̣n bẩy thích hợp để đưa thế nh́n vĩ mô vào việc lănh đạo và chỉ đạo kinh tế.

Ngày nay, trong nhiều nước, trong những lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, truyền thông, v.v. người ta vẫn lập những kế hoạch sản xuất cho 10, 20, thậm chí 50 năm tới, bất kể thị trường ‘nói’ ǵ hôm nay ! Và đó không phải là chuyện ngu xuẩn.

4.   Sức lao động, giá trị của sức lao động, giá trị thặng dư

Đây là những khái niệm gốc để hiểu lôgíc vận động của tư bản.

Theo Marx, tư bản h́nh thành và chỉ có thể h́nh thành trong quá tŕnh giao lưu hàng hoá : mua (bất cứ cái ǵ) để bán (cho bất cứ ai) để kiếm lời, và cứ thế, vô tận v́ trong sự vận động này điều duy nhất thay đổi là lượng và tăng lượng là một khả năng vô cùng tận.

Nguyên tắc cơ bản của giao lưu hàng hoá là : trao đổi ngang giá trị. Bỏ nguyên tác này đi, không nên mơ tưởng đến tính khoa học trong kiến thức kinh tế. Ông đă phân tích tỉ mỉ vấn đề này khi phê phán các lư thuyết kinh tế có ở thời ông, tôi không nhắc lại.

Nhưng nếu mua bán luôn luôn ngang giá, không thể có lời, không thể có giá trị thặng dư, và như thế không thể có tư bản, tiền (gía trị) không thể biến thành tư bản được : giá trị không đẻ ra giá trị, tiền không đẻ ra tiền. Nh́n ở thế vi mô, có thể có nơi, có lúc, có người mua đắt, có người bán rẻ, có người lời có người lỗ. Nhưng ở thế nh́n vĩ mô, lời của người này bù lỗ của người kia, không ở đâu, không lúc nào có điều ǵ sản sinh ra giá trị thặng dư.

Kết luận : giá trị thặng dư và do đó tư bản chỉ có thể xuất hiện ngoài quá tŕnh giao lưu hàng hoá.

Mâu thuẫn phải giải đáp : giá trị thặng dư phải h́nh thành trong và ngoài quá tŕnh giao lưu hàng hoá.

Với lôgíc h́nh thức, ngàn đời cũng không giải quyết được mâu thuẫn này. Với lôgíc biện chứng duy tâm, chỉ có thể giải quyết được bằng… thơ hay phân tâm học. Với lôgíc biện chứng duy vật, Marx giải quyết như sau :

a.   Nguồn gốc của giá trị thặng dư phải có ngay trong giao lưu hàng hoá.

b.   Trao đổi hàng hoá phải trao đổi ngang giá trị. Vậy giá trị không thể là nguồn gốc của giá trị thặng dư.

c.   Ngoài trao đổi giá trị, trong giao lưu hàng hoá chỉ c̣n lại một điều : người ta trao đổi những giá trị sử dụng khác nhau, tất nhiên là trên nguyên tắc ngang giá : nhà cửa, giầy dép, v.v. Giá trị thặng dư chỉ có thể xuất phát từ giá trị sử dụng !

d.   Người ta trao đổi những giá trị sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người. Nhưng mùa hàng rồi tiêu thụ nó th́ cả giá trị sử dụng lẫn giá trị đều tiêu vong để tái sinh con người, không có giá trị thặng dự.

e.   Vậy, giá trị thặng dư chỉ có thể có được nếu có một hàng hoá có giá trị sử dụng đạc thù sau : khi sử dụng nó, nó sản sinh ra một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó. Quả nhiên, trong thị trường tư bản, có một hàng hoá có đặc điểm đó : sức lao động của con người. Nhà tư bản ra chợ mua nó đúng giá trị của nó (không có lừa lọc, gian trá, áp bức) và như mọi người mua hàng đem nó ra dùng tức là khiến nó lao động và, ôi huyền thoại, sản phẩm lao động của nó có một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó. Nhà tư bản đem sản phẩm đó ra thị trường bán đúng giá trị và… có lời ! Như thế, mua đúng giá, bán đúng giá mà có lời ! Đó là h́nh thái bóc lột đặc thù của chủ nghĩa từ bản. Nó đ̣i hỏi sự hiện diện trong thị trường của một hàng hoá đặc biệt : con người tự do b́nh đẳng, có toàn quyền bán chính ḿnh[3], nhưng ngoài thân xác của ḿnh ra không có cái ǵ có thể mang trao đổi với ai để nuôi thân trong suốt một đời người. Chứ c̣n sự kiện bóc lột sức lao động, đời nào chẳng có (ít nhất từ ngày xă hội cộng sản nguyên thủy tan ră) và chẳng có ǵ khó hiểu cả. Ở đây, kinh tế, xă hội, lịch sử, văn hoá thống nhất một cách mâu thuẫn với nhau trên cơ sở một tŕnh độ phát triển nào đó của lực lượng sản xuất cho phép kinh tế hàng hoá h́nh thành và trở thành h́nh thái kinh tế thống trị xă hội.

f.    Cần phải nói rơ : lao động thặng dư cần thiết cho mọi h́nh thái kinh tế có tái sản xuất mở rộng v́ ngoài chuyện tái sản xuất sức lao động và duy tŕ phương tiện sản xuất (khấu hao) c̣n phải phát triển phương tiện sản xuất, tăng tích lũy. Chỉ trong kinh tế tư bản nó mới thể hiện dưới h́nh thái giá trị thặng dư. Chính v́ phương thức sản xuất tư bản vận động xuyên qua thị trường và quy luật vận động của nó bị quy luật trao đổi ngang giá trị của thị trường che lấp nên điều ấy trở thành khó thấy, khó hiểu.

Tôi không đi vào chi tiết thêm, chỉ nêu hai nhận xét.

a.   Dẹp bỏ thị trường lao động[4] th́ coi như dẹp bỏ h́nh thái kinh tế xă hội tư bản. Cứ coi những khủng hoảng kinh tế, cải tổ xí nghiệp ngày nay cũng đủ thấy. Vấn đề đầu tiên và giải pháp cuối cùng vẫn là : giảm phần lương trong sản xuất, đào thải người làm công hay thế họ bằng người làm công ở những nước có sức lao động rẻ hơn. Tất cả những ǵ Marx khẳng định trong vấn đề này, ngày nay vẫn đúng, vẫn kiểm nghiệm được. Chỉ khác điều này : thị trường đó ngày càng toàn cầu hoá. Thế nh́n vĩ mô của hôm nay không thể giới hạn ở mức quốc gia.

b.   Giá trị của sức lao động. Tôi không nhắc lại những luận điểm của Marx mà tôi thấy rất đúng. Thời ông th́ chỉ có thể do thị trường quy định a postiori thôi. Thời nay, có hơi khác. Người ta đă biết tính khá chính xác giá thành của nó. Chỉ coi bộ Giáo Dục của Pháp lập ngân sách mỗi năm cũng thấy. Cách tính toán rất phù hợp với những luận điểm của Marx trong Tư Bản Luận. Cần những ǵ, quy thành tiền là bao nhiêu, để sản xuất những loại sức lao động khác nhau như kỹ sư, tốt nghiệp đại học, v.v. họ đều tính trước được. C̣n giá bán của từng loại lao động (tức là giá trị đích thực đối với xă hội), nói chung, thị trường cũng không tới nỗi điên loạn.. Con tôi chưa ra trường đă biết ḿnh có thể bán sức lao động của ḿnh khoảng bao nhiêu.

Tất nhiên, ngoài phần đóng góp của nhà nước c̣n phần đóng góp của bản thân người làm thuê : nuôi cón cái, dậy chúng nên người, từ biết đứng, biết đi đến biết nói, v.v. Phần này, Marx cũng tính trong lương của người làm thuê.

5.   Vấn đề phê phán học thuyết kinh tế của Marx

Tôi tŕnh bầy lại mấy khái niệm gốc trong học thuyết kinh tế của Marx v́ nếu ta muốn phê phán học thuyết ấy th́ ta không thể dùng những khái niệm ấy trong nghĩa thông thường của nhà trường : ta sẽ phê phán học thuyết của ai ai chứ không phê phán học thuyết của Marx.

Tuy nhiên, phải nói ngay : tŕnh bầy ấy sơ sài. Trong tư duy biện chứng, mọi hiện tượng cụ thể đều là thể thống nhất của vô vàn nguyên nhân. Điều này đúng ngay cả đối với sự vận động của vật chất nói chi tới sự vận động của thế giới sinh vật và thế giới người. V́ thế mà phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể (định nghĩa của Lénine về phép biện chứng) là chuyện khó. Vừa phải phát hiện và phân tích được mâu thuẫn cơ bản nhất, trừu tượng nhất, quyết định về lâu dài, (thí dụ : sự phát triển của lực lượng sản xuất tùy thuộc kiến thức khoa học và kinh nghiệm (know how) của con người) vừa phải phân tích được thể thống nhất giữa mâu thuẫn ấy và những mâu thuẫn khác dẫn tới sự h́nh thành cụ thể của hôm nay, của lúc này, để có thể hành động kịp thời và hữu hiệu. Thí dụ : ở Việt Nam trong mấy chục năm qua kiến thức của người Việt học được ở nước ngoài mang về Việt Nam có nhiều khả năng mai một hơn là khả năng được sử dụng đúng mức và phát triển. Do đó, mặc dù Laurent Schwartz[5] đă đánh giá rằng sau chiến tranh, VN có một lực lượng trí tuệ vào bật nhất ở Đông Nam Á (hơn Nam Triều Tiên và Thái Lan) mà lực lượng sản xuất của VN không những không tiến mà c̣n lùi. Thí dụ : bản chất của tư bản th́ như Marx phân tích, nhưng những h́nh thái vận động cụ thể của nó th́ muôn dạng : thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tài chánh, tiền tệ, v.v. Con người chỉ có thể tác động vào sự vận động đó xuyên qua những h́nh thái cụ thể đó thôi. Nhưng bất kể tác động vào một h́nh thái nào cũng sẽ tác động vào những h́nh thái khác. Nhưng không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản, không bao giờ thay đổi được cụ thể một cách cơ bản.

Một điều nữa đáng suy nghĩ. Marx đă phân tích được mâu thuẫn cơ bản làm động lực và động cơ (chuyện người mà !) cho sự vận động, phát triển của h́nh thái kinh tế chính trị tư bản. Nhưng chính ông cũng khẳng định : sự phát huy kiến thức của con người là vô tận. Từ thời ông tới ngày nay, h́nh thái kinh tế thống trị thế giới vẫn là tư bản. Nhưng đă có bao nhiều sự phát triển, đổi thay mới. Bản thân học thuyết kinh tế của ông cũng cần được phát triển. Sau đây, liên hệ tới mấy khái niệm trên, có mấy vấn đề có thể nên suy ngẫm, nghiên cứu để phát triển học thuyết ấy.

6.   Giá trị sử dụng

Marx khẳng định : điều kiện cần thiết để một sản phẩm có giá trị là nó phải có giá trị sử dụng, phải đáp ứng một nhu cầu của người khác trong xă hội[6]. Trong thời ông, nhu cầu cấp bách nhất của con người là tiêu thụ sản phẩm vật chất (vẫn đúng với đại bộ phận nhân loại trong thời kỳ toàn cầu hoá này). Do đó, và có thể do cách nh́n của ông hơi bị duy vật thái quá, hơi bị thiếu biện chứng nên ông có khuynh hướng thu giái trị sử dụng vào quan hệ giữa người và thiên nhiên, tức là giá trị sử dụng tồn tại trong những chức năng vật lư và sinh học của sản phẩm : ăn được, mặc được, dùng được cho việc này việc nọ. Từ đó, ông cho rằng chỉ có lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất trong xí nghiệp (lao động của công nhân, kỹ sư, người quản lư, tổ chức sản xuất, v.v.) mới tạo ra giá trị. Tóm lại, chỉ có tư bản công nghiệp (capital industriel) mới tạo ra giá trị sử dụng và giá trị. Tất cả những hoạt động kinh tế khác, tuy cần thiết, đều không tạo ra giá trị, chỉ chia chác giá trị thặng dư nẩy sinh trong công nghiệp : thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, v.v. Có lẽ điều này đă khiến Sartre[7], một bạn đường của phong trào cộng sản của thế kỷ 20, thốt lời đau cắt ruột : nhà văn là kẻ vô dụng (inutile), ăn bám giai cấp thống trị. Ở đây, rơ ràng Marx không trung thủy với triết lư của chính ḿnh ! Nếu giá trịlao động nói chung, trừu tượng, với lượng thời gian cần thiết đối với xă hội th́ tất cả những lao động cần thiết kia đều tạo ra giá trị sử dụnggiá trị v́ chúng… cần thiết cho xă hội. Tất nhiên trong phạm vi lượng thời gian cần thiết. Chúng cần thiết v́, nói theo ngôn ngữ của Marx : giá trị sử dụng (cần thiết để có giá trị) chỉ trở thành ḿnh (chỉ hiện thực) xuyên qua hành động tiêu thụ nó (la valeur d’usage se réalise à travers l’usage, la consommation). Nhưng để thực hiện chuyện đó, cần phải có người mang giá trị sử dụng đó vào tầm tay của người tiêu thụ. Quả táo có giá trị sử dụng khi ta chén nó. Để nó mục ở một xó th́ giá trị sử dụng của nó là… vứt đi. Nhưng để người Giao Chỉ chén được một quả táo sản xuất ở Pháp, cũng cần phải có hành động kinh tế của con người và hành động đó cũng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị. Trên cơ sở tư duy biện chứng duy vật của Marx, không thể giới hạn giá trị sử dụng trong h́nh thái quan hệ giữa người với tự nhiên, phải nới rộng khái niệm đó với quan hệ giữa người với người để cùng chiếm hữu tự nhiên. Chịu khó một tí, có thể mở rộng ra quan hệ giữa người với người để tái tạo nhân giới. Như thế, không những nhà buôn, dịch vụ, ngân hàng, luật sư, chuyên viên tin học, et j’en passe, v.v. đều có thể tạo ra giá trị mà ngay cả nhà văn J.P. Sartre cũng có ích (utile) cho xă hội, cũng tạo ra giá trị (không chỉ tinh thần, bạn ra tiệm sách mua thử, thấy liền). Nói liều một tí, ngay cả nhà toán học mơ màng với những lư thuyết vu vơ cũng có thể tạo ra giá trị. Trên cơ sở macxít đó, toàn bộ những hoạt động kinh tế mà các kinh tế gia cộng sản của thế kỷ 20 xếp vào loại phi sản xuất có thể đưa vào sản xuất kinh tế. Định nghĩa giá trị sử dụng như vậy phù hợp với tư duy biện chứng duy vật : giá trị sử dụng biểu hiện quan hệ giữa người với thế giới tự nhiên (con người ăn quả táo để sống) xuyên qua quan hệ giữa người với người (người này mang quả táo tới cho người kia sơi). Nó cũng hợp nhất với định nghĩa giá trị của Marx : quan hệ giữa người với người (phân công và trao đổi lao động) xuyên qua quan hệ giữa vật với vật (trao đổi hàng hoá). Cả 2 đều biểu hiện quan hệ tổng hợp giữa người và thế giới (theo định nghĩa trong Penser Librement) : vật chất, sinh vật và tinh thần, xuyên qua thời gian và không gian.

Theo tôi, phê phán Marx để phát triển học thuyết kinh tế của ông là như vậy. Trong tất cả những học thuyết khác của Marx đều có những vấn đề tương tự.

7.   Học thuyết kinh tế của Marx và quá tŕnh toàn cầu hoá

Nếu chúng ta gọi con mèo là con mèo, quá tŕnh toàn cầu hoá ngày nay chính là quá tŕnh chủ nghĩa tư bản bành trướng trên toàn cầu, về mọi mặt, đúng theo lôgíc vận động của bản thân nó, ngày càng nhanh, càng mănh liệt v́, hôm nay, không c̣n lực lượng nào có khả năng ngăn cản nó. V́ thế, những khái niệm kinh tế cơ bản và phương pháp suy luận của Marx vẫn rất cần thiết để hiểu quá tŕnh vận động này, kể cả dưới những h́nh thái mới nhất của nó như quyền lực áp đảo của tư bản tài chính và những mâu thuẫn nó tạo ra, tầm quan trọng quyết định của tri thức, thông tin trong sản xuất, quản lư, kinh doanh, v.v., để hiểu những lư thuyết, tranh luận ư thức hệ của đời nay.

Những khuynh hướng cơ bản nhất của quá tŕnh này hoàn toàn ăn khớp với những phân tích của Marx. Có thể kể sơ sơ :

A. Toàn cầu hoá thị trường tư bản[8], lùa cả nhân loại vào một thị trường chung dưới một chế độ luật siêu quốc gia.

B. Toàn cầu hoá thị trường sức lao động, biến toàn bộ sức lao động thế giới thành hàng hoá trong một thị trường càng ít luật lệ rằng buộc càng tốt. Ép sức lao động nước này cạnh tranh với sức lao động nước khác để hạ thấp giá trị của sức lao động ở mức toàn cầu (trên cơ sở phân công lao động xă hội ở mức toàn cầu). Tạo một đội quân thất nghiệp dự bị (armée de chômeurs de réserve) khổng lồ ở mức toàn cầu.

C. Biến tất cả thành hàng hoá, thiên niên, sản phẩm vật chất của con người cũng như tri thức khoa học, văn hoá và nghệ thuật.

D. Không ngừng tập chung tư hữu phương tiện sản xuất ở mức toàn cầu. Thí dụ : hiện nay, người ngoại quốc nắm 42,6% cổ phiếu của 40 hăng tư bản lớn nhất ‘của Pháp’ (CAC 40) ; khoảng 200 người lĩnh mỗi năm một số lợi tức bằng lợi tức của hơn một tỷ người nghèo nhất trên thế giới.

E. Không ngừng tăng tỷ lệ thặng dư, tỷ lệ bóc lột ở khắp nơi. Không ngừng tăng phần chia chác cho tư bản. Ở các nước châu âu, đây là một đề tài tranh luận lớn giữa các đảng phái chính trị : giảm thuế, giảm đóng góp vào các quỹ xă hội (prélèvements sociaux, retraite, v.v.), hủy bỏ hay hạ mức lương tối thiểu… Giới hạn chi tiêu của nhà nước, đặc biệt trong những lĩnh vực xă hội, v.v.

Xin ngừng ở đây, không th́ mất ngủ mất.

Nói chung, ngày nay, ngay tại các cường quốc tư bản, nhà nước cơ bản đă mất khả năng chi phối kinh tế, đang biến thành công cụ quản lư xă hội của và theo nhu cầu của giai cấp tư bản.

Ở đâu có áp bức, ở đó nẩy sinh kháng cự, dưới h́nh thức này hay h́nh thức nọ. Những lực lượng kháng cự quá tŕnh toàn cầu hoá tư bản, ở đâu cũng có. Quá tŕnh này càng phát triển, những lực lượng kháng cự sẽ càng đông. Vấn đề lớn, thử thách đối với nhân loại hôm nay là : không hiểu địch thủ của ḿnh, không bao giờ thủ thắng được. Đó là bế tắc tư tưởng hiện nay của những người c̣n lư tưởng. Đối với họ, những phân tích của Marx về cốt lơi của h́nh thái kinh tế xă hội tư bản hoàn toàn không thừa.

8.   Vấn đề giai cấp

Theo định nghĩa kinh tế của Marx, giai cấp vô sản gồm toàn bộ những người chỉ có thể tồn tại trong xă hội với điều kiện bán sức lao động của ḿnh cho chủ tư bản[9].

Trong nghĩa đó, quá tŕnh vô sản hoá nhân loại đang khai triển ngày càng mạnh, càng nhanh, ở mức toàn cầu.

C̣n giai cấp tư bản ngày nay, gồm những ai ?

Đây là đề tài đáng nghiên cứu, có thể cần phải phát triển học thuyết của Marx đúng theo những nguyên lư và phương pháp suy luận của nó.

A. Tư bản sở hữu đơn thuần. Một nhúm người nắm một khối lượng tư bản khổng lồ. Hàng chục hay trăm triệu người, tập trung ở các nước tư bản phát triển, mỗi người nắm một ít cổ phiếu trong một vài hăng ḥng chia chác chút giá trị thặng dư.

B. Tư bản chức năng đơn thuần. Cả một từng lớp người được xă hội tư bản đào tạo để gánh vác trách nhiệm khai thác vốn tư bản, quản lư nhà nước theo quyền lợi của giai cấp tư bản (xưa là quốc gia, nay là quốc tế). Có thể sắp vao đây những vị tổng giám đốc tuy họ cũng có ít cổ phiếu (do ḿnh mua hay do không bán stock options, giữ cổ phiếu)

C. Tư bản vừa sở hữu vừa chức năng. Toàn bộ những vị tiểu chủ trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau, vừa là chủ cổ phiếu vừa là người chỉ huy hoạt động của công ty của ḿnh. Rất giống anh tư bản thời ‘hoàng kim’. Đang bị nguy cơ vô sản hoá. Thành phần này khá đông. Không nên lẫn lộn với những người hành nghề tự do, bất kể h́nh thái luật pháp của họ như thế nào : không mua và bóc lột sức lao động của người khác (trực tiếp hay gián tiếp), không trở thành tư bản. Ngày nào thành phần này tiêu vong trong quá tŕnh phát triển của chủ nghĩa tư bản, ngày đó giả thuyết siêu tư bản của Kautsky trở thành hiện thực. Trên lư thuyết, có thể.

