Nhu-cầu hiểu mọi chuyện là thân phận của con người. Trong nền văn-hoá của ta, từ ba thế kỷ nay, thành quả phi thường của khoa-học và công-nghệ khiến sự hiểu-biết loá mắt, ít nhiều phải duy-lư và cái lư ấy bị quy về một h́nh-thái của lư-trí, lư-trí khoa-học[1]. Loại lư-trí này dựa vào một loại lôgích vốn có một quan-điểm nào đó về không-gian, thời-gian và vật-chất mà, do sự dạy bảo của tha-nhân, ta thấy quen thuộc.
Einstein đă làm điên đảo tận gốc ư-niệm không-gian và thời-gian. Bohr, Schrödinger, Heisenberg, những lư-thuyết gia ngành vật-lư lượng-tử đă làm điên đảo ư-niệm vật-chất. Darwin đă khơi ra quan-điểm : những sinh-thể hiện-hữu là kết quả của một quá-tŕnh lịch-sử biến hoá sự-sống, mở đường cho ta hiểu-biết lĩnh-vực sống. Marx, với thế-giới-quan duy-vật-biện-chứng, đă mở ra một hướng cách-mạng trong quan-điểm về con người, xă-hội và lịch-sử. Những nhà tư-tưởng lớn đó đă để lại dấu ấn của họ trong đời người của thế kỷ 20. Cạnh những con người vĩ đại đó, phải thêm Freud, kẻ thám hiểm Tiềm-thức.
Là một bác sĩ được đào tạo trong nửa sau của thế kỷ 19, Freud chia sẻ ư-kiến về phương-pháp khoa-học của thời ông : quan sát chặt chẽ sự-kiện, suy-diễn ra nguyên-nhân, đưa ra giả-thuyết, kiểm-nghiệm sự đúng sai của giả-thuyết bằng thử-nghiệm. Trong h́nh-thái thực-chứng, phương-pháp t́m hiểu đó đ̣i hỏi sự-kiện và nguyên-nhân phải khách-quan, sự kiểm-nghiệm qua thử-nghiệm phải dựa vào quan sát thực tế và, nếu được, đo đếm[2].
Lúc điều trị bệnh nhân bị dằn vặt bởi những cơn điên cuồng, động kinh, ông đành phải ghi nhận giới hạn của phương-pháp khoa-học hiểu theo định-nghĩa trên. Những cơn động kinh có-thực tuy không do cơ-thể bị tổn thương hay trục trặc. Như thế, nếu không muốn rời lĩnh-vực sinh-học để rơi vào những thuyết thần-bí, ta phải đặt những nguyên-nhân gây ra bệnh trong bộ óc. Khốn thay, ở thời ấy, chẳng ai biết ǵ về sự vận-hành của nó.
Dựa vào kinh-nghiệm lâm sàng, Freud mở rộng ư-niệm « sự-kiện » : có những sự-kiện không có vật-tính mà thuần tâm-lư. Kinh-nghiệm cho thấy rằng khi ta khuyến khích bệnh nhân tự-do nói về chính-ḿnh, thỉnh thoảng, ta có thể khiến những cơn động-thần-kinh của nó ngưng, khiến nó tạm thời hay vĩnh-viễn khỏi bệnh. Sự-kiện ấy gợi ư rằng căn bệnh có thể do nguyên nhân « hoàn toàn » tâm-lư gây ra. Sự ly khai với khoa-học của thời ông[3] thật rơ ràng.
Thuyết-tŕnh[4] của một bệnh nhân là một sự-kiện khách-quan. Ta có thể ghi âm làm bằng chứng. Nhưng ư-nghĩa của điều nó nói là kết quả của một cách-giải-thích[5], cách-giải-thích của bệnh nhân hay của người phân-tích-tâm-thần[6]. Cách-giải-thích ấy dường như không dính dáng ǵ tới phương-pháp diễn-giải trong lư-luận khoa-học[7].
