ThoiCo

Một thời cơ chuyển ḿnh êm dịu

1996/06/04

 

" Hệ thống những quan hệ sản xuất là cơ cấu kinh tế của xă hội, nền tảng cụ thể của những thượng từng kiến trúc như hệ thống pháp lư và chính trị, và những h́nh thái tư tưởng tương ứng. Phương thức sản xuất đời sống vật chất vạch những điều kiện khoanh sự vận động của đời sống xă hội, chính trị và tư duy nói chung. Tư duy của con người không quyết định thực thể của nó; ngược lại, chính thực thể xă hội của nó quyết định tư duy của nó. Phát triển tới mức nào đó, những lực lượng sản xuất vật chất của xă hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất đương thời hay, nói theo ngôn ngữ pháp lư, với những quan hệ sở hữu đă cho phép chúng phát triển. Những quan hệ ấy, từ vai tṛ khuyến khích sự phát triển của lực lượng sản xuất biến thành những trở ngại cho sự phát triển kia. Lúc đó, một thời kỳ cách mạng xă hội mở màn. Sự thay đổi của cơ sở kinh tế làm đảo lộn, nhanh hay chậm, toàn bộ những thượng từng kiến trúc khổng lồ (đă từng dựa vào nó).[1] "

Không cần là đệ tử của Karl Marx, người Việt Nam, kể cả những thủ lĩnh sáng suốt và không sáng suốt của đảng Cộng sản Việt Nam, đều hiểu rằng quá tŕnh hoà nhập vào kinh tế thị trường tư bản ắt đ̣i hỏi "chế độ" chính trị hiện hữu phải thay đổi. Bất cứ h́nh thái kinh tế xă hội nào cũng đ̣i hỏi sự ổn định chính trị phù hợp với những quy luật vận động đặc thù của nó. Kinh tế tư bản cũng vậy. Trong những bước đầu của nó, nó không nhất thiết đ̣i hỏi chế độ chính trị dân chủ pháp quyền kiểu tây âu ngày nay. Chỉ liếc qua lịch sử h́nh thành h́nh thái kinh tế xă hội tư bản ở châu Âu, Mỹ, Nhật và, gần đây, ở một số nước ở châu Phi, châu Mỹ latinh và châu Á cũng thấy rơ. Tùy nước, tùy thời điểm, tuỳ t́nh h́nh quốc tế lúc đó, h́nh thái kinh tế ấy đă h́nh thành và phát triển trong những cấu trúc chính trị rất khác nhau, từ những chế độ dân chủ như „n Độ, đến những chế độ độc quyền, độc đảng như Đài Loan. Tuy nhiên, ở bất kể chế độ nào, nó cũng đ̣i hỏi một số điều kiện tối thiểu cho phép nó vận động theo quy luật kinh tế của nó.  Người tư bản chỉ đầu tư vốn của ḿnh vào những nơi thực sự đảm bảo cho vốn ấy nhanh chóng biến thành tư bản, đôla nhanh chóng biến thành phương tiện sản xuất, nguyên vật liệu và sức lao động nhanh chóng biến thành hàng hoá, để họ nhanh chóng chiếm lời thu vốn, tái đầu tư, mở rộng tái sản xuất tư bản. Nơi nào đảm bảo những điều kiện ấy với tỷ lệ lời cao nhất trong chu kỳ ngắn nhất, nơi ấy sẽ hứng vốn đầu tư nhiều nhất. Marx đă phân tích rơ ràng quy luật kinh tế này trong Tư bản luận. Người tư bản không ngại đầu tư vốn vào những nước độc tài, như Liên-xô ngày xưa hay các nước chậm tiến nó kiểm soát được như các thuộc địa kiểu cũ và kiểu mới. Nó rất ngại đổ vốn vào những nơi hỗn loạn, hoặc trong t́nh h́nh chính trị xă hội, hoặc trong cơ cấu quyền lực. Với những phương tiện kỹ thuật hiện nay, với sự phát triển ngày càng nhanh của chúng, chu kỳ Tiền — Hàng hoá — Tiền+Lợi nhuận ngày càng thu ngắn. Sổ sách đối với nhà nước c̣n tính theo đơn vị năm. Sổ sách kinh doanh trong những hăng lớn, chậm nhất, đă phải tính từng cá nguyệt. Nhiều hăng đă quản lư theo đơn vị tháng.

