TrongVang

Trống vắng

Nguyên tác : Vacance [1]

 

 

Lúc ấy, tôi bốn mươi tuổi. Tôi về nhà, quê hương tôi. Tôi xa nó rất lâu rồi, chạy trốn chiến tranh. Chẳng c̣n ai đợi tôi ở đó. Nhưng khao khát trở về ám ảnh tôi. Tôi khó chịu, phân vân. Khao khát miên man ấy khiến tôi bực ḿnh. Tôi không ưa vị tro tàn.

*

Ra khỏi hải quan, tôi đụng Đức. Môi mềm, má sệ, bụng phềnh. Gương mặt khoan khoái. Xưa kia, nó lănh đạo phong trào Việt Kiều yêu nước ở Pháp. Nó đă về ngay sau chiến tranh.

– Ôi chao lạ quá ! Mày làm ǵ ở đây ?

– Tao đến t́m mày chứ c̣n ǵ nữa ! Tao đợi mày từ ba tháng nay rồi.

Tôi sực nhớ nó là thủ trưởng Ban Việt Kiều, phép nhập cảnh của tôi tuỳ thuộc nó. Tôi nhớ người ta đồn nó là công an. Tôi cười :

– May quá, và vinh dự quá !

– Đứng yên đây nhé, tao đi kiếm mấy đứa kia, rồi tao sẽ đưa chúng mày ra.

Nó đă kiếm, nó đă t́m ra mấy đứa kia, xưa kia tất cả đă từng ủng hộ kháng chiến. Nó đă kéo hết lên xe hơi có máy điều hoà nhiệt độ.

Tôi nhận ra vài mẩu cảnh vật. Băi cỏ ngoài sân bay. Thuở ấy tôi mười tám tuổi. Tôi nằm dài trên cỏ. Tôi nh́n Boeing cất cánh, gầm thét lao vào trời xanh. Tôi mơ chuyến ra đi sẽ giải phóng tôi. Người đàn bà cuộn ḿnh trong ṿng tay tôi, tôi không nhớ tên, nhớ mặt. Tôi chỉ c̣n nhớ hai bầu vú căng, ṿng hông dẻo, run rẩy, tam giác lông bóng loáng mê hồn, cặp mắt đen mênh mông khắc khoải. Nàng là tuổi thiếu niên của tôi. Tại sao nàng yêu tôi ? Tôi sắp ra đi mà. Nàng biết tôi sẽ không trở về.

Ở trụ sở Ủy ban, Đức diễn văn tràng giang đại hải. Nó vẫn nói hay như xưa kia khi nó khiến chúng tôi say mê đấu tranh giai cấp, quốc tế vô sản. Nó vẫn nói tới nhân dân lao động, nhưng không c̣n nhắc tới quốc tế vô sản nữa, chỉ nói tới chủ nghĩa yêu nước thôi. Đạt mỉm cười, ghé tai tôi :

– Đúng là chúng ta đang ở ngay trong ḷng kinh tế thị trường.

Bữa cơm chiều, Đức sắp tôi ngồi cạnh một người đàn bà lộng lẫy. Nàng cỡ tuổi tôi. Mặt trái xoan, thanh tao tuyệt vời, môi nở nang, dâm đăng, dè dặt, giọng cười lạ lùng, thơ ngây và nhăn nheo, cứ như giễu cợt sắc đẹp của chính ḿnh. Giọng nói cực tinh khiết, giọng Hà Nội, nhạc thời tôi thơ ấu. Nàng ít nói, nh́n tôi lạ lạ. Ánh mắt nhung của nàng đen, buồn, dịu. Tôi nhớ dáng nàng đi trong pḥng khách, phong cách lướt lả lơi dâm dật của thiên nga.

Chúng tôi uống càphê trong pḥng khách Ủy ban. Tôi hỏi Đức :

– Người đàn bà mày nhét cạnh tao ở bàn ăn là ai thế ? Tao cảm tưởng đă gặp nó rồi.

Nó bật cười :

– Dĩ nhiên mày đă gặp nó rồi. Đúng là mẫu đàn bà của mày. Tao đặc biệt chọn nó cho mày. Mày không ưa mấy em đỏng đảnh. Nó làm việc tại sở du lịch thành phố. Nó biết cả nước như đáy túi nó, Nam, Bắc, Trung. Nó sẽ dẫn mày đi bất cứ đâu mày muốn. Không ai xoay xở giấy tờ hơn nó được. Mày sẽ không thất vọng với cuộc phiêu lưu này.

– Nó tên ǵ ?

– Lan.

Đến lượt tôi bật cười vang :

– Mày thừa biết hoa với tao không thương nhau lắm.

– Nhưng nó không là loại hoa thường. Đoá lan rừng đích thực đó. Thôi, mày mệt ră rồi, tối nay ngủ cho đă. Ngày mai tao dắt mày đi chơi rồi tao trao lại mày cho nó. Mày chẳng thể mong ǵ hơn ? Ở đây, mày chẳng quen ai cả. Bọn Việt Kiều và bọn ngoại quốc tranh nhau được nó hướng dẫn đó. Hăy cảm ơn tao dành nó cho mày.

Thằng Đức có lư. Tôi lẻ loi giữa thành phố. Xưa nay tôi thích ngắm thành phố xuyên qua đôi mắt một người đàn bà. Tôi luôn thèm lang thang trong nó xuyên qua hương vị một người đàn bà.

