DienDan55

 

Nguyên Thắng

Tiếng kêu làm người

Đọc Phan Huy Dường

Vẫy gọi nhau làm người

Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, Hoa Kỳ, 1996, 421 tr, 19 đôla

 

 

 

Xưa có lời dặn ḍ phải sợ người của một quyển sách. Trong tôi có cái ǵ sờ sợ Phan Huy Đường. Đương nhiên hắn chẳng phải là người của một quyển sách. Nhưng lại là người của một. . . một ǵ nhỉ ?

Vẫy gọi nhau làm người có một đặc điểm hiếm : bốn trăm hai mươi mốt trang sách là một tiếng kêu dài. Xé ḷng. Một từ - từ nhân phẩm - nếu không viết thành chữ th́ là hồn của nó thấp thoáng ẩn hiện trong mỗi trang sách. C̣n hơn một ám ảnh.

Một nhức nhối. Của một vết thương không chịu khép miệng. Vết thương những ǵ đă mất trong cuộc chiến hôm qua : một quê hương và một mối t́nh. Nghĩa là chính ta, chính hắn.

Hắn có giải thích đâu đây v́ sao và trong nghĩa nào người Việt đă mất đi quê hương, mất đi mối t́nh : "V́ thời đại đó (hay v́ chinh chúng ta) chỉ cho phép chúng ta, từng người một, có một mối t́nh riêng. Nó không cho phép chúng ta, tất cả, có một quê hương, một mối t́nh, chung. Nó buộc chúng ta làm Ngụy, làm Việt cộng. Nó không cho phép chúng ta làm người, v́ chúng ta chỉ là người Việt. )" (tr. 253)

Câu hỏi (hay v́ chính chúng ta ?) mà hắn cố t́nh cho nằm trong dấu ngoặc mới nhức nhối làm sao. Hỏi tức là trả lời. Lư do "v́ thời đại" để đó cho có lệ. Chứ vết thương rách toạc để tuôn chảy mất nhân cách làm người đương nhiên là v́ chúng ta, v́ chính hắn. Và từ đó mất đi nhân phẩm, cho ta, cho hắn.

Hắn vác cái mất mát ấy, cái quá khứ ấy mà đập cửa tương lai. Nhức nhối, trằn trọc, thiết tha, khắc khoải, tứ tung... Vào khắp cửa, nghệ thuật, chính trị, ngôn ngữ, văn học, những cây bút... Nhưng chỉ với một thước đo, một ống kính, một tiêu chuẩn : nhân phẩm. Cứ như rằng là phải thế mới cướp lại tương lai, tạo lại nhân cách, cho hắn, cho ta.

Tôi sợ hắn v́ thế. Bực hắn cũng v́ thế.

Ngạc nhiên thú vị cũng v́ thế. Người Việt th́ nhan nhản chính trị gia, thiếu chi kẻ viết chính trị. Nhưng triết lư chính trị như hắn, hiếm.

Bạn cứ đọc những trang Niềm tin khủng khiếp mà xem. Đă mấy ai phân tích đến gốc đến rễ được như hắn lư do đă đưa đẩy những người yêu tự do, giàu ḷng nhân ái, dũng cảm, lao ḿnh vào cuộc chiến đấu hầu như vô vọng cách đây năm sáu chục năm, những người có đủ trí tuệ để tiếp thu những hiểu biết cần thiết về thời đại để chiến đấu và chiến thắng, đâm đầu vào con đường của ảo vọng uốn nắn t́nh cảm, lư trí con người, coi dân tộc như lũ trẻ ngây ngô cần được che chở, bảo vệ, cần phải trường kỳ giáo dục, cải tạo ?

Đă mấy ai như hắn gạt qua những suy luận hời hợt sáo ṃn đi t́m ư nghĩa khái niệm tự do ?

Đă mổ xẻ quan hệ giữa văn hoá và chính trị được như bài Chính tri, kích thước cơ bản của con người ?

Mấy khi được đọc về cội nguồn mối quan hệ nhà văn-tác phẩm-độc giả, về chỗ bí hiểm khiến cho nghệ thuật là nghệ thuật, đậm đặc như trong những trang Vẫy gọi nhau làm người ? Mấy ai như hắn t́m ṭi đến điểm sâu kín khiến cho cái Đẹp xúc cảm ḷng người bất chấp không gian, thời gian, văn hoá khác biệt nhau ?