D. Tư bản ư thức hệ. Điều này không có trong học thuyết kinh tế của Marx. Gramsci có bàn với khái niệm xă hội công dân (société civile) cũng không thuộc lĩnh vực kinh tế học. Tôi chỉ có nhận xét sau : bất cứ h́nh thái kinh tế xă hội nào cũng cần có một bộ phận người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và vinh danh nó trong lĩnh vực kiến thức, tư tưởng. Thí dụ, trong xă hội quân chủ của Châu Âu, có biết bao nhiêu trí giả đă viết về quy chế ba thành phần như sự phân định của Chúa : la Noblesse, le Clergé et le Tiers-État. Hay tuyệt ! Noblesse và Clergé th́ có TÊN. Phần c̣n lại, không biết gọi với tên ǵ nên gọi là… đồ c̣n lại, Tiers-Etat ! Thú vị quá !

Ngày xưa đă vậy. Ngày nay có nhiều yếu tố mới : tầm quan trọng của dư luận, của media. Có cả một từng lớp người, trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, tồn tại bằng việc bảo vệ và vinh danh (với phê phán, truyền thống quư báu của văn học tư sản Châu Âu) chủ nghĩa tư bản. Những người này, bất kể t́nh cảm chân thực của họ, có thể sắp vào khái niệm tư bản ư thức hệ hay không, tôi chưa dám khẳng định. Tôi đặt vấn đề. V́ nó có thực.

Liên quan tới đề tài ta đang thảo luận, có một vấn đề quyết định : sử dụng và phổ biến những khái niệm nhập nhằng. Thí dụ, dùng cụm từ kinh tế thị trường thay cho kinh tế thị trường tư bản, toàn cầu hoá thay cho toàn cầu hoá tư bản, giá trị của lao động thay cho giá trị của sức lao động, v.v. là dùng những khái niệm nhập nhằng. Con người tư duy bằng ngôn ngữ. Tư duy bằng ngôn ngữ nhập nhằng dễ bị ảnh hưởng, chi phối, lạc hướng.

9.   Vấn đề nhịp vận động của tư bản và nhịp sống của con người (cụm từ này dở, không chính xác, cycles humains, thời gian cần thiết để nên người, để tiếp thu kiến thức cần thiết cho… v.v. Tóm lại, thời gian cần thiết để tái tạo hay tạo sức lao động thích hợp với một tŕnh độ của lực lượng sản xuất)

Một quy luật của tư bản là t́m cách không ngừng rút ngắn quy tŕnh sản xuất và ṿng quay của tư bản.

Rút ngắn quy tŕnh sản xuất để tăng tỷ lệ giá trị thặng dư. Nhà tư bản nào cũng mơ nhà nước cho phép sản xuất 3 ca, kể cả thứ 7 và Chúa nhật.

Rút ngắn quy tŕnh sản xuất cho phép rút ngắn ṿng quay của tư bản. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại này :

·     giới hạn nguy cơ tư bản cố định mất giá v́ kỹ thuật lỗi thời (obsolescence)

·     ứng dụng nhanh chóng những phát minh khoa học, kỹ thuật, chiếm hữu siêu lợi nhuận, chiếm phần thị trường.

Điều thú vị : không phải thị trường quyết định ṿng quay đó là bao nhiêu năm mà là nhà nước (tỷ lệ khấu hao hợp pháp) ! V́ sao ? Để xem sẽ có lư thuyết gia nào chứng minh rằng sự can thiệp ấy của nhà nước hạn chế tăng trưởng kinh tế hay không. Chứng minh được lắm chứ !

Song song đó, quá tŕnh đào tạo người lao động ngày càng lâu, nhưng thời gian sức lao động được đào tạo phù hợp với kỹ thuật sản xuất mới ngày càng rút ngắn. Do đó nảy ra đề tài : phải biết học suốt đời. Nói th́ ngon, nhưng làm sao đ̣i hỏi mọi người có khả năng ấy đến 50, 60 tuổi trong mọi ngành nghề ?

Sự so le này có thể trở thành một vấn đề kinh tế, xă hội, văn hoá lớn : nhịp vận động của tư bản mâu thuẫn với nhịp sống của con người.

10. Bản chất, vai tṛ, vị trí của tư bản tài chính, những mâu thuẫn của nó và những vấn đề nó tạo ra

Để dịp khác.

*

Thôi, ta đi vào phần sau. Thảo luận của tôi nằm trong ghi chú ở cuối trang, gắn với những đoạn gạch đít trong bài.


Vấn đề bóc lột lao động

nh́n từ lư thuyết giá trị thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại

Vũ Quang Việt

10/04/02 sửa lại 06/05/2002 sau buổi hội thảo tại Hà Nội

Lư thuyết giá trị thặng dư đă được Marx sử dụng để phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hoạt động hoàn toàn tự do mà không bị các định chế nhà nước ràng buộc và kiểm soát[10]. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-30, kéo dài đến thế chiến lần thứ hai đă khiến các nhà kinh tế đặt lại vai tṛ của nhà nước[11] đối với chế độ tư bản hoàn toàn tự do này. Có thể nói Keynes là nhà kinh tế đi đầu trong việc nhấn mạnh đến vai tṛ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế[12]. Kinh tế tư bản phục hồi và từ đó dù vẫn tiếp tục trải qua nhiều khủng hoảng nhưng nó cũng chứng tỏ sức sống mănh liệt của nó trong việc phát huy tiềm năng con người về khoa học kỹ thuật và đưa tiềm năng này vào phát triển kinh tế[13]. Trong khi các nước tư bản t́m mọi cách cải cách th́ xuất hiện một mô h́nh kinh tế mới của các nước xă hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, lấy hoạch định kinh tế làm cơ sở trong đó nhà nước đóng vai tṛ chủ chốt về mọi mặt của cuộc sống, nhưng về mặt kinh tế th́ nắm toàn bộ giá trị thặng dư[14], tập trung vào tích lũy để phát triển là điểm mấu chốt. Mô h́nh mới này vận động tổng hợp được sức mạnh của khoa học kỹ thuật và tiềm năng thiên nhiên sẵn có cũng như sự hy sinh của con người đă tạo được đột biến trong phát triển[15] cho Liên Xô, nhưng rồi do năng suất thấp kém[16], tiềm năng con người bị đè bẹp trong hệ thống nhà nước hoạch định ngày càng quan liêu hoá, vài người nghĩ cho nhiều người, nền kinh tế Liên Xô đă đi đến chỗ phá sản. Các nước khác do sống nhờ vào sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng có số phận tương tự. Thực tế này cho thấy để giải quyết vấn đề người bóc lột người trong một chế độ kinh tế tư bản, mà lư thuyết thặng dư nói tới, kinh tế hoạch định kiểu cũ không phải là giải pháp[17]. Mục đích xoá bỏ người bóc lột người vẫn sẽ tiếp tục là mục tiêu của những người cấp tiến trong đó có những người theo chủ nghĩa Marx[18], nhưng kinh nghiệm thực tế[19] vừa qua đ̣i hỏi việc nh́n nhận lại lư thuyết thặng dư và từ đó đúc kết nhằm đưa đến một cái nh́n mới về xă hội không c̣n bóc lột lao động[20] hay ít nhất là về một xă hội mà t́nh trạng bóc lột được giảm thiểu tới mức tối đa. Bài viết này là nhằm mục đích đó.

 

Lư thuyết thặng dư của Marx

 

Mác giải thích thặng dư giá trị như sau : “H́nh thức đúng đắn của quá tŕnh này do đó là M-C-M’, M’ = M+DM=tổng số ban đầu cộng thêm phần tăng thêm. Phần tăng thêm này, phần vượt giá trị ban đầu này tôi gọi là giá trị thặng dư.”[21] Thặng dư như vậy là quá tŕnh chuyển lượng tiền ban đầu (M) qua sản xuất hàng hoá[22] (C) để đem về được lượng tiền M’ lớn hơn[23].

Thặng dư giá trị bao gồm cả lăi và lợi nhuận như Mác viết : “Nhà tư bản[24] tạo ra[25] thặng dư giá trị – nghĩa là rút tỉa lao-động-không-trả-công thẳng từ người lao động và gắn nó vào hàng hoá - thật ra là người đánh cắp[26] ban đầu[27], nhưng không phải là người sở hữu cuối cùng thặng dư giá trị này. Anh ta phải chia cho các tay tư bản khác, như chủ đất, v.v[28]. Thặng dư giá trị do đó bị phân thành nhiều phần, rơi văi cho nhiều thành phần dưới nhiều dạng[29] như lợi nhuận, lăi, lợi nhuận của nhà buôn, tiền thuê, v.v.”[30]

Ư niệm giá trị thặng dư của Marx có thể tŕnh bày theo thống kê kinh tế hiện đại trong bảng 1.

 

Bảng 1 : Phân phối doanh thu và thặng dư theo ư niệm thống kê hiện đại

 

 

Giá hàng hóa

 

Trừ

Chi phí sản xuất

 

 

Hàng hoá và dịch vụ dùng trong sản xuất

 

 

Lương bổng

Giá trị tăng thêm tính vào GDP

 

Thuế sản xuất

 

Khấu hao

Bằng

Gía trị thặng dư

Trừ

Lăi trả cho vốn vay ngân hàng và vốn cổ phần

 

Lợi nhuận

[PHĐ : Cách tŕnh bầy này có một chức năng : làm mờ cốt lơi của vấn đề. Đó là cách nh́n tự nhiên của người tư bản. Bảng 1 đă xoá nội dung cơ bản của học thuyết của Marx. Xin xem bảng đó với sửa chữa của tôi sau đây.]

 

 

Giá trị của sản phẩm(31)

Trừ

Chi phí sản xuất

 

Khấu hao(32) cho tái sản xuất đơn giản

 

Hàng hoá (33) và dịch vụ(34) trong sản xuất

 

Lương(35)

Bằng

Giá trị thặng dư

Trừ

Thuế sản xuất(36)

 

Điều kiện sản xuất(37)

 

Lăi trả cho ngân hàng

 

Đầu tư cho tái sản xuất mở rộng

Trừ

Lăi trả cho chủ cổ phiếu

C̣n

Lợi nhuận của xí nghiệp(38)

[PHĐ : chú thích

(31) Thể hiện dưới h́nh thái tiền tệ. Rất bấp bênh : giá trị thực, cũng thể hiện dưới h́nh thái tiền tệ, chỉ biết được khi bán được sản phẩm. La valeur d’échange se réalise à travers l’échange. Chính quá tŕnh trao đổi ấy biến sản phẩm thành hàng hoá, biến lao động thành giá trị, quy giá trị biệt lập (thời gian cá nhân hay thời gian trung b́nh trong một xí nghiệp để sản xuất sản phẩm) vào thời gian lao động cần thiết đối với xă hội. Giá bán thực tế biểu hiện lượng giá trị đó.

(32) Như trên. Trong học thuyết của Marx, phương tiện sản xuất không tạo ra giá trị, chỉ chuyển lại giá trị sẵn có (lao động chết) qua sản phẩm. Và muốn làm được chuyện ấy, phải được lao động sống tác động để biến thành sản phẩm mới. Do đó mà có câu văn nổi tiếng : lao động chết hút máu lao động sống. Điều này, nhà quản lư tư bản cũng hiểu rất rơ. Nó liên quan tới nhu cầu thu ngắn quy tŕnh sản xuất, đặc biệt gay gắt khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh trong sản xuất để tránh hiện tượng obsolescence (giảm giá v́ lỗi thời) mà Marx cũng đă phân tích. Tuy vậy, giá trị đó không do người lao động đương thời làm ra.

(33) Phương tiện sản xuất cần thiết, chứ không phải là bất cứ thứ hàng hoá nào. Người quản lư tư bản rất hiểu điều đó : khi cần, họ cắt xén ngay những thứ không cần thiết. Thị trường cũng vậy và gay gắt hơn : giá trị trường. Ở đây, có vấn đề điều kiện sản xuất như đất đai, Marx phân biệt rất rơ khi nghiên cứu vấn đề Rente foncière.

(34) Không nên vơ đũa cả nắm vao đây. Dịch vụ là một vấn đề kinh tế lớn của thế kỷ 20. Thời Marx tầm quan trọng của nó trong quá tŕnh sản xuất trong xí nghiệp không đáng kể nên ông không nghiên cứu sâu. Duy vật mà. Vấn đề này cần được nghiên cứu riêng kỹ lưỡng trước khi có thể lồng vào học thuyết kinh tế của Marx. Một thí dụ. Tôi mua dịch vụ của một anh kỹ sư để giúp việc. Đúng theo Marx, đây là lao động sản xuất phức tạp có tạo giá trị mới và giá trị thặng dư mặc dù tôi mua nó dưới h́nh thái dịch vụ không mua dưới h́nh thái người làm công. Nếu anh kỹ sư đó làm việc độc lập (free lance) nếu tôi trả giá dịch vụ vừa đủ để anh ấy tái tạo sức lao động của ḿnh, th́ tôi đă chiếm đoạt được toàn bộ giá trị thặng dư do anh ấy tạo ra. Nếu tôi trả hơn, có chia chác giá trị thặng dư. Nếu anh ấy là nhân viên làm thuê cho một công ty khác, có thể có chia chác giá trị thặng dư theo một tỷ lệ nào đó giữa 2 công ty.

(35) Giá trị của sức lao động biểu hiện bằng tiền lương.

(36) Đây chỉ là một h́nh thái của một phần của giá trị thặng dư. Nếu không tạo ra được giá trị thặng dư, lấy ǵ trả thuế ! Cũng chẳng có nhà nước nào đánh thuế lỗ hết. Chẳng có ǵ khó hiểu cả. Đối với anh tư bản chức năng, tiền lời là số tiền c̣n lại trong két sau khi anh đă thanh toán hết mọi chuyện. Tất cả những món chi tiêu đều có thể coi như chi phí sản xuất. Lôgíc biện chứng khác lôgíc h́nh thức ở đó. Đối với lôgíc h́nh thức, lời lời như A = A. Đối với lôgíc biện chứng, tuy tất cả đều là giá trị thặng dư, tùy vị trí tiếp cận của từng người, nó sẽ thể hiện dưới những h́nh thái khác nhau : thuế nhà nước, lời ngân hàng, v.v.

(37) Đặc biệt có đất đai, hầm mỏ, những ‘vốn’ mà tự nhiên tặng cho con người để tồn tại. Những thứ này, tự chúng không có giá trị, như mọi vật thể tự nhiên như không khí ta thở chẳng hạn, v́ không phải là sản phẩm của lao động. Nhưng chủ của nó có thể đ̣i nhà sản xuất chia chác giá trị thặng dư v́ nó cần thiết cho quá tŕnh sản xuất.

(38) Hai món này đều về tay các chủ cổ phiếu v́ chủ cổ phiếu là chủ đích thực của xí nghiệp ! Tác dụng của cách tŕnh bầy này là phân biệt tư bản chức năng với tư bản sở hữu. Nó có lư do chính đáng của nó.

[(PHD)

B́nh luận chung về cái bảng trên :

Để hiểu rơ luận điểm của Marx, ta chỉ cần mơ tưởng tới sự kiện rất hiện thực sau : nhà kinh doanh mua phương tiện sản xuất và sức lao động, sản xuất, đem sản phẩm ra thị trường bán và thu được một món tiền bằng hay ít hơn món tiến đă xuất ra (ê, quy luật thị trường đấy !) Trong trường hợp ấy :

 

Các mục sau

Bằng

Comments

Khấu hao cho tái sản xuất đơn giản

= hay -

 

Giá trị thặng dư

0

 

Thuế sản xuất

0

Ngoài TVA[31]

Điều kiện sản xuất

-

một món nợ bấp bênh

Lăi trả cho ngân hàng

-

một món nợ bấp bênh

Lăi trả cho chủ cổ phiếu

0

 

Đầu tư cho tái sản xuất mở rộng

0

 

Trong trường hợp ấy, những chủ nợ vẫn có quyền đ̣i nợ và cách duy nhất để lấy lại tiền của ḿnh, vốn cũng như lời, là buộc công ty tuyên bố phá sản, chia nhau tài sản của công ty. Giá trị của tài sản ấy hoàn toàn không là giá trị thặng dư do công ty tạo ra trong quy tŕnh kinh doanh-sản xuất. Là giá trị có từ trước. V́ thế mà phải bí lắm họ mới chịu kết liễu sinh mạng của xí nghiệp, ngược lại c̣n bơm thêm vốn : có thể toi cả ch́ lẫn chài.

Bảng 1 thể hiện tổ chức xă hội tư bản nhằm đảm bảo sự vận hành b́nh thường của tư bản cả ở mức vĩ mô (nhà nước) lẫn vi mô (các tác nhân). Nó có mấy đạc điểm đáng chú ư sau :

1.   Phân biệt rơ tư bản chức năng (lợi nhuận của công ty, khấu hao, đầu tư) và tư bản sở hữu (các vị khác, ngoài Nhà nước).

2.   Chỉ cần xem thứ tự ưu tiên lĩnh phần trong bảng này th́ thấy lôgíc tổ chức vĩ mô của xă hội tư bản : Nhà nước chén trước một phần giá trị thặng dư, ngay lúc nó xuất hiện, bất kể cuối cùng công ty lời hay lỗ (TVA, chỉ có mới đây), sau đó là tư bản tài chính. Cuối cùng là anh tư bản chức năng. Anh này huề vốn hay lỗ một tí không sao ! Như Keynes, lư thuyết gia Pháp tạo ra chính sách TVA là người biết bảo vệ kinh tế tư bản ở mức vĩ mô.

3.   Nó giải thích được một hiện tượng khá khó hiểu, thể hiện mâu thuẫn giữa tư bản chức năng và tư bản sở hữu : có nhiều công ty làm mọi chuyện có thể làm được một cách hợp pháp để không phải khai… có lời !

]

Giá trị thặng dư theo quan điểm của Marx[32] như đă tŕnh bày ở trên là giá trị hàng hoá trên thị trường sau khi trừ đi chi phí sản xuất là chi phí hàng hoá và dịch vụ dùng trong sản xuất[33], chi phí trả cho lao động, thuế sản xuất và khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất[34]. Giá trị thặng dư gồm hai phần :

·     Phần trả lăi cho vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng. Phần trả cho tiền thuê đất, sử dụng bầu trời, biển, tài sản trong ḷng đất hoặc nói rộng ra là các tài sản không do con người làm ra (tức là không do lao động tạo ra) Marx đều coi như là trả lăi. Điều này cũng phù hợp với lư thuyết kinh tế của thống kê Tài Khoản Quốc Gia của Liên Hợp Quốc[35].

·     Phần c̣n lại là lợi nhuận cho chủ xí nghiệp hay là các cổ phần viên[36].

Marx không phân biệt lăi và lợi nhuận v́ đều coi chúng là thuộc giá trị thặng dư[37]. Toàn bộ giá trị thặng dư theo Marx là do sức lao động của con người tạo ra v́ bản thân của tiền[38] nếu không qua quá tŕnh sản xuất hàng hoá sẽ không thể tạo ra lượng tiền nhiều hơn. Giá trị thặng dư này thuộc về tư bản (người bỏ vốn và người tư hữu các tài sản không do con người tao ra, tức là những người tư hữu tư liệu sản xuất[39]).

 Nh́n nhận lại lư thuyết thặng dư

Marx cho rằng lư luận của ông không có tính chất phê phán đạo đức mà chỉ có tính phân tích t́m nguồn gốc của thặng dư. Theo cách nh́n của Marx :

·     Tài sản cố định là lao động chết tức là từ thặng dư lao động của quá khứ, giá trị của nó đă được phản ánh qua chi phí khấu hao[40].

·     Tài sản tài chính dùng để tổ chức sản xuất (cần có vốn trả lương cho lao động trước khi có thể thu hồi lại vốn sau khi bán hàng[41]) cũng như dùng để mua hoặc chế tạo tài sản cố định dùng trong sản xuất là do bóc lột lao động mà ra.

I

[PHĐ.