Kinh-nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân cuối cùng đều gợi lại những giấc mơ, những biến cố trong thời thơ ấu xa xưa, thường biểu-hiện mạch lạc hay ngầm khía cạnh t́nh-dục. Những « kỷ-niệm » mơ hồ bất ngờ nhoi lên trong kư-ức của nó chứng tỏ rằng chúng chưa « chết ». Như thế, giữa thế-giới bản-năng mà người ta cho rằng người ta đă hiểu rơ và thế-giới trong-suốt của ư-thức, có một vùng bóng tối. Kỷ-niệm về những sự-kiện đă từng xảy ra trong tuổi thơ bị dồn-nén[8] vào nơi đó tuy không bị tiêu hủy. Từ bóng tối đó, nó chi phối ứng-xử của bệnh nhân ngoài ư-thức của bệnh nhân. Bóng tối đó, chính là Tiềm-thức. Nếu bệnh nhân chịu khó chủ động tác-động vào khả-năng nhớ-lại của ḿnh, nó có thể đem những « kỷ-niệm » kia ra ánh sáng của ư-thức, tự-tạo khả-năng gánh vác lịch-sử của chính-ḿnh, vượt những hăi hùng đă bị dồn-nén của tuổi thơ.
Trên cơ sở những nhận xét ấy[9], Freud h́nh dung ra những giả-thuyết cho phép gắn liền quá-tŕnh biến một đứa trẻ thành-người lớn với lịch-sử của những xă-hội. Giả-thuyết nổi tiếng nhất là phức-cảm Œdipe : trong tuổi thơ, mọi người đều đă từng muốn giết cha hay mẹ để độc chiếm người c̣n lại có giới-tính đối-lập với ḿnh. V́ loạn luân là điều bị cấm nghiêm ngặt, phổ-cập trong các cộng đồng người, v́ đứa trẻ lệ-thuộc người lớn để sống, nó hăi hùng dồn-nén sự ham muốn đó. Nó có thể nghiệm-sinh sự dồn-nén ấy như bạo liệt đối với chính-ḿnh. Trong trường hợp ấy, hăi hùng của tuổi thơ núp trong tiềm-thức, gặm nhắm từ bên trong con người trưởng thành. Bị cấu xé giữa nhu-cầu tự-giải-phóng và sự sợ hăi phải công nhận một tội lỗi đáng chết, tiềm-thức chơi tṛ bịt mắt bắt dê khi ta truy lùng nó. Nó hiển hiện mà không hiển hiện, nó lộ mặt dưới những mặt nạ. Trị bệnh tâm-thần khó khăn v́ thế : t́m sự-thật, sự nhất-quán xuyên qua những vở kịch vờ vĩnh tán loạn.
Trong quyển sách này, ta bỏ qua một bên vô vàn ư, khái-niệm và đề tài do Freud và đệ tử của ông đă nêu ra, xây đắp sự thành công của nhân-sinh-quan ấy trong vô số lĩnh-vực kiến-thức và nghệ-thuật. Ta cũng miễn bàn những hoá thân khôi hải, sự kết hôn kỳ dị của nó với toán học, vật-lư lượng-tử và thuyết tương-đối[10].
Điều ta quan tâm ở đây là nhân-sinh-quan do Freud đề xướng.
Có một điều nổi bật, thấy liền : tính lịch-sử. Con người là một sản-phẩm lịch-sử ở hai nghĩa : nó có một lịch-sử cá-biệt và lịch-sử cá-biệt đó không thể tách rời lịch-sử của xă-hội nơi nó trưởng thành.
Điều thứ hai là : quá-tŕnh h́nh thành thế-giới tâm-lư của con người, tâm-lư-nền-tảng[11] của nó, không thể tách rời nghiệm-sinh của một sinh-thể, đặc biệt là một trong những chiều-kích cơ-bản của nghiệm-sinh ấy, chiều-kích t́nh-dục.
Điều thứ ba là : quá-tŕnh kia thống-nhất ở nó, dưới h́nh-thái cấm đoán, tabu[12], chiều-kích văn-hoá của con người, và chiều-kích ấy thể-hiện qua ngôn-ngữ, dù ngôn-ngữ đó là một ngôn-ngữ móp méo[13].