Thị trường tư bản chỉ phát triển ở Việt Nam nếu có vốn đầu tư của người nước ngoài và người bản xứ. Vốn ấy chỉ tích cực, bền vững, lâu dài nếu nó có thể vận động nhanh chóng và ổn định để khai thác, sản xuất, buôn bán có lời. Điều ấy đ̣i hỏi một số điều kiện vật chất và một số luật chơi tối thiểu. Điều kiện vật chất gồm tất cả những phương tiện b́nh thường cho phép khai thác kinh tế một nước theo những tiêu chuẩn của thời đại : hệ thống thông tin, giao thông, vận tải, năng lượng, ngân hàng, khách sạn, cơ quan, nhà cửa, v.v. Những điều kiện ấy, các nước tư bản sẵn sàng cho Việt Nam vay để xây dựng và có khả năng hoàn thành nhanh. Những luật chơi là những luật chơi cho phép vốn tư bản vận động đúng theo logíc của nó, trong nhưng điều kiện phổ cập trên thị trường thế giới hôm nay. Chúng có thể được ghi thành văn bản, biến thành luật pháp của một nước như luật đầu tư của Việt Nam chẳng hạn. Nhưng điều ấy không nhất thiết. Hợp đồng giữa hai nước hay hợp đồng giữa một nhà nước và một hăng cũng đủ. Điều cốt tử là luật chơi ấy phải thực thi. Nước ấy phải có một quyền lực chính trị đủ khả năng đảm bảo một cách b́nh thường, ổn định, nhanh chóng sự thực thi của những luật chơi ấy. Cuối cùng, điều ấy có nghĩa là những nước muốn hứng vốn đầu tư tư bản phải có một nhà nước thực thụ, bất kể nhà nước ấy dân chủ hay độc tài, miễn sao nó đủ khả năng giữ lời cam kết của nó đối với người đầu tư vốn. Do đó, những công ty tư bản ngày nay không lùa vốn vào một " thị trường " khổng lồ như Nga. Nó tập trung vào những nơi có hoặc hứa hẹn những điều kiện trên.

Do vị trí, tài nguyên, dân số, tŕnh độ văn hoá và kỹ năng của người Việt, Việt Nam có khả năng trở thành một thị trường tư bản lớn trong vùng Đông Nam Á. Từ khi chính quyền Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới, năm 1986, mở cửa, hoà nhập vào thị trường tư bản quốc tế, các nước và các công ty tư bản quốc tế đă chuẩn bị vào Việt Nam. Trong mấy năm qua, số vốn họ dự trù đầu tư mỗi năm mỗi lớn. Từ ư đồ tới thực hiện, c̣n một bước. Bước đó đ̣i hỏi những điều kiện vận động b́nh thường của tư bản, đ̣i hỏi luật chơi đă được công bố trong luật đầu tư của Việt Nam trở thành thực thi qua những thủ tục, luật lệ thường ngày của sinh hoạt kinh tế, đ̣i hỏi một nhà nước không chỉ có khả năng hạ bút kư những hợp đồng, c̣n có đầy đủ khả năng thi hành những cam kết của ḿnh, từ việc lớn như xây dựng hệ truyền tin gài vào hệ truyền tin quốc tế đến những công việc lặt vặt hàng ngày. Sự đầu tư thực thụ, trong những lĩnh vực công nghiệp bám rễ vào sinh hoạt sản xuất kinh tế nội bộ của Việt Nam và, do đó, mở đường cho Việt Nam thoát dần khỏi t́nh trạng lạc hậu về kinh tế, kỹ thuật và quản lư tuỳ thuộc điều ấy. Kiểm lại nội dung đầu tư của tư bản nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua, ta thấy hai điều nổi bật.

1/ Dự trù ba, thực hiện một. Những người nhậy bén, năng động ấy, vào tới Việt Nam, biến thành do dự.

2/ Phần lớn họ đầu tư vào những khâu khai thác nguyên vật liệu thô, đặc biệt dầu lửa, du lịch, xuất nhập nông, lâm, hải sản.

Đầu tư vào công nghiệp, hiện nay c̣n trong thời kỳ manh múng.

Sự cởi trói nông nghiệp và thương nghiệp, ngoại tệ do Việt kiều gửi về giúp gia đ́nh và sự đầu tư trên đă mang lại một hơi thở cho nền kinh tế Việt Nam và, dĩ nhiên, những căn bệnh cố hữu của thị trường tư bản trong buổi phôi thai. Tuy vậy, chúng chưa thể đưa Việt Nam vào đường phát triển kinh tế vững bền. Chỉ cần bước vào một siêu thị ở tây âu ṃ t́m những hàng hoá "made in Viêt Nam" cũng đủ thấy.