Đêm hôm sau, Đức dẫn tôi tới Maxim's, tiệm nhảy sang trọng nhất ở thành phố. Tôi gặp lại Lan. Nàng mặc áo dài lụa màu lá xanh thêu hoa trắng nhỏ. Bạn bè tôi ở đó cả, mỗi người có hướng dẫn viên riêng đi kèm. Khoảng chục cặp. Thiên hạ th́ thầm trong bóng tối chung quanh những bàn thấp. Bầu không khí nồng nàn, êm dịu. Mọi người mau chóng thân t́nh. Mọi người mày tao, em anh với nhau. Lan kêu whisky. Nàng không uống coca cola như những đàn bà khác đă thả cương. Đức cười hả hê : "Đêm nay, cứ khoái lạc. Chiến tranh đă chấm dứt. Ngày mai tao sẽ có đủ giấy phép cho mọi người đi đâu th́ đi. Chúng ta sẽ phân tán, mỗi người về với xứ ḿnh, kỷ niệm của ḿnh. Sẽ c̣n lâu mới được gặp nhau đông đủ thế này". Rồi nó lao ḿnh lên sàn nhảy, kéo Lan theo. Tôi thấy nó bồn chồn lắc lư, xô đẩy ánh sáng với cặp mông chảy, cái bụng lủng lẳng của nó. Tôi thấy hai bầu má mềm nhũn của nó ngọ ngoậy, cặp môi đỏ của nó méo cong. Tôi lờ mờ gớm. Tôi nói với Đạt : "Nó đă thay đổi khủng khiếp". Đạt nh́n tôi, nhạo báng : "Nó đă ngừa bệnh kịp thời, đào lỗ trú đúng lúc, đúng nơi, trong ngành xuất-nhập cảng và du lịch. Bây giờ nó bù đắp đời thiếu thốn đă qua. Rất người, phải không ? Người ta đồn nó đă nhảy tất cả mấy em trong cơ quan của nó. Thôi, đừng làm bộ khó tính nữa, chiến tranh đă chấm dứt, ḿnh phải sống với thời đại của ḿnh chứ. Ra nhảy đi".

Tôi thích ngắm thiên hạ nhảy. Cảm giác dịu dàng tràn ngập tôi. Mấy người đàn bà nhảy rất dẻo, rất đẹp. Ờ xứ này, điệu nhảy giật gân nhất dường như đượm ve vuốt. Những bóng đèn nhỏ lụi tàn. Bóng tôi lừ đừ bao phủ chúng tôi. Từng cặp tách ra, th́ thầm. Không khí rung rung sột soạt kín đáo. Giàn nhạc khởi điệu slow. Lan mỉm cười :

– Sao anh không nhảy ?

– Anh không thích nhảy. Đúng hơn, anh không biết nhảy. Nhạc với anh không bầu bạn được. Nó không thấm được vào da anh.

– Đức nói với em anh không c̣n gia đ́nh bạn bè ở đây. Anh t́m cái ǵ ?

– Anh không biết. Có lẽ anh t́m kỷ niệm.

– Anh t́m ra không ?

– Không.

Lan nắm tay tôi, kéo tôi ra sân nhảy. Nàng bảo : "Anh nhắm mắt buông ḿnh đi, em đưa anh". Lan nhảy tại chỗ. Tôi cảm thấy thân ḿnh Lan nhấp nhô. Tôi buông ḿnh theo làn sóng cực chậm, cực dịu, thấm thía của Lan. Lần đầu trong đời tôi biết nhịp là ǵ.

Trở lại xó. Tôi ve vuốt tóc dài đen mun của Lan. Tôi quàng tay ôm vai Lan. Lan dịu dàng đẩy tôi ra. Nàng nh́n tôi, lạ lẫm. Tôi ngạc nhiên, phật ư. Chung quanh, mọi người ve vuốt nhau thoải mái.

Thế là tôi nhảy. Tôi mời tất cả các cô gái đi cùng chúng tôi nhảy. Tôi ôm siết từng người. Tôi th́ thầm lời dâm tục vào tai họ. Tôi nhay vai cổ họ. Họ cười gù. Họ cười vang. Tôi được mọi người chú ư. Thỉnh thoảng tôi nh́n trộm Lan. Nàng nhâm nhi whisky. Nàng ấp ủ tôi với ánh mắt lạ lạ. Mơ hồ, bao phủ.

Mệt nhoài, tôi buông ḿnh xuống ghế bành. Tôi nh́n Lan lả lướt trên sàn nhảy. Ống quần xa tanh đen phất phơ bay, quấn chặt, xoá mờ, ve vuốt hông, đùi nàng.

Đạt cười :

– Tao chưa bao giờ thấy mày bị kích thích đến thế này. Coi bộ mày sẽ mần tùm lum ở đây.

Tôi cười khẩy. Nó nh́n tôi, ranh mănh :

– Tao thấy đêm nay có vẻ mày câu thành công rồi. Lan không rời mắt nh́n mày. Giá con đĩ này không phải là không đáng kể. Nhưng đáng chơi lắm.

– Thà tao đi nhà thổ, chơi đĩ đích thực c̣n hơn.

– Vậy th́ đi với tao. Tao sẽ giới thiệu cho mày ổ ngon nhất lúc này.

Chúng tôi đứng dậy. Tôi thèm bắt tay Lan, sờ nàng lần nữa, nhưng tôi cầm ḷng, đột ngột khó chịu lạ lùng.

Đạt đưa tôi tới một biệt thự lớn gần Cung Thiếu Nhi. Bà chủ, người đàn bà chín mùi, đẹp, lịch thiệp, tiếp chúng tôi trong pḥng khách. Mấy cô gái ra hầu nước giải khát, bánh kẹo. Họ trẻ, lộng lẫy.

Về khách sạn, tôi giữ Đạt ở lại uống whisky. Nghĩ tới chuyện len ḿnh vào giường khiến tôi tởm.

Đạt :

– Sao, mày thấy chúng nó thế nào ?

– Tuyệt vời. Mày biết con nhỏ đi với tao xin tao ǵ không ? Người T́nh của Marguerite Duras và tập thơ cuối cùng của Ben Jelloun !

– Mày ngạc nhiên à ? Học sinh trường Thăng Long đó. Đệ nhị, đệ nhất. Chắc là văn chương. Có khi mày rớt vào đứa đang làm luận án.

Tôi rùng ḿnh.

– Nó chẳng biết e lệ xấu hổ ǵ cả. Nó cởi áo quần như lột vỏ hành. Tao cảm tưởng nó c̣n thích thú nữa.