Một sự-kiện rơ ràng nữa : tính nhập nhằng hết sức nghệ-thuật của ư-niệm tiềm-thức. Nó thuộc sinh-giới hay trí-giới ? Nó chẳng thuộc thế-giới nào cả. Nó thuộc cả hai thế-giới. Ư-niệm này biểu-hiện rơ ràng rằng có một mối liên-hệ giữa sinh-giới, ở mức người ta biết ở thời đó, và trí-giới. Mối liên-hệ ấy như thế nào ? Người ta không biết. Nhưng người ta đă linh-cảm được và do đó đặt tên cho nó. Tiềm-thức của Freud giống hệt ánh-phản-chiếu[14] của Engels. Dễ hiểu : thuở đó người ta không biết ǵ về những quá-tŕnh sinh-tính dẫn tới khả-năng nhớ và khả-năng khái-niệm-hoá nghiệm-sinh.
Trong quá-tŕnh một đứa trẻ trở thành người lớn, rơ ràng có sự đồng-nhất năng-động giữa vật-chất, sự-sống và tư-duy. Nhân-sinh-quan của Freud hết sức biện-chứng. Có lẽ v́ thế nó bị những ngoan đồ của chủ-nghĩa duy-khoa-học[15] của thế kỷ 20 khai trừ. Freud cũng rủi ro như Marx. Tư-tưởng của ông đă xâm nhập dưới những h́nh-thái khác nhau, đôi khi khá lạ lùng, tất cả các lĩnh-vực khoa-học nhân-văn. Có người c̣n thiêng-liêng hoá nó, biến nó thành nguyên-lư phổ-cập, hàng đầu, cơ-bản nếu không nói là duy nhất để giải thích con người và xă-hội. Cũng như học thuyết của Marx, ta dễ dàng t́m thấy nó dưới dạng thần-bí hay máy-móc. Cũng như học thuyết của Marx, nó lan tràn khắp nơi xuyên qua vô vàn phe phái, nhà thờ xung đột với nhau quyết liệt rụng rời.
Mặc kệ những h́nh-thái hoá thân dị hợm đó. Qua một cách tiếp cận biện-chứng, Freud mở một ngưỡng cửa mới cho kiến-thức : thế-giới tâm-lư.
Nhân-sinh-quan này quư. Nó sẽ tồn-tại lâu hơn những minh hoạ văn-hoá địa phương, lịch-sử mà nó đă từng khơi lên như phức-cảm Œdipe[16] với chuỗi tội ác ghê tởm và những bi kịch âm u của nó. Một đề tài như thế, người Na bên Trung Quốc không sao hiểu được : trong h́nh-thái xă-hội ấy, trẻ con không có người cha có thể nhận diện được. Câu chuyện Œdipe cũng chẳng thể kể trong ngôn-ngữ của người Na : trong đó không có từ « cha »[17].
Khi chào đời con người chưa là người. Nó phải nên-người xuyên qua học-tập chung sống trong ḷng một xă-hội. Quá-tŕnh học-tập đó liên-hệ tới toàn bộ quan-hệ vật-tính, sinh-tính và trí-tính của con người với thế-giới, với chính-ḿnh. Quá-tŕnh học-tập ấy chi phối h́nh hài của từng cá-nhân, là điều kiện phát-triển những cấu-trúc-nơron trong óc, cho phép khả-năng nhớ và khả-năng tư-duy h́nh-thành. Ta đă thấy rằng học-tập cần-thiết để tạo và ghi-nhớ dưới dạng cấu-trúc-nơron chức-năng nh́n-thấy, ghi nhớ một « hành-động-nhục-cảm » : nh́n. Có lẽ cũng vậy đối với những cảm-nhận, cảm-giác khác của con người, kể cả đối với cảm-nhận, cảm-giác tha-nhân, đặc biệt dưới h́nh-thái t́nh-dục. Ta biết rằng những cấu-trúc-nơron kia vững chắc ít hay nhiều tùy cường độ và, sự lặp đi lặp lại kéo dài của một nghiệm-sinh « y-hệt » hay tương tự. Những cấu-trúc-nơron h́nh thành trong tuổi thơ, khi sinh hoạt của con người không mấy phong phú và lặp đi lặp lại rất nhiều, vững chắc hơn những cấu-trúc-nơron h́nh-thành trong tuổi trưởng thành xuyên qua những kinh-nghiệm ngắn ngủi, phù du, ít khi lặp lại. Có lẽ v́ thế khi bước vào hoàng hôn của cuộc đời, trong những tháng năm thoái hoá buồn tẻ của sự-sống, trong quá-tŕnh sinh-lực ngày càng suy tàn, khi những cấu-trúc-nơron mới nhất, yếu ớt nhất trong óc ră rời, cách ly, cứng đọng rời rạc, con người nhớ những sự-kiện trong tuổi thơ rơ hơn đầy rẫy sự-kiện vừa xảy ra trong ngày. Đột nhiên nó t́m thấy lại hương vị, màu sắc, nhạc điệu của tuổi trẻ. Sự tan ră của bộ óc đẩy nó về thời ấu trí, không sao cưỡng lại được.