Mới đây, một số công ty tư bản có khuynh hướng hoặc tạm ngưng, hoặc rút lui. Hiện tượng này có ư nghĩa đặc biệt. Nếu nó được khẳng định, dĩ nhiên nó sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, rối loạn chính trị. Đó là mong muốn của một số chính khách Việt Kiều ở tây âu kêu gọi tẩy chay Việt Nam. Điều ấy sẽ xẩy ra hay không và, nếu xẩy ra, có dẫn tới thay "chế độ" bằng một chế độ khác hay không, ta c̣n thời giờ coi. Bao vây kinh tế để chiến thắng chính tri đối với một ngọn đảo vài triệu dân chơi vơi giữa Thái B́nh Dương sát nách Mỹ như Cuba c̣n khó, huống hồ đối với một nước 75 triệu dân nằm giữa một trục giao thông ở Đông Nam Á. Chưa kể không nước tư bản nào muốn thấy cả một vùng đang trong đà phát triển kinh tế nhanh rối loạn. Hơn thế, Mỹ, nước duy nhất có thể tiến hành bao vây kinh tế đối với Việt Nam, không những đă băi bỏ cấm vận mà c̣n muốn liên hệ với Việt Nam để ngăn cản ư đồ bành trướng của Trung Quốc trong vùng này.

V́ sao có hiện tượng rụt rè, rút lui nói trên ? Nh́n từ ngoài, những nhân tố khiến tư bản quốc tế "ùa" vào Việt Nam mấy năm qua vẫn c̣n nguyên : kinh tế thị trường tư bản, luật đầu tư hấp dẫn, tỷ lệ phát triển cao, ổn định chính trị và xă hội lớn. Điều ǵ khiến họ do dự ?

Ở Việt Nam có một truyện vui đầy ư nghĩa. Việt Nam nắm kỷ lục môn lập đề án để lập đề án. Thí dụ, nhà nước quyết định thực hiện những công tŕnh quy mô cần thiết cho thị trường vận động. Trên cơ sở đó, những ban và tiểu ban được thành lập để nghiên cứu, đề ra những đề án cụ thể, đưa ra đấu thầu. Mỗi lần đấu thầu, có trên dưới hai chục hăng tư bản quốc tế dự thầu, ưu ái liên hệ với nhân viên các cấp của các cơ quan nhà nước, mời đi quốc tế tham quan những nhà máy, những công tŕnh, v.v. thể hiện khả năng của họ. Thế là đủ sống tươm tất trong hai năm. Trong thời gian đó, đề án đă thành lỗi thời, hoặc đă có nhiều yếu tố mới khiên phải mở rộng thêm, định hướng lại, v.v. Tóm lại, cần lập đề án mới, những ban và tiểu ban nghiên cứu... và đấu thầu. Truyện vui kia có nghĩa : ở Việt Nam, ư muốn của nhà nước không nhất thiết ăn khớp với quyền lợi của nhân viên các cấp và nhà nước, ngay lúc có tiền, không có khả năng thực hiện những điều ḿnh muốn.

Nghiêm túc hơn, một số hăng tư bản, khi rút khỏi Việt Nam, đă cho biết lư do : không thể làm ăn được. Hợp đồng đă kư, tiền vốn đă chuẩn bị sẵn sàng, nhưng khi đi vào quá tŕnh kinh doanh thực tế, họ đụng vô vàn khó khăn. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, ở mọi nơi, mọi cấp, đều cần chữ kư, con dấu. Kiếm người kư và đóng dấu c̣n kiếm được, nhất là khi kèm theo đơn có cái phong b́ cần thiết, nhưng kiếm người bảo đảm cho công việc leo khỏi giấy tờ nhẩy vào thực tế th́ vô cùng khó khăn. Năm tháng trôi qua, vốn đầu tư đă dự bị, không những không biến thành tư bản mà c̣n sút giá trị. Người muốn đầu tư vừa mất thời giờ, vừa lỗ.