– Vậy th́ càng tốt.

– Đạt, tao thiếu mày bao nhiêu ?

– Chẳng ǵ hết. Ở đây người ta sống với năm đôla một tháng. Tao có thể tặng mày tất cả những con nhỏ trường Thăng Long mà mày muốn. Ngày mai, tao dẫn mày thăm ổ khác…

– Thôi, đủ rồi.

Đạt bật cười. Nó nh́n tôi, mỉa mai, gần như tŕu mến :

– Ra thế, mày c̣n đ̣i thêm t́nh cảm ! Không mất tiền mua ! Nghe tao nhé, thằng bé con đểu cáng, mày tưởng mày là ai ? Tỉnh dậy dứt khoát đi. Chiến tranh đă kết thúc rồi, hoà b́nh cũng vậy. Bây giờ là thời đại của kinh doanh. Mày tưởng chúng ḿnh là ǵ ở đây ? Những thằng Tây da vàng. Mày có thể là ǵ khác ? Ở đây, chỉ nội một tuần, mày tiêu một món tiền đủ nuôi một gia đ́nh đông con trong suốt cả năm, có thể là mấy năm luôn. Sao mày dám đ̣i hỏi họ bất cứ điều ǵ ? Họ chẳng c̣n ǵ để cho cả. Vậy, hăy mua những ǵ người ta bằng ḷng bán cho mày. Theo giá thị trường. Chí ít mày cũng thành thật với chính mày, và mày hết làm nhục người khác. Mau lên, trời đất ! Những ngày nghỉ hè không vĩnh cửu đâu. Tao báo trước cho mà biết, ở đây, thời gian cút đi không hề báo trước.

– Chắc mày có ly. Nhưng không phải vấn đề ấy. Tao cảm tưởng tao đang phản bội cái ǵ.

– Cái lư tưởng yêu quư cũ mèm của mày ?

– Không, mày thừa biết. Tao trung thủy với những giá trị, không thủy trung với tṛ tu từ. Ở chúng ta, tṛ ấy đă sai hết nửa, chúng ta đă công nhận điều ấy, và đă trả giá. Dường như tao đang phản bội… một con người.

– Ḿnh uống cạn chai và đi ngáo thôi. Một tuần nữa, mày sẽ sáng mắt.

Hôm sau, Lan tới khách sạn đón tôi. Nàng đă chi li chuẩn bị chuyến du lịch cho tôi. Tôi nhận ra lộ tŕnh cho du khách ngoại quốc. Tự nhiên. Tôi không c̣n gia đ́nh, bè bạn ở đây. Nhà tôi đă tản mạn khắp thế giới, Mỹ, Úc, Pháp… Vài người c̣n ở trại cải tạo, một số khác ở trại tị nạn.

 

Bảo tàng chiến tranh. Bảo tàng của những điều ghê rợn. Tôi nhận lại tuổi thanh niên của tôi. Gương mặt trẻ con đằng sau rào kẽm gái. Bà già xác xơ, nhăn nheo quỳ dưới chân một tay GI's khổng lồ, chắp tay van lạy. Em bé gái chạy trên mặt đường, lưng rực lửa, miệng méo xệch, hai mắt điên loạn. Tôi nhớ bom napan, phốtpho. Thuở ấy tôi giải thích sự tàn phá của chúng trong mít tinh chống chiến tranh. Lan tŕnh bày cách xử dụng máy tra tấn, cạm bẫy dùng trong chiến tranh, giọng đơn điệu.

Buổi trưa, chúng tôi đi Củ Chi, vùng bắn giết tự do cách Sàig̣n ba mươi cây số. Thời chiến, mọi người ở đây sống dưới đất trong một ổ chuột chũi mênh mông. Sau những đợt B52 trải thảm bom, sư đoàn First Cavl ra đây săn gooks bằng ṿi phun lửa, ống dẫn hơi độc. Chủ tịch xă tiếp chúng tôi trong lán gỗ ngỏ toang. Nền đất nén, mái tre, vài cái bàn, vài cái ghế dài. Trên tường, bản đồ thành phố dưới đất vẽ tay tỉ mỉ. Uống trà xanh trong chén đất nung. Chủ tịch đọc diễn văn dài về kháng chiến. Rồi ông giới thiệu người dẫn đường, đứa con của làng, một trong những anh hùng cuối cùng c̣n sống sót.

Người đàn ông không tuổi, gầy nhom, nhăn nhúm, đen đủi. Cao chưa tới thước rưỡi. Nó đổ mồ hôi, thở hổn hển và, thỉnh thoảng, ho. Nó đưa chúng tôi chui xuyên qua đường hầm. Phải trườn ḿnh bụng sát đất trong những khúc ruột hầm chập hẹp, dưới mặt đất hai mươi thước. Hơi nóng ngộp thở, đen ng̣m, dày đặc, nhớp nháp… Dưới bàn tay, tôi cảm thấy chất sống nhớt nhát của loài ấu trùng, loài giun, của đất sét lỏng… Tôi khắc khoải rờ mó chân người ḅ đằng trước tôi. Người ḅ theo tôi thỉnh thoảng lại níu chặt chân tôi. Có lúc chúng tôi bị chựng lại. Tôi hoảng loạn. Cơn thèm đứng dậy, nh́n lại ánh sáng căng lồng ngực, thắt cuống họng tôi thành tiếng kêu đặc quánh nghẹn ngào. Tôi nhớ chị họ tôi. Trong hầm, nhân một cuộc càn quét, chị bóp nghẹt thở đứa con sơ sinh để bịt miệng khóc. Chị không hét lên khi chị phát hiện rằng đứa trẻ đă chết. Chị trở thành nhớn nhác, chẳng nhờ ǵ cả. Thuở ấy, người ta biến chị thành anh hùng. Chính tôi đă viết bài báo ca ngợi tấm ḷng vị tha của chị. Tôi ḅ, bóp nghẹt trong tôi tiếng rú ở đáy cổ họng. Đem đen vô tận, thời gian đọng cứng. Ra khỏi hầm, tôi nh́n đồng hồ. Chưa tới mười lăm phút đă trôi đi. Tôi buồn nôn. Tôi lánh xa ra bụi cậy. Tôi thấy một du khách Mỹ, cựu chiến binh đă từng chiến đấu ở nơi đây, lùa tờ giấy bạc xanh vào tay người dẫn đường. Người dẫn đường gấp đôi người cảm tạ. Du khách Mỹ rơm rớm nước mắt. Nó làm thế nào mà chui qua nổi mấy khúc ruột hầm bé tí ấy ? Tôi hỏi Lan :

– Người dẫn đường mấy tuổi ?