Sinh-học về bộ óc c̣n là lĩnh-vực ta chưa hiểu-biết rơ. Nhưng kiến-thức đương đại cho phép ta khái-niệm tiềm-thức, h́nh dung một số giả-thuyết không cần đến bất cứ niềm-tin thần-bí nào về sự hiện-thực và cách vận-hành của nó. Tiềm-thức có một cơ sở vật-chất và sinh-học : toàn bộ cấu-trúc-nơron ghi-nhớ nghiệm-sinh của một con người. Những cấu-trúc ấy có thể không gắn liền với toàn bộ những cấu-trúc-nơron cần-thiết để cho phép ứng-xử có ư-thức mà chỉ gắn liền với một số cấu-trúc-nơron nào đó thôi. Trong trường hợp ấy, kư-ức kia vẫn tồn-tại, vẫn sống ở đâu đó trong óc ta, vẫn chi phối ứng-xử và hành-động của ta mà ta không biết. Cái kư-ức thiếu quan-hệ tổng-hợp mà hiện nay, v́ ta c̣n dốt-nát, ta gọi là tiềm-thức, cái kư-ức bị dồn-nén kia là và không là kư-ức, nó là một kư-ức không nhớ ḿnh nhưng không mất ḿnh, một kư-ức bị lăng quên, một tiền-kư-ức[18]. Trong một số trường hợp, hoặc xuyên qua một quan-hệ đặc biệt với thế-giới, hoặc xuyên qua một suy-luận có ư-thức và, thường thường, xuyên qua sự kết-hợp của cả hai, con người có thể lặp lại một cách hoàn chỉnh những mắc nối cần-thiết giữa các cấu-trúc-nơron để t́m thấy lại lịch-sử của chính-ḿnh, gánh vác nó, vượt nó, khiến nó nên lời. Là sản-phẩm của lịch-sử, nó tự-tái-tạo một cách có ư-thức – ở nó, do nó, cho mọi người – bằng cách đưa lịch-sử đó ra ánh sáng của tư-duy và ngôn-ngữ[19]. Qua hành-động ấy, nó nhân-hoá kư-ức âm u kia, nó tự-nhân-hoá. Nó là thực-thể khiến cho thế-giới này ngày càng đậm nhân-tính, do con người làm ra cho con người, thực-thể khiến – một cách có ư-thức – nhân-tính nhập thế-gian.
Trong khuôn khổ ấy, ta có thể ư-thức sự dồn-nén thần-bí xưa mà không cần tới ma-thuật[20]. Ai cũng đă từng hay sẽ nghiệm-sinh hiện-tượng trí-nhớ bỗng bị thủng lỗ. Ta quên bẵng nơi ta vừa cất chùm ch́a khoá tuy ta nhớ rơ một phần những động tác ta đă làm để cất nó. Ta không nhớ tên của một người, không nhớ-lại nổi một ngôn-từ cho phép ta phát biểu chính xác điều ta muốn nói, tuy ta chắc chắn ta biết ngôn-từ đó. Sự mất mát tạm thời một phần kư-ức của ta không chỉ do tuổi già mà xảy ra. Đôi khi, h́nh thù hay âm-thanh dễ sợ của một ngôn-từ khiến ta khó chịu, khơi ở ta nhu-cầu gạt bỏ nó mỗi khi ta cần tái-sinh nó trong đầu ta[21]. Khi ngôn-từ dễ sợ đó không thuộc tiếng mẹ đẻ, đi t́m trong những sự-kiện t́nh-dục của thời thơ ấu xa xôi những lư do khiến ta dồn-nén, loại trừ nó khỏi ư-thức của ta, là một chuyện hăo.