Những điều trên có nghĩa : chính quyền Việt Nam không có khả năng đảm bảo sự thực thi của những luật chơi tối thiểu của kinh tế thị trường tư bản. Bề ngoài, nó có bộ mặt ổn định, bền vững, độc quyền. Bên trong, thực tế hàng ngày cho thấy rơ, nó hỗn loạn. Không ai biết ai có quyền hạn và trách nhiệm tới đâu. Cấp dưới không phục tùng cấp trên, địa phương không phục tùng trung ương... Tóm lại, ở Việt Nam chưa có một nhà nước thực thụ. Để hiểu t́nh trạng này, ta cần xem xét bản chất chính quyền ở Việt Nam ngày nay.

Nước Việt Nam ngày nay là một nước độc quyền, độc đảng, như vài con rồng lớn nhỏ ở châu Á trong thời kinh tế tư bản của chúng cất cánh. Nhưng trên cả hai khía cạnh độc quyền và độc đảng, do lịch sử đặc biệt của nó, Việt Nam có những nét đặc thù khác hẳn các nước kia. Ở các nước kia, quá tŕnh xây dựng chế độ độc quyền dẫn tới sự h́nh thành một nhà nước thực thụ, có trên, có dưới, mỗi cấp có chức năng, quyền hạn và trách nhiệm. Đó là guồng máy thống nhất đặt dưới sự chỉ đạo của một vị lạnh tụ độc tài. Vị lănh tụ ấy đồng thời là lănh tụ thực thụ của đảng cầm quyền. Những quyết định của vị lănh tụ ấy thực thi ngay, đối với nhà nước và đối với đảng.

Ở Việt Nam, khác hẳn. Đảng cộng sản Việt Nam lập ra "nhà nước" để làm cây cảnh, b́nh phong, làm nhà nước bù nh́n. Ông Phạm Văn Đồng, thủ lĩnh của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và, sau 1975, của cả nước Việt Nam, đă từng than rằng quyền lực của ông giới hạn trong vành đai thành phố Hà Nội. Cho tới năm 1986, thủ lĩnh nhà nước Việt Nam không có quyền chọn những bộ trưởng của ḿnh. Sắp đặt nhân viên nhà nước do ban tổ chức của đảng quyết định. Điều này không chỉ đúng ở những cấp tối cao của nhà nước. Nó thể hiện ở toàn bộ những cơ cấu xă hội cho tới làng xă. Đâu đâu cũng hiện diện song song hai guồng máy, guồng máy nhà nước, có quyền đại diện nhưng không có quyền lực, và guồng máy đảng, có quyền lực nhưng không đại diện ai ngoài chính ḿnh. Tóm lại, trong xă hội Việt Nam, từ trên xuống dưới, kẻ hạ bút kư, chịu trách nhiệm với quốc dân và quốc tế là kẻ không có quyền lực và kẻ có quyền lực hoàn toàn vô trách nhiệm. Ở Việt Nam chưa có nhà nước thực thụ, kể cả nhà nước độc quyền, v́ thế.

Nhà nước cây cảnh không ngăn cản một hệ thống quyền lực thống nhất hiện hữu. Mặt nào đó, trong mọi chế độ độc tài độc đảng, nhà nước cơ bản cũng chỉ là cây cảnh. Nhưng khi đảng cầm quyền có sự chỉ đạo thống nhất, những quyết định của nó có thể biến thành luật pháp của nhà nước luật pháp ấy thực thi. Guồng máy nhà nước không chỉ gồm đảng viên. Đa số nhân viên của nó thường là thường dân. Khi luật pháp được ban bố trở thành thực thi nó phần nào biến thành luật chơi của xă hội, phần nào vượt phạm vi quyết định của bản thân guồng máy đảng cai trị. Hiện tượng này, chính Engels cũng đă vạch rơ :

" Đối với pháp luật cũng vậy : ngay khi một phân công lao động (xă hội) mới trở nên cần thiết và tạo ra những luật gia chuyên nghiệp, một lĩnh vực mới và độc lập sẽ h́nh thành. Lĩnh vực ấy  mặc dù tùy thuộc một cách đại cương nền sản xuất và thương mại, vẫn có khả năng tác động riêng cưỡng lại chúng. Trong một nhà nước hiện đại, hệ thống luật không chỉ phải tương ứng với t́nh h́nh kinh tế chung và thể hiện nó dưới dạng luật pháp, nó c̣n phải thể hiện điều ấy một cách triệt để, không cho phép những mâu thuẫn nội tại của nó tự vả mặt nó. Và giá phải trả để đạt điều ấy là luật pháp ngày càng bớt phản ảnh một cách trung thực những quan hệ kinh tế. Hơn thế, một bộ luật rất ít khi chỉ phản ánh một cách vũ phu, gay gắt và trung thực sự thống trị của một giai cấp : làm thế th́ khác ǵ phủ định bản thân "khái niệm luật" ? [2]"