– Khoảng hai mươi lăm, có lẽ.

Tôi rùng ḿnh :

– Làm sao nó có thể là anh hùng thời chiến ?

Lan cười :

– Nếu anh muốn gặp anh hùng, ngày mai chúng ta ra băi tha ma, hay thăm trại người tật nguyền. Ngày mai, nếu anh muốn…

– Không, anh thấy quá đủ rồi. Anh biết hết những điều ấy. Chiến tranh đă kết thúc. Cho anh xem cuộc sống hôm nay. Không xem phong cảnh dành cho du khách. Xem cuộc sống đích thực.

– Anh làm ǵ trong thời chiến ?

– Lan thừa biết chứ, phải không ? Đức nó đă đưa Lan xem lư lịch chính trị và hồ sơ về anh chứ, đúng không ?

– Đúng. Nhưng em muốn nghe chính anh nói. Có thể em biết anh nhiều hơn anh tưởng. Em gốc làng Thầy, làng của anh.

Tôi rúng động. Tôi nhớ mang máng làng tôi, đâu đó đằng sau ven đê sông Hồng. Đột nhiên gặp người đồng hương làm tôi xúc động. Thế là tôi kể cho Lan nghe chuyện đời tôi, những năm lang thang, Châu Âu, Châu Phi, cuộc dấn thân cho cách mạng, những năm tháng vững chắc niềm tin, ngày say sưa chiến thắng, những năm dài hoài nghi, thất vọng và, cuối cùng, tủi nhục. Lan im lặng nghe. Thỉnh thoảng, tôi đoán ánh mắt Lan như chút t́nh bạn.

Chiều hôm ấy, tôi tặng Lan lọ nước hoa Chanel số 5. Tôi mua nó trong máy bay, ngay trước khi hạ cánh, chẳng biết v́ sao. Không người đàn bà nào đợi tôi cả. Lan ngắm lọ nước hoa rất lâu và nói :

– Thật là món quà bực hoàng. Anh muốn đổi lấy ǵ ?

– Chẳng ǵ hết.

Giọng tôi khiến chính tôi ngạc nhiên. Trong đâu, tôi đă nói : em. Lan mỉm cười :

– Vậy th́ cảm ơn anh.

Tôi lờ mờ cảm thấy bị thương tổn. Tôi không ưa nghe từ ấy. Bản thân tôi gần như chẳng bao giờ cảm ơn ai.

Hơi nóng đè bẹp thành phố. Chúng tôi luôn luôn tầm tă mồ hôi. Mỗi ngày phải xối nước tắm, thay áo quần mấy lần. Tôi thuê pḥng cho Lan ngay tại khách sạn. Nhứ thế Lan có thể tắm rửa thay áo quần mà không rời xa tôi. Tôi muốn tranh thủ thời gian, thời gian tôi cảm thấy đang co lại. Khi gặp lại nhau, Lan mỉm cười, khẽ nghiêng đầu. Tôi hiểu Lan cư xử với tôi như một người Việt. Tôi không đưa tay bắt tay Lan nữa, mặc dù nỗi thèm sờ nàng đục khoét tôi.

Chắc Lan đă thấy tôi bối rối thế nào. Nhưng Lan không tiết lộ ǵ cả. Thỉnh thoảng Lan nh́n tôi, vẻ kỳ lạ. Dịu dàng mà như luyến tiếc. Một vẻ tŕu mến lẫn nghi kỵ rất đau cho tôi. Tôi cua nàng đúng bài bản. Tán tỉnh, nói đùa, bóng gió. Tôi vận dụng hết ḿnh kinh nghiệm, trí tưởng tượng, tính phóng túng của tôi. Lan mỉm cười, có lúc cười vang. Một lần, Lan nói, vui vui : "Anh đă không uổng công sống ở Pháp. Lúc nào anh cũng galant với phụ nữ như vậy ?" Tôi bỗng sựng người. Từ lâu rồi, tôi không c̣n biết quyến rũ đàn bà. Tôi lắc đầu, và tôi cười ngất. Trong xe hơi, khi đi dạo, tôi tránh lướt đụng Lan. Từ xa, tôi thấy rơ hơn nàng lộng lẫy đến thế nào. Nhiều lúc, cu tôi căng thẳng, đớn đau. Tôi miễn cưỡng gh́m ḿnh không bổ vào pḥng nàng, trả tiền nàng theo đúng giá, kết thúc nỗi dằn vặt. Tôi không hiểu nổi cảm giác tủi nhục cứ cản tôi lại.

Lan đưa tôi đi nhậu bún ốc. Vị chua thanh thanh cay cay của nó, không t́m được ở Paris, ám ảnh tôi. Có nỗi nhớ nhà của tôi ở đó. Chúng tôi đi tới vùng ven thành phố, vào ngơ hẻm nhớp nhúa. Vài mái nhà tranh nhem nhuốc, xiêu vẹo trên đống bùn nhợ đen. Mùi cỏ úa, thú chết. Trước nhà tranh, khoảng hai mươi người ngôi ăn ngay mặt đất. Bà già ngồi giữa đống dụng cụ bếp lỉnh kỉnh. Nồi đất trên bếp than, rổ bún, rổ ốc, chồng bát, xô nước lầy nhầy trong đó nổi lềnh bềnh chiếc giẻ.