Một luận điểm ư thức hệ phổ thông ! Marx đă chứng minh rơ ràng là trong kinh tế tư bản người lao động luôn luôn phải cho nhà tư bản vay không lời giá trị của sức lao động của ḿnh : làm trước, lĩnh lương sau. Vài chục nằm qua, tôi đi làm công, chưa bao giờ được trả lương trước khi làm. Bàn một tí về suy luận biện chứng duy vật nhé. Đối với nhà tư bản, toàn bộ số tiền họ bỏ ra để kinh doanh đều là tiền ứng trước cho tới khi họ thu vốn thu lời. Đối với người lao động, họ phải ứng trước không lời giá trị của sức lao động của họ trong một thời gian (một ngày, một tuần, một tháng) cho nhà tư bản (và có khi mất luôn nếu hăng sập suồng). Thực tế, ngay hôm nay, trong những ngành nghề tiền trao cháo múc, khi nhà tư bản trả lương cho người làm công th́ giá trị của sức lao động của người ấy đă nằm trong túi nhà tư bản từ lâu. Tạt qua nhậu tại một quán ăn McDo là thấy liền. Nhà tư bản có thể áp đặt chuyện vay không lời này v́ nó nắm phương tiện sản xuất. Tất nhiên trên cơ sở tự nguyện của người làm công, thể hiện qua hợp đồng lao động hợp pháp giữa hai con người tự do và b́nh đẳng ! Bản chất giả dối của chủ nghĩa tư bản ở đó. Khái niệm áp bức trong kinh tế là thế. Anh chọn thế nh́n nào ?

Mặt khác, Marx cũng đă chứng minh : cho rằng vốn ban đầu của nhà tư bản sở hữu là do tiền dành dụm, sau một thời gian khai thác, toàn bộ vốn đó là giá trị thặng dư.

Đây là thế nh́n cá thể của anh tư bản sở hữu, trong giả thuyết tái sản xuất giản đơn. Tôi bỏ 100 Euros mua X cổ phiếu của hăng Renault. Mỗi năm tôi được chia lăi 10 Euros. Mỗi năm, để chào mừng phép mầu nhiệm này (tiền đẻ ra tiền), tôi mời anh nhậu một chai bia. Sau 10 năm, anh và tôi đă chén sạch 100 Euros ban đầu của tôi. Nhưng tôi vẫn là chủ X cổ phiếu, vẫn có khả năng mời anh đi nhậu bia. Giá trị đó từ đâu ra ?

Đây là thế nh́n tổng hợp ở mức xí nghiệp (tái sản xuất giản đơn, bỏ hết những chia chác giá trị thặng dư) : sau một số ṿng quay của tư bản, toàn bộ vốn là giá trị thặng dư. Tuỳ ngành nghề và luật pháp, điều ấy có thể thực hiện được trong khoảng từ một năm đến vài chục năm. Thí dụ.

Cho rằng nhà nước cho phép khấu hao trong nội một năm và lượng vốn tối thiểu để hành nghề là 1.

Tôi xuất vốn = 2, mua phương tiện sản xuất = 1, ứng trước 1 năm lương (sic) = 1.

Cuối năm, tôi có thể lập bảng kinh doanh sau :

 

 

Giá trị (rất khiêm nhường !) của sản phẩm

3

trừ

khấu hao

-1

 

lương, kể cả lương giám đốc của tôi

-1

c̣n

lợi nhuận

1

 

Tôi tiêu sài thoải mái = 1 (+lương giám đốc). Sau hai năm, tôi đă chén hết vốn ban đầu = 2. Vốn của tôi vẫn là 2, vẫn cho phép tái sản xuất giản đơn.

Nếu tôi thắt lưng buộc bụng, chỉ tiêu sài 0,5 trên phần lợi nhuận, đầu tư 0,5 vào hăng, có phát triển mở rộng. Tỷ lệ phát triển ấy là : 25% ! Nếu tôi dũng cảm hy sinh giữ vững tỷ lệ ấy trong 10 năm, tới năm thứ 10, mức tiêu sài của tôi là bao nhiêu ? Vốn ‘c̣n lại’ của tôi là bao nhiêu ? Động lực và động cơ cơ bản của KT tư bản ở đó !

Chẳng có ǵ đặc biệt, nhất là trong những nghành nghề đ̣i hỏi một vốn đầu tư thấp.

]

·     Tài sản không do con người sản xuất ra như đất đai và của cải thiên nhiên mà một người nào đó nắm được do sử dụng bạo lực, hoặc do thừa kế từ cha ông sử dụng bạo lực, hoặc do thu mua cũng từ vốn thặng dư do bóc lột lao động mà có[42].

·     Lương lao động theo quan điểm của Marx bao gồm phần trả lương cao cho lao động quản lư và lao động có kỹ thuật cao và do đó lao động quản lư và kỹ thuật của bản thân của người sở hữu tư bản, nếu như họ cũng làm việc[43], đă được tính tới.[44] Như vậy giá trị thặng dư chỉ có thể hiểu là phần chiếm hữu của người sở hữu tư bản không hoạt động[45], hoặc phần chiếm hữu vượt quá mức giá trị lao động họ bỏ ra[46].

Lăi (hay thu nhập nhận được) do việc sở hữu các tài sản trên mang lại là từ thặng dư lao động. Nói tóm lại, bóc lột xuất hiện dưới h́nh thức giá trị thặng dư chỉ xảy ra trong một xă hội có tư hữu tư liệu sản xuất[47]. Marx dĩ nhiên không quên các loại vắt sức lao động người khác bằng bạo lực để chiếm đoạt mà ta thường gọi là áp bức[48] đă từng xảy ra trong suốt lịch sử loài người của chủ nghĩa nô lệ, đế quốc, thực dân, cũng như hoặc áp đặt hoặc duy tŕ t́nh trạng bất b́nh đẳng trong quan hệ trao đổi của quá tŕnh toàn cầu hoá hiện nay.[49]

Từ nhận định vừa có tính chất thực tế về xă hội tư bản chủ nghĩa vừa dựa trên phương pháp trừu tượng hoá, xoá bỏ những phức tạp có tính đặc thù, để làm phân tích khoa học, Marx đă đưa đến một cái nh́n tương lai về một xă hội không có bóc lột trong Tuyên ngôn Cộng Sản[50].

Trong Tuyên ngôn này Mác chủ trương : “xoá bỏ chế độ tư hữu[51]”, cụ thể hơn là cổ vũ cho “giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị” và “dùng sự thống trị của ḿnh để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đă được tổ chức thành giai cấp thống trị[52]” kể cả “tước đoạt sở hữu ruộng đất”, “xoá bỏ quyền thừa kế”. Và nắm quyền bằng bạo lực. “Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu diếm những quan điểm và ư định của ḿnh. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xă hội hiện hành.”[53]

Như vậy mặc dù không để th́ giờ suy nghĩ và viết nhiều về xă hội tương lai, tức là xă hội xă hội chủ nghĩa, xă hội này rơ ràng theo Marx phải là một nhà nước của giai cấp vô sản[54], trong đó toàn bộ tư liệu sản sản xuất và tất nhiên là vốn tài chính nằm trong tay nhà nước. Và nhà nước này cũng là h́nh thức quá độ, v́ Marx tin tưởng là xă hội cộng sản sẽ là xă hội mà nhà nước sẽ không c̣n tồn tại[55], con người làm việc v́ mọi người[56]. Tổ chức xă hội cộng sản sẽ là phải là thể chế mà con người không c̣n giai cấp, hoàn toàn b́nh đẳng, tự do, có trách nhiệm, làm việc hết khả năng, không tư lợi[57].

Trong nền kinh tế không có tư hữu và con người không toàn hảo, tức là ở thời kỳ quá độ, người chăm chỉ, năng suất cao, tri thức cao tất nhiên cũng được trả lương cao hơn người lười biếng, tri thức thấp, năng suất thấp. Nhà nước sẽ tính toán đầy đủ để mọi người sử dụng hết lương được trả, số tiền dành dụm và tâm lư dành dụm coi như không đáng kể[58] và chẳng cần khuyến khích. Toàn bộ phần c̣n lại là thặng dư giá trị lao động mà nhà nước chiếm đoạt với mục đích tích lũy nhằm tăng phát triển kinh tế cho cả nước.

Thặng dư lao động mà nhà nước chiếm đoạt ở các nước xă hội chủ nghĩa trước kia có thể nói là rất cao, phản ánh qua tỷ lệ tích lũy/GDP lên đến 30-35%. Nếu nh́n vào thặng dư lao động mà nhà nước chiếm đoạt th́ tỷ lệ này nói chung cao hơn chế độ tư bản Mỹ. Vào năm 1996, ở Việt Nam tỷ lệ thặng dư là 19,0% trong khu vực công nghiệp nhà nước so với ở Mỹ là 22,6%. Nếu kể cả thuế sản xuất th́ tỷ lệ thặng dư ở Việt Nam là 35% c̣n ở Mỹ là 30.0%[59]. Hai con số có thể so sánh với nhau là công nghiệp thuộc khu vực nhà nước ở Việt Nam với toàn nền kinh tế Mỹ v́ nông nghiệp của Mỹ chỉ khoảng 1% c̣n nông nghiệp Việt Nam th́ lại rất lớn mà ở đó th́ hẳn là không có bóc lột lao động v́ ruộng đất đă được phân phối cho hộ gia đ́nh[60].

Bảng 2 : Một số chỉ tiêu thu nhập lao động và thặng dư tính trên GDP

 

 

Mỹ, 1996

Việt Nam, 1996

Cả nền kinh tế

Công nghiệp nhà nước

Thuế sản xuất

7,7%

15,1%

16,0%

Thu nhập lao động

60,0%

63,8%

52,7%

Khấu hao

10,5%

10,2%

12,3%

Thặng dư

22,6%

10,9%

19,0%

Nguồn : National Accounts Statistics, 1996-1997, Liên Hiệp Quốc và Kinh tế Việt Nam Trong Những Năm Đổi Mới, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000.

Chúng ta có thể lư luận là việc nhà nước nắm thặng dư về cơ bản khác với việc tư nhân nắm thặng dư. Nhưng đối với người lao động th́ họ chỉ cần thấy phần được chia của họ ; phần thặng dư bị người khác nắm lấy, dù là nhà nước hay tư nhân th́ cũng giống nhau[61]. Nếu coi bảng trên ta thấy tỷ lệ GDP trả cho người lao động trong công nghiệp (thu nhập lao động ở Việt Nam) cũng rơ ràng là thấp hơn ở Mỹ. Lao động chỉ nhận được 52,7% từ GDP thay v́ 60% như ở Mỹ. Lư luận ngược lại có thể là : bây giờ th́ thế nhưng tương lai th́ khác. Nhà nước không nhằm mục đích bóc lột lao động nhưng v́ các mục đích chung tốt đẹp và sự phát triển của kinh tế. Nhưng đợi đến ngày thấy kết quả của tương lai này tới th́ có lẽ mọi người đă nằm trong nhà mồ rồi[62]. Và cũng chẳng chắc ǵ khả năng nhà nước mang lại khá hơn.

Chúng ta có thể thấy khá rơ ràng tính chất viễn mơ của hệ luận dựa trên quan điểm của Marx sau :

Xoá bỏ bóc lột lao động[63] ® Xoá bỏ tư hữu ® Nhà nước[64] nắm thặng dư ® Xă hội, con người toàn hảo[65].

® có nghĩa là tất dẫn đến. Chỉ có sự liên hệ tất yếu như thế th́ về mặt logic hoặc h́nh thức hoặc thực tế, quan điểm của Marx mới có ư nghĩa[66]. Marx không viết ra rơ ràng về xă hội và con người trong xă hội không c̣n tư hữu, nhưng tôi nghĩ rằng Marx cho rằng con người có thể đạt đến con người toàn hảo trong một thể chế toàn hảo. Thể chế toàn hảo này là thể chế không có tư hữu tư liệu sản xuất. Con người toàn hảo là con người :

§  Tôn trọng tự do của người khác,

§  Không màng tư hữu, danh lợi, quyền lực

§  Làm việc hết ḿnh v́ người khác

§  Không tiêu dùng quá sức ḿnh

§  Nắm bắt được tri thức hiện đại, thông tin cụ thể và nh́n xa thấy rộng

§  v.v.

Marx không bao giờ viết như vậy, nhưng có lẽ ta cần nh́n như vậy th́ mới thấy ư nghĩa của việc Marx t́m ra nguồn gốc của bóc lột ở tư hữu[67], để từ đó Marx mơ đến một xă hội toàn hảo không c̣n tư hữu và cổ vơ cho cuộc cách mạng bạo lực xoá bỏ tư hữu. Từ đây chữ tư hữu được dùng thay cho chữ tư hữu tư liệu sản xuất cho ngắn gọn chứ c̣n Marx phân biệt rất rơ tư hữu những vật thể hữu h́nh và vô h́nh cá nhân và tư hữu tư liệu sản xuất.

 Xă hội toàn hảo mà Marx mơ tới đă không xảy ra và việc xây dựng con người toàn hảo cũng không đạt được ở các nước xă hội chủ nghĩa kiểu cũ[68].

Chế độ xă hội chủ nghĩa dựa trên công hữu nhà nước đă phá sản[69]. Sự phá sản này cho thấy rơ rằng thể chế xă hội không chỉ xây dựng trên cơ sở kinh tế, mặc dù cơ sở kinh tế là quan trọng nhất[70]. Thể chế xă hội c̣n xây dựng trên quyền lực, đặc biệt là quyền lực chính trị[71]. Điều này Marx đă không nhận diện hết[72]. Marx chỉ nhấn mạnh đến quyền lực phát sinh từ quyền lực kinh tế. Nhưng rơ ràng là quyền lực[73] có thể phát sinh từ bạo lực, từ độc quyền chính trị, từ tri thức, từ tôn giáo và từ sức mạnh kinh tế, bất kể h́nh thức tổ chức bộ máy nhà nước. Ở các nước xă hội chủ nghĩa cũ, quyền lực cá nhân do tư hữu kinh tế mang lại đă bị tước bỏ, nhưng quyền lực hoặc lạm dụng quyền lực cá nhân và bè nhóm đă không bị xoá bỏ[74] mà c̣n được nhân lên gấp vạn lần dưới thời Stalin và Mao.[75] Con người từ lănh tụ đến nhân dân không đi đến toàn hảo mà bị tha hoá trầm trọng. Vấn đề quyền lực trong một nước xă hội chủ nghĩa chỉ mới được nh́n nhận gần đây và việc nh́n nhận vẫn c̣n dè dặt, nửa vời[76]. Chúng ta có thể lư luận là lạm dụng quyền lực có thể bị xoá bỏ nếu như có thể chế phù hợp nhằm hạn chế và cân bằng quyền lực trong xă hội. Điều đó có thể đạt được lắm chứ[77]. Nhưng sự tước bỏ tư hữu chắc chắn[78] không đưa đến con người toàn hảo, ḿnh v́ mọi người và chính đó là lư do làm động lực phát triển bị thui chột[79].

 

Sự phá sản của các nước xă hội chủ nghĩa kiểu cũ không có nghĩa là lư thuyết thặng dư không đúng[80] và cũng không có nghĩa là hệ luận mà Marx rút ra từ lư thuyết thặng dư là không đúng. Cho đến nay cũng chưa thấy ai đưa ra lư thuyết nào bác bỏ lư thuyết thặng dư mà có tính thuyết phục cao[81]. Nhưng vấn đề không phải là bác bỏ lư thuyết thặng dư mà là bác bỏ tính tất yếu của hệ luận từ lư thuyết thặng dư sang xoá bỏ tư hữu[82], tức là xoá bỏ cơ sở của bóc lột lao động. Việc bác bỏ này cũng chỉ có nghĩa là thể chế xă hội chủ nghĩa kiểu cũ không thích hợp, v́ nó không dựa trên một cái nh́n đúng đắn về con người và quyền lực[83]. Như đă nói con người có thể xây dựng một thể chế mới thích hợp hơn[84]. Nhưng đến nay th́ không ai dám thử nghiệm[85] với một mô h́nh kiểu mới dựa trên xoá bỏ tư hữu và có lẽ cũng không có một dân tộc nào lại dại dột[86] làm một cuộc thử nghiệm mới bởi v́ họ không thể tiên đoán được giá phải trả sẽ như thế nào[87]. Các nước xă hội chủ nghĩa cũ c̣n lại như Việt Nam và Trung Quốc đă trở lại với kinh tế thị trường[88], chấp nhận tư hữu, tức là chủ nghĩa tư bản[89], chí ít là trong giai đoạn quá độ hiện nay. Một h́nh thức khác mà các nhà chính trị Trung Quốc và Việt Nam đang theo đuổi là chấp nhận kinh tế thị trường cạnh tranh, chấp nhận tư hữu trong giai đoạn hiện tại, nhưng xây dựng công hữu qua doanh nghiệp quốc doanh, coi chúng là chủ đạo và hy vọng là công hữu quốc doanh sẽ vươn lên chiếm ưu thế, đè bẹp tư hữu về dài hạn. Con đường này tất nhiên chẳng có ǵ là sai về mặt lư luận, nhưng nó đă được xây dựng trên hai tiền đề rất không thực tế[90] : (a) công hữu tất dẫn đến năng suất lao động cao hơn tư hữu ; (b) con người hoạt động đại diện công hữu là con người toàn hảo hoặc chí ít là ngày càng toàn hảo[91].

Vậy vấn đề đặt ra là liệu có một giải pháp xoá bỏ bóc lột hoặc ít nhất là giảm thiểu bóc lột mà không cần xoá bỏ tư hữu hay không cần lấy công hữu làm chủ đạo không ?

 

Kinh tế thị trường và việc nh́n nhận lại lăi

Kinh tế thị trường dựa vào một nhận định rất thực tế là con người không toàn hảo, mặc dù cần phải sống trong cộng đồng nhưng là vị kỷ[92], đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu và chỉ chịu hạn chế tự do và lợi ích cá nhân khi chúng là những đ̣i hỏi cần thiết mà cộng đồng cần áp đặt lên cá nhân để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng, đồng thời cá nhân đó cũng chấp nhận sự áp đặt v́ chính sự tồn tại của cộng đồng bảo vệ lợi ích của nó. Áp đặt và chấp nhận áp đặt này có tính đồng thuận xă hội.

 

Trong một nền kinh tế thị trường tự do với những con người tư lợi, tuyệt đại đa số lao động đ̣i hỏi được trả công theo công sức mà họ bỏ ra. Người chăm chỉ, năng suất cao, tri thức cao đ̣i hỏi có lương cao hơn người lười biếng, tri thức thấp, năng suất thấp. Điều này tất nhiên có thể áp dụng trong cả nền kinh tế thị trường tự do hay nền kinh tế không có tư hữu. Nhưng cái khác cơ bản là nếu như một lao động chịu khó làm việc, có lương cao, chịu khó dành dụm, và khi họ lấy tiền dành dụm được để cho nhà nước và người khác vay để tái sản xuất ở mức cao hơn, th́ họ có thể hưởng lăi trên số tiền vốn cho vay ấy không ? Theo phân tích của Marx th́ lăi này phát sinh từ lao động của người khác nên lăi này tất nhiên có nguồn gốc bóc lột lao động của người khác. Đó chỉ là một cách nh́n. Nhưng chúng ta cũng có thể nh́n một cách khác, dưới lăng kính của con người vị kỷ. Đă là con người vị kỷ th́ dù là một cá nhân nào đó, một tập thể nhỏ nào đó, hay là nhà nước muốn sử dụng vốn để dành do chính sức lao động của một cá nhân nào đó tạo ra th́ không lẽ cá nhân đó lại phải cho mượn không có lăi để tránh mang tiếng bóc lột ? Và nếu “không có lăi” là phạm trù của thể chế xă hội, th́ số người chịu dành dụm sẽ không đáng kể. Dưới cách nh́n lăi là bóc lột[93], Marx đă không nghĩ ra giải pháp ǵ khác hơn là dùng bàn tay nhà nước nắm thặng dư lao động để có tích lũy xă hội. Và đó là quan điểm cần thiết đối với Marx v́ có thể nói Marx là nhà kinh tế đầu tiên nh́n ra tầm quan trọng của tích lũy, yếu tố chính trong phát triển kinh tế. Quan điểm này rất logic.

Nhưng trong nền kinh tế thị trường[94], nếu coi lăi là giá cần thiết mà người cần vốn phải trả cho người có vốn[95] và qua đó hai bên cùng có lợi th́ lăi không thể coi là thặng dư lao động, là bóc lột[96]. Quan điểm chống cho vay lăi đă là quan điểm của Thiên chúa giáo và Hồi giáo kéo dài hàng ngàn năm do đó không thể không ảnh hưởng đến quan điểm của Marx[97]. Mà quan điểm chống cho vay lăi thực chất là chống cho vay nặng lăi khi thị trường vốn chưa h́nh thành, khi nền kinh tế không có cạnh tranh và do đó việc cho vay hoàn toàn tùy thuộc vào sức mạnh độc quyền của một vài người có vốn[98].

 

Nếu lăi không phải là thặng dư[99], th́ trả lăi cho vốn cổ phần huy động cũng thế[100]. Người bỏ vốn cổ phần hy vọng ít nhất là tỷ lệ thu nhập thu về bằng với lăi suất trả cho người cho vay vốn. Nếu đầu tư có rủi ro th́ người bỏ vốn tất kỳ vọng phần lăi thu về cao hơn lăi cho vay. Nếu nh́n như thế, chỉ có phần thu nhập cổ tức vượt mức lăi suất trung b́nh mới có thể gọi là thặng dư. Trong bảng 1, thặng dư chính là lợi nhuận[101]. Phần thuế sản xuất thực chất theo Marx cũng là thặng dư do nhà nước thu lấy.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư và vấn đề bóc lột lao động

 

Lư thuyết kinh tế tân cổ điển (neoclassical theory) đă chứng minh rằng[102] trong thị trường cạnh tranh toàn hảo, lợi nhuận theo định nghĩa ở trên (coi bảng 1) bằng không (zero). Do đó một nền kinh tế thị trường có cạnh tranh toàn hảo không có bóc lột lao động[103]. Vậy thị trường cạnh tranh toàn hảo là ǵ ?