Tính độc lập tương đối của pháp luật, ta thấy ngay trong quy chế của nhân viên nhà nước ở Pháp chẳng hạn. Trong nhà nước Pháp có hai loại nhân viên. Nhân viên chính trị, không đông, thường nắm những cương vị quyết định, nhưng không có quy chế công chức, nhậm chức và mất chức tùy những thay đổi hay cải tổ nội các. Số đông nhân viên nhà nước thuộc phạm vi "phương tiện". Họ là công chức, được đảm bảo công ăn việc làm và lương bổng, có chức năng, trách nhiệm và quyền hạn rơ ràng. Hai yếu tố ấy khiến họ thực hiện được sự "liên tục của nhà nước", vai tṛ thi hành những luật lệ tối thiểu thể hiện sự đồng thuận chung sống của một cộng đồng quốc gia : bất kể ai nắm chính quyền, họ làm đúng nhiệm vụ của họ, không ai làm ǵ được họ. Đề án xây dựng xa lộ vành đai thành phố Paris phải gần hai mươi năm mới thực hiện xong. Hàng chục nội các khác nhau thay nhau nắm chính quyền, nhưng công việc của nhà nước vẫn tiếp diễn được chính v́ nó có khả năng vận động độc lập với ư muốn của những vị thủ tướng, bộ trưởng đă thay nhau nắm chính quyền. Đương nhiên, khả năng ấy không lấn áp đường lối chính trị của các vị thủ lĩnh, nó giới hạn ở những luật lệ đảm bảo cho nhà nước vận động b́nh thường, liên tục.

Khi những lănh tụ độc tài biết dùng đảng của họ để nắm nhà nước và biết dùng nhà nước để thực hiện những mục tiêu của họ, vô h́nh chung họ tạo ra một nhà nước thực thụ mang ngay trong nó một số yếu tố phủ định tính chất đọc đoán của quyền lực của họ. Ta có thể hiểu quá tŕnh dẫn Đài Loan từ chế độ độc tài độc đảng tới chế độ dân chủ ở mức nhất định ngày nay theo lư đó. Ở Liên xô, đảng cộng sản mất chính quyền, nhà nước tan ră trong nháy mắt, xă hội hỗn loạn ngay chính v́ Liên xô không có nhà nước thực thụ. Ở Đài Loan, Quốc Dân Đảng mất chính quyền, đảng khác nhẹ nhàng thay thế, không xẩy ra hỗn loạn : Đài Loan có một nhà nước thực thụ.

Ở Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ là một hệ thống quyền lực thống nhất nằm dưới sự chỉ đạo thống nhất của một lănh tụ. Nguyên nhân chính của hiện tượng này có lẽ là chiến tranh. Xem lịch sử các đảng cộng sản cầm quyền trong thế kỷ hai mươi, ta thấy quá tŕnh biến chúng thành guồng máy có sự chỉ đạo thống nhất chỉ đạt đích trong thời b́nh và khi đảng không c̣n đối thủ, qua những cuộc thanh trừng nội bộ. Staline phải mất mười bốn năm (1924-1938) mới hoàn thành được việc ấy.

Ở Việt Nam quá tŕnh biến Đảng cộng sản của những người dấn thân v́ lư tưởng thành guồng máy phục vụ một lănh tụ bắt đầu khoảng 1953 khi ban cải cách ruộng đất tiêu diệt một số đảng viên, khủng bố đảng và cán bộ, xây dựng guồng máy thống trị đảng. Nó tiếp tục trong những năm 1966-1968 qua cuộc thanh trừng "xét lại chống đảng". Từ 1945 đến 1975, Đảng cộng sản Việt Nam là một đảng hai mặt. Mặt ngoài luôn luôn nhất trí, mặt trong luôn luôn có sự tranh chấp quyền lực, thanh trừng giữa các phe phái. Các ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thắng thế, nhưng chưa tới mức loại được những thủ lĩnh khác của Đảng, thống nhất được guồng máy dưới quyền lănh đạo độc đoán của họ. Hệ thống quyền hành trong đảng không thống nhất khiến nhà nước không đủ cả khả năng thực hiện vai tṛ cây cảnh của ḿnh một cách nghiêm chỉnh. Thí dụ, thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong dịp thăm Pháp sau 1975, tuyên bố nội ba năm sẽ thả hết những người c̣n trong các trại cải tạo. Lời tuyên bố ấy không có giá trị không phải v́ ông muốn nói dối, đánh lừa dư luận, mà v́ ông không có quyền lực của một thủ tướng thực thụ.