Lan ngồi xuống ghế đẩu. Lan cười : "Cô Tâm à, cháu mang tới cô vị khách hiếm. Anh ấy đă vượt ba lục địa để thưởng thức bún ốc của cô đó". Bà già làu bàu, mỉm cười, miệng móm hà thành vũng đêm. Lan quay qua tôi : "Anh ngồi xuống đi. Bún ốc của cô Tâm ngon nhất thành phố đấy".

Bà già gỡ một bát bẩn ra khỏi chồng bát, rửa nó trong xô nước đục, chùi với giẻ. Bà bốc bún với bàn tay xương xẩu, tra đầy bát. Bà nắm que sắt nhọn nhỏ ghim viên đồng ở một đầu. Bà chọn ốc từng con, đập tan chôn ốc. Bà đâm mũi que vào lỗ hổng, ngoáy mạnh một ṿng, lùa cả con ốc vào bát. Bà chan nước súp sôi, đưa tôi bát bún : "Mời cậu ăn ngon !". Tôi gh́m nỗi ghê tởm. Trong hành lư, tôi có sẵn thuốc Paludrine. Mỗi sáng tôi đều uống ngừa bệnh sốt rét. Nhưng tôi đă không lường tới nguy cơ này. Bên tôi, Lan ăn ngấu nghiến.

Chúng tôi đi qua một núi rác. Đàn ông, đàn bà, trẻ con bới nó. Trẻ con nhặt túi nhựa.

– Chúng nó làm ǵ thế hả Lan ?

– Chúng nó bán cho mấy ông Tàu. Họ rửa và là rồi mang bán lại cho nhà buôn. Ở ta, quy tŕnh tái dụng như thế đó.

– Chúng nó kiếm được bao nhiêu một túi.

– Hai mươi đồng.

Tôi tính nhẩm nhanh. Một franc đổi ra hai ngh́n đồng. Một trăm túi nhựa bán được một franc. Đủ sống một ngày.

Trong một xó băi rác, một thây nhỏ queo quắt. Áo quần rách rưới, hai ống xương chày, một sọ, vài nhúm tóc héo. Tôi quay mặt đi. Tôi rơi vào ánh mắt b́nh lặng, yên ả của Lan.

– Nó chết rồi ?

– Chưa.

– Làm sao Lan biết ?

– Vẫn chưa thấy ḷng trắng của mắt. Ngày mai, những người hốt rác sẽ nhặt và chôn nó.

Lan chỉ băi đất hoang đầy nấm đất trơ :

– Chúng nó ngủ ở đó.

Đêm nhủ xuống. Thoảng gió rùng ḿnh xuyên qua thành phố. Hít mùi, tôi đoán nó từ sông Cửu Long bay tới. Lan gọi taxi, đưa tôi tới quán càphê đen. Thời thượng mới nhất. Chui vào hộp đen ng̣m khép kín. Người hầu bàn dẫn đường chúng tôi với tia đèn nhỏ xíu lướt trên mặt đất. Mùi thuốc thơm nặng trĩu ngấm đặc không khí. Những đốt lửa bay lượn trong đêm. Rung rinh, những con đom đóm lờ đờ. Không có ngay cả tiếng sột soạt ve vuốt nhau, tiếng ŕ rầm hôn nhau. Tôi th́ thầm :

– Họ kiếm ǵ ở đây ?

– Không ǵ cả. Màu đen. Sự im lặng.

Tôi nghe thấy hơi thở chậm chạp đều đều của Lan. Thỉnh thoảng tôi như cảm thấy tim lan phập phồng. Nhưng chắc là tim của chính tôi. Tôi lún ḿnh trong ghế bành. Tôi nhắm mắt. Tôi thấy màn đêm len lỏi ḅ qua mí mắt. Tôi lờ mờ cảm thấy Lan hiện diện bên tôi. Tôi tự nhủ, hoà b́nh là thế này đây, và tôi bỗng hiểu rằng đêm bất động, rằng thời gian đặc cứng.

Hôm sau, tôi bảo Lan :

– Lan đưa chúng ḿnh ra Hà Nội được không ?

– Xin giấy phép, không thành vấn đề. Khó nhất là chộp được hai vé máy bay. Em sẽ thử. Em có bạn trong đám ấy.

– Thử đi Lan, nếu phải trả đắt gấp đôi, đừng do dự. Anh muốn được nh́n lại làng chúng ta. Anh chẳng c̣n nhớ ǵ cả. Anh chỉ biết nó nằm sau đê Sông Hồng.

– Bề ǵ anh cũng sẽ chẳng nhận ra ǵ hết. B52 san phẳng tất cả năm bảy mươi hai. Chỉ c̣n ngôi chùa cổ thoát nạn, không hiểu do phép lạ nào. Có thể v́ vị Thiền Sư.

– Ai thế ?

– Anh sẽ thấy.

Lan đi săn vé máy bay. Tôi lang thang trong thành phố. Tôi bắt đầu nhận diện được vài con đường. Tôi ngồi trên thềm quán nước. Bỗng nhiên tôi cảm thấy thời gian ở đây chậm và nặng nề đến thế nào. Tôi hiểu tôi thiếu Lan. Điều đó khiến tôi cười. Tôi đă quên cảm giác ấy từ lâu rồi mà.

Một thông điệp chờ tôi ở khách sạn. Lan đă thành công. Lan đă về nhà chuẩn bị hành lư. Sớm mai Lan trở lại khách sạn đón tôi. Tim tôi nhói đau. Khách sạn đầy người. Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, vài người Pháp. Bạn tôi đă đi hết về gia đ́nh, quê hương. Tôi cũng chẳng biết Lan ở đâu. Tôi hiểu tôi sẽ qua đêm một ḿnh và đêm sẽ dài và rỗng. Tôi kêu chai whisky, uống say mèm.