Thị trường cạnh tranh toàn hảo (perfect competition) là mô h́nh lư thuyết trừu tượng và toàn bích[104]. Nó là cơ chế trong đó các đơn vị tham gia, kể cả người bán và người mua, không ai kiểm soát được giá cả trên thị trường và họ có đầy đủ thông tin về thị trường, về kỹ thuật không những cho hiện tại mà c̣n cho cả tương lai[105] để làm quyết định tối ưu, nói tóm lại là không có vấn đề rủi ro[106]. Giá sản phẩm là cái có sẵn trên thị trường, do cung cầu định đoạt[107]. Thị trường này tồn tại khi một sản phẩm có rất nhiều người bán (hoặc người sản xuất[108]) và rất nhiều người mua, do đó quyết định của từng đơn vị nhỏ bé trong đó không ảnh hưởng ǵ đến giá cả của thị trường.

Trên thị trường các đơn vị sản xuất tính toán nhằm tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách phối hợp vốn, kỹ thuật và phương tiện sản xuất, vật tư và lao động, c̣n người lao động sẽ quyết định một cách hợp lư nhất việc sử dụng lao động của ḿnh để có lợi tức và lựa chọn hàng hoá tiêu dùng đạt thoả măn cao nhất. Có thể chứng minh[109] là hệ thống thị trường tự do này là cơ chế sử dụng hữu hiệu nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người nhằm tạo ra của cải v́ bất cứ một tác động điều tiết nào, dù không ảnh hưởng đến hiệu quả làm ra của cải, cũng chỉ là sự phân phối lại : lợi của đơn vị này bù trừ thiệt của đơn vị khác. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận (profit) bằng zero[110]. Lư luận b́nh thường cũng cho thấy là nơi nào có lợi nhuận người sản xuất sẽ đổ xô vào, nếu như thị trường không độc quyền, cung do đó tăng so với cầu, giá sẽ giảm để cung cầu quân b́nh và lợi nhuận sẽ không c̣n[111].

Mô h́nh kinh tế thị trường trên và hệ luận của nó bắt nguồn từ Adam Smith nhưng được Gerard Debreu và Kenneth arrow chứng minh nghiêm túc với các định đề toán học[112] phản ánh các định đề (axioms) và giả định kinh tế cần thiết.[113]

Lư thuyết kinh tế thị trường[114] ngoài việc chứng minh hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi không có phát triển cũng đă đạt được cùng một kết luận cho cả trường hợp nền kinh tế có phát triển do tăng dân số và năng suất (kết quả của tiến bộ trong phương pháp quản lư thức sản xuất và khoa học kỹ thuật). Trong trường hợp tối ưu đơn giản nhất khi có phát triển, được gọi là luật vàng (golden rule) :[115]

Tốc độ phát triển = lăi suất[116] = tốc độ tăng tích lũy

Lư thuyết thị trường cạnh tranh toàn hảo không nhằm giải thích thặng dư hoặc lăi từ đâu mà ra mà chỉ giải nhằm giải thích giá trị tăng thêm được phân phối trên thị trường như thế nào. Thuyết tân cổ điển rút ra từ mô h́nh kinh tế được toán học hoá là giá trị tăng thêm (hoặc sản phẩm tạo thêm ra) sẽ được phân chia hết khi lao động (lương) và tư bản (lăi) được trả theo năng suất biên. Lương trả cho lao động, lăi trả cho vốn là do thị trường quyết định khi người sản xuất tối ưu lợi nhuận c̣n nguời lao động tối ưu thoả măn của họ.

Như vậy trên cơ sở của thị trường cạnh tranh toàn hảo không có thặng dư, ta có thể thấy một hệ luận quan trọng là để xoá bỏ bóc lột lao động, cần xây dựng một thị trường cạnh tranh toàn hảo[117]. Hay nói khác đi, để giảm thiểu bóc lột th́ nhà nước cần có vai tṛ tích cực trong việc xây dựng thị trường cạnh tranh toàn hảo[118]. Hệ luận trên đưa đến phương pháp xoá bỏ bóc lột lao động khác với Marx. Hệ luận này cũng ngược lại hoàn toàn với cái nh́n là nhà nước không nên ảnh hưởng vào thị trường mà cứ để “bàn tay vô h́nh điều động.” Và như Marx đă nhận định, nếu cứ để thị trường hoàn toàn tự do, th́ thị trường cạnh tranh tất dẫn đến độc quyền.

Thị trường thực tế : cạnh tranh không toàn hảo

Lư thuyết về thị trường cạnh tranh toàn hảo cũng đưa đến hệ luận là lăi suất trong các hoạt động kinh tế khác nhau sẽ ngang bằng khi thị trường đạt điểm tối ưu, và lợi nhuận bằng không[119].

Nhưng thực tế là lăi suất thường không ngang nhau và lợi nhuận không bằng không[120]. Điều này có ba lư do :

1.   Thị trường thực tế mang tính độc quyền[121]

2.   Thị trường thực tế có rủi ro[122] ;

3.   Thị trường thực tế không hoàn hảo theo nghĩa tác nhân trong thị trường không nắm được toàn bộ thông tin [123]

Điểm một đ̣i hỏi việc cải tổ thể chế để bảo đảm không có độc quyền tức là t́nh trạng một hay một vài người bán và người mua (hoặc công ty) có thể quyết định giá trên thị trường.

Điểm hai và điểm ba có cùng nguồn gốc là thông tin không đầy đủ. Nhưng khác nhau ở chỗ rủi ro th́ có thể tính trước được[124] nhưng các thực tế không hoàn hảo khác th́ không tính trước được. Rủi ro tính trước được thường dựa trên xác xuất hiện tượng xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn trung b́nh người mượn tiền ngân hàng th́ xác xuất trả lại là bao nhiêu, mất cắp trong bán hàng th́ thường như thế nào. Lăi suất không cân bằng trên thị trường là do rủi ro này[125]. Lăi suất thực tế sẽ bằng lăi suất thị trường trừ đi mất do rủi ro.

Điểm ba là rủi ro không tính trước được, chẳng hạn như việc đầu tư vào công nghệ tân tiến có khả năng thành công lớn mà khả năng mất sạch cũng lớn, do đó lăi suất thường cao hơn lăi suất trung b́nh rất nhiều (cho những người thành công). Rủi ro hiện diện v́ thông tin không toàn hảo. Do đó vai tṛ của thông tin rất quan trọng. Nắm hoặc khuynh đảo được thông tin sẽ tạo ra lợi nhuận. Điều này cho thấy vai tṛ của nhà nước trong việc bảo đảm thông tin từ nhà nước là thông tin đại chúng, mọi người đều được hưởng như nhau, không thiên vị.

 

Điểm ba c̣n liên quan đến vai tṛ của sáng kiến có thể bao gồm cả cái mà ta hay gọi là tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship), phát minh và tri thức nói chung. Người lập nghiệp có thể nh́n thấy lỗ hổng nhu cầu chưa được quan tâm trên thị trường, hoặc đơn vị sản xuất có sáng kiến và phát minh tăng năng suất có thể đạt được siêu lợi nhuận, v́ là người sẵn sàng đi đầu, do đó vô h́nh chung tạo thế độc quyền định giá nếu như thị trường chấp nhận sáng kiến, phát minh của họ. Họ có thể đạt siêu lợi nhuận. Nhưng siêu lợi nhuận sẽ dần dần mất đi v́ các đơn vị sản xuất khác sẽ cạnh tranh cố gắng theo kịp do đó giá bị đẩy xuống. Để t́m hiểu xem siêu lợi nhuận có thể coi là siêu bóc lột không ta hăy xem xét thí dụ sau. Chẳng hạn một nhà sáng chế nghĩ ra một sản phẩm mới có thể làm hạ giá thành của rất nhiều nhà sản xuất khác. Nhà sáng chế thấy mối lợi nên thuê người làm, giả dụ không cần có tay nghề chuyên môn để sản xuất công cụ đó và trả lương họ tương đương với lương cao nhất mà những người làm thuê này có thể kiếm được trên thị trường. Do lợi ích mà sản phẩm này mang lại, người sử dụng cũng sẵn sàng trả giá rất cao cho các công cụ này do đó tạo ra siêu lợi nhuận cho người sản xuất. Vậy siêu lợi nhuận này thuộc về ai ? Về nhà sáng chế hay người lao động không tay nghề ? Phải chăng lợi nhuận này là bóc lột lao động ? Thí dụ này cho thấy sự gắn bó chặt chẽ của siêu lợi nhuận với tinh thần lập nghiệp, sáng kiến, phát minh và đóng góp của tri thức[126].

Sự tồn tại của siêu lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy sáng kiến và phát minh làm tăng năng suất. Siêu lợi nhuận công ty Microsoft tạo ra từ phần mềm “cửa sổ” dùng để điều hành máy tính cá nhân hiện nay có thể hiểu được khi sáng kiến của họ chưa có ai thay thế được[127]. Nhưng cũng chính v́ sợ cạnh tranh mà họ phải đều đặn giảm giá đồng thời tăng khả năng sử dụng để vừa mở rộng thị trường vừa bảo vệ thị phần. Nếu như nhà nước quốc hữu hoá hoặc đánh thuế đặc biệt v́ sự hiện diện của siêu lợi nhuận, chắc chắn phát triển của công nghệ thông tin sẽ không nhanh chóng như vừa qua. Nếu nhà nước đánh thuế cao vào thu nhập kếch sù của người nắm đa số cổ phần Microsoft th́ đây là hành động phân phối lại lợi tức, và không nhất thiết đưa đến giảm động lực làm việc của họ nếu như mức thuế giữ ở mức độ mà việc làm việc vẫn đưa đến nhiều thoả măn hơn là ngồi không[128].

Lư thuyết thặng dư của Marx phân tích có tính trừu tượng hoá, giản lược mọi trường hợp vào t́nh trạng trung b́nh[129], do đó các trường hợp đặc biệt như trường hợp sáng kiến nói ở trên không có chỗ đứng[130]. Nguyên tắc phân tích này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Thế nhưng các nhà lư luận thị trường cho rằng trường hợp đặc biệt này chính là động lực thúc đẩy phát triển có tính cách nhảy vọt. Ở một nền kinh tế công hữu, nếu như con người toàn hảo[131] th́ việc đưa sáng kiến có lợi cho mọi người không phải là điều ngoại lệ.

Một vấn đề nữa của lư thuyết thị trường toàn hảo là phải dựa vào một người ra giá (auctionner) và thay đổi nó để quân b́nh giữa cung của người bán và cầu của người mua và một hệ thống thể chế điều hành nó. Thị trường gần nhất với thị trường cạnh tranh toàn hảo là thị trường chứng khoán, nhưng chính thị trường chứng khoán đ̣i hỏi một thể chế do con người tự thiết chế một cách rất rơ ràng, không phải dựa vào bàn tay vô h́nh[132] mà có bàn tay quyền lực của tập thể xă hội thông qua hội đồng kiểm soát chứng khoán và hệ thống luật pháp được thiết chế nhằm ngăn chặn và trừng phạt những người muốn khuynh đảo thị trường bằng cách họp nhau định giá, dùng báo chí tung tin thất thiệt, lấy thông tin thống kê nhà nước trước khi được công bố, v.v. và thị trường này cần người hô giá (auctionner). ë trên tôi dùng chữ gần nhất là v́ lư thuyết thị trường cạnh tranh toàn hảo giả định là mọi đơn vị tham gia thị trường đều có thông tin toàn hảo về thị trường[133], nhưng giả định này không có thực[134]. Thông tin không toàn hảo có khi đưa đến hành động đàn lũ[135], thị trường chứng khoán trồi sụt lớn và bất ngờ đ̣i hỏi sự can thiệp nhất định của nhà nước[136] như quyết định tạm dừng buôn bán xảy ra năm 1987 ở Mỹ[137].

Kết luận

Bài này đă tŕnh bày lư thuyết thặng dư của Marx và cho rằng kết luận thặng dư là bóc lột lao động là có cơ sở lư luận. Bài viết cũng định nghĩa lại thặng dư theo quan điểm kinh tế mới và cho rằng lăi không phải là thặng dư lao động mà là giá ngang bằng (phải trả hoặc được hưởng) nhằm quân b́nh giữa cung và cầu vốn trên thị trường. Thặng dư do đó chỉ c̣n lại là lợi nhuận. Việc định nghĩa lại này không ảnh hưởng ǵ đến lư thuyết thặng dư. Bài cũng tŕnh bày có hai cách xoá bỏ bóc lột :

·     Xoá bỏ tư hữu và tập trung lợi nhuận và lăi vào tay nhà nước (quan điểm của Marx). Để đạt được nền kinh tế công hữu tối ưu như nền kinh tế thị trường cạnh tranh toàn hảo th́ phải xây đựng được một nhà nước toàn hảo và những người công dân toàn hảo.

·     Xây dựng một thể chế kinh tế thị trường cạnh tranh toàn hảo hoặc gần mô h́nh kinh tế toàn hảo để xoá bỏ thặng dư. Mô h́nh cạnh tranh toàn hảo hoàn toàn phù hợp với việc phân bố lại lợi tức lao động đặc biệt là qua thuế lợi tức trong xă hội để giải quyết các vấn đề xă hội mà kinh tế thị trường không giải quyết được. Kinh tế thị trường cũng hoàn toàn phù hợp với các chính sách xă hội khác[138] như bảo vệ người lao động trên cơ sở có pháp luật đ̣i hỏi có hợp đồng lao động, có tính tự nguyện, lương thoả đáng trên cơ sở bảo đảm lương tối thiểu, tôn trọng nhân phẩm, bảo đảm điều kiện thăng tiến cho công nhân, v.v. Các quốc gia Bắc Âu[139] đă có lúc đánh thuế lợi tức đến mức 70% mà vẫn đạt được năng suất lao động và tŕnh độ phát triển cao và không đi đến suy sụp như các nước xă hội chủ nghĩa dựa trên cơ sỡ xoá bỏ tư hữu tư liệu sản xuất[140].

Quan điểm của Marx là hoàn toàn logic nhưng để một xă hội “không tư hữu” vận hành có năng suất và bảo đảm công lư, có sáng kiến nhằm tạo bước nhảy vọt, mọi người trong xă hội đó phải toàn hảo. Thực tế cho thấy ngay cả tôn giáo cũng thất bại trong việc tạo ra con người toàn hảo huống chi một ư thức hệ chính trị như chủ nghĩa Marx. Kinh tế thị trường toàn hảo chỉ đ̣i hỏi xây dựng một thể chế thị trường toàn hảo chứ không đ̣i hỏi con người toàn hảo. Nó coi con người là những đơn vị kinh tế vị kỷ, nhưng buộc phải tuân thủ một số qui định mang tính luật pháp của thị trường toàn hảo hay gần toàn hảo.

Tổng kết [PHD]

Tự nó thị trường (toàn hảo) không tạo ra sự kiện người bóc lột người. Đúng, macxít (bất kể thị trường toàn hảo hay không !).

Sự kiện người bóc lột người có được v́ thị trường không toàn hảo và v́ con người vốn ích kỷ. Sai, nếu ta dùng những khái niệm giá trị, giá trị của sức lao động và giá trị thặng dư của Marx. Có hay không có thị trường, xưa nay vẫn thế. Muốn bóc lột, phải có một cái ǵ để bóc lột. Theo quy luật trao đổi ngang giá trị của thị trường, không có cái ǵ để bóc lột cả. Do đó mà nẩy ra luận điểm sau :

Để chấm dứt hay giới hạn sự kiện người bóc lột người, ta nên phấn đấu xây dựng thị trường toàn hảo hay gần toàn hảo.

Về phương pháp luận : dùng một điều không thể có thực (thị trường toàn hảo) để giải thích một sự kiện có thực (người bóc lột người) và kêu gọi xây dựng điều không thể có thực để hủy bỏ hay giảm bớt sự kiện có thực. C̣n hăo huyền hơn cả chủ nghĩa xă hội của Marx (theo cách hiểu của các quan tư tưởng cộng sản) !

Ngay như thế, ta có thể nhận xét : những người xả thân xây dựng thị trường toàn hảo hay gần toàn hảo phải là một loại người ích kỷ một cách đặc biệt : thương người, yêu công lư hay sự thật hơn cả tư lợi !

Xin tạm ngưng bằng một nụ cười ‘thứ ba’, rất Giao Chỉ : có thể giải thích được bằng… triết lư.

Khẳng định : nhân chi sơ tính vị kỷ.

Phủ định : có người t́m thấy tư lợi của ḿnh trong thú vui thương người, yêu công lư, sự thật. Họ hành động vị tha để thoả măn nhu cầu vị kỷ của họ. Rất dễ hiểu khi họ có lư do để thương người như thể thương thân (ư thức giai cấp, t́nh cảm giai cấp hay t́nh đồng bào chẳng hạn). Đúng là phủ định biện chứng : dépassement (vị tha) qui conserve ce qui est dépassé (vị kỷ), vị tha v́ vị kỷ. Mâu thuẫn. Vị kỷ, vị tha đánh nhau túi bụi, ngày càng quyết liệt, một mất một c̣n, trong toàn bộ xă hội, trong từng con người.

Phủ định của phủ định : dù sao, muôn đời, cái mới sẽ thắng cái cũ ; vị kỷ sẽ suy tàn dần dần, vị tha sẽ dần dần phát triển, lượng sẽ biến thành chất, vị kỷ ắt biến thành vị tha, xă hội và con người ắt toàn hảo.

Ới đồng bào ơi, duy vật biện chứng kiểu Mao đấy ! Nên tránh xa.

08-2002

 



[1] H́nh thái. Forme. Đây là một khái niệm triết học thông dụng trong tiếng Đức thời đó. Có lẽ nguồn gốc của nó là khái niệm hiện tượng (phénomène) do Kant tạo ra, liên hệ trực tiếp với khả năng hiểu biết của con người (Critique de la raison pure). Marx hay sử dụng, thí dụ : forme sociale et économique (tôi dịch là : h́nh thái XH-KT hay KT-XH), forme marchandise, forme argent, forme prix, formes variées de la valeur et de la plus-value, v.v. và ngày nay người ta hiểu lờ mờ. Không thể lải nhải giải thích ở đây. Nhưng, trong đề tài này, có thể giản lược như sau. Thời gian lao động của con người có nhiều h́nh thái thống nhất với nhau trong từng người. a/ h́nh thái vật chất (8 giờ đồng hồ một ngày, h́nh thái khách quan). b/ H́nh thái sinh vật : cơ bắp, óc năo, v.v. (người khỏe, người nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, v.v. vận dụng thời gian vật lư khác nhau, với những kết quả khác nhau. Tạm gọi là h́nh thái chủ quan). c/ H́nh thái văn hoá : lao động đơn giản, phức tạp, tri thức khoa học kỹ thuật, v.v. d/ H́nh thái kinh tế xă hội tổng hợp : bất kể mỗi người khác nhau thế nào, giá trị cuối cùng của sản phẩm trong thị trường là bây nhiêu. Khoan bàn hoàn cảnh nào và quá tŕnh nào dẫn tới kết quả ấy. Nhưng cũng phải chấp nhận : thực tế là vậy. Lư thuyết giá trị của hàng hoá do Cung-Cầu quyết định chỉ là một cách tŕnh bầy khác, giới hạn và nghèo nàn của khái niệm giá trị của hàng hoá của Marx. Ông ấy cũng đă phê b́nh nát nước rồi. So với Marx, Samuelson là một bước nhẩy… lùi ! Mặc dù Samuelson dùng nhiều phương tŕnh toán học trong học thuyết của ông. Đó là kết luận của tôi khi tôi quyết định bỏ môn kinh tế học ở đại học Pháp.

[2] Derrida bám vào đó viết một quyển sách ngớ ngẩn, ngu ngốc, vô duyên, bịp bợm, được đồng chí Đỗ Mười đề cao : Spectres de Marx.

[3] Điều này không có trong những h́nh thái xă hội trước. Thúy Kiều vĩ đại ở đó ! Nhưng cũng chỉ trong văn học thôi, chứ thời đó nàng làm ǵ có quyền tự bán ḿnh !

[4] Tuy Marx cũng dùng cụm từ thị trường lao động v́ nó thông dụng thời ông, chính xác phải nói thị trường sức lao động v́ ở đó món hàng có thực là người lao động, làm ǵ có lao động để mua bán. (Tư Bản Luận)

[5] Một nhà toán học lớn của thế kỷ 20, đă chỉ đạo việc cải tổ hệ thống giáo dục của Pháp hồi cuối thập niên 60, được ông Phạm Văn Đồng mời qua VN giúp đánh giá tŕnh độ tri thức trong ngành giáo dục của VN sau chiến tranh.