1975 là thời cơ cho phép khuynh hướng xây dựng quyền lực toàn trị tiến tới mục đích cuối cùng : loại khỏi đảng những thành phần dấn thân, những thủ lĩnh của họ, biến đảng thành đảng vâng dạ. Nhưng lúc đó phong trào cộng sản thế giới đă bước vào giai đoạn thoái trào. Cả Liên xô lẫn Trung Quốc đều không đủ sức bơm hơi cho một nước hơn năm chục triệu dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế đă buộc Đảng cộng sản thay đổi đường lối kinh tế và ngoại giao năm 1986. Sự đổi mới này dần dần làm lộ bộ mặt thật của Đảng cộng sản Việt Nam và năm nay 1996, nhân đại hội 8 của Đảng cộng sản, bộ mặt ấy rơ nét : một cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai khuynh hướng, khuynh hướng muốn trở lại quá tŕnh xây dựng chế độ toàn trị và khuynh hướng muốn xây dựng chế độ độc tài độc đảng với một nhà nước đủ khả năng thực hiện, từ trên xuống dưới, những luật chơi tối thiểu của thị trường tư bản. Cả hai đều sợ xă hội hỗn loạn, đều cần dựa vào nhau để tồn tại, không ai nắm được ở mức quyết định guồng máy đảng và đảng viên. Điều này đă bắt đầu rơ năm 1986 khi ban tổ chức trung ương của đảng không ép nổi đảng viên quân đội cử đại tướng Văn Tiến Dũng làm đại biểu dự đại hội đảng ! Nó càng rơ năm 1989 khi chính ông Lê Đức Thọ cũng không áp đặt được ban lănh đạo của Hội nhà văn, một tổ chức trong đó 75 % hội viên là đảng viên đảng cộng sản. Có lẽ đây là đặc điểm lớn nhất trong t́nh h́nh chính trị hiện nay ở Việt Nam. Nó hao hao giống một khía cạnh của t́nh h́nh Liên xô sau cách mạng tháng mười. Lúc ấy, ngay trong nền chuyên chính vô sản, ban lănh đạo đảng bolchévik có nhiều nhân vật cự phách có những quan điểm khác nhau. Staline tuy làm tổng thư kư không có quyền hành bằng Lénine hay Trotsky và thậm chí nhiều nhân vật khác. Đường lối của Đảng không được quyết định thông qua những biện pháp tổ chức mà qua tranh luận có lúc công khai giữa các lănh tụ, ai tranh thủ được đa số đảng viên, người ấy quyết định đường lối. Ở Việt Nam, cho tới nay, chưa hề có hiện tượng ấy. Các mâu thuẫn nội bộ của Đảng đều được giải quyết qua thương lượng kín ở mức chóp bu, thể hiện qua những nghị quyết do bộ chính trị nhất trí thông qua, rồi phổ biến xuống đảng viên cơ sở. Sau 75, những đại hội đảng đi vào tính chất nghi lễ. Cuộc tranh luận nội bộ của Đảng cộng sản không bùng ra công khai từ trên, nó nổ lẻ tẻ từ cơ sở trong t́nh trạng khủng hoảng kinh tế, xă hội, niềm tin. Điều này có thể hiểu được. Do chiến tranh khốc liệt kéo dài, Đảng cộng sản Việt Nam có quá nhiều đảng viên, trong đó có quá nhiều người đă từng có lư tưởng và c̣n có lương tâm. "Thanh lọc" hết đám ấy, biến đảng thành guồng máy vâng dạ, thối nát, ăn bám kiểu Staline và Mao đ̣i hỏi thời gian và sự ổn định kinh tế và xă hội nhất định. Cả hai điều ấy đều không có ở Việt Nam sau 1975.