 

Lan nói đúng. Tôi không nhận ra ngôi làng của tôi. Tôi cũng chẳng có khả năng nói những ǵ đă đổi thay. Mọi sự đều xa lạ. Ngôi làng nương náu dưới chân ngọn đồi đá vôi. Người ta gọi nó là làng Thầy, làng của một bực Thầy. Một quả núi thu nhỏ thực thụ. Gió mùa đă đẽo, xăm thửa đá vôi khổng lồ này, tạo cho nó vẻ treo leo, lởm chởm của những mỏm đá núi. Ngọn đồi phủ đầy cây đa. Rễ cây khoét đá vôi, phọt tứ tung, siết chặt khối đá trong cơ man sợi thừng tua tủa, bỏ lại đó đây, sau khi đă mục rữa, những lỗ hổng ri rỉ nước mưa. Ngôi chùa nằm ở chân đồi sau màn tre già.

Đêm nhủ xuống. Tôi lẻn qua cửa, và tôi đứng sựng. Căn pḥng hoang vắng, trần trụi. Trên khối đá đen, một người ngồi tham thiền trong tư thế bông sen. Nó ngắm hai bàn tay mở tụ lại nhau trên bụng. Nó khoác tấm áo màu xám, áo các hiền nhân đạo Lăo. Xuyên qua lỗ hổng trong mái chùa, một tia sáng nghiêng, nhợt nhạt, chọc thủng bóng đen, lờ mờ rọi vào nó. Nó bất động. Nó tỏa ra cảm giác kiên nhẫn dịu dàng xé ḷng. "Thiền sư đó", Lan th́ thầm. Tôi run lên. Thác lũ kỷ niệm lờ mờ tràn ngập tôi. Tôi hiểu mù mờ rằng tôi không đối diện với một con người mà một cái tượng. Tôi nắm cánh tay Lan : "Anh nhớ rồi, Thiền Sư, truyền thuyết về sự dâng hiến và trả thù. Lan biết truyện ấy không ? Kể lại cho anh".

Giọng Lan dịu dàng đơn điệu. Không là nhà sư. Người này sống ở đây lâu lắm rồi, ở thuở làng này thịnh vượng. Một thầy thuốc trứ danh. Không ai kiêm trị bằng nó nghệ thuật trâm cứu, bí mật của cỏ cây, gốc rễ của sự sống… Người ta đồn rằng nó biết phép cải tử hoàn sinh. Thiên hạ cả nước t́m đến xin thuốc men chữa bệnh. Nó giàu, đầy quyền năng, được thờ phụng.

Thuở ấy trong làng có hai đứa trẻ hoang. Con chị trạc mười ba tuổi, mặt trái xoan, da hồng hào, hông thanh thanh, dẻo, giọng cười pha lê. Thằng em sáu tuổi. Bố chúng nó chết trong chiến tranh. Mẹ chúng nó bỏ đi đâu không biết. Chúng nó sống trong cái lều ở ŕa làng. Chúng làm thuê, chăn vịt, nhặt cỏ khô. Chúng ăn cắp vặt trong ruộng vườn. Một hôm, cô gái ôm em tới nhà thầy thuốc. Thằng nhỏ sốt run bần bật, mắt bắt đầu trợn ngược. Ông thầy kê toa thuốc. Trong những vị thuốc có quả tim vượn trắng. Một con vật hiếm. Trong cả vùng chỉ có một con do ông thầy nuôi trong vườn, một con vượn già lông trắng tinh, mắt mênh mông buồn. Những đêm trang tṛn, nó hú liên miên, thống thiết vang qua những cánh đồng, xuyên màn đêm, đánh thức người già, làm trẻ con khóc. Con chị đi ăn xin khắp làng để thu nhập các vị thuốc. Chỉ c̣n thiếu quả tim vượn trắng. Nó ôm chân ông thầy. Van lơn ḷng thương hại. Người đàn ông ve vuốt tóc huyền của nó và bảo : "Tao sẽ giết con vượn trắng của tao cứu em mày, mày trả lại tao cái ǵ ?" Người đàn bà nh́n người đàn ông, sững sờ. Nó run lẩy bẩy khắp ḿnh. Nó cúi mặt, nói lí nhí : "Con xin làm nàng hầu, đầy tớ cho ông suốt đời. Người đàn ông xô ngửa nó xuống đất. Người ta kể rằng máu nó chảy tới tận cửa nhà, và không bao giờ ngưng chảy.

Ông thầy thuốc giết con vượn trắng, ngâm tim nó trong rượu lúa non, tán thành thuốc. Đứa bé từ từ sống lại. Một tuần sau nó khỏi bệnh. Hai tuần sau, nó nhảy nhót trong sân. Ba tuần sau, nó biến mất. Từ ấy, chẳng ai gặp lại nó.

Ông thầy thuốc mê nàng hầu đắm đuối. Đêm đêm ông quần nó man rợ. Mỗi sáng, lúc rạng đông, ông rít bôm trên âm hộ nó để cầm máu. Nhưng làm thế nào th́ nó vẫn thổ máu. Ngay đêm thằng em biến mất, con chị chết. Đêm hôm đó kinh hoàng. Sấm quát rúng động mặt đất, sét xé màn đêm. Mưa rơi ngập làng tới tận b́nh minh.

Từ ấy, thầy thuốc từ chối chữa bệnh cho bất cứ ai. Nhiều bệnh kỳ dị tấn công làng. Da người ta sưng phồng, mưng mủ. Người ta vây thầy thuốc, van lơn ông, hứa hẹn bạc vàng. Ông từ chối chữa. Cuối cùng, ông cài then cửa thủ thân trong pḥng ngủ. Chẳng ai thấy ông hàng ngày liền, ngay cả đám đày tớ. Một chiều, dân làng tức quá, thủ dao, gậy nhọn, xẻng, cuốc… Họ phá tan cánh cửa, lao vào trong pḥng thầy thuốc. Họ chựng lại, lạnh người. Người ấy đứng trong bóng tối, bất động, ngác ngơ. Mắt nó sáng loáng than hồng. Chẳng ai dám lại gần. Đột nhiên, nó tiến lên, xẻ đôi đám đông hoảng sợ, mê sảng cất bước đi thẳng vào rừng.