Sự dồn-nén trên không là tính đặc-thù của phức-cảm Œdipe, của những xung-năng-sống hay chết thần-bí và một số luận-điểm ít nhiều khủng khiếp trong văn-hoá của ta[22]. Nó liên quan tới toàn bộ dục-vọng của con người. Chỉ cần quan sát một gia đ́nh nghèo ăn cơm cũng thấy nó vận-hành. Gia đ́nh gần như không bao giờ ăn no. Người mẹ nh́n đứa con trai vừa xúc cơm đầy bát đưa cho em gái, vừa cưỡng lại khát khao vồ lấy để ăn. Bà thủ thỉ với nó : « Con ngoan lắm[23] ». Ngày nào đó, khi đă giàu có, chàng bỗng nhiên tự biến ḿnh thành một kẻ sống khổ hạnh, buộc thể-xác chịu đựng đủ thứ thiếu thốn tuy không bị bắt buộc làm thế, lên án trong những áng văn đậm giá-trị tinh-thần tuyệt vời những ảo ảnh của nhục-dục, ca ngợi T́nh-yêu trong những bài thơ trang trọng, lộng lẫy. Chàng muốn vĩnh-viễn thoát khỏi sự ám ảnh của nghèo đói dồn-nén trong tâm can hay t́m lại t́nh-yêu tàn nhẫn của một người mẹ ? Người ta không vô-lư khi đi t́m trong tuổi thơ của chàng ư-nghĩa hay một trong những ư-nghĩa có-thể của hành-động và văn chương của chàng. Đúng thế, ta chẳng thể hiểu một con người nếu ta không biết ǵ hết về quá-tŕnh đằng đẵng, xé ḷng biến một đứa trẻ ngây thơ mảnh dẻ thành một người lớn trong thế-giới-này. Đương nhiên, con người chỉ là cuộc sống của chính ḿnh. Nhưng nó là toàn bộ cuộc sống ấy. Ta không thể thoạt tiên coi thường bất cứ một khía cạnh nào của cuộc sống ấy. Trừ khi nó chết yểu và, qua đó, thanh toán cạn « nợ đời »[24] của nó, và điều đó chấm dứt mọi tranh luận[25], ư-nghĩa của cuộc đời ấy không chỉ vùi thân trong những mối t́nh thầm kín, hiu quạnh, buồn bă của tuổi thơ.
Freud là một vị khổng lồ của tư-duy. Ông đă dám tự-giải-phóng ḿnh khỏi những kiến-thức, thành-kiến đă khiến ông trở thành một nhà khoa-học của thế kỷ 19, để mở ra một lĩnh-vực kiến-thức mới cho thế kỷ 20. Ông đam-mê hiểu con người vượt qua những ǵ khiến nó nên-người của một thời đại trong một nền văn-hoá. Là người có văn-hoá, ông gánh vác văn-hoá của ông để mở một chân trời văn-hoá mới.
[1] Đây là một thí dụ điển h́nh của lối nói phi-biện-chứng ! Đáng lẽ ta phải nói : « Loá mắt v́ những thành tựu phi thường mà họ đă thực-hiện được bằng cách phát-triển khoa-học và công-nghệ, loài người đă ít nhiều khiến khả-năng hiểu-biết của họ tùy thuộc tính hữu-lư trong suy-luận và đồng thời quy tính hữu-lư ấy về một h́nh-thái của lư-trí : lư-trí khoa-học. » Ngay như thế c̣n phải nói rơ thêm : hiểu-biết điều ǵ ? Như ta thấy, không ai có thể đơn thân độc mă thoát ra khỏi cũi văn-hoá, cũi ngôn-ngữ của ḿnh. Người chết không chỉ tóm đầu người sống ngay từ lúc sơ sinh, nó c̣n gặm ṃn người sống suốt một đời người.
[2] Với định-nghĩa này, môi-trường ứng dụng phương-pháp khoa-học duy nhất là lư-hoá. Có lẽ v́ thế mà, ngoài môn toán, Auguste Comte coi rằng chỉ có môn vật-lư mới xứng đáng với danh hiệu khoa-học. Có lẽ cũng v́ thế mà xă-hội Pháp đào tạo và tuyển lựa thành phần « ưu tú » bằng toán và vật-lư. Tiếc thay.