Trong điều kiện ấy, con đường đổi mới từ 1986 khiến cuộc tranh chấp quyền lực trong Đảng cộng sản vận động trong một h́nh thái hoàn toàn mới lạ : nó phát triển trong một bối cảnh chưa từng thấy bao giờ, trong một nền kinh tế thị trường ngày càng nặng tính chất tư bản, dưới sự chi phối quyết định của vốn đầu tư tư bản quốc tế. Như đă nói trên, cơ sở kinh tế này đ̣i hỏi một h́nh thái quyền lực nhất định, thể chế hoá qua luật pháp và một nhà nước đủ khả năng khiến luật pháp thực thi từ ngọn tới gốc. Không phải t́nh cờ mà chính từ 1986, thủ tướng nước Việt Nam bắt đầu có quyền chọn một số bộ trưởng của ḿnh. Ngày nay, thủ tướng nước Việt Nam, tuy không toàn quyền quyết định, cũng đă có quyền lực thực thụ ở mức nhất định, đặc biệt ở một khâu quyết tử : kinh tế. Điều ấy tạo một t́nh h́nh hoàn toàn mới lạ trong lịch sử : một đảng, hai chính quyền ! Nó giải thích hiện tượng lá thư ông Vơ Văn Kiệt gửi bộ chính trị lọt ra công chúng. Nó cũng giải thích v́ sao guồng máy đảng cầm quyền không tổ chức nổi một đại hội như ư. Quan trọng hơn, nó giải thích sự rụt rè và rút lui của một số hăng tư bản trong việc đầu tư vốn vào Việt Nam.

Nếu quan điểm của Karl Marx về lịch sử đúng, nếu cơ sơ kinh tế, cuối cùng, quyết định thượng từng chính trị và luật pháp, cuộc tranh chấp quyền lực kia sẽ kết thúc bằng thất bại của phe muốn "trở lại" quá tŕnh xây dựng chế độ toàn trị. Lực lượng của nó sẽ tự nó tan ră sau "chuyến tàu vét", một bộ phận sẽ lưu manh hoá, bộ phận kia sẽ theo gót những đồng chí đă mở đường. Đại hội 8 của Đảng cộng sản sẽ giải quyết nổi mâu thuẫn ấy chăng ? Có lẽ không. Số đảng viên sống phè phỡn nhờ quyền lực quá đông, nắm quá nhiều khâu trong guồng máy đảng. Ngoài quyền lực vô trách nhiệm ấy, họ không có khả năng kiếm ăn trong nền kinh tế thị trường tư bản đang h́nh thành. Đối thủ của họ lại thiếu hậu thuẫn xă hội. Mười năm đổi mới, mở cửa, vốn đầu tư của ngoại quốc chưa đủ để tạo ở Việt Nam một giai cấp tư sản thực thụ, có năng lực kinh tế quyết định, có tư tưởng chính trị độc lập. T́nh trạng trấn áp dư luận, kềm kẹp thông tin, văn hoá và nghệ thuật từ mấy chục năm nay càng làm bế tắc khả năng phát triển những khuynh hướng tư tưởng mới cần thiết cho t́nh h́nh mới lạ này.

Mâu thuẫn kia chưa giải quyết, sự đầu tư vốn tư bản ở Việt Nam sẽ giữ ở mức cầm chừng, trong những khâu không tác động mạnh mẽ, sâu rộng và lâu bền vào cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Điều ấy, lâu dài, có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xă hội, khiến mâu thuẫn kia phải giải quyết bằng bạo lực. Nếu thế, đáng buồn cho Việt Nam.

Như Marx nhận xét, những thời điểm khủng hoảng chính là thời cơ thay thế những h́nh thái chính trị lỗi thời bằng những h́nh thái chính trị phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi ta nh́n lịch sử cận đại Việt Nam, ta thường chú ư tới ba cuộc chiến tranh, t́m hiểu nguồn gốc, nguyên nhân, hậu quả của chúng. Rất có thể những sử gia sau này sẽ chú ư khía cạnh khác, sẽ thấy nội dung cơ bản của thời đại vừa qua là quá tŕnh thai nghén một nhà nước Việt Nam hiện đại. Năm 1945, cách mạng tháng tám đập tan nhà nước thực dân và phong kiến ở Việt Nam. Từ đó tới nay, do chiến tranh, do sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, do ư thức hệ của đảng ấy, và có lẽ cũng do kinh tế lạc hậu, tŕnh độ và nội dung văn hoá của người nông dân Việt Nam, nước Việt Nam chưa xây dựng được một nhà nước thực thụ. Trong thời b́nh, một dân tộc không thể sống trong trại lính, càng không thể sống trong một trại lính dưới sự điều khiển của một tổ chức bí mật ẩn nấp trong rừng rú của thời chiến. Nó đ̣i hỏi sự h́nh thành một nhà nước thực thụ. Nó phải sống trong những quan hệ b́nh thường, thanh thiên bạch nhật của một xă hội thanh b́nh. Ngày nào nó chưa làm được việc ấy, ngày đó nó chưa phát triển được một cách bền vững, chưa hoà nhập được một cách độc lập, bổ ích vào thế giới. Hoàn thành điều đó đ̣i hỏi một số điều kiện chính trị tối thiểu :