Năm tháng trôi đi. Chẳng ai c̣n nhớ tới thầy thuốc. Một đêm nó trở về. Lại đêm dông băo sầu thảm, tràn ngập tiếng ầm cuồng loạn. Người đàn ông mang chiếc áo màu tro. Đầu trọc lóc. Ai ai cũng nhận ra ông nhờ cặp mắt than hồng. Nó ung dung bước vào làng, không nói một lời. Nó đi về phía chùa, vào pḥng thờ cúng, leo lên khối đá đen. Nó khoanh chân trong thế toạ sen, nh́n dông băo, màn đêm. Mưa xối xả không ngừng suốt bốn mươi chín ngày đêm. Cả làng lóp ngóp trong bùn. Đám thanh niên định giết tay phù thủy. Nhưng bô lăo cản lại : "Ngài đă thành thánh hiền hay người điên. Đừng đụng tới ngài. Tai họa sẽ ập xuống làng. Cứ để ngài chết như ư muốn". Hết ngày thứ bốn mươi chín, cặp mắt than hồng tắt đi và mưa tạnh. Mặt trời nóng rực soi sáng làng, sưởi ấm không gian. Màu xanh thẳm, không gợn chút mây, phủ cả lưng trời. Lúa vút lên dày đặc ruộng, cây xanh lá vườn, hoa phượng bùng cháy, làng phủ đầy hoa quả. Không ai dám vào chùa. Cặp mắt không c̣n cháy nữa, nhưng nó vẫn mở, vẫn sống. Ngày thứ một trăm, một thằng bé chạy thốc vào công trường làng, kêu lên : "Cụ khép mí rồi, cụ không c̣n nh́n chúng ta nữa. Cả làng đổ xô vào chùa. Người đàn ông ở đó. Nó tham thiền, mắt nhắm, trên hai bàn tay mở trống rỗng. Cả thân ḿnh người ánh lên niềm thanh thản lạ lùng. Mùi trầm toả ra từ cơ thể nó. Cụ làng thở dài : "Chết rồi. Có thể ngài không c̣n là người nữa. Thánh hiền hay kẻ điên có khi biết hoá kiếp thành gỗ hay đá để thoát nghiệp luân hồi". Từ ấy, nó ngồi đây. Chẳng ai biết nó là người hay là gỗ.

 

Lan đă im. Dường như tôi nghe thấy giọng nàng run run trong bóng tối. Tôi th́ thào :

– Ḿnh ra khỏi đây đi, Lan. Anh không tin ở huyền thoại nữa, và huyền thoại này đau tàn nhẫn.

– Ừ, chúng ta ra thôi. Người Việt chúng ta sống quá nhiều huyền thoại. Đôi khi em tự hỏi có phải chúng là của cải duy nhất trong đời chúng ta chăng.

Và Lan cười. Lần đầu tiên giọng Lan cười khiến tôi ớn lạnh. Quá khứ đột ngột tuôn một mạch về kư ức. Những huyền thoại cổ xưa, những huyền thoại của hôm qua, của ngày nay. Tôi th́ thầm, choáng váng : "Ừ, nhưng để sống, phải có chút tương lai." Tôi lại nghe Lan cười lạnh buốt.

Mặt trời lặng ḿnh xuống chân trời, quả cầu phốtpho màu cam khổng lồ. Không khí âm ẩm, dịu dàng. Vầng ngũ sắc mênh mông vang xuyên suốt không gian. Lan và tôi từ từ leo lên trên đê Sông Hồng. Trong kư ức tôi dấy lên kỷ niệm một ngọn gió lớn.

Tôi hỏi :

– Trẻ con không c̣n thả diều nữa à ?

Lan nh́n tôi, ngạc nhiên :

– Không đúng mùa. Anh vẫn nhớ à ?

– Ừ, xưa kia anh hay lên đây thả diều. Tối nào cũng có ngọn gió ẩm mát từ ḷng sông dâng lên.

– Anh c̣n nhớ ǵ nữa ?

– Không. Anh không c̣n nhớ ǵ cả. Thuở ấy anh bé quá. Anh đi xa quá lâu rồi.

– Nhưng anh cũng từng có bạn ở đây chứ ?

– Dĩ nhiên. Trẻ con trong làng. Chắc bây giờ chết hết rồi.

– Làm sao anh biết ?

Tôi nhún vai. Biết nói ǵ bây giờ ? Bảo rằng đó là sự thật thống kê ?

Tôi không t́m cách quyến rũ Lan nữa. Tôi không nghĩ tới mua nàng nữa. Có lẽ tôi cũng đă hết muốn ngủ với nàng. Tôi cảm thấy Lan gần gũi với tôi đến mức nghĩ tới phải xa nàng khiến tôi khắc khoải. Đồng thời tôi thấy Lan xa vời, không thể với tới được. Tôi tự răn ḿnh nên biết lư biết điều. Công toi. Tôi không sao hiểu nổi v́ đâu tôi lại bịa đặt vở tiểu thuyết dấm dớ màu mè quái đản này trong đầu. Thỉnh thoảng Lan có vẻ thẫn thờ. Tôi xúc động. Nhưng chẳng được bao lâu. Có biết bao giấy má phải lo toan, bao nhiêu cuộc chạy chọt quanh co phải làm để giải quyết chuyện đi lại. Lan nhào vào đó, cương quyết, xông xáo, đắc lực. Mỗi sáng Lan hỏi tôi : "Hôm nay, anh muốn xem cái này cái nọ không ?" Tôi gật đầu, chẳng hứng thú tí nào. Tôi không dám bảo Lan : "Anh đếch cần, anh chỉ muốn gặp em thôi". Một sự e thẹn lạ lùng. Linh cảm tăm tối rằng tôi không được quyền nữa ?