[6] Nếu không như thế, người sản xuất không thể mang nó trao đổi với người khác, nó không biến thành hàng hoá.

[7] Sartre đă từng ca ngợi Tư Bản Luận.

[8] Tính từ. Marché capitaliste, không phải marché des capitaux.

[9] hay nhà nước tư bản ! Không lẽ nhà nước Pháp ngày nay là nhà nước xă hội chủ nghĩa, phong kiến, trung lập, hay nhà nước của toàn dân ? Cứ coi hai cuộc bầu cử vừa qua ở Pháp th́ thấy toàn dân nghĩ ǵ về nó. Trong một số hoàn cảnh, nó có thể chống những anh chủ tư bản để đảm bảo sự tồn tại của giai cấp, của xă hội tư bản. Nhưng nó không thể nào đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư bản. [PHĐ]

[10] Chưa bao giờ, chưa ở đâu có chuyện này. Từ khi cộng đồng người h́nh thành, hành động của con người luôn luôn khai triển dưới sự rằng buộc dưới h́nh thái luật hay lệ của một quyền lực nào đó. Riêng với tư bản Pháp, nó khai triển dưới luật lệ của nhà nước quân chủ (ừ, đó cũng là một nhà nuớc pháp quyền đó : nó để lại vô số luật). Chính v́ luật lệ của nhà nước ấy ngăn cản sự bành trướng của nó mà nó phải làm cách mạng lật đổ chế độ đó, lập ra một nhà nước mới, áp đặt những bộ luật mới. Đương nhiên, những luật lệ mới này bảo đảm cho giai cấp tư bản làm ăn thoải mái, nhưng đâu phải hoàn toàn tự do, ai muốn làm ǵ th́ làm ! Điều này may ra chỉ tương đối đúng trong chuyện khai thác thuộc địa. Đây là một giả thuyết hăo, không dính dáng ǵ tới Marx.

[11] Nào phải đợi tới 1930 ! Ngay thời Marx, ở nước Anh, các chính trị gia và lư thuyết gia kinh tế đă tranh luận túi bụi về những luật giới hạn bóc lột trẻ em, giới hạn số giờ lao động trong một ngày của công nhân. Chắc anh c̣n nhớ những lư thuyết cho rằng lợi nhuận do giờ lao động cuối cùng trong một ngày tạo ra. Tới thời tôi, đại học kinh tế Paris vẫn c̣n dậy ! Với chút mầu mè toán. Nhà nước Anh can thiệp v́ nó hiểu rằng cứ để tư bản bóc lột tràn, có ngày xă hội ắt bùng nổ, uy hiếp sự tồn tại của chính chủ nghĩa tư bản.

[12] Trong bất cứ h́nh thái kinh tế xă hội nào, nhà nước đều có vai tṛ, đều can thiệp vào nền kinh tế. Vai tṛ tối thiểu của nó là bảo vệ h́nh thái kinh tế xă hội ấy, đảm bảo cho nó điều kiện vận hành theo lôgíc của nó. Nhà nước tư bản thử tuyên bố chấm giứt bảo vệ quyền tư hữu (propriété privée, theo định nghĩa macxít) những phương tiện sản xuất xem chế độ tư bản tồn tại được bao lâu ? Trong lịch sử, nhà nước tư bản là nhà nước can thiệp nhiều nhất vào đời sống kinh tế của xă hội. Điều này đă đúng ngay từ thời Marx. Cứ coi luật lệ về kinh tế của nước Anh thời đó th́ thấy. Keynes hơn đời không ở điều đó, nhưng ở tầm nh́n vĩ mô, mức nhà nước, mức thể hiện quyền lợi chung của giai cấp tư bản (định nghĩa của Marx về vai tṛ kinh tế của nhà nước) thay v́ vi mô (quyền lợi của các chủ tư bản cá biệt). Một can thiệp cơ bản của nhà nước tư bản, góp phần giải thích thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 20, là : áp đặt một tỉ lệ chia chác giá trị thặng dư giữa tư bản và người lao động (lương tối thiểu, bảo hiểm xă hội, giáo dục quần chúng, v.v.) cho phép cải thiện liên tục đời sống của giới lao động. Tất nhiên, yếu tố cơ bản nhất giải thích thắng lợi kia vẫn là sự thoái hoá toàn diện của các xă hội nằm dưới sự cai quản của các đảng cộng sản trong thế kỷ 20.

[13] Xin trả lại cho César cái ǵ của César. Marx là người phân tích sâu sắc nhất vấn đề này : phát triển và ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất để tăng tỷ lệ bóc lột là một quy luật của tư bản. Liên quan tới quy luật này có vấn đề siêu lợi nhuận (sur-profit) và khuynh hướng giảm tỷ lệ lời (baisse tendancielle du taux de profit). Vẫn là những vấn đề thời sự.

[14] Do đó mà gọi chế độ đó là Tư bản nhà nước, Capitalisme d’état (h́nh như chính Lénine đă dùng cụm từ ấy). Vấn đề lớn của Lénine là làm sao biến Nhà nước, lúc đó mới chỉ là công cụ chuyên chính của một đảng tương đối nhỏ về số lượng, thành công cụ chuyên chính của một giai cấp. Giai cấp công nhận của Nga thời đó mới chỉ là một giai cấp tự tại (classe en soi), chưa phát triển thành giai cấp v́ ḿnh (classe pour soi), một giai cấp có tư tưởng riêng ảnh hưởng sâu rộng vào đại bộ phận xă hội. Đây là khác biệt lớn giữa cách mạng tư sản và cách mạng xă hội chủ nghĩa. Lúc giai cấp tư sản lên nắm quyền, không những nó đă nắm lực lượng kinh tế, những hệ tư tưởng của nó đă thống trị những sinh lực quyết định của xă hội. V́ thế, quyền lực của nó không lệ thuộc nặng nề cá nhân. Người này qua, có ngay người khác, lên voi xuống chó không phải ít, nhưng không bao giờ thiếu nhân tài.

[15] Cho tới lúc đảng cầm quyền mất tính cách mạng ban đầu của nó, chỉ c̣n là công cụ thống trị của một nhúm người có thể khá đông nhưng không đại diện cho một giai cấp nào trong xă hội. Lúc đó, nó rất sợ tri thức và trí tuệ của con người. Lúc đó, nó chỉ có một quan tâm đích thực thôi : bám lấy quyền lực để thụ hưởng.

[16] Chính v́ không vận dụng được khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, không có động cơ để cải thiện quản lư. Ngược lại. Phi khoa học cũng được, vô lư cũng chẳng sao, miễn sao ta giữ vững quyền lực và thụ hưởng hơn đời. Lư do khiến hệ thống gọi là xă hội chủ nghĩa của thế kỷ 20 h́nh thành và tự sụp đổ chẳng thể giải thích đơn gian như thế này. Đó cũng là một kiểu giải thích duy vật đấy, kinh tế quyết định xă hội, chính trị, tư tưởng, v.v. Nhưng không biện chứng. V́ thế mà phổ cập.

[17] phải viết : theo kiểu xă hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 mới chính xác. Như đă nói, trong 30 năm phát triển liên tục của tư bản tây âu, kinh tế của họ phần nào (và không ít tí nào) là kinh tế có kế hoạch ở mức nhà nước. Kế hoạch hoá kinh tế, tự nó, chẳng tốt chẳng xấu. Hành động không có kế hoạch mới là một thái độ ngu xuẩn, ở mức vi mô cũng như ở mức vĩ mô. Vấn đề ở đây là : kế hoạch hoá cái ǵ, như thế nào, v́ sao, v́ ai. Ở điểm này, phải công nhận rằng những chính trị gia và lư thuyết gia tư sản có lư tưởng và thông minh hơn những chính trị gia, lư thuyết gia cộng sản. Họ bảo vệ kinh tế tư bản đă đành. Nhưng họ đủ thông minh để hiểu điều này : trong t́nh h́nh thế giới thời ấy không thể bảo vệ được sự tồn tại của xă hội tư bản nếu không ổn định được xă hội và không thể ổn định được xă hội nếu không chia chác giá trị thặng dư một cách ít bất công hơn. Hớn thế, và đây mới tuyệt, họ cũng hiểu rằng điều đó không mâu thuẫn với chuyện tăng gia tỷ lệ bóc lột ! Chỉ cần tăng năng suất lao động bằng cách vận dụng triệt để khoa học và kỹ thuật vào sản xuất. V́ thế, họ vừa cải thiện được đời sống của người lao động, vừa bóc lột ngày càng nặng và tăng khả năng tích lũy tư bản ngày càng nhiều. Nếu tôi tăng được năng suất lao động của anh từ 1 lên 2, đồng thời chia cho anh 70 % giá trị thặng dư thay v́ 50% (trên cơ sở năng suất 1), đời sống của anh khá lên ngay, tỷ lệ bóc lột và khả năng đầu tư của tôi cũng tăng hơn nhiều, v.v. Tất cả những khả năng ấy đều có cơ sở trong Le Capital của Marx. Các vị đó chứng tỏ họ là những người ‘học tṛ’ dở của một ông thầy giỏi. Đối với các chính trị gia và lư thuyết gia cộng sản th́ khác. Trong diễn văn, họ kế hoạch hoá để phát triển kinh tế v́ giai cấp, v́ dân. Trong thực tế, v́ chính họ. V́ thế mà năng suất tăng hay không, sản xuất tăng hay không, không quan trọng lắm, chỉ là một vấn đề báo cáo liên quan tới vấn đề quyền lực. Tôi tán thành nhân sinh quan duy vật, tôi không làm procès d’intention, tôi chỉ ghi nhận thực tế là như vậy. V́ ư thức hệ, họ có thể gửi mấy chục ngàn sinh viên đi du học ở các nước xă hội chủ nghĩa ngay trong những năm chiến tranh để chuẩn bị xây dựng sau chiến tranh. V́ quyền lợi của họ, họ không thể dùng được trí tuệ đó (và lực lượng trí tuệ đào tạo tại miền Nam và hải ngoại), họ chỉ có thể vứt vào sọt rác. Và đó là chuyện đă xẩy ra. Nếu triết lư và những học thuyết của Marx có giá trị, chúng phải giúp ta hiểu sự kiện này. Nhưng đây là đề tài vượt quá xa những vấn đề ta đang thảo luận.

[18] May thay ! Nếu không, nên dẹp bỏ văn chương, nghệ thuật, văn học, văn hoá và… Hội thảo Orono !

[19] Thôi cũng được, v́ không phải không có cơ sở. Nhưng thú thật, mặc dù tôi duy vật, và chính v́ tôi biện chứng, tôi chúa ghét luận điểm này (argument) trong lĩnh vực lư thuyết : nó xoá bỏ nhân giới. Thực tế luôn luôn chứng minh con người là một con thú (quá đúng và đó là cơ sở lư luận của những lư thuyết kinh tế hay triết học cho rằng con người vốn ích kỷ), nhưng thực tế (lâu dài) cũng cho thấy con người không ngừng sáng tạo những h́nh thái xă hội ngày càng bớt thú tính, như h́nh thái xă hội tư bản so với những h́nh thái xă hội có trước. Hội thảo Orono, tự nó, bác bỏ cái thực tế đó. Về mặt lư luận, luận điểm ấy có thể dẫn tới những kết luận như thế này : 1/ thực tế đă chứng minh rằng một h́nh thái quyền lực dân chủ là không tự nhiên (quá đúng !) : những cộng đồng dân chủ nguyên thủy đều nhường chỗ cho những quyền lực độc tài. Nền dân chủ Hy Lạp cổ, cuối cùng, cũng tiêu vong. Mười mấy thế kỷ sau, không ở đâu có loại quyền lực dân chủ. 2/ Đột nhiên, ngày nay, thực tế chứng minh rằng dân chủ pháp quyền là tương lai của nhân loại. 3/ Coi chừng nay mai thực tế sẽ chứng minh ngược lại, dưới dạng khủng khiếp nhất : fatxít, nazi. Bế tắc tư tưởng của những người trí thức như chúng ta có thể tóm tắt như thế này : thực tế, ta vẫn nưng nui một hoài băo nhân nghĩa cho xă hội loài người trong đó có xă hội VN ; thực tế, kiến thức của ta không có khả năng vạch một con đường đi tới, ngoài con đường tư bản chủ nghĩa (với một số uấn nắn cho nó bớt tàn nhẫn). Đó là lập trường cuối cùng của ông Nguyễn Khắc Viện sau một đời dấn thân cho chủ nghĩa xă hội.

[20] phải viết bóc lột sức lao động th́ mới có nghĩa (trong référentiel ngôn ngữ của Marx). Sức lao động trong ngôn ngữ đó có nghĩa là người lao động (nơi khác ông viết : người bóc lột người, exploitation de l’homme par l’homme). Lao động là hành động của con người, làm sao bóc lột được một hành động ? Người bóc lột người bằng cách chiếm đoạt sản phẩm do lao động của người khác tạo ra.

[21] Capital, Vol. I, Encyclopaedia Britanica, Great Books of the Western World, Vol. 50, Chicago and London, trang 37.

[22] Trong công thức của Marx, C = hàng hoá, một h́nh thái của giá trị. Marx chưa bàn chuyện sản xuất. Trong tiếng Pháp : Argent – Marchandises – Argent’. Đó là thế nh́n trừu tượng nhất, cơ bản nhất : giá trị đẻ ra giá trị, tiền đẻ ra tiền. Do đó Engels đă b́nh luận : đây là định nghĩa tổng quát (général, triết) nhất, không thể có định nghĩa tổng quát hơn. Mitterrand đă dùng nó để tranh thủ ít phiếu khi ông tố cáo chuyện tiền ngủ ra tiền : l’argent qui fait des petits en dormant.

[23] Vừa đúng, vừa hời hợt. Độc giả không thể nào hiểu nổi ΔM từ đâu mà ra và sẽ có khuynh hướng cho rằng nó từ sự vận động của hàng hoá và sự khôn khéo của con người mà ra : mua rẻ bán đắt. Đó là h́nh thái giá trị trong sự vận động của tư bản, điều mà mọi người thấy trực tiếp xuyên qua lượng tiền biểu hiện giá trị. Chính v́ vậy, theo ngôn ngữ của Marx, nó chỉ là h́nh thức. Nội dung thực của nó là : mua sức lao động đúng giá, sử dụng nó để tạo một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động ấy, bán những sản phẩm ấy đúng giá và thu lời. Sự trênh lệch giữa giá trị của sức lao độnggiá trị do sức lao động ấy tạo ra, Marx gọi là giá trị thặng dư. Quá tŕnh tước đoạt giá trị thặng dư ấy, Marx gọi là bóc lột sức lao động. Nó chỉ khó hiểu trong kinh tế tư bản v́ nó nấp đằng sau kinh tế hàng hoá trong đó, trên nguyên tắc, người ta trao đổi với nhau trên cơ sở lượng giá trị cân đối. Trong những h́nh thái kinh tế xă hội khác (nô lệ, nông nô) nó hiển nhiên. Hơn nữa, M chỉ là h́nh thái tiền tệ của giá trị cũng như giá trị trao đổi của hàng hoá là một h́nh thái khác, v́ thế mà có thể quy về một đơn vị đo lường chung : tiền.

[24] Thời nay, phải viết : nhà tư bản chức năng (capitaliste fonctionnel, chef d’entreprise, capitaine d’industrie, PDG, hay, đúng nhất, l’Entreprise v́ nó là một personnalité juridique !) Marx phân biệt rất rơ tư bản chức năng (fonction capitaliste)tư bản sở hữu (propriété capitaliste). Trong thời ông, sự phân hoá đó đă có thực : có người điều khiển xí nghiệp nhưng không phải là chủ tư bản của xí nghiệp. Nhưng, nói chung, hai h́nh thái đó của tư bản thống nhất trong một con người : chủ tư bản thường là tổng giám đốc xí nghiệp. Thời nay hơi khác. Rất nhiều anh chủ tư bản (đặc biệt những anh lớn nhất) thường không dính dáng ǵ với việc điều khiển lao động sản xuất và kinh doanh. Nó bỏ vốn, thuê tổng giám đốc, đ̣i lời, thế thôi. Các anh chủ tư bản nhỏ như hàng dân tây âu càng không là tư bản chức năng. Chính họ mới là chủ tư bản đích thực. Anh tổng giám đốc, dù lương cao bao nhiêu, cũng chỉ là anh làm thuê đặc biệt, có thể bị đào thải nội 48 tiếng, ngay ở Pháp.

[25] Phải hiểu thế nào ? Nếu giá trị thặng dư là thời gian lao động (như mọi giá trị) không trả công th́ người tạo ra giá trị thặng dư chỉ có thể là người lao động. Nhà tư bản chỉ thu lại không công thôi. Đó là lôgíc h́nh thức. Theo lôgíc biện chứng th́ thế này : trong h́nh thái kinh tế xă hội tư bản, điều kiện tối thiểu để có thể sản xuất, có thể tạo ra giá trị thặng dư là phải có vốn đầu tư tối thiểu cần thiết (tùy thuộc tŕnh độ phát triển của lực lượng sản xuất trong xă hội trong từng lĩnh vực sản xuất) và điều kiện ấy trong tay nhà tư bản. Dó đó, trong thế nh́n của nhà tư bản và ngay cả của người làm thuê (do ảnh hưởng áp đảo của ư thức hệ thống trị) cũng có thể nói ‘Nhà tư bản tạo ra giá trị thặng dư’. Hè hè, biện chứng duy vật !

[26] Tôi không biết bản dịch tiếng Việt chính xác tới mức nào. Nếu là từ s’approprier dịch bằng đánh cắp (voler) th́ là dịch sai. Tôi chắc chắn Marx không dùng khái niệm đắnh cấp (voler) v́ ông đă phê phán quyết liệt luận điểm của Proudhon : La propriété, c’est le vol. Marx khẳng định : trong quan hệ giữa tư bản và người lao động không có sự gian lận, lừa lọc, đánh cắp. Người tư bản mua sức lao động trên thị trường sức lao động đúng giá, đúng theo nguyên lư của kinh tế hàng hoá, trao đổi ngang giá trị. Và họ cũng không lừa lọc khách hàng : họ bán sản phẩm của họ đúng giá. Thị trường đảm bảo điều ấy ! Điều đó không mâu thuẫn với chuyện bóc lột sức lao động như tôi đă tŕnh bày dài ḍng.

[27] Ngày nay, tại các nước tư bản, nhà tư bản sở hữu (chủ thực, có quyền quyết định tối hậu) là người cuối cùng sờ tới giá trị thặng dư (trực tiếp là lời cổ phiếu, gián tiếp là lời của xí nghiệp của họ !) : phải đóng thuế trước khi chia lời.

[28] Đúng thế. Ở Marx, thế nh́n vi mô không bao giờ tách rời thế nh́n vĩ mô. Trong triết học, đó là vấn đề quan hệ giữa bộ phận và tổng thể. Trong nghệ thuật quân sự của thế kỷ 20, đọc hồi kư của Vơ Nguyên Giáp thú vị lắm.

[29] Chính là khái niệm h́nh thái, forme, trong triết lư của Marx đấy.

[30] Capital, Vol 1, Sđd, giới thiệu chương 23, trang 279.

[31] Ở đây có vấn đề lư thú đáng bàn về một phát minh hết sức macxít của một lư thuyết gia kinh tế Pháp trong những năm 40 : thuế TVA. Nó khác thuế lợi tức của xí nghiệp như thế nào ? V́ sao ? v.v. Miễn bàn ở đây. Chỉ lưu ư : không có thuế này, Nhà nước tư bản ắt sập suồng.

[32] Có thể Marx cũng cho là thuế sản xuất là một phần của giá trị thặng dư.

[33] Tŕnh bày này thực chất có khác với quan điểm của Marx cho là dịch vụ phi sản xuất không phải là chi phí sản xuất mà là thặng dư. Quan điểm này bắt nguồn từ Adam Smith, cha đẻ của lư thuyết kinh tế tư bản và được tiếp tục chấp nhận bởi các nhà kinh tế được gọi chung là trường phái kinh tế cổ điển, trong đó có Marx. Quan điểm này đă bị bác bỏ từ lâu. Cho nên khi tŕnh bày lư thuyết thặng dư của Marx tôi đă tŕnh bày theo quan điểm mới, tức là mọi chi phí cho dịch vụ đều là chi phí sản xuất. Điều này không ảnh hưởng ǵ đến lư thuyết thặng dư.

[34] Chắc chắn, đây không phải là định nghĩa của Marx.

[35] GDP hay tổng sản phẩm quốc nội bao gồm giá trị mới tạo ra trong nền kinh tế. Như vậy, theo nguyên tắc GDP không bao gồm khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất. Thế nhưng, Tài khoản quốc gia lại cộng thêm khấu hao để tính GDP v́ việc tính khấu hao theo đúng lư thuyết kinh tế rất khó khăn, đ̣i hỏi việc tính lại toàn bộ giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Việc tính lại này là điều mà hầu hết các nước, kể cả các nước phát triển cũng không thể tính ngay được mà phải đợi ít nhất một năm sau, khi đă thu thập đầy đủ thống kê.