Có ai nói rằng, hắn ngông cuồng xông vào những câu hỏi muôn đời hóc búa ấy mà không gục ngă ấy là v́ hắn vào ra các thuyết sartriêng, marxiêng, Hannah Arendtiêng, nhuần nhuyễn, chẳng mấy ai trong người Việt kiêm trị được như hắn, th́ tôi cũng xin cúi đầu chấp thuận. Nhưng theo riêng ư tôi cái ǵ đă cứu rỗi hắn, chẳng phải ở nơi hắn rộng bề căn bản triết học. Mà v́ hắn chẳng giống một ai. Đầu Ngô ḿnh Sở. Đúng hơn là thân Việt, đầu Tây. Suy luận triết Tây mà hồn là hồn Việt : ". . . ta thừa biết, người ta chỉ có thể cố ư quên những ǵ người ta nhớ măi. Người Việt c̣n vương vấn với Việt Nam không bao giờ quên được những ǵ đă khiến Việt Nam thành Việt Nam hôm nay, khiến ḿnh làm ḿnh hôm nay, không bao giờ quên được chính ḿnh." Tuy nhiên, nếu có quên được hắn cũng chẳng khứng quên đâu : "Hơn thế, những sai lầm ta nỡ quên cũng là những sai lầm ta và con em ta sẽ mắc lại" (tr. 251).

Cái nhức nhối đeo đuổi hắn có lẽ cũng do cái duyên nợ của hắn với ngôn ngữ. Hắn cảm đến gốc rễ, đến bản chất ngôn ngữ : "Có những vết thương không dày xéo da thịt, mà thấm vào hồn, đọng trong ngôn ngữ, do đó không thể nhờ thời gian hàn gắn. V́ ngôn ngữ là h́nh thái tồn tại vượt thời gian của con người,(...), thời gian không là liều thuốc trị bệnh ngôn ngữ." (tr. 251).

Từ đấy một bước là đi tới phê b́nh văn học.

Hắn chẳng ngần ngại gạt qua bên cung cách phê b́nh thường t́nh. Không chấp nhận cái "… nghệ thuật phê b́nh thừơng thu gọn vào kiến thức và h́nh thức : câu náy, ư này, từ điển tích nào ra... dùng chữ, đặt câu tinh xảo, mới lạ như thế nào...."(tr. 216). Ngang nhiên vác cái ống kính "nhân phẩm" vạn năng của hắn ra soi. Thế mà lạ thay, lại bật ra những góc cạnh ngầm khiến chúng ta ưa thích văn Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Đỗ Kh, Cung tích Biền, Trần Vũ v.v.

Đă hết đâu, c̣n mặt phản diện. Cái kính ấy, hắn đem phân tích xem quan điểm máy móc về lịch sử của Nguyễn Khải đă ảnh hưởng nhân vật trong Gặp gỡ cuối năm ra sao. Chịu thầy, đúng th́ có phần đúng. Nhưng mà ai nghe lọt tai nổi cái giọng ayatollah hạ lời phán quyết dứt điểm : ". . . . Nguyễn Khải chưa thể sáng tác được một tác phẩm nghệ Thuật". Tuy nhiên đó chỉ là một trong những lư do làm tôi bực bội.

Cái khó chịu chính khi đọc hắn là day dứt những câu hỏi "Sống phải làm ǵ ?". Mà vậy tức là đương nhiên đưa sách của hắn vào hàng tác phẩm nghệ thuật mất rồi. Lại c̣n y chang cái ư nghĩa, cái tiêu chuẩn của chính hắn đưa ra. Có đáng bực không chứ ? Thế là phải đọc đi đọc lại. Rồi lại bực tức thích thú.

Bực hắn th́ bực thật. Nhưng tôi cũng xin thắp nén hương van vái cho bao nhiêu gan ruột mà hắn đă trải ra trên suốt bốn trăm trang giấy ấy vuốt dịu cho hắn bớt được phần nào cái nhức nhối khó nguôi.

Nguyên Thắng (8.96)