[3] « Chúng ta phải nhớ rằng toàn bộ kiến-thức của chúng ta về tâm-lư đều là tạm thời và có ngày phải được xác-nhận, dựa vào nền tảng (substrat) sinh-học của chúng. »
Freud, do Jean-Pierre Changeux trích dẫn, Université de tous les savoirs, tome I, Éditions Odile Jacob, 2000, trang 48.
Freud khác đệ tử của ông ở đó : linh-cảm rất rơ tính ba-chiều-kích của con người, v́ ông cũng là một nhà khoa-học.
[4] Discours. Những ǵ bệnh nhân nói.
[5] Interprétation.
[6] Analyste, người vận dụng những lư-thuyết phân-tâm-học để trị bệnh tâm-thần.
[7] Nó không dính dáng ǵ về nội-dung (vật-chất hay sinh-học của thời đó). Điều đó không ngăn cản nó y-hệt về h́nh-thức suy-luận. Thí du, lư-luận trong toán và vật-lư y-hệt như nhau về h́nh-thức nhưng hoàn toàn khác nhau về nội-dung. Vật-lư có nội-dung vật-chất có thể quan sát, đo đếm. Toán không có nội-dung. « Toán là một môn khoa-học trong đó người ta không bao giờ biết được người ta đang nói về cái ǵ và điều người ta nói có đúng hay không » [hoặc có-thực hay không, « vrai » có cả hai nghĩa đó]. Bertrand Russell, trích dẫn trong Sciences et dialectiques de la nature, La dispute, 1998, tr. 389.
[8] Refouler, refoulement. Khái-niệm đặc-thù của môn phân-tâm-học. Cưỡng bức một sự thèm muốn lùi vào vùng vô-thức của kư-ức. Thí dụ : đang lái xe, ta bỗng mót đái, đau điếng người. Ta cố quến đi và quên thật, hết thấy đau. Đó là dồn-nén một cách có ư-thức. Kết quả cũng không khác mấy dồn-nén một cách vô-thức : quên tuốt luốt.
[9] Mặc dù chúng có vẻ ma-quái, chúng không thiếu tính nhất-quán.
[10] Jacques Lacan có đưa ra công-thức thi vị nổi tiếng sau : sexe = căn bậc hai của –1. Theo trí-nhớ.
[11] Psyché. Một khái-niệm triết lờ mờ bị lạm dụng nhiều trong tâm-lư và phân-tâm-học. Ư : hệ thống tâm-lư cấu tạo nhân-cách-tâm-lư (personnalité psychique) của một con người.
[12] Tabou, cấm đoán tuy không thành lời trong một xă-hội nhưng ai cũng chấp nhận : không được nghĩ tới, nói tới. Thí dụ : t́nh-dục trong văn-chương Việt Nam trong nhiều thế kỷ (không kể văn dân gian hay thơ Hồ Xuân Hương).
[13] Lacan nghĩ rằng tiềm-thức có cấu trúc giống như cấu trúc của một ngôn-ngữ. Nếu đúng vậy, nó sẽ tự nó tán gẫu và những nhà phân-tích-tâm-thần sẽ mất khả-năng thay mặt nó diễn văn ! Tiềm-thức là và tiếp tục là sản-phẩm của một lịch-sử cá-biệt và, do đó, nó không có khả-năng tự-biểu-đạt qua một ngôn-ngữ chung, h́nh-thái có ư-thức của tư-duy. Khá nhất là nó hướng tới ngôn-ngữ và khi nó thành công th́ nó tiêu vong trong tư cách tiềm-thức. Điều đó xảy ra khi bệnh nhân khỏi bệnh.
[14] Reflet. Những quy-luật khoa-học là sự phản-chiếu ít nhiều chính xác trong bộ óc của con người của những quy-luật vốn có trong tự-nhiên. Do đó mà có kiểu nói : đi t́m sự-thật.
[15] Scientisme. Chủ-nghĩa duy-khoa-học. Một đề tài tranh luạn đương đại.
[16] Complexe d’Œdipe.