[36] Sai. Chủ xí nghiệp là ai, ngoài cổ phần viên ? Không lẽ là các anh lính đánh mướn cho cổ phần viên, dù là Tổng Giám Đốc. Cái hay của luật Pháp tư bản ở chỗ này : phân biệt rơ tư bản chức năng và tư bản sở hữu. Tư bản sở hữu là gốc, là mục đích cuối cùng, nhưng không cần thiết cho xă hội. Nó biến đi cũng không ảnh hưởng ǵ tới sản xuất (bà Bettencourt là nhà tư bản lớn nhất của Pháp, chẳng hiểu biết hay có vai tṛ ǵ trong sản xuất, nhưng với tư cách thành viên của ban quản trị (conseil d’administration), mỗi lần đi đái cũng lănh ít chục ngàn FF, chuyện nhân viên Nestlé kể cho tôi thời tôi c̣n lao động làm công lang thang ở Suisse). Ngược lại, tư bản chức năng mà thất bại (xí nghiệp không tạo ra giá trị thặng dư) th́ toàn bộ hệ thống tư bản sụp đổ. V́ thế mà nhà nước tư bản phải biến xí nghiệp thành một personne juridique độc lập với chủ nó, có quyền có lời và cấm tư bản sở hữu làm những ǵ có thể khiến nó tiêu vong. Một mớ tiền biến thành một personne juridique ! Thú vị quá ! Cho thấy, ngay cả luật gia tư sản cũng có lúc biết hành sự một cách rất biện chứng ! Chia giá trị thặng dư tới mức xí nghiệp huề vốn th́ được. Ḅn rút nó (tuy ḿnh là chủ 100% của nó) tới mức nó lỗ lă th́ ra toà : abus de biens sociaux, lạm dụng tài sản xă hội. Từ sociaux ở đây không có nghĩa xă hội chủ nghĩa đâu, nó có có nghĩa : xă hội tư bản. Thú vị thật !

[37] Marx phân biệt rất rơ những h́nh thái khác nhau của giá trị thặng dư khi con người đem nó ra chia chác với nhau. Tùy người, nó là lợi nhuận của xí nghiệp, thuế nhà nước, lời kinh doanh, lăi ngân hàng, tiền thuê đất, v.v. Ông có lư : nếu không có giá trị thặng dư, không có ǵ để chia chác cả, bất kể dưới h́nh thái nào. Lại triết học. Rất trừu tượng (h́nh thái) nhưng rất cụ thể : có ǵ để chia chác không, bất kể với danh nghĩa nào. Biện chứng duy vật đấy.

[38] Phải viết : ‘bản thân tiền’ mới có nghĩa. Bản thân tiền là một h́nh thái vận động của giá trị. H́nh thái cụ thể của nó trong lịch sử th́ vô vàn : trâu ḅ, nô lệ, bạc, vàng và, cuối cùng : $. Tới nay, chưa ai giải thích hiện tượng này sâu sắc, tuy không dễ hiểu, như Marx.

[39] Phải viết : phương tiện và điều kiện sản xuất.

[40] Đúng một nửa. Giá trị của nó c̣n tuỳ thuộc quá tŕnh đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất [và quản lư, cái này thời Marx chưa quan trọng lắm]. Marx là người đầu tiên nêu vấn đề obsolescence do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật trong môn kinh tế học. Và xử lư nó một cách kinh tế ! Một khi đă định nghĩa giá trị là quan hệ giữa người với người th́ nội dung của nó phải động, không thể tĩnh được. Một trong những yếu tố quan trọng của quan hệ ấy là khoa học và kỹ thuật tác động vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.

[41] Coi trong bài.

[42] Sai hoàn toàn. Marx không thể nào viết điều ấy. Không lẽ ông lại cho rằng cá lội ngoài khơi vịnh Bắc Bộ là do sức lao động của công dân Giao Chỉ tạo ra ? Về lư thuyết, vấn đề này, ông tính xử lư trong tiết mục Rente Foncière. Ông chết trước. Nhưng dựa theo những ǵ ông đă viết, không thể kết luận như vậy. Nội dung ở đây là : ai nắm điều kiện sản xuất, người ấy có khả năng đ̣i chia phần giá trị thặng dư. Thí dụ : cảng Hội An thuận lợi cho chuyện buôn bán, ai muốn dùng, tôi cho thuê vài trăm thước bờ biển. Ngày nào đó, v́ trăm thứ lư do, cảng Hội An hết cần thiết cho chuyện buôn bán, tôi mất khả năng cho thuê, cảng Hội An trở lại h́nh thái tự nhiên của nó : một phong cảnh đẹp, chẳng có giá trị ǵ cả.

[43] Đúng thế ? Tư bản chức năng và tư bản sở hữu khác nhau ở đó. Lao động quản lư và kỹ thuật của bà Bettencourt có giá trị 0 hay -. Lao động quản lư và kỹ thuật của các vị tổng giám đốc của bà th́ khác (chính v́ vậy, họ chỉ là những người làm công hơi bị đặc biệt). Trong những tranh luận ư thức hệ, biết bao nhiêu người đă dựa vào sự nhập nhằng này để gán cho tư bản sở hữu những tài năng của tư bản chức năng ḥng ca ngợi chủ nghĩa tư bản. Người macxít nghĩ thế này : tư bản sở hữu không cần thiết cho xă hội, cho sản xuất, có thể dẹp, như De Gaulle quốc hữu hoá hăng Renault. Tư bản chức năng th́ cần thiết. Trả lương cao cho một tổng giám đốc giỏi để điều khiển hăng Renault quốc doanh là chuyện hữu lư. Cho rằng hăng đó chỉ có thể chạy tốt nếu là tư hữu là một niềm tin có tính chất ư thức hệ, thậm chí tôn giáo. Mới đây, ở Anh, hệ thống xe lửa vừa tư hữn hoá xong là bắt đầu rệu rạo và chính phủ đang phải tính tới trợ cấp hàng tỷ Euros vốn để cải thiện nó !

[44] Marx phân tích một nền kinh tế thị trường, do đó lương bổng tất yếu phản ánh giá trị của lao động và năng suất lao động. Để t́m đến giá trị thặng dư, Marx đưa mọi lao động về lao động trung b́nh, và do đó lao động có giá trị cao, có năng suất cao có thể đưa về bội số của lao động trung b́nh.

[45] Sai hoàn toàn. Ngoài những người ấy, ít nhất có nhà nước. Và 100 đứa khác : những nhà tư bản vừa sở hữu vừa kinh doanh, những ngân hàng, những PDG lănh lương bằng stock options (cái này mới về h́nh thức, không mới về nội dung), những lái buôn (trong quan điểm của Marx), v.v.

[46] Quá đúng. Đó là thân phận của các capitaines d’industrie không có vốn (tư bản)

[47] Để cho rơ vấn đề : bóc lột là chiếm hữu sản phẩm do thời gian lao động thặng dư của người khác tạo ra, thời nào cũng có, dưới những h́nh thái khác nhau : nô lệ, nông nô, v.v. Để thực hiện được điều đó (trong hoạt động kinh tế, ở đây ta không bàn chuyện cướp bóc và một trăm thứ khác) phải là chủ của phương tiện hay điều kiện sản xuất. Trong kinh tế tư bản, sự kiện này thể hiện dưới h́nh thái tước đoạt giá trị thăng dư nằm trong hàng hoá, đi đôi với h́nh thái tư hữu tư sản. C̣n ‘tư hữu’ (của riêng) phương tiện sản xuất, nói chúng, có từ lúc xă hội cộng sản nguyên thủy tan ră. Qua quá tŕnh phát triển lịch sử của lực lượng sản xuất, sở hữu đi từ sở hữu công cộng, qua những h́nh thái sở hữu tập thể như gia tộc, gia đ́nh, v.v. tới h́nh thái sở hữu cá nhân gọi là tư hữu tư sản (propriété bourgeoise), mốc cuối cùng của quá tŕnh tư hữu hoá. Nhưng khi nó đạt mốc này, nó thể hiện ngay mâu thuẫn nội tại của nó : tính xă hội của phương tiện sản xuất đối trọi với tính cá nhân của tư hữu tư sản. Diễn nôm thế này. Ở h́nh thái trừu tượng nhất, giá trị, tôi là chủ nhân cá thể của những cổ phần tôi có trong hăng Renault, tôi là chủ nhân của một phần của phương tiện sản xuất. Nhưng, cụ thể, tôi là chủ của cái ǵ ? Một con ốc, một thước giây điện, một mẩu tường ! Toàn những thứ tự nó không có giá trị ǵ cả v́ không có giái trị sử dụng trong việc tái tạo giá trị của chính nó và tạo giá trị thặng dư. C̣n giá trị sử dụng tự nhiên của nó, thí dụ ném con ốc đó vào đầu cảnh sát cho hả giận, nó vẫn có. Với tư cách là người làm chủ đích thực phương tiện sản xuất, phương tiện dùng được để sản xuất, đại bộ phận những nhà tư bản sở hữu ngày này đều là chủ nhân tập thể (thế đấy !) của phương tiện sản xuất. Trong nghĩa đó, tư hữu tư sản ngày nay là một loại quái thai : tư hữn tập thể ! (về ngôn ngữ thôi, ôi biện chứng !) V́ thế mà trong luật pháp có khái niệm quái gở : société anonyme, xă hội vô danh. Chỉ suy ngẫm về những nghĩa khác nhau của từ société trong tiếng pháp cũng học được vô số điều về kinh tế học, xă hội học, tâm lư học, ngôn ngữ học, phân tâm học, thi học, điên loạn học… Tóm lại : ư thức hệ tư sản. Phương pháp suy luận của Marx c̣n khá bổ ích, hữu hiệu để hiểu những điều ấy.

[48] OK. Engels đă cho thấy đấy là chuyện phụ. Không thể dựa vào đấy mà hiểu được xă hội tư bản. Bạo lực quân sự, chính trị có thể là ‘bà mụ’ đỡ đẻ cho một h́nh thái kinh tế xă hội. Nhưng bạo lực kinh tế mới thực sự là cái nôi của nó. Đó mới là áp bức hàng ngày, hàng giờ, hàng năm, suốt đời đối với hàng tỷ người. Thực dân muốn khai thác thuộc địa cũng phải đưa phương tiện sản xuất vào tay người lao động. Ngày nay, các hăng tư bản không cần điều động quân sang VN mới bóc lột được sức lao động của người Việt. Ngược lại. Cứ nhẹ nhàng ‘kinh tế thị trường’ hiểu quả hơn.

[49] Đây là điểm ông Việt Phương đưa ra để làm sáng tỏ thêm phân tích về thặng dư của Marx.

[50] Một áng văn tuyệt vời. Khốn nạn thay, chẳng mấy ai hiểu đằng sau áng văn đó có những kiến thức và suy luận kinh tế nào.

[51] phương tiện sản xuất ! Văn bản có thể như thế, nhưng nội dung đích thực là vậy.

[52] về mọi mặt : kinh tế, xă hội, chính trị và văn hoá, tư tưởng. Đây mới là vấn đề gốc của thế kỷ 20. Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, nó đă có sẵn cả một nền văn hoá với những hệ tư tưởng của nó, thừa khả năng tiếp thu nền văn hoá cũ và phát triển nó. Nó là một giai cấp đă tiến từ trạng thái tự tại tới trạng thái v́ ḿnh. Những giai cấp công nhân của thế kỷ 20 th́ không như thế. Chỉ liếc qua t́nh trạng văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, luân lư, đạo đức tại các nước xă hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 cũng thấy. Do đó mà bây giờ người ta hùa nhau đi chùa chiền, v.v.

[53] C. Mác và Ph. Ang-Ghen, Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản, các đoạn trong ngoặc kép là trích theo bản dịch của Việt Nam, có trên Internet, http : //www.vcp.org.vn. Có ư kiến cho rằng Marx xuất bản Tuyên Ngôn năm 1848, do đó có thể thay đổi quan điểm sau cuộc nội chiến Pháp với công xă Paris năm 1871 và sau khi viết tập I bộ Tư Bản (xuất bản năm 1867). Điều này có thể xảy ra v́ với lần tái bản năm 1888, Engels có viết trong lời tựa là mặc dù có những chỗ cần viết lại như đoạn phê phán văn chương theo hướng xă hội chủ nghĩa cũng như nhận định về sự liên hệ giữa những người cộng sản và các đảng phái đối lập khác nhưng vẫn quyết định giữ nguyên v́ tính chất lịch sử của văn kiện. Tuy vậy ư kiến này không có cơ sở v́ trong Phê phán Cương Lĩnh Gotha (1875) viết trước khi qua đời, Marx cho rằng một nhà nước của giai cấp vô sản phải là “kết hợp chuyên chính vô sản và tổ chức chính trị như công xă Paris.” (Bản dịch trên địa chỉ Internet ở trên.) Tư tưởng cơ bản về vai tṛ của chuyên chính vô sản trong nhà nước của giai cấp vô sản như vậy không có ǵ thay đổi, có chăng là sau này Engels nói đến tính tự nguyện của tiểu nông trong việc gia nhập hợp tác xă.

[54] Chứ không phải là nhà nước của một đảng. Coi chế độ chuyên chính tư sản th́ thấy thế nào là chuyên chính của một giai cấp. Chế độ này, Marx c̣n gọi là dân chủ tư sản. Các lư thuyết gia tư sản biến nó thành chế độ dân chủ tout court, với ư : ngoài nó ra không thể có một chế độ dân chủ khác. Dân chủ dân chủ như AA. Và là tôi. Ôi lôgíc h́nh thức ! Tiện lợi quá ! Đỡ mất công t́m hiểu, suy nghĩ.

[55] Marx đă giải thích rất rơ về 2 chức năng của nhà nước. Chức năng chính trị (gouvernement des hommes) chỉ cần thiết trong những xă hội có phân chia giai cấp. Chức năng quản lư (administration des choses) cần thiết trong mọi xă hội. Khi ông nói tới chuyện xoá bỏ nhà nước là nói tới chức năng thứ nhất. Ngay ngày nay vẫn c̣n tồn tại những cộng đồng người chung sống trong một h́nh thái xă hội không có nhà nước (hiểu theo định nghĩa ‘nhà nước’ của Marx và Engels).

[56] Hoài băo muôn đời của loài người, rất khớp với triết lư biện chứng duy vật. V́ thế mà trong thời đại nào, ở bất cứ xă hội nào cũng có những người như thế. Nếu không, chẳng thể có ngay cả cách mạng tư sản nói chi tới cách mạng xhcn. Luân lư đó không phải đóng góp đặc thù của Marx. Đóng góp của ông là đă vạch ra nền tảng kinh tế cũng như những điều kiện cần thiết khác để thực hiện hoài băo ấy.

[57] Không có nhu cầu bóc lột người khác v́ xă hội đă có khả năng cung cấp cho mỗi người theo nhu cầu của ḿnh. Điều đó đ̣i hỏi một tŕnh độ sản xuất cao và một nền văn hoá khác những nền văn hoá hiện hữu một cách cơ bản tuy vẫn kế thừa phần tốt đẹp của chúng. Ngày nay, cũng có một vài nơi như vậy. Ở Pháp, có một tổ chức cho phép một số nhà toán học suốt đời chỉ làm điều ḿnh ham thích, không phải lo chuyện cơm áo. Dùng những khái niệm đạo đức của đời nay để tả một xă hội tương lai không thích hợp lắm. Điều đó dẫn tới những tranh luận ư thức hệ kiểu : con người tự nó vị kỷ hay vị tha. Rồi giải thích kinh tế trên cơ sở đó. Marx suy luận ngược lại : con người là sản phẩm của con người. Nếu điều kiện tồn sinh buộc nó vị kỷ th́ chính sự phát triển của sản xuất, khoa học, văn hoá, v.v. sẽ khiến nó có ngày vị tha. Trong trường hợp ấy, cụm từ tư lợi sẽ chẳng c̣n nghĩa nữa. Những hiện tượng ấy có đầy ngay trong xă hội Pháp ngày nay. Và sẽ có dịp hiện thực tại… Orono trong ít ngày nữa !

[58] Điều này c̣n tuỳ thuộc mức sản xuất ! Ngay trong xă hội tư bản, trong những thời kỳ kinh tế phát triển một cách ổn định, đă từng xuất hiện khá nhiều người không có nhu cầu tiết kiệm mà c̣n ngược lại : vay nợ để tiêu trước. Đây cũng là một cơ sở của những chính sách keynésiens, vĩ mô cũng như vi mô. Có lư thuyết gia biến thành lư luận : tiêu trước tức là tự bắt buộc ḿnh dành dụm trong tương lai, để vừa ca ngợi tinh thần dành dụm vừa khuyến khích vay nợ để tiêu thụ.

[59] Ở đây, thuế thu nhập không được kể tới v́ nó chỉ nhằm phân phối lại lợi tức và không ảnh hưởng đến giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm hay giá trị thặng dư.

[60] Điều kiện cần thiết, không đầy đủ. Ruộng đất là điều kiện sản xuất. Cần thêm những phương tiện sản xuất như nông cụ và hệ thống buôn bán ngày càng quan trọng khi năng suất lao động và sản xuất tăng, v.v. Cần phân tích khái niệm bóc lột xuyên qua toàn bộ quá tŕnh giao lưu hàng hoá từ sản xuất tới tiêu dùng. Trong tư tưởng của Marx, có đầy đủ yếu tố để làm chuyện đó.

[61] Không nhất thiết đúng. Nếu nhà nước đó thực sự là nhà nước của một giai cấp, từ trên xuống dưới, ở mọi mức, người lao động có thể góp ư và thực sự quyết định về chuyện sử dụng giá trị thặng dư như thế nào. Thí dụ : đánh thuế để thực sự tu bổ cầu đường, đèn đuốc công cộng, đê điền, v.v. là chuyện ai cũng hiểu được, cũng chấp nhận được. Thí dụ : xây dựng quán ăn, nhà giữ trẻ cho xí nghiệp, v.v. Quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế ở đó. Đă có lúc ở VN, một vài xí nghiệp nhà nước làm tốt những điều đó. Nhưng chẳng làm được bao lâu là bị đảng làm thịt.

[62] Không nhất thiết tí nào ! Cứ coi vai tṛ của các công ty quốc doanh của Pháp trong mấy chục năm xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ 2 th́ thấy. Vấn đề vẫn là : nhà nước thực tế của ai, để làm ǵ. Duy vật biện chứng hay không ở đó.

[63] Không có nghĩa. Bóc lột sức lao động, bóc lột người. Lao động là hành động, là quan hệ giữa người với tự nhiên, chẳng thể bóc lột hay chiếm đoạt được. Người bóc lột người bằng cách chiếm đoạt sản phẩm do người khác tạo ra. Marx đă nói rơ : sức lao động có giá tri, v́ thế có thể mua bán được. Ở thị trường lao động, nhà tư bản mua một món hàng sẵn có, người (sức) lao động, không mua một món hàng chưa có : lao động. Ông c̣n khẳng định, lao động tự nó không có giá trị chính v́ nó là nhân tố của mọi giá trị. Tiền (h́nh thái tiền tệ của lao động) không có thước đo chính v́ nó là thước đo của mọi giá trị ! Giá trị của 1$ là bao nhiêu ?

[64] Với điều kiện là một nhà nước đích thực, theo đúng nghĩa macxít.

[65] Phải xoá bỏ tư hữu phương tiện sản xuất trước mới xoá bỏ bóc lột được. Xă hội, con người chỉ toàn hảo khi sản xuất phát triển tới mức ‘mọi người làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu’. Chính trị lệ thuộc kinh tế ở đó. Nghệ thuật chính trị ở đó : vạch ra những bước đường đi từ h́nh thái xă hội này qua h́nh thái xă hội khác. Các nhà tư tưởng, chính trị tư sản đă làm được chuyện ấy qua một quá tŕnh kéo dài khoảng 300 năm. Chẳng có ǵ khiến ta tin rằng lịch sử đă ngừng tại đó, h́nh thái tư bản sẽ là h́nh thái kinh tế xă hội cuối cùng của nhân loại. Ôi Fukuyama ! Mấy năm nay không nghe ai nói tới nữa.

[66] Đồng ư ½. Marx suy luận theo lôgíc biện chứng duy vật, tất nhiên luôn luôn lấy quan hệ với thực tế làm gốc của kiến thức. Nhưng cách tiếp cận và phân tích thực tế của ông biện chứng : xă hội và con người là một quá tŕnh sáng tạo vận động vô cùng tận. Ông tin rằng quá tŕnh ấy hướng thiện và dưới dạng mâu thuẫn. Biết bao nhiêu người đă tin như thế. Nh́n lịch sử nhân loại cho tới nay, nói chung, có thật. Ngày nay có thể đặt lại niềm tin ấy, nhưng đó là vấn đề triết lư. Điều độc đáo ở Marx là ông không ưa triết lư suông, luôn luôn kiểm điểm triết lư của ḿnh với kiến thức và hành động. Ông biện chứng duy vật ở đó.