1. Dứt khoát tách đảng với nhà nước. Đảng là một tổ chức chỉ đại diện đảng viên của ḿnh, chấm hết.

2. Xây dựng nhà nước trên cơ sở pháp luật

- thể hiện sự đồng thuật chung sống tối thiểu trong hoàn cảnh hiện nay của các dân tộc, các giai cấp, các cộng động dân tộc

- phù hợp với luật chơi tối thiểu của thị trường tư bản và quyền lợi của Việt Nam

Trong bối cảnh ấy, Đảng cộng sản có thể chuyển thành một đảng cầm quyền b́nh thường, cử đảng viên của ḿnh vào những cương vị chủ chốt của nhà nước, có quyền lực và trách nhiệm, để thực hiện đường lối của ḿnh. Nhưng đảng viên, với tư cách đảng viên đơn thuần, ở bất cứ cấp nào, đều không có quyền chỉ đạo nhà nước. Quá tŕnh xây dựng một nhà nước phù hợp với cơ cấu kinh tế thực của Việt Nam ngày nay, cuối cùng, sẽ chấm dứt sự dẫy dụa của cái mệnh danh là "chuyên chính vô sản". Hiện nay, dưới danh nghĩa ấy, thực chất có một guồng máy quyền lực phân tán h́nh thành trong bóng tối qua những đợt khủng bố đảng viên. Trong một xă hội thanh b́nh, có kỷ cương, luật lệ, loại quyền lực ấy chỉ có thể tồn tại ngoài ṿng pháp luật, dưới h́nh thái mafia.

Quá tŕnh xây dựng này chỉ êm dịu nếu nó dựa vào trí tuệ và những truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt. Điều ấy đ̣i hỏi sự công khai và cởi mở trong thông tin, báo chí, xuất bản, tranh luận...

Những ai làm được việc ấy sẽ lưu danh hậu thế với tư cách là những người đă xây dựng nhà nước Việt Nam đầu tiên sau thời thực dân.

Trần Đạo

© Copyright Phan Huy Đường, 1996

 



[1] Marx-Engels, Étude philosophique, p. 122

L'ensemble de ces rapports de production constitue la structure économique de la société, la base concrète sur laquelle s'élève une superstructure juridique et politique et à laquelle corres­pondent des formes de conscience sociales déterminées. Le mode de production de la vie matérielle conditionne le processus de vie social, politique et intellectuel en général. Ce n'est pas la conscience des hommes qui déter­mine leur être; c'est inversement leur être social qui détermine leur conscience. A un certain stade de leur développement, les forces productives matérielles de la société entrent en contradiction avec les rapports de pro­duction existants, ou, ce qui n'en est que l'expression juridique, avec les rapports de propriété au sein desquels elles s'étaient mues jusqu'alors. De formes de développe­ment des forces productives qu’ils étaient, ces rapports en deviennent des entraves. Alors s'ouvre une époque de révolution sociale. Le changement dans la base écono­mique bouleverse plus ou moins rapidement toute l'énorme superstructure.

 

[2] Marx Engels, Études Philosophiques, Éditions Sociales, 1974, p. 244

« Il en va de même du droit: dès que la nouvelle division du travail devient nécessaire et crée les juristes profession­nels, s'ouvre à son tour un domaine nouveau, indépen­dant qui, tout en étant dépendant d'une façon générale de la production et du commerce, n'en possède pas moins lui aussi une capacité particulière de réaction contre ces domaines. Dans un État moderne, non seulement il faut que le droit corresponde à la situation économique géné­rale et soit son expression, mais qu'il soit aussi une ex­pression systématique qui ne se frappe pas elle‑même au visage, du fait de ses contradictions internes. Et le prix de la réussite, c'est que la fidélité du reflet des rapports économiques s'évanouit de plus en plus. Et cela d'autant plus qu'il arrive plus rarement qu'un code soit l’expression brutale, intransigeante, authentique de la domination d'une classe: la chose elle‑même ne serait‑elle pas déjà contre la «notion du droit» ? »