[17] Trong xă-hội người Na bên Trung Quốc, con cái sống với mẹ. Phụ nữ tiếp t́nh nhân trong những buổi « thăm lén » mà mọi người đều không muốn biết tới. Con cái của họ không ai biết là của người « cha » nào. Điều đó chẳng khiến chúng bị chấn thương tâm-thần chút nào. Đàn ông cũng không đến nỗi ngậm ngùi. Chính quyền trung ương vừa nới tay một tí, đảng viên liền theo quần chúng bỏ vợ bỏ cha về nhà ở với mẹ.
[18] Ta thấy em trong tiền kiếp dưới mặt trời lẻ loi. Trịnh Công Sơn. Người không tin có tiền kiếp nghe vẫn mủi ḷng !
[19] Proust bỏ ra nhiều năm của đời ḿnh, viết hàng ngh́n trang sách để cuối cùng t́m lại được mùi vị của chiếc bánh mađơlen trong tuổi thơ. Ông đă không sống thừa. Thú vị ta cảm-nhận khi đọc ông hôm nay chứng nhận điều ấy.
[20] Đối với những khái-niệm như nhập-tâm, nhập-thân… cũng vậy.
[21] Đặc biệt có những ngôn-từ gọi là tục tĩu khiến ta ăn đ̣n trong tuổi thơ. Trong tiếng Pháp hiện đại, chúng nghèo nàn xơ xác đáng sợ, phải ṃ về văn-phái-tự-do (libertinisme) của thế kỷ 18 mới h́nh dung được xưa kia chúng phong phú thế nào. May thay, trong tiếng Việt vẫn c̣n kha khá, tuy ta chỉ dám dùng lúc trà dư tửu hậu. Làm Hồ Xuân Hương không dễ tí nào !
[22] Xung-năng-sống : pulsion de vie, khuynh hướng t́m sự-sống. Xung-năng-chết : pulsion de mort, khuynh hướng giết (kể cả chính-ḿnh). Trong môn phân-tâm-học (psychanalyse) hiện-đại của Pháp, người ta đặt ra vô số « khái-niệm », « phức-cảm » không có định-nghĩa, hoặc càng « định-nghĩa » càng mù mờ, khó hiểu. Ông Derrida có thể sản xuất liền tù t́ mấy phức-cảm loại đó qua vài câu văn. Ông Jacques Lacan, tổ sử phân-tâm-học nổi tiếng nhất của Pháp rất uyên bác trong chuyện này. Kết quả : « đệ tử » của ông lan tràn khắp Âu Tây, ai cũng nghĩ rằng ḿnh hiểu thầy nhưng không ai hiểu như ai. Bản thân thầy cũng chưa hề công nhận có người đă hiểu ḿnh, thậm chí ông c̣n tuyên bố : không ai hiểu ḿnh cả. Hỡi ơi, kiến-thức...
[23] Tiếng Pháp : « C'est bien, mon enfant ». Bien c̣n có nghĩa là Thiện đối kháng với Ác, như trong lời tuyên chiến của Bush : chiến tranh của Thiện chống Ác. Sống « vượt thiện và ác » (Nietzsche), là sống ngoài nhân-giới, sống vô-nhân-t́nh. Một hoài băo nhứ thế có thể hiểu được mỗi khi một nền văn-hoá áp đặt vào con người những chuẩn sống và suy-luận khiến nó ngộp thở. Lúc đó, nó bịa ra T́nh-yêu viết hoa, sống một cách vô-t́nh trong khi luôn luôn khao khát T́nh-yêu, lấp một thiếu-hụt có-thực ngay trong thể-xác bằng một giá-trị gửi gấm tha-nhân, những đời sau. Văn chương cần thiết cho con người ở đó. Khi chưa thỏa măn với kiếp người ở nó, nhà văn trao lại đ̣i hỏi nhân cách của ḿnh cho tha-nhân, kiếp này và những kiếp sau..
[24] V́ viết cho người Pháp nên phải giải thích như sau. Trả món nợ đời đối với nhân-loại. Người Việt dùng hai ngôn-từ khác nhau để nói tới sự-sống. “ Sống ” (vivre, vivant, la vie) liên quan tới toàn bộ sinh-giới. « Đời » chỉ áp dụng cho con người : vie humaine, đời người, monde humain, nhân-giới.
[25] Đúng với khá nhiều đứa trẻ chết mỗi năm trong thế-giới của ta.