[67] Bóc lột sức lao động trên cơ sở tự do b́nh đẳng (thị trường) bằng cách tư hữu phương tiện sản xuất (tư bản) chỉ là một h́nh thái đặc thù, có tính chất lịch sử của hiện tượng người bóc lột người. H́nh thái đó tuỳ thuộc mức phát triển của lực lượng sản xuất. Mức phát triển đó lại tùy thuộc mức độ xă hội hoá của lực lượng sản xuất trong đó có người lao đông. Lực lượng sản xuất, xét cho cùng, tuỳ thuộc khoa học, kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, tŕnh độ tổ chức và văn hoá của con người. C̣n xưa nay, xă hội loài người vẫn phát triển trên cơ sở bóc lột nhau.

[68] Thực tế đă chứng minh rằng… Để xem thực sẽ c̣n chứng minh những ǵ khác nữa. Trong khi chờ đợi, ngoài chuyện mơ tiền cũng nên để con người mơ tưởng tới điều khác, nhất là trong quan hệ xă hội.

[69] Rất đáng mừng v́ những nhà nước gọi là xă hội chủ nghĩa của thế kỷ 20 không dính dáng ǵ tới chuyên chính vô sản của Marx. V́ sao là đề tài t́m hiểu hóc búa nhất trong lĩnh vực khoa học nhân văn.

[70] Chính v́ thế mà các chế độ xhcn của thế kỷ 20 phải tự sụp đổ hay tự biến chất !

[71] Khi quyền lực ấy không đi đôi với quyền lợi kinh tế của một giai cấp, quyền lực ấy mất tính chất chính trị và ắt tiêu vong hay biến chất. Khi nó biểu hiện quyền lợi của một giai cấp lạc hậu (về mặt kinh tế) cũng thế. Thảm kịch của Spartacus. Cũng có thể là thảm kịch của những người cộng sản chân chính của thế kỷ 20.

[72] Dĩ nhiên. Nhưng Marx đă nhận diện sâu sắc hơn bất cứ ai. Đọc lại những phân tích của ông về những sự kiện chính trị trong thời ông cũng thấy. Đâu phải t́nh cơ mà thiên hạ mê ông suốt 150 năm.

[73] Trong đề tài này, Marx chỉ bàn tới những h́nh thái khác nhau của quyền lực chính trị thôi (phong kiến, quân chủ, chuyên chính tư sản, chuyên chính vô sản, v.v.), có định nghĩa rơ ràng, và khẳng định nó gắn liền với phương thức sản xuất, với kinh tế. Chúng ta cũng chỉ nên thảo luận với khái niệm ấy thôi. Chứ lôi cả quyền lực của t́nh yêu vào để tranh luận th́ nói thế nào chẳng được. Sau đây, một thí dụ lư thú về quyền lực của tri thức, đầu óc và dũng khí kinh doanh, v.v. trong kinh tế xă hội tư bản. Trương Trọng Thi là người phát minh ra máy vi tính. Đồng thời là nhà sản xuất kinh doanh số 1 ở Châu Âu trong lĩnh vực này. Đầu những năm 80, ông hiểu rằng muốn hăng của ông tồn tại được phải có khả năng sản xuất một khối lượng máy đếm với 5 số không (ít nhất 100 000 đơn vị). Như thế phải đâu tư một số vốn vượt xa khả năng của ông. Ông bèn mời ngân hàng, hăng máy tính Bull (của nhà nước Pháp) tham giả, chỉ giữ lại 3% cổ phiếu và chức tổng giám đốc. Hai năm sau, ông bị đuổi. ‘Họ trách tôi thích dùng máy bay Concorde, ăn foie gras và tôm hùm’ ! Đương sự kể cho tôi. Hè hè.

[74] Chính v́ đó là quyền lực của một bộ máy, không phải quyền lực chính trị theo nghĩa macxít (chuyên chính của một giai cấp) Điều này không dính dáng tới tư hữu hay không tư hữu. T́nh trạng chung của nhiều nước chậm tiến ngày nay. Đọc báo, hầu như ngày nào cũng có tin.

[75] Dĩ nhiên thực tế này không nhất thiết đưa đến kết luận nếu cứ xoá bỏ tư hữu tất dẫn đến sự độc đoán về quyền lực.

[76] Ôi, dễ hiểu quá !

[77] Chỉ cần kế thừa tư tưởng của Montesquieu và của thế kỷ ánh sáng. Một xă hội tốt đẹp hơn xă hội tư bản, ít nhất phải thực hiện được những điều ấy.

[78] ! ! ! Con người toàn hảo là một khái niệm mơ hồ, chỉ có thể định nghĩa như sau : không có thực, không thể có thực. Do đó, không bao giờ, không có cái ǵ có thể tạo ra được. Đây không thể nào là một khái niệm duy vật biện chứng, một khái niệm của Marx. Không nên gán cho Marx khái niệm ấy. Với những chắc chắn kiểu này, chẳng thể hiểu nổi v́ sao VN đă thắng cả thực dân Pháp lẫn đế quốc Mỹ. Con người VN thời ấy, tuy chẳng toàn hảo, cũng kha khá.

[79] Động lực phát triển lực lượng sản xuất trong h́nh thái kinh tế tư bản. Điều này Marx đă phân tích vừa tỉ mỉ vừa bao quát : đó là nhiệm vụ lịch sử của h́nh thái kinh tế xă hội tư bản.

[80] Cho tới nay, chưa có ai giải thích được lôgíc vận động của tư bản hơn Marx. Những điều ông khẳng định vẫn đang diễn ra từng ngày, ở mức toàn cầu.

[81] Đồng ư. Không những thế họ c̣n ‘áp dụng’ tài t́nh. Chê lư thuyết cứ chê, ‘ứng dụng’ cứ ứng dụng. Thí dụ : Taxe sur la Valeur Ajoutée, restructuration, délocalisation, v.v.

[82] Rất đồng ư. Nhưng trước khi bác bỏ phải hiểu rơ, trong luận điểm của Marx, tính tất yếu đó từ đâu ra. Nó do nhu cầu phải giải quyết mâu thuẫn giữa tính xă hội của phương tiện sản xuất và tính cá nhân của sự sở hữu phương tiện sản xuất. Marx đă từng khẳng định : bản thân tư bản là một sản phẩm có tính xă hội (le capital est en lui-même un produit social, produit par une multitude d’hommes). Sự vận động của nó cũng đ̣i hỏi sự hợp tác của vô số người. Chỉ trong điều kiện ấy, vấn đề công hữu hoá mới đặt ra. Công hữu hoá, xă hội hoá sở hữu con trâu, cái cầy, mảnh ruộng, mảnh vườn tí hon là chuyện ngu ngốc, không liên hệ ǵ tới học thuyết của Marx. Nhưng công hữu hoá ngân hàng, các xí nghiệp lớn như De Gaulle và nhiều chính trị gia Châu Âu đă từng làm th́ rất có lư. Và đă bổ ích cho các nước tư bản sau chiến tranh thế giới 2. Riêng với các nước như VN, vấn đề hơi khác : chẳng có ǵ đáng công hữu hoá cả, ngoài tài sản tự nhiên. Ngược lại, có rất nhiều lĩnh vực trong sản xuất đ̣i hỏi đầu tư một lượng vốn không có anh tư bản VN nào có cả, chỉ có thể do nhà nước làm với tiền của dân. Hiện nay, ở Nga, họ đang tư hữu hoá một cách rất nghệ thuật : đút túi tư nhân. C̣n dân, người đă từng bỏ vốn (qua nhà nước), đi chơi chỗ khác…

[83] Chúng ta bàn chuyện kinh tế hay triết học, văn học, nghệ thuật ? Ở Marx, những vấn đề ấy thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Anh quan niệm như thế nào và v́ sao lại đúng đắn hơn ?

[84] Với điều ǵ ? Với ai ?

[85] Để coi. Tương lai và lịch sử chưa chấm dứt đâu.

[86] Để coi. Với t́nh trạng ngày nay, 2/3 nhân loại khắc khoải ngay cả ở các nước tư bản phát triển, đố ai biết được nó sẽ phản ứng như thế nào trong những thập niên tới.

[87] Nhưng cũng đă bắt đầu biết, duy tŕ t́nh trạng hiện nay phải trả giá nào : 20% nhân loại chén 80% sản phẩm và dịch vụ của nhân loại, hàng chục triệu người suưt toi mạng v́ không có khả năng trả siêu lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trị bệnh Sida, ½ nhân loại sống với 2$ một ngày. Kể sao cho xiết ! Nói chung, điều người ta sợ : đánh đổi t́nh trạng hiện nay lấy chế độ ‘cộng sản’ đă qua. Vấn đề này hoàn toàn không dính dáng tới vấn đề quốc doanh hay tư doanh. Ở Pháp trong Les trentes glorieuses, 30 năm liên tục phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xă hội, chẳng mấy ai than phiền chuyện quốc hữu hoá một bộ phận của kinh tế và chuyện nhà nước bỏ vốn xây dựng một số doanh nghiệp quốc doanh.

[88] Tư bản. Không nên lẫn lộn kinh tế thị trường với kinh tế thị trường tư bản. Trước kttttb đă từng có nhiều kttt không tư bản. Chẳng có ǵ ngăn cản loài người tạo một nền kttt không tư bản trong tương lai. Tính đặc thù của kttttb là : trong thị trường ấy có một hàng hoá chính, cơ bản, bất hủ : con người. Bỏ hàng hoá ấy đi, vẫn c̣n thị trường, nơi con người trao đổi sản phẩm với nhau, quy định giá trị của chúng bằng hành động trao đổi của họ, nhưng không thể có tư bản được.

[89] Chỉ đúng với định nghĩa của Marx về những khái niệm này. Chứ tư hữu nói chung, đời nào chẳng có. Thí dụ : nước VN là giang sơn của nhà Nguyễn. Rất nhiều tranh luận dựa vào sự nhập nhằng này.

[90] Lại thực tế chứng minh ! Ư ngầm ở đây : con người vốn ích kỷ. Nếu thế tổ chức hội thảo Orono làm quái ǵ ? Tốn thời giờ, tốn tiền, có khi c̣n bị chửi nữa ! Hăng quốc doanh Renault của Pháp, trong mấy chục năm liền vừa là ngọn cờ cải thiện đời sống của giới thợ thuyền vừa là một hăng đủ sức cạnh tranh với các đối thủ quốc tế trong thị trường xe hơi. Nếu VN không sản xuất được một lượng điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cả nước th́ người Việt có thể tăng năng suất lao động của ḿnh không ? Nếu lấy tiền của dân để làm chuyện đó, không lẽ lại trao quyền sở hữu cho tư nhân ? Trao cho ai ? Với giá nào ? Ai có đủ tiền dành dụm của ḿnh để mua ?

[91] Phải mắc bệnh tâm thần mới tin được điều ấy. Trong học thuyết của Marx hoàn toàn không có chuyện ấy. Khái niệm toàn hảo không là một khái niệm biện chứng. Con người là sản phẩm của lịch sử và con người làm nên lịch sử trong hoàn cảnh sản sinh ra ḿnh. Điều ǵ cấm cản nhà nước thay thế một ông tổng giám đốc tồi bằng một ông khá hơn ? Ở nước ta, trong mấy chục năm qua và ngay cả bây giờ : đảng cầm quyền. Chỉ nghe những thông tin về ngành giáo dục cũng đủ thấy.

[92] Điều này không dính dáng ǵ tới kinh tế thị trường hết. Xưa nay, trong bất cứ h́nh thái kinh tế xă hội nào con người đều như vậy. Chỉ trong những thời điểm cách mạng, kể cả cách mạng tư sản, nó mới vượt qua điều ấy. Nếu không làm ǵ có được Tuyên ngôn nhân quyền ?

[93] Trong kinh tế tư bản : một người tước đoạt giá trị do người khác tạo ra để thụ hưởng riêng (privé, privatisation, privation) mà chẳng cần làm hay hy sinh ǵ cả. Chắc ai cũng biết luận điểm sau : cho vay là hy sinh khả năng tiêu thụ tức khắc của ḿnh, do đó đáng được trả giá. Rất đúng với những người như chúng ta. Hoàn toàn sai đối với các nhà tư bản đích thực. Họ tiêu thụ măn kiếp cũng không tiêu thụ hết tài sản của họ. Vấn đề của họ là không có thời giờ và khả năng tiêu thụ hết. Cần phân biệt thật rơ những khái niệm này. Lao động thặng dư : cần thiết cho tái sản xuất mở rộng trong bất cứ h́nh thái kinh tế xă hội nào. Những h́nh thái chia chác nó trong xă hội tư bản : thuế, phúc lợi xă hội, lời, v.v. Bóc lột (như trên). Nếu một xí nghiệp dùng tiền lăi của ḿnh để cải thiện đời sống của người lao động trong xí nghiệp, số tiền dùng như thế không thể coi là tiền bóc lột. Chính v́ thế, trong mẫu mục kế toán của xă hội tư bản, số tiền đó không sắp vào mục lăi mà vào mục chi phí sản xuất hay ǵ ǵ đó và, khi có thể, dẹp liền. Thí dụ : những quán cơm xí nghiệp (restaurant d’entreprise) ở Pháp do nhà nước áp đặt. Ngày nay đang trong đà tan ră, tuy xí nghiệp vẫn buộc phải trả một phần chi phí ăn trưa của người làm công.

[94] Cũng như trong một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa đích thực !

[95] Với điều kiện vốn đó do sự cần kiệm mà ra. Bà Bettencourt chẳng cần kiệm ǵ cũng luôn luôn dư vốn. Tịch thu vốn ấy đi, giữ mọi chuyện khác như cũ, không nhất thiết sẽ làm năng lực sản xuất giảm. C̣n có thể tăng lương tổng giám đốc để ‘cổ vũ’ máu tư lợi. Điều đáng thương trong chế độ xă hội chủ nghĩa của thế kỷ 20 là : sau khi quốc hữu hoá, người ta tống cổ anh Tổng giám đốc có tài, đề bạt vào chức vụ đó một anh nồng cốt vô dụng. Kết quả : xí nghiệp sập suồng, nhà nước bù lỗ, nhưng quan chức vẫn ung dung. Cứ coi những cuộc cải tạo kinh tế tư sản ở VN ngày trước th́ thấy. Có khi chỉ là chia nhau chiến lợi phẩm !

[96] Lăi chỉ có thể có được khi có giá trị thặng dư. Cứ thử đ̣i lăi với một xí nghiệp đang lỗ vốn th́ thấy liền. Thặng dư lao đông nghĩa chính xác là : thời gian lao động thặng dư, khối lượng giá tri vượt giá trị của bản thân sức lao động tạo ra nó.

[97] Khó tin lắm ! Kiểu lư luận trong những môn xă hội học tư sản : duy vật và duy lư h́nh thức dựa trên thống kê, cộng chút psychologie hay psychanalyse. Marx vừa kế thừa nền văn minh ấy vừa là người phê phán nó triệt để nhất. Phê phán triệt để đ̣i hỏi hiểu biết triết để và, như thế, không dễ ǵ bị ảnh hưởng một cách vô thức. Marx mà c̣n có thể bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ, tư tưởng thời ông như thế th́ chính ta, người Giao Chỉ, học hành ở Tây Âu, bàn luận về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, có thể bị những ư thức hệ tư sản vốn có từ 300 năm nay ảnh hưởng đến mức nào trong những suy luận ta đang tŕnh bầy !

[98] Đương nhiên, cạnh tranh dẫn tới quân b́nh hoá, tới một lăi suất trung b́nh. Nhưng tự nó sự cạnh tranh không thể giải thích được v́ sao lăi suất trung b́nh đó là bấy nhiêu thôi. Chỉ có thể giải thích qua tỷ lệ giá trị thặng dư. Nếu nó là 10%, chẳng ai điên đi vay lăi 15% để sản xuất. Lư thuyết của Marx về khuynh hướng giảm tỷ lệ lợi nhuận không chỉ áp dụng cho lợi nhuận của người cho vay vốn (kinh tế vi mô) mà cho toàn bộ nền kinh tế thị trường tư bản (vĩ mô). Nó giải thích v́ sao chuyện phát huy và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất là một điều kiện tồn tại của tư bản.

[99] Không có nghĩa.

[100] Nếu không có gia trị thặng dư, đào đâu ra tiền trả lăi ? Cứ thử mua cổ phần của những công ty lỗ th́ thấy liền.

[101] Một khi đă chế biến học thuyết kinh tế của Marx bằng cái bảng này, không c̣n ǵ để bàn cả : tôi chỉ tranh luận với anh sau khi định nghĩa lại những khái niệm của anh theo nhu cầu chứng minh của tôi. Những luận điểm này thuần tâm lư học. Tính chất lẩm cẩm vô lối thoát của những môn ‘khoa học nhân văn’ tư sản ở đó : nhà kinh tế học dùng tâm lư học để biện minh cho lư thuyết của ḿnh và nhà tâm lư học làm chuyện ngược lại, v.v. và v.v.

[102] Chuyện cũ rích. Trong thị trường cạnh tranh toàn hảo (mô h́nh lư thuyết của khoa học), mọi trao đổi đều là trao đổi ngang giá, vậy, ở mức vĩ mô, không thể có lời, có lỗ, không thể có tư bản. Marx đă chứng minh từ lâu rồi.

[103] Sai. Mô h́nh của Marx chứng minh điều ngược lại. Mua sức lao động đúng giá, bán sản phẩm của lao động đúng giá (thị trường toàn hoản) mà vẫn có lời. V́ vậy mà Marx phân biết khái niệm bóc lột với những khái niệm như lừa lọc, ăn cắp, chiếm đoạt bằng bạo lực, v.v.

[104] Như mọi mô h́nh lư thuyết khoa học, kể cả trong vật lư. Khi ứng dụng phải tính tới Δerror. Nhưng Δerror phải là một lượng không đáng kể (trong vật lư c̣n phải tính trước được).

[105] Định nghĩa này béton thật. Nó có nghĩa : đó là một ảo ảnh. Do đó, có thể gán cho nó bất cứ đức tính tốt đẹp nào : sẽ chẳng bao giờ chứng ḿnh được, qua thực tế, điều đó đúng hay sai.

[106] Đây là định nghĩa trong học thuyết kinh tế tư sản. Bắt đầu từ Smith-Ricardo. Samuelson hiện đại hoá. V.v.

[107] Vô lư. Nếu cung cầu định đoạt th́ làm sao có sẵn được giá ! Cứ sản xuất, đem ra thị trường rồi sẽ biết sản phẩm có giá trị thực là bao. Marx dixit.

[108] Không. Nhiều người sản xuất mà không có ai bán ǵ cả th́ làm sao có thị trường ? Như sản xuất gạo ở VN trong hàng chục thế kỷ. Chén một phần, nộp cho chúa một phần. Chấm hết.

[109] Xin hăy chứng minh. Những khủng hoảng kinh tế dẫn tới hai chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20, và hậu quả của nó (chế độ phátxít và ‘cộng sản’), những khủng hoảng kinh tế hiện nay chứng minh ngược lại. Quả thực, nó tăng nhanh năng suất lao động và sản xuất sản phẩm trong mọi lĩnh vực theo quyền lợi của một thiểu số người. Đồng thời, nó phá hủy rất nhiều khả năng sản xuất rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của rất nhiều người (có nhiều nhà máy vừa xây xong, vứt bỏ liền), đào thải nhiều người khỏi xă hội, thậm chí phá hủy cả môi sinh của nhân loại. Luận điểm này đổ hết lỗi vào tính không hoàn hoản của thị trường, chứ thị trường hoàn hảo, tự nó, rất tốt. Chỉ tiếc là nó không có thực và không thể có thực !

[110] Dĩ nhiên rồi. Marx đă chứng minh từ lâu : trao đổi chệch giá có thể khiến có người lời người lỗ. Nhưng ở mức vĩ mô, chia chác thế nào th́ cũng chỉ có bấy nhiêu giá trị thôi. Trong hoàn cảnh đó, ở mức vĩ mô, làm sao tiền có thể đẻ ra tiền, làm sao tiền có thể biến thành tư bản ? Ṿng luẩn quẩn này do đồng nhất kinh tế thị trường (không có bóc lột) với kinh tế thị trường tư bản (dựa vào bóc lột giá trị thặng dư xuyên qua trao đổi hàng hoá).

[111] Lư thuyết nổi tiếng của Marx về khuynh hướng giảm tỷ lệ lợi nhuận (loi de la baisse tendancielle du taux de profit) rơ ràng và sâu sắc hơn nhiều. Mới đây, c̣n đang có tranh luận.