*

Sàig̣n. Tân Sơn Nhứt. Pḥng nhập tàu. Lan đă xoay ra cách tiễn tôi tận đây để ở với tôi thêm chút. Tôi cố ghi nét mặt Lan vào kư ức.

Đột nhiên, tôi nhớ.

– Anh biết anh thấy Lan lần đầu ở đâu rồi. Ở thời chiến, trên một tấm h́nh trong một tập san. Bọn anh rao bán nó mỗi tuần ở chợ. H́nh bờ đại dương, đâu đó trong tỉnh Quảng B́nh. Lan đeo súng trường ngang lưng. Lan kéo giây thừng dài. Ở đầu giây có cánh máy bay.

– Đúng vậy.

– Mỗi lần nghe hát "Quang B́nh quê ta ơi" anh lại nhớ gương mặt Lan. Lan đă chiến đấu ở đấy ?

– Làm ǵ có mà anh tưởng tượng ! Thuở ấy em là ca sĩ. Họ cần người đàn bà đẹp để làm bức h́nh đẹp. Họ mượn mặt em, thế thôi.

Tim tôi quặn lại. Thuở ấy, tụi tôi biến tấm h́nh thành áp phích, in hàng ngh́n bản, dán nó trên tường đường phố Paris, trong sương mù ban mai, ŕnh tránh cảnh sát và đám "đặc công" phát xít ở góc phố. Dũng, bạn tôi, vẽ đi vẽ lại tấm h́nh hàng đêm, cong ḿnh trên giá đồ h́nh, ngập mặt trong hơi axêton. Hồi đó mùa đông, trong căn pḥng nhỏ không cửa sổ. Ḷ sưởi bằng khí đốt cào cổ họng, nướng mặt, đốt mắt. Khí lạnh luồn vào lưng tôi. Hơi axêton làm tôi say sưa. Thuở đó, tôi tin ở sắc đẹp của đàn bà.

– Lan biết anh mê Lan chứ.

– Dĩ nhiên.

Tôi chới với, tự ái. Tôi cười :

– Nhưng anh không là mẫu người của Lan…

– Em thích anh ngay từ đầu.

– Như vậy… tại sao ?

– Anh có bao giờ xin em ǵ đâu ?

– Tuy vậy rơ ràng quá mà !

– Quá.

Lan cúi đầu. Tôi nắm tay Lan. Tôi cảm nhận luồng run rẩy nho nhỏ. Có ǵ đó trong tôi tan đi. Lan ngước mắt lên. Ánh mắt Lan vừa buồn vừa dịu.

– Anh c̣n nhớ đê Sông Hồng không ? Xưa kia, trẻ con ra đấy săn châu chấu, chuồn chuồn, bướm.

– Và thả diều.

– Thuở ấy anh khéo lắm. Anh làm ra những cánh diều tuyệt đẹp. Một hôm anh làm con diều trắng h́nh bướm. Anh vẽ cặp mắt tṛn đen trên cánh nó. Anh cười và bảo : "Mắt nó đó. Từ trên kia nó sẽ nh́n thấy tất cả." Nó rung rinh x̣e cánh lênh đênh giữa trời. Mắt nó nh́n chúng ta. Rồi gió bốc dậy, sợi giây đứt. Em lao về phía sông. Em ngă. Đầu gối em toạc rách. Anh đỡ em dậy. Anh liếm vết thương của em. Xuyên qua nước mắt, em thấy một đốm trắng trên mặt nước. Anh hứa sẽ có ngày anh mang lại cho em con bướm trắng to bằng con diều. Anh nắm tay em. Ḿnh đi dọc đường đê. Mặt trăng run run đáy nước khi ḿnh bước về làng.

– Em gái bé… Em

– Anh cho em tất cả những ǵ em muốn.

– Em cũng chẳng từ chối anh điều ǵ.

– Thuở ấy anh c̣n biết xin. Bây giờ anh chỉ biết quyến rũ biết mua.

Tôi đỏ mặt. Loa phát thanh giục lên tàu. Tôi nắm tay em.

– Anh sẽ trở lại. Anh sẽ dẫn em ra Sông Hồng. Sẽ có ngọn gió lớn. Anh sẽ xin em làm người đàn bà của anh.

Em cười. Em như xúc động. Giọng em thật dịu, thật xa vời :

– Không nên mất công nữa. Anh chưa bao giờ biết xin hai lần. Xưa em thích anh ở đó. Chiến tranh đă kết thúc. Tuổi thơ của ḿnh cũng đă trôi theo. Anh chưa hề sống chiến tranh. Anh đă ngủ với nó. Quá lâu, có lẽ vậy. Chẳng ai ngủ lâu với trừu tượng mà không phải trả giá. Dù sao, hăy cố hạnh phúc. Em mến anh, anh biết. Thôi, anh đi đi.

Máy bay gừ gừ. Hành khách ăn nói tào lao. Người ngồi bên tôi, sinh viên, mơ màng nh́n trần, mắt ướm lệ. Nó vừa ra khỏi trại tị nạn, nó bay tới tự do, tự do của kẻ di dân. Đồng Tháp Mười trải dưới mắt tôi cả một thủy triều lúa mạ mơn mởn xanh say ḷng. Đó đây long lanh mặt kim loại lỏng. Hố bom năm trăm kilô của thời chiến. Tôi nhắm mắt. Tôi thấy những hố đen thăm thẳm xoáy sâu vào màn đêm đục. Tôi tự nhủ rằng tôi đă bốn mươi tuổi và, tôi cũng vậy, cũng đă từng có một thời thơ ấu, một thời bằng hữu, rằng chiến tranh đă kết thúc, rằng tôi vẫn c̣n tương lai, tôi sẽ sống nó, chết nó ở nhà của chính tôi, nơi tôi đă trở thành tôi, chẳng ở đâu cả. Biết đâu sẽ có ngay tôi t́m lại được ở đó ḷng can đảm để, một lần cuối, xin. Biết đâu ?

Tác giả tự dịch, 2006

 



[1] In Un amour métèque, Nxb L'Harmattan, Paris, 1994