[112] Điểm này, tôi chịu thua. Tôi có đọc, nhưng không đủ sức đọc hết và kỹ như đọc Marx. Chỉ xin nêu một nhận xét sau. Mọi phương tŕnh toán học, khi muốn ứng dụng vào thực tế, đều phải dựa vào một thước đo. Trong vật lư, thước đo đó là năng lượng (énergie) dưới những h́nh thái khác nhau của nó. May thay, trong lĩnh vực này và trong phạm vi hành sự của con người trong thế giới trung mô, thước đo đó khả thi và ta có thể kiểm nghiệm được giá trị của nó trong labo. Xin miễn bàn về những vấn đề của thế giới vi mô và vĩ mô. C̣n trong kinh tế, thước đo đó là ǵ, định nghĩa và kiểm nghiệm thế nào ? Chưa giải quyết được những điều đó, chưa thể coi những định đề toán học đó là đáng tin cậy. Chuyện 2 vị Nobel kinh tế Mỹ làm sập suồng Fond d’investissement lớn nhất của Mỹ cách đây vài năm với những phương tŕnh toán học của họ cũng đủ khuyến khích chúng ta thận trọng. Sau đây, một nhận xét lư thú của một nhà toán học không tồi của thế kỷ 20, ông Bertrand Russell, tác giả (cùng với Whitehead) quyển Principia Mathematica : toán là môn khoa học trong đó người ta không biết ḿnh nói chuyện ǵ và điều ḿnh nói có thực (hay đúng, vrai) không. Những lư thuyết gia kinh tế muốn dựa vào toán học để ‘chứng minh’ lư thuyết của ḿnh là khoa học nên suy ngẫm câu đó. Bản thân Samuelson đă từng chứng minh rằng sau chiến tranh thế giới 2, các nước tư bản sẽ cần 30 năm mới tái tạo được khả năng sản xuất của thời trước chiến tranh. Thực tế đă chứng minh điều đó sai bét, nhưng người ta đă vui vẻ quên.

[113] Gerard Debreu, Theory and Value : An Axiomatic Analysis of Economic Equilibrium, New Haven : Yale University Press, 1959 ; Kenneth Arrow and G. Debreu, “Existence of an Equilibrium for a Cometitive Economy,” Econometrica, 22, 1954 ; Kenneth Arrow and L Hurwicz, “On the stability of the Competitive Equilibrium, I,” Econometrica, 26, 1958 và K.. Arrow, H.D. Block and L. Hurwicz, “On the stability of the Competitive Equilibrium, II,” Econometrica, 27, 1959.

[114] Nếu lư thuyết này chứng minh được là trong thị trường toàn hảo giá trị thặng dư = bóc lột = 0 th́ không thể có tái sản xuất mở rộng, phát triển sản xuất. Muốn có tái sản xuất mở rộng phải có cả khấu hao và đầu tư và, như thế, phải tăng tỷ lệ giá trị thặng dư bằng cách lao động thêm giờ hay bằng cách tăng năng suất lao động, phát triển khoa học, kỹ thuật, ứng dụng chúng vào sản xuất, v.v. Toàn là những chuyện Marx đă bàn nát nước.

[115] E.S. Phelps, Golden Rules of Economic Growth, New York : Norton, 1966 hay E.S. Phelps, “Accumulation and the Golden Rule,” American Economic Review, Vol. 51, 1961.

[116] Lăi suất (interest rate) = sản lượng biên của tích sản cố định (marginal product of capital).

[117] Ôi, biện chứng tuyệt vời ! Hăy cố làm chuyện không thể có thực để giải quyết chuyện có thực ? Rất khác làm chuyện chưa có thực để…

[118] Giữa ai và ai ? Giữa các nhà tư bản Mỹ, Pháp, Nhật, Đài Loan, v.v. tại VN ? Giữa công ty VN và công ty ngoại quốc ? Nếu thế, miễn bàn. Bề ǵ cũng sẽ tới và hiện nay đang xẩy ra. Phần nào. Chỉ việc quy hàng luật lệ của OMC (Organisation Mondiale du Commerce) là xong.

[119] Marx đă chứng minh lâu rồi. Nếu 100 người sản xuất được 100F dưới những dạng cụ thể khác nhau (valeurs d’usage) đem trao đổi với nhau ngang giá trị, cuối cùng chẳng ai lời, chẳng ai lỗ, nhưng mọi người tiêu thụ được những ǵ ḿnh cần nhưng không sản xuất. Thế thôi.

[120] Ngay cả như thế, trong thế nh́n vĩ mô, không có ǵ thay đổi. Hoặc không có giá trị thặng dư th́ không có phát triển. Hoặc có giá trị thặng dư, có thể có phát triển, có thể có bóc lột, nhưng không nhất thiết.

[121] Bắt đầu từ năm nào ? Đâu phải bao giờ cũng thế. V́ sao như vậy hôm nay trong một số lĩnh vực ? Tất cả những điều này Marx đều đă phân tích. Về mặt lư thuyết chẳng có ǵ mới lạ cả. Khuynh hướng cơ bản của tư bản là : ngày càng tập trung để tăng năng suất lao động, vừa chiếm siêu lợi nhuận, vừa chiếm phần thị trường và qua đó, cá lớn nuốt cá bé, tiếp tục tập trung. Small is beautiful chỉ đúng trong những giai đoạn ngắn ngủi khi phương tiện và khả năng quản lư không đáp ứng được quy mô tổ chức. Sau đó cải tổ ngay. Với khả năng tin học hoá quản lư, hiện tượng này ngày càng gay gắt. Xem t́nh h́nh kinh tế tại các nước tư bản trong mấy năm qua cũng đủ thấy.

[122] Đó chính là định nghĩa macxít về khái niệm thị trường : con người nô lệ hành động của chính ḿnh. Lao động sản xuất do ḿnh tự do quyết định, cuối cùng, chỉ là một sự phân công lao động mù quáng trong xă hội. Đem sản phẩm ra bán ở thị trường mới biết được nó cần thiết cho xă hội hay không và trong mức độ nào (lượng lao động xă hội cần thiết). Do đó mà có những nạn sản xuất thừa khủng khiếp, có những rủi ro khủng khiếp.

[123] Dĩ nhiên, ai cũng biết từ lâu. Không đáng bàn. Đây là những axiomes của các lư thuyết gia kinh tế chính trị tư sản trong thời đại thông tin. Marx xử lư như thế này : bất kể anh nắm ít hay nhiều thông tin, bất kể anh thích nhiều hay ít sản phẩm này hay sản phẩm nọ, bất kể niềm tin của anh về tương lai của món hàng nay hay món hàng kia, nó có một giá trị do thị trường quyết định, có một giá cả xoay quanh gía trị đó. Thế thôi. Ra super-market mua chai bia, thấy liền. Và chỉ như thế mới có thể có hoài băo hiểu kinh tế thị trường một cách ‘khoa học’, không tùy thuộc chủ quan, t́nh cảm, trí tuệ, ḷng vị tha hay vị kỷ của từng người.

[124] Và rất hay tính sai. Cứ coi mới đây những công ty lớn phá sản như thế nào cũng thấy. C̣n nhà nước tính toán th́ hỡi ơi : cứ như chuyện mưa nắng ơn trời !

[125] Không cơ bản. Cơ bản nhất là sự so le về năng suất lao động, tạo ra siêu giá trị thặng dư, siêu lợi nhuận. V́ thế mà người ta không ngại vứt những nhà máy mới tinh.

[126] Không có ǵ cấm cản những đức tính ấy được vận dụng và thù lao đúng mức trong một nền kinh tế có kế hoạch ! Trong một lĩnh vực khác, chiến tranh giải phóng, người VN đă từng chứng minh rằng điều ấy khả thi. Trong vấn đề này cần phân biệt rơ. Một mặt là : siêu giá trị thặng dư có được là do phát minh khoa học kỹ thuật, tài năng quản lư khiến năng suất lao động (của người lao động ! vứt bỏ anh ấy đi xem có sản xuất, có giá trị thặng dư hay không) tăng. Một mặt khác là : tỷ lệ chia chác giá trị thặng dư. Marx coi tỷ lệ giá trị thặng dư là thước đo độ bóc lột. Trong trường hợp siêu lợi nhuận, tỷ lệ bóc lột có thể tăng mà người lao động vẫn được lĩnh một lương cao hơn đồng nghiệp của ḿnh trong một xí nghiệp khác trong khi tỷ lệ lời của nhà tư bản vẫn hơn đời ! Không có ǵ mâu thuẫn cả. Tôi chia cho anh một phần nhỏ hơn của một cái bánh lớn hơn do chính anh sản xuất ra. Marx đă phân tích kỹ trong Tư Bản Luận.

[127] Thành công của Microsoft không do phát minh, v.v. như người ta tưởng. Đầu những năm 80, các hệ điều hành CPM, Prolog đă có sẵn trên thị trường và hơn hẳn những version đầu của MS-DOS. Năm 81 hay 82, HDT đă mở một lớp dậy cho người VN viết một hệ điều hành tương tự với CPM. Chỉ có hệ cửa sổ của Apple (máy Lisa, khoảng 1985, sau này là McIntosh) là duy nhất, độc đáo nhất. Tới 1995, Microsoft mới tạo được một hệ điều hành gần bằng, Windows 95. Thành công của Microsoft do điều sau. Khi IBM quyết định nhào vào thị trường máy vi tính, IBM thuê Microsoft viết hệ điều hành cho ḿnh. Microsoft đă khôn khéo chia tác quyền. IBM công bố và bán những versions MS-DOS trước Microsoft 6 tháng dưới tên PC-DOS hay DOS. Sau đó Microsoft muốn bán cho ai th́ bán. Microsoft đă mua lại Quick and Dirty Dos của một tư nhân, gói ghém thành MS-DOS, bán rất rẻ cho các hăng làm máy vi tính. Chi phí sản xuất, IBM đă bao thầu rồi ! Lại công bố văn bản gốc của hệ điều hành này. Kết quả : cả thiên hạ đổ sô vào sáng tạo những định tŕnh cho đủ thứ nghề, trong đủ thứ lĩnh vực dưới hệ điều hành MS-DOS. Mặt khác, IBM cũng không đủ sức đè bẹp các xí nghiệp nhỏ sản xuất máy vi tính trên khắp thế ǵới, vừa rẻ hơn (sức lao động của các con rồng con hổ Châu Á thời đó) vừa tiến bộ hơn v́ sản xuất nhỏ khai thác những kỹ thuật mới nhanh hơn (vong quay của tư bản). Lần lần, MS-DOS trở thành một cái máy hút trí tuệ của thiên hạ. Windows kế thừa di sản đó. Thành công của Microsoft ở đó : biệt tài kinh doanh. Ngày nay, địch thủ đích thực của Windows là… một sản phẩm của một cá nhân, cho không trên WEB, kể cả code source : Linux. Nó chẳng phải là hàng hoá, chẳng có giá trị trao đổi ǵ hết, nhưng tốt hơn những serveurs của Microsoft, và đă chiếm 1/3 ‘thị trường’ về số lượng sites. Nó có một mặt giao diện nhại Windows, cho phép sử dụng hầu hết những softwares chạy dưới Windows. Toàn bộ hệ serveurs của bộ văn hoá Pháp dùng Linux. Hiện nay, bộ giáo dục Pháp đang chuyển sang sử dụng Linux thay v́ Microsoft. Một người c̣n làm được điều ấy để thỏa chí chơi, tại sao một nhà nước không làm được ? Nhà nước Pháp c̣n phải làm vậy, không lẽ nhà nước VN lại sang hơn ?

Sau đây, một ư tôi đă đề nghị cách đây hơn 10 năm mà ngày nay càng đáng dùng. Không có ǵ cấm cản VN tạo ra một cơ quan chuyên tiếp thu và phổ biến miễn phí cho người Việt những tri thức của nhân loại trong lĩnh vực này, gồm hệ thống Linux và toàn bộ những định tŕnh công cộng viết bằng C (bản thân Microsoft cũng dùng chúng, không có khả năng viết lại hết). Cơ quan đó có thể có mấy nhiệm vụ sau. A/ tiếp thu trí tuệ miễn phí của nhân loại trong lĩnh vực này. B/ Việt Nam hoá nó để cho mọi người VN có thể dùng được miễn phí, miễn phải học tiếng Anh (tài liệu giảng dậy và sử dụng, biểu diễn và in ấn bằng tiếng Giao Chỉ). C/ Phát triển nó theo như cầu của VN ; chia sẻ những phát triển đó với nhân loại, cũng miễn phí. Cần ǵ ? Một vốn đầu tư rất nhỏ. Một số người không đông, không cần tŕnh độ siêu việt, làm việc hết ḿnh v́ yêu việc và yêu nước (và nhân loại), có lương xứng đáng để sống đàng hoàng.

Không có lư do ǵ khiến những đại học của nhà nước VN dậy cách sử dụng Windows trong khi người dậy không có code source. Ngược lại, chỉ cần mời ông HDT mở một giáo tŕnh 1 năm, trả cho ông ấy 1 vé máy bay mỗi 3 tháng để về nhà thăm vợ con cũng có thể đào tạo, trong nội một năm, một lớp người có khả năng hiểu, viết lại, bảo tŕ và phát triển hệ thống Linux, một hệ điều hành hơn Windows, mọi người đều có thể có code source, mà ít nhất 2 bộ của Pháp đă lựa chọn.

Thực chất vấn đề ở chỗ này : một cơ quan như thế, h́nh thành và tồn tại với tiền của dân để phục vụ quyền lợi của dân, chỉ có thể thành công khi những người điều khiển và phục vụ nó cũng làm việc trong tinh thần đó và không bị những đại hội này nọ của đảng và nhà nước uy hiếp trong công ăn việc làm, có thể yên tâm, phấn khởi thực hiện nhu cầu làm việc có hiệu quả của ḿnh và đồng thời nhu cầu phục vụ xă hội, dân tộc, nhân loại của ḿnh. Pháp đă bắt đầu làm ở mức bộ. Để xem ai sẽ là người đầu tiên làm ở mức quốc gia.

[128] Chẳng có ǵ chứng minh rằng mọi người tài sẽ đều mất hứng nếu nhà nước quốc hữu hoá công nghiệp của ḿnh (do đầy người khác cùng làm ra !), nhưng vẫn trả lương kếch xù cho ḿnh ăn tiêu phung phí 3 đời không hết, tôn trọng quyền lănh đạo tự do của ḿnh khi nó c̣n có hiệu quả, vinh danh ḿnh với xă hội. Trong trường hợp công nghiệp ấy xây dựng với vốn của nhà nước, điều đó lại càng dễ hơn. Lénine đă làm được việc này khi cần điện khí hoá Liên Xô. Vấn đề là có những nhà nước chỉ biết gạt và trù dập tài năng thôi. Ở Pháp, trong mấy chục năm xây dựng thành công dựa vào rất nhiều xí nghiệp quốc doanh đồ sộ, người ta đă biết làm điều ấy. Người ta c̣n tạo ra một giá trị tinh thần đặc thù Phu Lăng Xa : tinh thần Grand Commis de l’État, có thể dịch : đầy tớ của nhà nước, đặt quyền lợi của nhà nước lên trên hết. Thực chất vấn đề ở đây là : đó là một nhà nước đích thực, không phải một guồng máy cai quản phục vụ riêng một người hay một đảng.

[129] Không. Đây là cách hiểu theo lôgíc h́nh thức. Bất kể giá thành trung b́nh của anh là bao nhiêu, nếu thị trường quyết định rằng sản phẩm của anh không đáp ứng một nhu cầu xă hội, không do sự phân công lao động xă hội đích thực tuy mù quáng, th́ giá trị cuối cùng của nó là số không. Những vụ phá sản trong high tech cho thấy rơ lắm. Ngược lại, nếu anh có thể bỏ rất ít thời giờ mà tạo được một cái ǵ hay điều ǵ tăng được năng suất lao động th́ anh vẫn có khả năng thu siêu lợi nhuận. Thí dụ : định tŕnh side-kick của một vị thầy toán Pháp sang dậy học ở Mỹ.

[130] Có quá đi chứ. Marx là người đầu tiên vạch rơ : vai tṛ lịch sử của chủ nghĩa tư bản là a/ không ngừng phát triển lực lượng sản xuất bằng phát minh khoa học, kỹ thuật, v.v. b/ biến mọi người thành người tự do b́nh đẳng, có toàn quyền bán sức lao động của ḿnh.

[131] Nếu như nhà nước xứng đáng là một nhà nước của dân, v́ dân, không sợ sẽ không t́m ra người có bản lĩnh và trong sạch mặc dù không toàn hảo. Ngay ở VN, trước kia cũng không thiếu ví dụ.

[132] Luận điểm này thuộc lư thuyết kinh tế vĩ mô, không có nghĩa trong kinh tế vi mô. Trong thị trường tư bản ngày nay, tại các nước pháp quyền, bất cứ sinh hoạt kinh tế nào cũng phải thực hiện trong ṿng luật (droit) lệ (état de l’art).

[133] Đây là giả định của những lư thuyết gia tư sản về kinh tế thị trường. Marx xuất phát từ nhận định ngược lại : thị trường là h́nh thái phân công lao động xă hội một cách mù quáng. Mọi người ào ạt sản xuất hàng hoá tuy chẳng ai biết được giá trị đích thực của sản phẩm ḿnh tạo ra sẽ là bao nhiêu. Là người duy vật, ông t́m hiểu thị trường từ thực tế ấy.

[134] Do đó Marx có lư. Duy vật (mù quáng) và biện chứng (nhưng vẫn là phân công lao động xă hội đích thực) ở đó. Từ đó cách giải quyết : phân công lao động một cách có ư thức để bớt mù quáng. C̣n rủi ro hay không, tới mức nào là một đề tài triết học nổi tiếng : quan hệ giữa sự ngẫu nhiên và sự tất yếu. Cũng có hai cách tiếp cận và phân giải, theo lôgíc h́nh thức hay theo lôgíc biện chứng. Một lĩnh vực lư thú : nghệ thuật quân sự. Rủi ro hơn kinh tế nhiều, đến Mỹ cũng không ước lượng nổi. Đọc hồi kư của Vơ Nguyên Giáp thú vị lắm.

[135] Nếu định nghĩa thông tin toàn hảo là thông tin đầy đủ và mọi người được biết như nhau. C̣n nếu thêm nghĩa này th́ khác hẳn : thông tin đúng. Thí dụ : mọi người đều biết cùng lúc hôm qua thiên hạ đổ sô nhau mua cổ phiếu của Enron với giá 100$. Đó là thông tin khách quan che đậy một niềm tin chủ quan : cổ phiếu đó có gia trị 100$ thật (và có khả năng tăng giá trị). V́ sao ? Không biết. Thị trường nói thế và h́nh như tương lai sẽ thế. Hôm nay người ta lũ lượt mua ‘quá giá’. Ngày mai sẽ lũ lượt bán ‘phá giá’. Nếu giá trị đúng của cổ phiếu chỉ do tṛ chơi này quyết định th́ đó là lôgíc của một lũ điên, có thể hiểu được ở mức vi mô, không thể hiểu được ở mức vĩ mô. Cũng không thể tồn tại măi được : nó dẫn tới tàn phá sản xuất, phung phí tài sản của xă hội.

[136] Như Marx phân tích : sự phát triển của kinh tế tư bản sẽ dẫn tới sự tự phủ định nó. Ở mức từng quốc gia một, điều này đă quá rơ trong thế kỷ 20. Ở mức toàn cầu, hiện nay, th́ ngược lại.

[137] Để coi thêm chi tiết hơn về việc xây dựng một thị trường toàn hảo, xin đọc Vũ Quang Việt, “Thử t́m hiểu về nội dung thể chế trong kinh tế thị trường ở Việt Nam”, http ://www.wright.edu/~tdung/liege99.htm

[138] Anh cho kinh tế thị trường tư bản và nhà nước tư bản vay hơi bị nhiều. Tại Pháp, hầu hết các quyền lợi kinh tế và xă hội mà người lao động đạt được trong thế kỷ 20 không do chủ tư bản ban bố, càng không do một anh ‘kinh tế thị trường’ không ai biết là ai tuyên bố đạo luật, mà do nhà nước áp đặt đối với giai cấp tư bản dưới áp lực của quần chúng và, nói toạc móng heo, dưới sự áp lực của những đấu tranh giai cấp dai dẳng, quyết liệt của những người làm thuê. Thị trường, trong tính cách môi trường trao đổi hàng hoá, không dính dáng ǵ tới vấn đề này. H́nh dung một thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa không phải là chuyện phi lư. Tiếc thay, những người chủ trương cụm từ ấy, v́ chẳng hiểu biết mấy về kinh tế thị trường tư bản, nên chẳng có thể h́nh dung được một nền kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa có thể như thế nào, đ̣i hỏi những tiền đề nào, v.v. Đó là bế tắc cơ bản của thế kỷ 20. Như J.P. Sartre nhận định : l’époque de la révolution impossible.

[139] Hiện nay, họ đang xoá bỏ hay giảm bớt những thành tựu xă hội họ đă làm được trong thời kỳ thế giới chia thành hai phe uy hiếp nhau và trong nội bộ của các nước tư bản có những đấu tranh giai cấp gay gắt. V́ sao ? Không lẽ họ đột xuất điên ?

[140] Để thay vào đó một loại tư hữu tập thể (sic) của một số người không có chức năng kinh tế ǵ cả v́ không đại diện cho một giai cấp (theo định nghĩa kinh tế của Marx) nào cả.